Quán Nhỏ Vọng Hảo Quán

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi anhhoa22, 30/8/12.

  1. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Giáp lấy Bính làm Thực
    Ất lấy Đinh làm thực
    Đinh lấy Kỷ làm thực
    Mậu lấy Canh làm thực
    Kỷ lấy Tân làm thực
    Tân lấy Quý làm thực
    Canh lấy Nhâm làm thực
    Quý lấy Ất làm thực.
     
    songhylammon thích bài này.
  2. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    m chi tin cách giải của m....
    phật bà hay me quan âm chinh số 19 .....04 36 76 là 1 bộ...nghe má m cg nói là kon trâu kg bao giờ sai má nói có thễ chưa ra chiu nổi chưa


    cũa anh
    726 766 ..66
    súng 477
    xác 703
    bao công là 09 49 89 ..40 80 là bộ,thui m chay kg nhìu chuện nữa hiii

    còn ban kia
    cho 544
    tiên 933 973 952
    chay 112 kg dô 3kang

    m thấy 04 44

    703 743 783 603
    726 766
    477 bao công sử án 709 749 789

    703 743 783 603
    726 766
    477 bao công sử án 709 749 789

    ng hoa phật là 09 49 89 tp 899 theo số mơ lật 989 ng dó mơ phải linh nha,,m chi mò theo số mơ à..vài k.phải chiều vui kg như coi mại vs nhe..m thì thấy cái ú
     
    songhylammon thích bài này.
  3. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    mẹ quan âm 19 kg bao giờ sai,,,,như dủ bộ 04 36 76
    phật ng hoa cg là 09 49 89..nhìu ki mn chưa ra hn và ngày hôm sau...còng ng dó mơ kg linh m po tay,,,anhhoa dg pot bài của m ra...từ từ m sẽ chi b cách gép xc 3 kàn nha


    m vd
    chan là 13..nếu thấy máu chảy dưới chân 1329 1369..m mới giải cho cool dó

    cắn là 05
    miêng 00 14...
    chó mà cắn 0511
    rắn cắn 0532
    máu chảy ở miệng 01429 1469 0029 0069 dể lám kg có gi khó dâu..m chĩ chị uimainhe dó .lúc trước chi dâu có biết..bt như kg nhìu...
     
    songhylammon thích bài này.
  4. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    LỊCH XUẤT HÀNH CỦA CỤ KHỔNG MINH​


    (Tính theo ngày âm lịch)

    Tháng 1, 4, 7, 10


    [​IMG]
    - Ngày hảo dương : Xuất hành thuận lợi, gặp người lớn vừa lòng, mọi việc như ý, áo phấn vinh quy.
    - Ngày đạo tặc : Rất xấu, xuất hành bị hạ, mất của.
    - Ngày thuận đường : Xuất hành tốt, bảo vệ của tốt, được mọi người giúp đỡ, cần được như ý muốn, tranh luận thắng lợi.
    - Ngày dương phong : Rất tốt, xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý, gặp quý nhân phù trợ.
    - Ngày kim thổ : Ra đi nhỡ tàu, nhỡ xe, cầu tài không được, đường đi mất của bất lợi.
    - Ngày kim dương : Xuất hành tốt, bảo vệ cũng tốt, nhiều thuận lợi, được nguời tốt giúp đỡ, cầu tài được như ý, tranh luận thắng lợi.

    Tháng 2, 5,8, 11

    [​IMG]
    - Ngày thiên đạo : Xuất hành cầu tài nên tránh, dù được vẫn kém, thất lý là thua.
    - Ngày thiên thượng : Xuất hành để gặp cấp trên thì tuyệt vời, mọi việc đều thuận lợi.
    - Ngày thiên hầu : Xuất hành ít nhiều cũng bị cãi cọ, phải tránh, xảy ra tai nạn chảy máu.
    - Ngày thiên dương : Xuất hành tốt, quý nhân phù trợ, buôn may bán đắt, làm mọi việc đều thành.
    - Ngày thiên môn : Xuất hành mọi việc đều được, công việc đều thành.
    - Ngày thiên đường : Xuất hành tốt, cầu tài được tài, hỏi vợ được vợ, mọi việc đều như ý.
    - Ngày thiên tài : Nên xuất hành, cầu tài thắng lợi, được người tài giúp đỡ, mọi việc đều thuận lợi.
    - Ngày thiên tặc : Xuất hành xấu, cầu tài không được, đi đường bị mất cắp, mọi việc đều xấu.


    Tháng 3, 6, 9, 12

    [​IMG]

    - Ngày bạch hổ đầu : Xuất hành cầu tài được, đi đâu đều đạt.
    - Ngày bạch hổ kiếp : đi đâu cầu tài đều được như ý muốn, ở hướng Nam – hướng Bắc đều thuận lợi.
    - Ngày bạch hổ túc : Cấm đi xa, làm việc gì cũng không thành công, rất xấu trong mọi việc.
    - Ngày huyền vũ : Xuất hành hay gặp việc cãi cọ, xuất hành không nên đi.
    - Ngày chu tước : Xuất hành cầu tài đều xấu, hay mất của, kiện cáo đều đuối lý.
    - Ngày thanh long túc : Đi xa không nên xuât hành, tài lộc không có, kiện cáo cũng đuối lý.
    - Ngày thanh long kiếp : Xuất hành cầu tài đều được, mọi việc nên làm.
    - Ngày thanh long đầu : Xuất hành nên đi vào sáng sớm, cầu tài thắng lợi, mọi việc như ý.
     
    songhylammon thích bài này.
  5. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    me quan âm 19 04..nam 19 bắc 04 chiu trưa.
    phật là bao gồm dủ loại tập chung 1 chử phật ,như ngày hôm sau về dó..09 49 89
     
    songhylammon thích bài này.
  6. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    m chỉ cái này gi lại luôn nha..

    thấy cá màu dỏ là cá chép hóa rồng ...là rồng bay 26
    66..

    nữ tuổi rồng là 10
    nam tuổi rồng 26 66

    vi sao tinh nv,,,nử nằm dưới goi là rồng nằm
    nam nằm trên gọi là rồng bay

    nước ngập.ao hồ.sông.là rồng nằm .10
    nước mưa.từ trên cao chảy xuống là rồng bay 26..thuyền xuồng tàu cg là 26 66..cb giãi 91 m kg bt [​IMG]
     
    songhylammon thích bài này.
  7. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member



    Dịch bởi Hà Uyên

    Kinh Phòng (77 – 37 tr.CN) người Tây Hán, là người khai sáng ra Kinh thị Dịch học kim văn. Người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông họ Lý. Cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học Chu Dịch. Ông học Dịch ở Tiêu Diên Thọ người nước Lương, sau ông lại học thêm Dịch từ một ẩn sĩ, ông rất thích âm luật, sau đắc tội và chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển.

    Đặc trưng của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thị Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số, gốc của thuật số. Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.

    Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.

    Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương.

    Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến.

    Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành.

    Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành.

    Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành.

    Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành.

    Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành.

    Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4

    Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành.

    Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi.

    Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”.

    Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti.

    Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ.


    THUYẾT NẠP GIÁP



    Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.


    THUYẾT NẠP ĐỊA CHI




    “Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”.
    Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”.


    THUYẾT QUÁI KHÍ



    Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”.

    “ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”.

    Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương.

    Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”.

    Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau:

    - Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập.

    - Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí.
     
    songhylammon thích bài này.
  8. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Kỳ 4. Lấy lộc là tài

    Lộc trong mệnh lý có nghĩa chính là địa vị. Theo nghĩa từ thì lộc là bổng lộc, ăn uống, hưởng thụ, có thể giải thích là tài phú. Trong “quan lộc cách” lấy lộc là quan, đó là lộc đã thành cách, lộc chưa thành cách ý nghĩa chủ yếu là tài phú.

    Như bát tự: Tân hợi tân sửu canh thân giáp thân

    Có thực thần phá hủy quan lộc cách. Nên xem lộc là tài. Đến vận kỷ hợi, năm bính tý phá tài. Nguyên nhân do tiết lộc thần.

    Lại ví dụ. Đinh mùi bính ngọ canh thân đinh sửu

    Mệnh này bát tự không có tài, nhưng là người rất tài giỏi, làm nghề lái xe kiếm tiền, thân kim là chuyên chở là xe. Vận quý mão, năm mậu dần, tài sanh sát xung khứ thân kim (lộc), lái xe đụng chết người phải bồi thường đến 6 vạn. Hác tiên sinh đoán: “Năm nay ngươi không phải bồi thường tức có người nữ bồi thường giúp, người nữ đó là vợ ngươi”. Đương nhiên vợ người này rất giàu, cuối cùng không có chuyện gì. Sanh cho anh ra 2 đứa con vào năm dần. Năm giáp tuất vợ con mất. Sửu chính là kim khố có thể dưỡng kim, phùng xung không phá, thê cung gặp hung.

    Ví dụ. Khôn tạo

    Đinh mùi kỷ dậu tân sửu tân mão

    Mệnh này rất nhiều người lấy tài làm dụng thần, mão mộc cực suy, không có nguyên thần sanh trợ, về lý không thể làm dụng thần. Lấy lộc làm dụng thần, tài sát là kỵ thần. Vận quý sửu, năm canh thìn, cùng với người khác hợp tác đầu tư sản xuất dụng cụ chữa bệnh, kiếm rất nhiều tiền. Sửu thổ sanh kim, thìn thổ sanh kim, canh kim cũng không phải là kỵ thần lắm, là hợp tác với nhiều người đa phần về tiền bạc mà thôi.

    Lộc thần sợ nhất gặp kiếp tài.

    Ví dụ. Khôn tạo

    Mậu ngọ bính thìn kỷ mùi kỷ tị

    Kỷ lộc tại ngọ, không tại mùi, ngọ lộc kề sát kiếp tài, cũng biết sản nghiệp tổ tiên chỉ phân cho anh em, cô ta thì không được. Nguyên nhân ngọ mùi hợp, có thể chồng cô ta được cha mẹ cho tài sản. Mệnh này nếu trụ giờ là đinh hoặc ngọ hỏa thì rất quý. Hiện tại chỉ có thể dựa vào tỉ kiên kỷ thổ. Vận giáp dần, giáp hợp kỷ tỉ kiên không cát. Dần mộc sanh hỏa thì cát. Năm canh thìn, thìn là kiếp tài nên hung, tự hình thìn thìn khai thủy khố, bị kiếp tài phá tài, nhưng canh giáp tương xung giải giáp kỷ hợp, cuối cùng được phá án thu hồi một phần tài sản.

    Lại ví dụ. Càn tạo

    Quý mão mậu ngọ kỷ dậu giáp tuất

    Đại vận: Đinh tị/ bính thìn/ ất mão

    Mệnh này khó xem nhất, đến đại vận ất mão anh ta bắt đầu phát tài, đến nay thu hơn mấy trăm vạn. Có người giải thích quý thủy tài tinh là dụng thần, bị mậu hợp, đến vận mộc khử đi mậu thổ cứu tài. Tài cực suy bị hợp mất, làm sao có thể cứu nổi? Sau này có người cho rằng tòng cường cách, nhưng tòng cường thì hỉ ấn, khi còn bé vận đinh tị cả nhà đều cơm áo không đủ. Ta cho rằng mệnh này thuộc lộc cách. Thực thần dậu là bệnh thần, nên khử đi. Kiếp tài là kỵ thần, cho nên anh ta từng bị người anh họ lừa gạt 2 lần. Năm canh thìn anh ta cho vay 30 vạn, bảo đảm sẽ không thu hồi được. Anh ta đổi tên công ty, tuyên bố đóng cửa công ty trước kia, nhưng có thể không thu hồi được khoản tiền.
     
    songhylammon thích bài này.
  9. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [FONT=verdana,geneva]Bài 3:
    Tuần Can
    (Tức là phép tính độn Can)
    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]
    Trong mỗi quẻ đều có 12 Chi thiên bàn là Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Tuy không có biến theo những Can Giáp ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, nhưng vẫn có thể tính ra mà biết được. Muốn tính thì phải biết được tên của ngày hiện đang chiêm quẻ thuộc về Tuần giáp nào? Và cứ dò theo 10 đôi Can Chi của Tuần giáp ấy tất biết mỗi Chi có một Can ở trước, rồi dùng tên Can đó mà đặt ra tên cho Chi ấy, Như Tuần Bính, Tuần Đinh, Tuần Ky…
    Thỉ dụ: ngày chiêm quẻ thuộc về một trong 10 ngày của tuần Giáp Tý như ngày ất Sửu, ngày Canh Ngọ, ngày Nhâm Thân chẳng hạn, vậy trong quẻ thấy Tý là tuần Giáp, thấy Sửu là tuần ất, thấy Ngọ là tuần Canh, thấy Thân là tuần Nham…vi` trong 10 đôi Can Chi của tuần Giáp Tý thì trước Tý có Giáp, trước Sửu có ất, trước Ngọ có Canh …Tóm lại gọi là Tuần Giáp vì có Can giáp đứng trước, gọi là Tuần Đinh vì có can Đinh đứng trưoc…+' Tuần Giáp cũng gọi là Tuần thủ vì thủ là đầu mà Giáp thì đứng đầu 10 Can. Tuần Quý cũng gọi là Tuần Vĩ, vì Vĩ là đuôi, bởi Quý là Can đứng cuối cùng, tức như cái đuôi. Trong môn Lục nhâm th−ờng dùng đến những từ ngữ Tuần là để tuân thủ theo quy luật thời gian phối hợp với không gian.

    Bài 4: Tuần không

    Tuần không là hai Chi không có mặt trong 10 ngày của một Tuần giáp lúc đang chiêm quẻ. Mẫu số chung nhỏ nhất chia hết cho 10 Can và 12 Chi là 60, nên dùng 10 Can và 12 Chi để làm ra 6 tuần Giáp. Sự ảnh hưởng của 10 thiên Can đối với 12 địa Chi, khi cùng ở một thời điềm xuất phát can Giáp và chi Tý, trong chu kỳ 60 ngày của Lục tuần sẽ có 2 Chi là chưa dùng đến, hai Chi này trong Tuần không dùng cho nên gọi là Tuần không.
    Ví dụ: Tuần Giáp Tý thì Tuất Hợi là Tuần không, tuần Giáp Tuất thì Thân Dậu là Tuần không.
    Tuần không có năng lực làm ra không. Vì vậy khi quẻ xấu hoặc hung thần hay hung tướng mà gặp Tuần không thì tai hoạ không đủ sức hại đến mình. Còn quẻ tốt hoặc cát thần, cát tướng mà gặp Tuần không thì giảm điều may mắn, có khi mất cả tốt mà thành ra xấu.
    Phàm hào tượng hoặc thần tướng nào ứng về việc mà mình muốn cầu xem cho được, khi gặp Tuần không thì chắc là bất mãn thôi. Hào tượng hoặc thần tướng nào ứng vào việc xấu mà mình muốn tránh, khi gặp Tuần không thì chắc là khỏi hại. Thí dụ: cầu tài mà thấy hào thê tài gặp Tuần không là cầu không được vậy. Như chiêm bệnh tật, thấy hào Quan quỷ gặp Tuần không là điềm sẽ qua khỏi bệnh, như cầu quan thì uổng công vô ích, hoặc quan nhân hỏi về chức tước là điềm mất ngôi quan. Nhưng nên nhớ: chỗ tốt mà gặp Tuần không là đã mất tốt, song nếu ở Lục xứ, mà quan trọng nhất là ở Bản mệnh hay Can lại có chữ thiên bàn xung khắc chỗ tốt ấy thì sự tốt trở lại có thật.
    Trái lại, chỗ xấu mà gặp Tuần không là khỏi bị hại, nhưng nếu ở Lục xứ có chữ thiên bàn nào xung khắc chỗ xấu ấy thì sự tai hại trở lại có thật. (Chỗ tốt gọi là quẻ tốt hoặc hào tượng hay thần tướng ứng điềm tốt. Còn chỗ xấu tức quẻ xấu hoặc hào tượng hay thần tướng ứng điềm xấu, ứng việc mà mình muốn tránh khỏi. Năm Tháng Ngày Giờ xung Tuần không cũng vậy).
    Tuần không nói chung là Tuần không thiên bàn (gọi là Không thần) và Tuần không địa bàn (gọi là Không địa). Không thần chỉ có năng lực làm ra không đến 7 phần, còn Không địa thì trọn cả 10 phần. Như thấy Thanh long thừa Không thần mà cầu tài thì còn có chút ít hy vọng, còn thấy lâm Không địa thì ắt không còn hy vọng cầu được tiền tài dù nhiều hay ít. Trong mỗi quẻ luôn luôn phải quan sát đến Tuần không mới có thể tiên lượng được là tốt ít hay tốt nhiều, xấu ít hay xấu nhiều hoặc tuy xấu mà khỏi xấu, hay tuy tốt mà chẳng được tốt.
    [/FONT]
     
    songhylammon thích bài này.
  10. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [FONT=verdana,geneva]Mục 4: Thập nhị thiên thần

    Thập nhị thiên thần là 12 chi của thiên bàn, rất quan trọng, phải dùng đến để tính Tứ khoá, Tam truyền, hào tượng, hình, xung, phá, hại, Vưong-Tương Hưu-Tù- Tủ khí và an 12 thiên tướng.
    Mỗi cung thiên bàn (thiên thần) có một tên riêng như sau :
    _ Tý thiên bàn có tên là Thần hậu.
    _ Sửu thiên bàn có tên là Đại cát.
    _ Dần thiên bàn có tên là Công tào.
    _ Mão thiên bàn có tên là Thái xung.
    _ Thìn thiên bàn có tên là Thiên cương.
    _ Tị thiên bàn có tên là Thái ất.
    _ Ngọ thiên bàn có tên là Thắng quang.
    _ Mùi thiên bàn có tên là Tiểu cát.
    _ Thân thiên bàn có tên là Truyền tống.
    _ Dậu thiên bàn có tên là Tòng khôi.
    _ Tuất thiên bàn có tên là Hà khôi.
    _ Hợi thiên bàn có tên là Đăng minh.

    1. Hợi thiên bàn hay Đăng minh:
    _ Luận : Hợi là chỗ bắt đầu sinh một hào d−ơng, chỗ ánh sáng phát lên nên gọi là Đăng minh, cũng gọi Hợi là Thiên môn.
    _ Hành tiết : Hợi tức Đăng minh là thuỷ thần, âm thuỷ. Bản gia cùng tại Hợi địa bàn, tương tỷ (đồng một loại) với can Quí và sao Huyền vũ. Là nguyệt tướng thứ nhất, được dùng trong khoảng khí Vũ thuỷ và tiết Kinh chập tháng giêng âm lịch.
    _ Cung vị : Hợi là cung song ngư, tượng hình là hai con cá, ngôi ở Tây Bắc, gần Bắc hơn Tây, trên có can Nhâm, dưới là nơi sinh ra hành Mộc. Hợi tượng sao Huyền vũ, số 4, vị mặn, mầu đen, về ngũ âm là tiếng Giốc, về tinh tú là sao Thất hoả trư và Bích thuỷ du. Về cầm thú là loài Heo, Gấu. Mặt khác Hợi còn là cửa trời, nơi mà khí âm cùng tột và khí dương bắt đầu hưng khởi.
    _ Chủ loại thuộc : Về người: Hợi là người thợ, mặt dài tóc vàng da đen. Trên trời là vũ sư, vị thần làm mưa. Dưới đất thì ứng vào con trẻ, vị tướng quân, là thượng khách, kẻ đi xin ăn, xin việc. Về vật: là thiên mã (ngựa trời), Thiên nhĩ (tai trời). Dưới đất là loài heo, gấu, cá. ứng vào cơ thể thì là trái thận, lá gan. Hợi lâm Can thì chỉ về đầu tóc, ngày dương mà Hợi gia Thân hoặc ngày âm mà Hợi gia Mùi thì chỉ về chân để đi. Hợi cũng là mắt lé, mắt lác. Hợi gia Tỵ hoặc Tỵ gia Hợi là chủ về đầu mặt. Hợi thừa Quí nhân gia Dần là điện vua chúa ở, gặp Thanh long là chốn lầu gác, gia Thiên hợp là cái gác, gia Mão là lâu đài. Hợi cũng là đình, cung viện, vườn tược. Hợi gia Tuất hoặc ngày Giáp ất mà Hợi thừa thiên không gia Tỵ địa bàn là chỉ tù ngục, hoặc chỗ chó heo đi tiện.
    _ Sở chủ: Hợi thường ứng điềm lành, thường được mời thỉnh, có việc âm thầm, tư riêng, việc chẳng trong sạch. Hợi gặp hung tướng là ứng điềm tranh kiện, bị tù ngục, bị đắm đuối. Nếu ngày Tỵ Dậu Sửu thì ứng điềm trộm mất, có sự tìm kiếm. Hợi thừa Huyền vũ là trộm cắp, thừa Thiên hậu là bọn cướp sát hại, bọn gian thần.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Hợi thừa thiên tướng
    ( Điềm ứng của Hợi thiên bàn khi thừa 12 thiên tướng )
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    _ Hợi thừa quý nhân: Hợi là cửa Thiên cung nên gọi là Quý nhân lên cửa trời, điềm ứng đ−ợc bề trên mời thỉnh, nếu gặp dịch mã thì càng ứng nghiệm. Quý nhân gia Hợi địa bàn cũng ứng như vậy.
    _ Hợi thừa Đằng xà: là cái xe tang ma, chủ sự bi ai. Xem ngày Bính Đinh càng ứng chính xác.
    _ Hợi gặp Chu tước: Chu tước là thần thổi gió (phong thần) còn Hợi là thần thổi ống tiêu. Cho nên Hợi gặp Chu tước thì ứng điềm thổi ống tiêu, sáo kèn, ấy là điềm được giải thoát khỏi những điều hung hại, thứ nhất là ở việc thưa kiện ắt giải huề, tù tội được phóng thích.
    _ Hợi thừa Thiên hợp: Hợi thuỷ sinh Thiên hợp mộc, mà mộc thì sinh tại Hợi nên ứng vào điềm con cái mới sinh, tiểu nhi ấu tử.
    _ Hợi thừa Câu trận: Câu trận chủ về tụng sự, nay Câu trận khắc Hợi thuỷ tất ứng việc tù ngục. Ngày Giáp, Nhâm, Quí thì ứng việc tranh đấu, chiến đấu. Lại là điềm người đi sứ giận hờn. Ngày Mậu Canh thì không hại, vì Câu trận với Mậu tỷ hoà, với Canh tương sinh.
    _ Hợi thừa Thanh long: Thanh long gia Hợi địa bàn thì ứng vào việc có quan hệ đến lâu đài công trình to lớn.
    _ Hợi thừa Thiên không: Thiên không là chỗ bỏ không, hung lo, gặp Hợi là chỗ dơ bẩn tiểu tiện.
    _ Hợi thừa Bạch hổ: Hợi là chỗ sinh ra mộc, Bạch hổ thuộc kim khắc mộc nên ứng vào điềm bị hoại thương.
    _ Hợi thừa Thái thường: Thái thường là thân lúa nếp, bản gia tại Mùi, Hợi với Mùi tam hợp nên ứng vào điềm kho lẫm, lương lộc.
    _ Hợi thừa Huyền vũ: Hợi là bản gia của Huyền vũ, là sao chủ về đạo tặc, ứng điềm gọi đạo tặc vào nhà.
    _ Hợi thừa Thái âm: Hợi là tượng của Huyền vũ chủ về sự gian tà, còn Thái âm chủ sự ám muội, ứng vào việc âm thầm ẩn khuất.
    _ Hợi thừa Thiên hậu: Hợi và Thiên hậu đều thuộc thuỷ, mà thuỷ nhiều quá nên bị đắm đuối, bị lôi cuốn, bị chết chìm.
    2. Tuất thiên bàn hay Hà khôi
    _ Luận: Hà khôi cũng còn gọi là Thiên khôi, là sao đẩu thứ nhất. Ngôi ở cung Tuất nên gọi Tuất là Hà khôi. Hà khôi ứng động trong tháng 2 âm lịch, giữa mùa Xuân vạn vật đều sinh gốc rễ, tụ hợp và thu hút sinh khí nên gọi là Khôi vì Khôi có nghĩa là tụ lại.
    _ Hành tiết: Tuất là thổ thần, thuộc dương thổ, bản gia tại Tuất địa bàn, tương tỷ với can Mậu và sao Thiên không. Nguyệt tướng thứ 2 được dùng trong khoảng khí Xuân phân và tiết Thanh minh, ứng với tháng 2 âm lịch.
    _ Cung vị: Tuất là cung bạch dương, ngôi ở Tây bắc nhưng gần bên Tây hơn. Trên có ký gửi can Tân, dưới là Hoả mộ. Tuất là tượng sao Thiên không, vị ngọt mầu vàng, về ngũ âm là tiếng thương, về tinh tú là sao Khuê, sao Lâu (Khuê mộc lang và Lâu kim cẩu). Trên trời thì Tuất là sao Đẩu, là Thiên la (lưới trời), là sao Kế đô Bính thân. Tuất cũng là Địa hộ (cửa đất). Như Tuất gặp Huyền vũ thì gọi là áp thần (dằn ép), cũng gọi là yểm thần, ếm thần.
    _ Sở thuộc: Về người là: thời xưa thì Tuất là kẻ giữ ngục, canh nhà giam, canh gác, theo dõi. Tuất còn là người tư trực, là người hiền, thầy tu, trưởng giả, thợ săn bắn, sát hại, người hung ác, tiểu đồng, nô bộc, tôi tớ. Tuất gặp Bạch hổ và khắc Can là kẻ cướp mạnh mẽ. Tuất gia Nguyệt kiến (cung tháng địa bàn) là quan tra xét hỏi. Tuất gia Thái tuế địa bàn (Cung năm địa bàn) là quan đô hạt cai quản một khu vực lớn. Tuất gặp Chu tước gia Can hay gia Chi là quan trưởng. Tuất gặp Huyền vũ là kẻ đi xin ăn, Tuất gia Thân là binh sĩ. Tuất cũng là ng−ời cậu, ông, con gái.
    Về thú thì Tuất là: loài chó, chó sói. Về thân thể: thì Tuất ứng với mệnh môn (chỗ giữa hai trái thận), là bàng quang, chân đi, cái mông. Tuất gia bản mệnh là chân đau. Về vật: thì Tuất ứng với thành quách, chùa triền, núi, nhà hư, những vật sinh trong đất. Ngày Giáp mà Tuất gia Dần thì vách tường hư tổn, thừa Bạch hổ và dùng làm Sơ truyền là mồ mả. Tuất vốn là nhà ngục gặp Câu trần chắc ứng việc tù ngục. Tuất gặp Đằng xà mà gia Tỵ Ngọ là vôi gạch, đồ sứ hoặc lò nấu đúc kim khí. Tuất cũng là sắc phục công nhân, dầy dép, khí giới của quân lính, cây kiếm, cây trượng, thuộc loại kim, cái khoá, chìa khoá, tràng hạt. Tuất gặp Châu tước là mề đay, huy chương. Gặp Huyền vũ làm hình (gia Sửu, Mùi) là cái cùm cái gông. Thừa Câu trận gia Thân Dậu là đá. Tuất cũng là ruộng ngũ cốc, đậu, lúa, bắp nếp .vv.v..
    _ Sở chủ: là những việc có liên quan đến ấn thọ, cái phù của các quan xưa, kim tiền kim khánh, huy chương, việc dối trá, trốn thoát, hư hao, mất tài vật, việc nô tỳ, sự tụ tập đông người. Tuất dùng làm Sơ truyền thì ứng việc cũ trở lại mới. Tuất thuộc về họ có bộ Thổ hay bộ Túc làm bằng, về số là số 5.
    Tuất thừa thiên tướng
    ( Điềm ứng của Tuất thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng )

    _ Tuất thừa Quí nhân: không bao giờ Tuất thiên bàn có thừa sao Quí nhân. Vậy đoán cũng như Quí nhân lâm Tuất địa bàn. Tuất là chốn lao ngục nên gọi là Quí nhân lâm ngục, Quan nhân gặp chuyện ngục thất, tâm trạng không yên, gặp nhiều ưu lo và sợ sệt. Nếu chiêm hỏi việc cầu Quí nhân giúp đỡ chắc không được nhận lời, có khi còn bị trách phạt. Lại cũng là điềm người trên ghét hại kẻ dưới tay, điềm người dưới bị trách phạt. Mọi sự việc đều chẳng nên hành động, không sử trị được.
    _ Tuất thừa Đằng xà: ứng vào loài chó, chó sói yêu quái quấy nhiễu. Mùa Xuân chiêm gặp ngày Tứ mộ thì gọi là Thiên cẩu tất do bọn khuyển lang làm ma quái, ngày Mậu thì gọi là Yểm sát ứng việc nguy hại, ngày Giáp ất Dần Mão thì ứng việc vui mừng như hôn nhân, thai sản ...
    _ Tuất thừa Chu tước: ấy là Chu tước nhập mộ vì Chu tước thuộc Hoả mà Hoả thì mộ tại Tuất. Trong việc kiện tụng ắt lệ thuộc vào hạng thư lại, như thư ký, tuỳ phái.
    _ Tuất thừa Thiên hợp: Thiên hợp bản gia tại Mão, Mão với Tuất tác lục hợp, mặt khác Mão đứng trước Tuất 5 cung nên gọi Mão là Đức thần của Tuất (theo cách an chi Đức). Như vậy Tuất thừa Thiên hợp là Đức hợp, chiêm hỏi việc gì cũng ứng điềm tốt lành, ngày Tuất càng ứng chính xác.
    _ Tuất thừa Câu trần: Tuất là sao Thiên khôi chủ sự tụ tập đông người, Câu trần chủ về sự nhóm góp, nên Tuất thừa Câu trận chủ về những cuộc hội họp đông người như hội nghị, cuộc ăn thề uống hẹn, cuộc hội họp xem hát xướng nơi hỷ viện.
    _ Tuất thừa Thanh long: Tuất là vị thần tập trung, Thanh long là nơi đô hội, nếu luận về quan vị thì là ng−ời có quyền cai trị một đô thị lớn.
    _ Tuất thừa Thiên không: Tuất với Thiên không tương tỷ đồng ngôi, ứng về việc có liên quan đến nô tỳ, sư môn sai lạc, điềm tôi tớ bất lương, chẳng trốn mất cũng trộm cắp của mình.
    _ Tuất thừa Bạch hổ: Tuất là địa hộ (hang đất), Bạch hổ chủ về Tang môn (cửa chôn cất) có nghĩa là chôn ng−ời xuống huyệt. Như hỏi bệnh xem ngày Nhâm Quí thì Tuất là hào quan quỉ thừa Bạch hổ bệnh nhân ắt chết.
    _ Tuất thừa Thái thường: Tuất là cái ấn, Thái thường là huy chương, vậy cũng ứng điềm được tặng thưởng kim tiền, kim khánh, bằng khen...
    _ Tuất thừa Huyền vũ: Huyền vũ chủ đạo tặc, Tuất chủ sự đào vong, cả hai gặp nhau ứng điềm trộm cắp mà trốn tránh (giống Tuất thừa Thiên không).
    _ Tuất thừa Thái âm: Thái âm là tỳ thiếp ứng vụ hôn nhân.
    _ Tuất thừa Thiên hậu: quẻ xem ngày Bính thì Thiên hậu thuỷ khắc Bính hoả tác quan tinh, điềm có lợi cho hàng quan nhân, quân tử, rất có lợi cho sự gặp người trên.

    3. Dậu thiên bàn hay Tòng khôi
    _ Luận: Khôi là sao đẩu, Tòng khôi là sao đẩu thứ hai (tòng theo sao đẩu thứ nhất là Hà khôi), vị trí ở tại Dậu nên gọi Dậu là Tòng khôi. Tòng khôi ứng động trong tháng 3 âm lịch, lúc này các loài thảo mộc đều tòng theo, ỷ tượng vào những lá mà phát ra sự sống, cho nên gọi là Tòng.
    _ Hành tiết: Dậu là kim thần (âm kim) bản gia tại Dậu địa bàn, tương tỷ đồng một loại với can Tân và sao Thái âm, là Nguyệt tướng thứ 3 được dùng trong khoảng khí Cốc vũ và tiết Lập hạ, ứng với tháng 3 âm lịch.
    _ Cung vị: thuộc cung Kim ngưu, dùng con bò rừng làm tượng trưng, ngôi chính Tây, không hề có can ký và cũng không thừa can lộc. Dậu tượng cho sao Thái âm, số 6, vị cay, màu trang,về(' ngũ âm là tiếng Vũ, về thú là loài gà, chim. Về tinh tú là sao Vị, sao Mão, sao Tất (Vị thổ tú, Mão nhật kê).
    _ Sở thuộc: Về người: thì Dậu là người đàn bà quí trọng, tớ gái, người bán rượu. Lâm vượng địa là người thiếu nữ, bị Hưu Suy Tử thừa Thiên không là ả đào, đào hát, gái mãi dâm. Thừa Thanh long hay Thiên hợp là tỳ thiếp hay vợ nhỏ ở riêng. Thừa Thái âm lại gia Can Chi là vợ nhỏ thành vợ lớn. Thừa Thiên không là tớ nhỏ tuổi, gia Sửu Mùi là tớ già, thừa Thiên hợp gia Dần Thân là cô vãi, thừa Thái thường là gái đờn ca, Dậu là lộc quan, là cái thây bị xử tử, thừa Bạch hổ gia Dần Thân Tỵ Hợi là binh sĩ ở biên thuỳ. Trên thân thể thì Dậu là da lông, lỗ miệng, lỗ tai, lỗ mũi hốc mắt, móng xương, tinh huyết. Gia Tứ mộ hình mệnh là tiểu trường, ruột non.
    Về vật: thì Dậu là tháp trắng, đ−ờng mòn, miếu, nhà thờ. Dậu cũng là tấm bia, vàng bạc, vật trang sức, đồng, chì, sắt, đá, cành, sợi. Dậu cũng là rượu, nước tương, rau cải, gừng tỏi. Dậu là cung Đoài là đầm nước, nên Dậu gia Tuất là sương mù, gia Sửu là tuyết, gia Hợi là sông ngòi, gia Dậu lại thừa Thiên hậu hay Huyền vũ là sông Cửu giang.
    _ Sở chủ: trên trời thì Dậu là văn tinh, ứng về văn học. Dậu chuyên ứng về những việc gian dâm, giải tán, thưởng tặng, tin tức đao kiếm, nô tỳ, phụ nữ. Dậu là tư môn là cửa riêng của kẻ làm việc gian tà ám muội. Dậu thuộc về họ viết có chữ Nhân.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Dậu thừa thiên tướng
    (Điềm ứng của Dậu thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng)
    [/FONT] ​
    [FONT=verdana,geneva]
    _ Dậu thừa Quí nhân: gặp mùa Thu thì Dậu được vượng khí hay Tứ quí thì được tướng khí thì ứng điềm được thưởng tặng. Bằng gặp mùa Xuân thì Dậu bị tù khí và mùa Hạ thì Dậu bị Tử khí thì ứng điềm bị quỉ ma trách, chiêm tụng ắt bị gông cùm.
    _ Dậu thừa Đằng xà: ứng điềm ma quái, sáng sớm thì điềm chim chóc làm ma quái, buổi tối thì gà làm ma quái, đặc biệt là ngày Kỷ tháng 2 thì ứng điềm như vậy, vì tháng 2 âm lịch thì Dậu là Nguyệt yểm, là vị thần hay gây ra việc quái gở.
    _ Dậu thừa Chu tước: ngày Giáp, ất ứng điềm ngục tụng, văn bản giấy tờ thường gây ra việc nhiễu hại vì Dậu khắc Can.
    _ Dậu thừa Thiên hợp: Thiên hợp tức là Mão vì đồng thuộc âm mộc, Mão với Dậu đều thuộc tư Môn (cửa riêng) nên ứng việc cả trong lẫn ngoài hay bên trái bên phải đồng tính việc âm thầm ám muội. _ Dậu thừa Câu trận: Câu trận là sao tranh đấu hoạt động mà đã chiêm động tất phải có giải tán. Ngày Giáp mộc thì khắc Câu trận, nhưng nhờ có Dậu là con của Câu trận, kim khắc mộc nên hai bên đều có thế lực đánh nhau, nhưng đánh rồi cũng giải tán mà chẳng hiềm ghét nhau. Ngày Mậu, Canh đối với Câu trận và Dậu tương sinh, tương tỷ chưa đánh mà giải tán. Ngày Nhâm, Quí thì Câu trận khắc Nhâm quí, nhờ Dậu đứng trung gian thoát khí Câu trận mà sinh Nhâm Quí cho nên cũng giải tán mà không có ân nghĩa chi cả.
    _ Dậu thừa Thanh long: Dậu được vượng, tướng khí thì có sự về tiền bạc, nếu Dậu được dùng làm Sơ truyền ắt sự việc có thuỷ chung. Dậu bị Tù Tử khí là con dao nhỏ.
    _ Dậu thừa Thiên không: Thiên không là tớ trai, Dậu là tớ gái, gặp nhau tất có trao đổi lời lẽ tư thông với nhau.
    _ Dậu thừa Bạch hổ: Dậu và Bạch hổ đều thuộc kim, nhưng nếu Dậu vượng tướng thì kim ấy là vàng bạc, ngọc ngà, châu báu. Dậu gặp Tử khí thì kim ấy là con dao.
    _ Dậu thừa Thái thường: Thái thường là loại nếp gạo, ngày Nhâm Quí chiêm thì lúa nếp được béo tốt vì Dậu tương sinh Nhâm Quí. Ngày Giáp bị Dậu khắc nếp tốt mà chắc hạt. Ngày Canh thì nếp quá cứng nên hạt ắt nhỏ, bởi tương tỷ kim là loại cứng rắn.
    _ Dậu thừa Huyền vũ: Dậu kim sinh Huyền vũ thuỷ nên gọi là bờ nước, nếu gặp ngày Kỷ thì khô hạn vì Kỷ thổ khắc Huyền vũ thuỷ.
    _ Dậu thừa Thái âm: ngày Tân xem thì Dậu Tân đồng loại, nếu Dậu được vưong-tưóng+. khí thì ứng vào vàng ngọc, nếu Dậu bị Tù- Từ khí thì là con dao, hoặc có sự chém giết. Ngày Bính Đinh thì ứng vào tiền tài vì Dậu là âm kim nhờ hoả Bính Đinh đúc thành tiền. Ngày Giáp, mùa Xuân thì Dậu và Thái âm đều bị Tù khí tất ứng việc tôi tớ trai gái cùng vợ lẽ tính điều gian giảo. Ngày Mậu thổ sinh Kim Dậu và Thái âm ứng điềm hôn nhân. Ngày Canh đồng kim tương tỷ, cùng làm vượng khí lẫn nhau, Kim chủ sắc trắng nên ứng điềm về bạc trắng.
    _ Dậu thừa Thiên hậu: Dậu thuộc cung Đoài là đầm nước lớn, hoặc nguồn nước ở vực sâu hoặc sông Cửu giang, quẻ ứng đến những việc có liên hệ đến những chỗ ấy, cũng ứng với điềm bên trong bên ngoài tư thông vì Thiên hậu là phụ nữ gặp Dậu là cái cửa riêng, mà đã nói cửa riêng tất làm chuyện thầm kín.

    4. Thân thiên bàn hay Truyền tống
    _ Luận: luân chuyển trong tháng 4 âm lịch, lúc này vạn vật đã đến lúc cùng tột thạch màu, dương chuẩn bị thối lui mà một âm muốn sinh, là lúc truyền âm mà công dương, rước âm mà đưa dương cho nên gọi Thân là Truyền tống.
    _ Hành tiết: Thân là kim thần, dương kim, bản gia tại Thân địa bàn, tương tỷ với can Canh và thiên tướng Bạch hổ, là Nguyệt tướng thứ 4 được dùng trong khoảng thời gian khí Tiểu mãn và tiết Mang chủng tháng 4 âm lịch.
    _ Cung vị: Thân là cung nam nữ hay âm dương, cung song tử, cặp sinh đôi, ngôi ở Tây Nam nhưng gần Tây hơn, trên có can Canh và dưới là nguồn sinh ra Thuỷ Thổ, tượng sao Bạch hổ, số 7, vị cay, màu trắng, về ngũ âm là tiếng Chuỷ, về tinh tú là sao Chuỷ, sao Sâm (Chuỷ hoả hầu).
    _ Sở thuộc: Về người: Thân là người đi đường, hình dáng thấp, ngắn, mắt tròn tai nhỏ, để râu tóc, thân hình to. Người làm việc công, thợ bạc vàng, người đang chịu tang chế, người đi đánh giặc, Thân gia Tí Ngọ là binh sĩ đảo ngũ trốn lính, Thân thừa Thiên hợp là là thầy thuốc chính danh, thừa Bạch hổ là người săn bắn có mang súng, gia Dần Thân Tỵ Hợi là ng−ời cậu hay thầy tu. Ngày Tỵ Dậu Sửu mà Thân gia Tỵ hoặc ngày Hợi Mão Mùi mà Thân gia Hợi hoặc ngày Dần Ngọ Tuất mà Thân gia Dần hoặc ngày Thân Tý Thìn mà Thân gia Thân là quan Đình uý hay quan tổng tư lệnh, nguyên soái. Trong thân thể thì Thân là phổi, xương, mật, tiếng nói, ruột già, cái vú cho con bú. Về vật: Thân thiên bàn là Thiên tiền tinh (sao ứng tiền bạc), cũng gọi là sao Thiên quỉ, còn gọi là sao Thiên y (chủ vụ thuốc men). Thân là loài khỉ, vượn, đười ươi. Thân cũng là miếu am thờ phụng, đường xá, lăng tẩm, mái nhà, linh cữu, thây chết. Thân cũng là gấm vóc, lụa là, kinh sách, đồ nghề về ca nhạc, nếp lớn hạt. Thân gặp hình là đao binh (Dần Tỵ Thân).
    _ Sở chủ: Thân chuyên ứng về việc đưa truyền, truyền cống, việc đi đường, tin tức, bệnh tật, tang chế, biếu tặng, tiễn đưa, Thân gia hợi mà khắc Can là thuỷ nạn, thừa Câu trần là cừu thù cướp bóc, thừa Huyền vũ gia Hợi Tý là sai lời, thất hứa, ngày Nhâm Quí thì ứng điều dâm ô tồi tệ. Thân thuộc về họ có bộ kim làm bằng.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Thân thừa thiên tướng
    (Điềm ứng của Thân thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng)
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    _ Thân thừa Quí nhân: Quí nhân thuộc âm thổ, chủ sự về ruộng đất. Thân là chỗ sinh ra thuỷ thổ nên ứng điềm đi thu thuế má ruộng đất.
    _ Thân thừa Đằng xà: Đằng xà tức Tỵ, Xà Tỵ đồng thuộc âm hoả, Tỵ chủ về xe tang Thân Hổ thuộc dương kim chủ sự chết chôn, toàn là ứng điềm tang ma. Ngày Giáp ứng đám tang của quan quí, ngày Mậu ứng tang tôi tớ vì Mậu đồng một loại với Thiên không là tượng nô tỳ (cũng có khi ứng cho đám quan lớn tử bệnh). Ngày Canh là đám tang của ng−ời không bệnh, nhưng vì cuồng loạn huỷ phế thân mình mà chết. Ngày Bính Đinh là đám hoả táng hay lò thiêu người.
    _ Thân thừa Chu tước: chủ sự săn bắn ở đồng ruộng.
    _ Thân thừa Thiên hợp: chủ sự về trao đổi mua bán, ngày Nhâm Quí thì ứng người nữ mua bán hoặc đem lợi lộc làm mai mối, ngày Bính Đinh thì người nam tử mua bán, có sự trao đổi giữa người tu hành với quan lại.
    _ Thân thừa Câu trận: Câu trận chủ sự tranh đấu, ngày Kỷ thì do sự oán cừu thù mà tranh đấu, bởi ngày Kỷ thì Can Đức tại Dần mà Dần mộc tất bị Thân kim xung khắc, mà xung khắc tất có sự oán cừu thù.
    _ Thân thừa Thanh long: Thân ứng việc đạo lộ, Thanh long là con ngựa chạy ngàn dặm, cả hai đều ứng việc đi đường. Ngày Giáp ứng việc vì tiền bạc mà ra đi hoặc đi đ−ợc tiền bạc do tin tức nơi xa, ngày Mậu bởi có công văn, văn bản mà bọn nô tỳ ra đi, ngày Canh do tật bệnh hoặc do cha mẹ tật bệnh mà ra đi hoặc do cha mẹ chết nơi xa mà ra đi. Ngày Nhâm mà thấy Tam truyền là Thuỷ cục có đủ ba chữ Thân Tý Thìn hay Hợi Tý Sửu mà Sơ truyền có thừa Gian thần là ng−ời đàn bà dâm loạn bị bại lộ mà lên đường (Gian thần: mùa Xuân tại Dậu, Hạ tại Hợi, Thu tại Thân, Đông tại Tỵ). Ngày Quí rất kỵ xuất hành vì sẽ có sự bỏ sót, hao sát.
    _ Thân thừa Thiên không: ứng về sự mài, giã, làm cho tiêu bớt, hao mòn.
    _ Thân thừa Bạch hổ: Thân và Bạch hổ đồng ngôi d−ơng kim đều ứng việc tang thương sát hại, binh đao. Ngày Giáp thì Thanh long làm chủ sự cho nên do việc tiền tài mà sản sinh ra thương tàn đẫm máu chết chóc dữ dội vì Mộc tương khắc tất bị lưu huyết. Ngày Mậu thì Câu trần chủ sự kim thổ tương sinh mà không xảy ra chiến đấu. Ngày Canh thì Bạch hổ chủ sự, ắt có việc động binh đao xô xát nhưng không bị thương tàn vì can Canh thì Đức tại Thân, có lợi về gặp đại nhân, nhưng vẫn ẩn điều bất nghĩa. Ngày Nhâm thì Thiên hậu chủ sự, do sự gian dâm, do phụ nữ mà th−ơng tàn lẫn nhau. Ngày Quí thì Huyền vũ chủ sự, ứng điềm đạo tặc làm hại lẫn nhau nhưng không hung tợn.
    _ Thân thừa Thái thường: Gặp vụ đánh cướp.
    _ Thân thừa Huyền vũ: gặp vụ c−ớp giật đánh phá.
    _ Thân thừa Thái âm: Ngày Tân mà Thân được vượng tướng khí thì ứng việc lúa mỳ, Thân bị Tu-Từ khí là việc giữ thành.
    _ Thân thừa Thiên hậu: Thiên hậu thuộc Thuỷ được sinh tại Thân nên ứng việc ao hồ, ngày Giáp ứng ao, ngày Mậu ứng hồ. Ngày Bính Đinh chẳng gọi là ao hồ mà gọi là bị mây che lấp, sự việc rất ám muội, phòng trúng mưu kế mà phải hư hỏng, Thân kim sinh Thiên hậu thuỷ khắc Bính Đinh hoả, không khác nào Thân xúi giục Thiên hậu khắc Bính Đinh vậy
    5. Mùi thiên bàn hay Tiểu cát
    _ Luận: Mùi là một Nguyệt tướng luân chuyển trong tháng 5 âm lịch, lúc này vạn vật thay đổi, lớn qua nhỏ lại, cái lớn đang tiêu tàng, cái nhỏ đang nảy nở, muôn sự việc đều được cái tiểu thành (thành việc nhỏ), cho nên gọi Mùi là tiểu cát nghĩa là tốt nhỏ, thành nho_?
    Hành tiết: Mùi là thổ thần (âm thổ). Bản gia tại Mùi địa bàn, tương tỷ với can Kỷ và sao Thái thường, là Nguyệt tướng thứ 5 được dùng trong khoảng khí Hạ chí và tiết Tiểu thử ở vào tháng 5 âm lịch.
    _ Cung vị: Mùi thuộc cung cự giải, ngôi ở Tây nam, gần bên Nam hơn, trên có ký can Đinh và can Kỷ, dưới là mộ của hành Mộc, Mùi là tượng của sao Thái thường, số 8, mầu vàng, vị ngọt, về ngũ âm là tiếng Chuỷ, về tinh tú là sao Quỷ sao Tỉnh (Quỉ kim d−ơng và Tỉnh mộc can).
    _ Sở thuộc: Về Nhân: Mùi là người bảo vệ lễ nhạc, cúng tế, là cha mẹ, người già cả, cô, dì, chị dâu, em gái, người mai mối, người đàn bà nghèo khổ, thợ đặt rượu, thợ làm nón. Mùi gia Hợi là kế phụ (cha sau), Mùi gia Dậu là Kế mẫu (mẹ sau). Trên cơ thể thì Mùi là lá gan, xương sống bị lồi cong.
    Về Vật: Trên Thiên bàn thì Mùi là Thiên tửu tinh (sao ứng về rượu), lại là thần làm gió, là quỉ thần trong nhà. Gia Tỵ Ngọ là Thiên nhĩ (Tai của Trời). Về cầm thú thì Mùi là loại dê, trâu, chim ưng, cá biển. Mùi cũng là đình viên, vách tường, thổ sán, giếng nước, suối nước, lò gốm, phòng trà, quán rượu, nơi rước khách, ngày Giáp ất là đất để chôn cất người, gia Thìn là vườn hoa, gia Mão là rừng cây. Mùi cũng là trời nóng hạn, thừa Chu tước gia Hợi Tí là hoàng trùng (loại sâu keo), là chén mâm, áo mão, ấn tín, thuốc trị bệnh, mạ, lúa, bức rèm, bình ly đựng rượu.
    _ Sở chủ: Mùi chuyên ứng về việc lễ tạ, ăn uống, tiệc rượu, hôn nhân, tiệc lễ, hội hè, ăn mừng, ngày Mậu Kỷ mà Mùi thừa Thanh long thì được mời thỉnh, Mùi gia Hành niên lại thừa Ly thần là điềm ly biệt.
    _ Mùi thuộc về họ có chữ Dương, chữ Thổ.
    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Mùi thừa thiên tướng
    (Điềm ứng của Mùi thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng)
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    _ Mùi thừa Quí nhân: Mùi thừa Quí nhân gia Hợi địa bàn, hay Hợi thừa Quí nhân gia Mùi địa bàn ứng điềm giết mổ dê để cúng tế thần.
    _ Mùi thừa Đằng xà: Mùi là lễ cúng vái, còn Đằng xà tức Tỵ là cái xe tang ấy là việc cúng tế người chết. Nếu thêm thừa Tang xa, Tách phách là điềm có đội khăn tang.
    _ Mùi thừa Chu tước: ứng việc văn thư, kiện tụng tới cửa công.
    _ Mùi thừa Thiên Hợp: không bao giờ có Mùi thiên bàn thừa thiên Hợp.
    _ Mùi thừa Câu trận: ngày Nhâm Quí thì ứng việc tranh chấp nhau vì đồng thổ khắc thuỷ.
    _ Mùi thừa Thanh long: Mùi là mộ của Mộc, là rồng nhập mộ, rồng gẫy sừng, điềm chưa tới vận, cần yên tĩnh, không nên hành động bất cứ việc gì.
    _ Mùi thừa Thiên không: là suối nước, giếng nước, nếu gặp ác sát Kim thần, Đại sát, chi hình hại... là mạch nước, giống bị huỷ hoại, sụp đổ. Tháng 4 xem thì Mùi thừa Thiên nhĩ gặp Thiên không là tai trời, thông suốt, như đi bắt kẻ gian tặc ắt được nghe tin đích xác.
    _ Mùi thừa Bạch hổ: ngày Giáp ất gọi là phần mộ sát ứng việc mồ mả, chôn cất, ngày Kỷ Tân gọi là phong sát (có gió to)
    _ Mùi thừa Thái thường: Mùi là thần cốc túc, ứng về lúa, nếp, mè, đậu, bắp, khoai. Ngày Nhâm Quí ứng về rượu uống làm hại bản thân vì Mùi và Thái thường đồng âm thổ khắc thuỷ Nhâm Quí. Ngày Bính Đinh ứng điềm cúng tế.
    _ Mùi thừa Huyền vũ: không bao giờ có Mùi thiên bàn thừa Huyền vũ.
    _ Mùi thừa Thái âm: có việc liên hệ đến cô gì.
    _ Mùi thừa Thiên hậu: có việc liên hệ đến mẹ, đến bà. 6. Ngọ thiên bàn hay Thắng quang
    _ Luận: Ngọ thuộc Hoả ở chính cung Ly, là nơi chiếu sáng bốn phương, cháy sáng không ngừng, nên gọi Ngọ là Thắng quang, Vì Thắng là có sức lực mạnh hơn lên, còn Quang là sáng rõ. Giờ Ngọ cũng là giờ chiếu sáng bốn ph−ơng và rực rỡ hơn hết nên gọi Ngọ là Thắng quang.
    _ Hành tiết: là hoả thần, dương hoả, bản gia tại Ngọ địa bàn, tương tỷ với can Bính và sao Chu tước, là Nguyệt tướng thứ 6 được dùng trong khoảng khí Đại thử và Tiết Lập thu tháng 6 âm lịch.
    _ Cung vị: Ngọ là cung chính Nam, cung Ly, không có can ký, tượng sao Chu tước, số 9, vị đắng, mầu đỏ, ngũ âm là tiếng Cung, về tinh tú là sao Tinh, sao Trương, sao Liễu (Tỉnh Nhật mã và Trương nguyệt lộc).
    _ Sở thuộc: Về nhân: Thắng quang là vị thần mặt tròn mà đỏ hồng, thân thể tròn to lớn. Ngọ là cung phi, là kẻ đi sứ cho vua chúa, người đàn bà ca hát, người hiền, người cưỡi ngựa, phụ nữ nuôi tằm ...Trên thân thể thì Ngọ là trái tim, chính giữa, trục xuyên tâm, Ngọ gia Hợi là đau tim.
    Về vật: trên trời Ngọ là ngôi sao Thiên vương lưỡng tinh, cũng gọi là Tả thiên mục (mắt trái trời) là mây, sấm nổ, là trên nhỏ dưới lớn là hình tượng của lửa. Ngọ là cung điện, gia Thân Dậu thừa Thái thường là nhà bếp. Ngọ cũng là đuốc, hơi lửa, lò nung, quần áo, tơ thêu, sách vở.
    _ Sở chủ: Ngọ chuyên ứng các điều quái lạ, sáng choang, văn minh, văn thư, việc quan. Ngọ cũng là việc kinh sợ, thưa kiện, gia Thân là có điều nghi hoặc, gây gổ, chửi rủa. Thừa Chu tước gia Dần là văn thư, gia Hợi là thai nghén (hoả lâm tuyệt hương). Ngọ thừa thiên tướng ( Điềm ứng của Ngọ thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng)
    _ Ngọ thừa Quí nhân: là người hiền lành, ngày Tân tuy Ngọ khắc Tân (tác quỉ) nhưng cũng là điềm xấu hoá tốt.
    _ Ngọ thừa Đằng xà: điềm có kinh sợ, ngày Tân thì sự kinh sợ đến mau, các ngày khác chậm đến.
    _ Ngọ thừa Chu tước: có tin tức chân thật.
    _ Ngọ thừa Thiên hợp: chữ nghĩa thông đạt. Ngày Bính Đinh thì ứng sự hội họp đông người ở nha môn. Ngày Nhâm Quí là người đàn bà làm mai mối.
    _ Ngọ thừa Câu trận: Câu trận có tượng quan võ, hương kỳ, quan địa phương cấp phường, quận.
    _ Ngọ thừa Thanh long: Thanh long là tượng quan văn, nay thừa Ngọ là rồng bay lên trời, ám chỉ người đi sứ, sứ quạn Ngó thừa Thiên không: Thiên không thuộc Thổ được Ngọ sinh nên gọi là thổ công, thợ đắp đất, nền nhà, đường xá ...
    _ Ngọ thừa Bạch hổ: Bạch hổ là sao Bạch lộ, đại lộ nên ứng vào đường ngõ, lại cũng ứng vào đao kiếm binh khí, vật cầm nắm để sát phạt hoặc để cưa cắt.
    _ Ngọ thừa Thái thường: ứng về ruộng nương, nhà cửa, ngũ cốc.
    _ Ngọ thừa Huyền vũ: gọi là tả mục tướng quân, lại nói mắt trời đã mở ứng điềm kẻ trộm cướp bị bại hại, bại lộ.
    _ Ngọ thừa Thái âm: Thái âm là tượng tỳ thiếp, gặp Ngọ là bậc cao cả nên nói cung phi, vợ nhỏ của quan cao, vua chúa.
    _ Ngọ thừa Thiên hậu: Thiên hậu là cung nữ, ngày Giáp là người phụ nữ nhỏ có lòng nhân, dáng mạo tốt tươi. Ngày Mậu là người nữ da vàng mập và xấu, ngày Canh là người nữ gầy ốm hay bệnh mà có lễ nghĩa, ngày Nhâm Quí là người nữ đẹp mà tính dâm, Nhâm thì dâm dật, Quí thì loạn luân.

    7. Tị thiên bàn hay Thái ất
    _ Luận: Tị là nguyệt tướng mà trong tháng này trăm thứ hạt đều thành thục cứng rắn nên gọi Tị là Thái ất, vì Thái là đến chỗ cực điểm của nó.
    _ Hành tiết: Tị tức Thái ất là Hoả thần (âm hoả) tương tỷ với can Đinh và sao Đằng xà, là nguyệt tướng thứ 7 được dùng trong khoảng khí Xử thử và Tiết Bạch lộ tháng 7 âm lịch.
    _ Cung vị: Tị là cung Thất nữ, ngôi tại Đông nam cung tốn, gần Nam hơn Đông trên có can Mậu Bính, dưới là chỗ sinh ra loài kim, Tị tượng sao Đằng xà, số 4, mầu đỏ lấm chân, vị đắng, ngũ âm là tiếng Dốc, về tinh tú là sao Dực sao Chẩn (Dực hoả xà, Chẩn thuỷ dẫn).
    _ Sở thuộc: Về nhân: Tị là kẻ đánh xe, là cô gái, người đàn bà, kẻ có Huyễn thuật, hoạ sĩ, thợ mộc, đầu bếp, người bán hàng hoá, người đi xin ăn, kẻ đi điếu tang, Tị thừa Thái âm là người đàn bà ca kỹ, ca vũ. Trên thân thể thì Tị là trái tim, tam tiêu, yết hầu, mặt răng, chấm đỏ, nốt ruồi son, tàn nhang son.
    Về vật: trên trời Tị là sao Thái ất, khoảng sau khí Đông chí thì ứng về tuyết. Tị cũng là chiếc xe, xe tang, vàng sắt, châu ngọc, khuôn đúc, khí cụ âm nhạc, ống sáo tiêu, đồ sành sứ, lò nung nấu, bếp táo quân, cái búa, rìu. Tị gia Mùi hay Mùi gia Tị là giếng nước và bếp liền nhau, ngày Tị Hợi mà thấy Tuất gia Tị thì bếp và nhà xí liền nhau. Tị cũng là lửa ánh sáng. Tị cũng là loài côn trùng biết bay, chim bay, thằn lằn, lươn, rắn, con ve, con giun, như Nguyệt yểm gia Tị thì ứng điềm nằm mê thấy rắn.
    _ Sở chủ: Tị hay ứng điềm tranh đấu, gây cãi cọ, lo sợ quái lạ, lại cũng ứng về các tai hoạ bất ngờ và sự ban thưởng. Tị gia Thìn là tấn phục tốt, bằng Thìn gia Tị là thoái phục xấu. Tị cũng ứng về thai dựng, như Đằng xà gia Thìn là song thai, buồn lo, tìm kiếm, cuồng vọng. Tị khắc Can Chi là điềm bị huỷ mạ, nhục mạ, mắng chửi, Tị gia Dậu hay Dậu gia Tị là bị lưu đầy.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Tị thừa thiên tướng
    (Điềm ứng của Tị thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng)
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    _ Tị thừa Quí nhân: điềm ứng được hiến tặng, ban thưởng.
    _ Tị thừa Đằng xà: ngày Tân ngày Dậu có tai hoạ bất ngờ, tháng 6 Tị thừa Nguyệt yểm tất có tai hoạ liên miên, gặp thấy điềm quái lạ, về xem bệnh thì gọi là Điêu khách, chết, xem ngày Tân ngày Dậu càng ứng.
    _ Tị thừa Chu tước: ứng điềm có tin tức, ấn quan quyền hành.
    _ Tị thừa Thiên hợp: gọi là Thiên minh sát, chủ sự ve kêu.
    _ Tị thừa Câu trần: gọi là thổi tiêu, thổi sáo, điềm giải thoát kiện tụng, tù ngục được tha.
    _ Tị thừa Thanh long: là cô khách, cô đãi ăn trong bữa tiệc, nữ chiêu đãi viên.
    _ Tị thừa Thiên không: là loại thuỷ trùng.
    _ Tị thừa Bạch hổ: Tị là xe, Bạch hổ chủ tang, điềm ứng xe tang ma, cũng là mũi tên bắn, vật quanh co. _ Tị thừa Thái thường: là lò táo quân, ngày Bính Đinh gặp Thái th−ờng lâm Tị địa bàn thì càng ứng việc bếp táo.
    _ Tị thừa Huyền vũ: gọi là phá bại sát tức mưu sự bị phá bại, bị giải tán, chủ sự bất thành.
    _ Tị thừa Thái âm: ứng việc bếp táo.
    _ Tị thừa Thiên hậu: ứng điềm phụ nữ bất chính hay điềm bất lợi cho phụ nữ.

    8. Thìn thiên bàn hay Thiên cương
    _ Luận: Thìn là một Nguyệt tướng luân chuyển trong khoảng tháng 8, là lúc sinh khí sự sống và sự cứng chắc (kiên cường) của loài thảo mộc ẩn vào bên trong cành nhánh, Thiên cương có nghĩa là như vậy.
    _ Hành tiết: Thiên cương là thổ thần, dương thổ, bản gia tại Thìn địa bàn, tương tỷ với can Mậu và sao Câu trần, là Nguyệt tướng thứ 8 được dùng trong khoảng thời gian của khí Thu phân và tiết Hàn lộ, tháng 8 âm lịch.
    _ Cung vị: Thìn thuộc Thiên xứng ngôi tại Đông nam, gần bên Đông hơn, trên có can ất, dưới là Thuỷ mộ, Thổ mộ. Tượng sao Câu trần, số 5, mầu vàng, vị ngọt, ngũ âm là tiếng Thương, về tinh tú là sao Giác, sao Cang (Giác mộc giao và Cang kim long).
    _ Sở thuộc: trên trời Thìn là ngôi sao Đẩu tiêu (một trong khóm sao Bắc đẩu) còn gọi là Thiên khốc, Ngục thần, Thiên la, Tả thiên mục. Thiên cương là vị thần da sắc vàng, mặt tròn đầy, có râu, thời xưa làm người giữ ngục.
    Về nhân: Thìn là chức Tế công, đại t−ớng quân, quan gia, đánh cá, gia Nguyệt yểm là quan giám tư. Thìn thừa Bạch hổ gia Tư địa (Mão địa) hay gia Kim Canh Tân Thân Dậu là người làm chết súc vật. Trên thân thể là ruột.
    Về vật: Thìn là loài cù cá, công. Thìn cũng là cái ngục, thây chết, dòm ngó, chột mắt. Thìn cũng là chùa chiền, lan can, ngòi rãnh, cửa dả, mồ mả, ruộng vườn mạch đất, thừa Thiên hậu gia Hợi là nước biển, thừa Huyền vũ gia Tị là giếng nước, thừa Thiên không là núi nghiêng dốc. Thìn cũng là áo nón bằng sắt, nước lọc, gông cùm, cái còng, cái bồn chiêu vò đựng nước, đựng rượu, tiền đồng, vật liệu da lông, áo rách, keo sơn, Thìn gia Hoả (Tị Ngọ Bính Đinh) là chài lưới.
    _ Sở chủ: Thìn ứng về các vụ đánh đập, kiện tụng, chết chôn ruộng đất, nhà cửa, việc cũ trở lại mới, Thìn là Thiên lao, Tuất là Địa ngục, đều chuyên ứng về việc tù ngục và việc nơi quan. Thìn cũng là sắc thơ, việc ngoan mà ác, việc ngang ngạnh, hung dữ, khí bỉ, tranh lấn, động dao mác, thừa Chu tước hay Câu trận lại khắc can (ngày Nhâm Quí) là có điềm tranh đấu, giết chóc. Thìn thừa Bạch hổ tất có sự bi ai, khóc kể. Thìn gia Can Chi là điềm kinh sợ. Thìn được làm Sơ truyền hay Mạt truyền gia Thìn địa bàn là điềm có sự lo buồn. Thìn thừa Thiên hậu ứng thai nghén, thừa Đằng xà lại tác Sơ truyền và lâm Hành niên thì nằm mộng thấy tà ma. Thìn thừa Đằng xà hay Bạch hổ lại khắc Can ứng điềm tự vẫn. Thìn thừa thiên tướng ( Điềm ứng của Thìn thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng )
    _ Thìn thừa Quí nhân: Thìn thiên bàn không thể thừa Quí nhân.
    _ Thìn thừa Đằng xà: điềm bị chài l−ới quấn buộc, ngày Nhâm thì phụ nhân trói buộc nhau, là điềm trai gái trói buộc nhau.
    _ Thìn thừa Chu tước: ứng việc dối trá.
    _ Thìn thừa Thiên hợp: là kẻ sát sinh (ng−ời làm thịt thú vật).
    _ Thìn thừa Câu trận: Tất có sự tranh đấu.
    _ Thìn thừa Thanh long: mùa Xuân là Công, mùa Thu Đông là cá.
    _ Thìn thừa Thiên không: Thìn thiên bàn không thừa Thiên không.
    _ Thìn thừa Bạch hổ: Bạch hổ là ác tướng, Thìn là hung thần, gặp nhau tất ứng vào hạng người hung đồ dữ tợn.
    _ Thìn thừa Thái thường: gặp vụ quan chức dính dáng đến tiền lương, tiền công lao động.
    _ Thìn thừa Huyền vũ: là Tả ngục tướng quân, trong chùm sao Bắc đẩu là vị thần chuyên quản bọn giặc yêu tà trộm cướp.
    _ Thìn thừa Thái âm: là bọn đứng hai bên chầu quan.
    _ Thìn thừa Thiên hậu: là đất lồi lõm, ao hồ, ngòi rãnh.

    9. Mão thiên bàn hay Thái xung
    _ Luận: Mão và Dậu là hai cửa lặn mọc của Nhật Nguyệt và ngũ tinh, lại tương xung và Mão là chỗ xung chiếu nên gọi Mão là Thái xung, là Nguyệt tướng luân chuyển trong tháng 9, là lúc hai khí Âm Dương bị triệt phá, chia xẻ, huỷ hoại, ly tán, xung tán nên gọi Mão là Thái xung.
    _ Hành tiết: Mão thiên bàn tức Thái xung, là mộc thần âm mộc, bản gia tại Mão địa bàn, tương tỷ với can ất và sao Thiên hợp, là Nguyệt tướng được dùng trong khoảng khí Sương giáng và tiết Lập đông, tháng 9 âm lịch.
    _ Cung vị: Mão ngôi tại chính Đông, quẻ Chấn, không có Can ký gửi, tượng của sao Thiên hợp, số 6, vị chua, mầu xanh, ngũ âm là tiếng Vũ, Về tinh tú là sao Đê, sao Phòng, sao Tâm (Đê thổ lạc, Phòng nhật thổ).
    _ Sở thuộc: Trên trời Mão là thần sấm sét, tim trời (thiên tâm) tai mặt (Địa nhĩ) là sấm trời gầm. Mão là vị thần mặt dài, sắc xanh, trán cao, có râu, thân hình tròn, cao nhỏ, gian xảo, bất chính, xa là quan coi việc nhạc.
    Về nhân: Mão là con trưởng, ông chủ, người đàn ông lớn, người mẹ, cô, anh em, con cái trẻ nhỏ, thầy tu, kẻ trộm cắp. Mão thừa Thiên hợp gia Dần Thân là nghệ thuật. Trên thân thể thì Mão là rột dài, vinh quyết, thừa Đằng xà gia Dậu hay gia Tuất là tiếng nói, Mão gia Tí hoặc Tí gia Mão là tật mắt.
    Về vật: mão là loài thỏ, chồn, mèo. Mão cũng là ao đầm, gia Thìn là bến cầu, gia Giáp ất Dần Mão là rừng trúc, thừa Thanh long lại được vưong-tưóng+. khí là biên phương, Mão gặp Thuỷ là thuyền, gặp Thổ là xe. Mão cũng là cửa sổ, giá mắc áo, cầu thang, áo quan, lược, giường nằm, cờ cũ bỏ, cán cân, cây hương, làng nhỏ, bảng hiệu, cái thẻ, Mão gia Kim là vật dụng bằng cây đã được đẽo gọt chuốt rồi.
    _ Sở chủ: Mão chuyên ứng về thuyền xe, ngựa trạm. Mão thừa Huyền vũ hay Thiên không và gia Dậu Tuất thì ứng có sự mất tiền.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Mão thừa thiên tướng
    ( Điềm ứng của Mão thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng )
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    _ Mão thừa Quí nhân: là ngừời thuật sĩ.
    _ Mão thừa Đằng xà: chủ về nước hôi.
    _ Mão thừa Chu tước: là sấm sét điện.
    _ Mão thừa Thiên hợp: Mão thiên bàn không hề có thừa Thiên hợp.
    _ Mão thừa Câu trận: là thầy tu, ngày Giáp là thầy tu không tinh khiết, thiếu pháp bảo.
    _ Mão thừa Thanh long: là rừng cây, là mưa, ngày Kỷ thì có mưa rất to.
    _ Mão thừa Thiên không: là thầy tu, ngày Giáp là thầy tu không có pháp bảo, ngày Bính Đinh là thầy tu chân chính, giảng luận rõ ràng rành mạch.
    _ Mão thừa Bạch hổ: chủ sự việc trên mặt đất.
    _ Mão thừa Thái thường : Thái thường tức Mùi, là tam hợp với Mão ứng điềm thuận tiện trong việc tầu xe.
    _ Mão thừa Huyền vũ: là giang hà, sông.
    _ Mão thừa Thái âm: ứng vào việc anh em, chị em, ngày Giáp càng chắc.
    _ Mão thừa Thiên hậu: Mão là cái cửa riêng, Thiên hậu là tượng nữ nhân, gặp nhau tất chủ sự dâm loạn.
    10. Dần thiên bàn hay Công tào
    _ Luận: là Nguyệt tướng luân chuyển trong tháng 10 âm lịch, là lúc vạn vật tựu chứa công cán một năm đã thành tựu, hợp lại tất cả các sổ sách giấy tờ của các chi bộ gom về một tào (Quan thụ) thế nên gọi Dần là Công tào, nghĩa là công cán về một tào.
    _ Hành tiết: là mộc thần, dương mộc, bản gia tại Dần địa bàn, tương tỷ với Can Giáp và sao Thanh long, là Nguyệt tướng thứ 10 được dùng trong khí Tiểu tuyết và Đại tuyết, tháng 10 âm lịch.
    _ Cung vị: Dần thuộc cung nhân mã, dùng hình quân đội hay người dương cung bắn làm tượng trưng, ngôi ở Đông bắc cung Cấn, gần bên Đông hơn, trên có can Giáp ký gửi, dưới là chỗ sinh ra loài Hoả, tượng của sao Thanh long, số 7, vị chua, mầu xanh, ngũ âm là tiếng Chuỷ, về tinh tú là sao Vĩ, sao Cơ. _ Sở thuộc: trên trời Dần là sao Tam thai, cũng gọi là Trời, thừa Bạch hổ gia Thân thì ứng điềm gió lớn. Dần là vị thần mặt vuông, sắc xanh, có râu, thể lực lớn, tài năng, xưa là chức cải mệnh.
    Về nhân : Dần là quan thừa tướng, người khách, quan kiểm duyệt, xem xét về công văn thư tín, gia trưởng, chàng rể. Gặp Thiên hợp, Thanh long là hạng tú tài, thừa Chu tước gia Thân hay gia Tuất là thư ký, chư tăng, gia hợi là khách đi thuyền. Trên thân thể Dần là Tam tiêu, mật, gân, mạch máu, tóc, mắt.
    Về vật: Dần là loại beo, mèo, hổ ... Dần cũng là xã tắc, công nha, am chùa, núi rừng, cây to, cây có bông, tấm che gió, gươm báu, quan quách, lò lửa, lư hương, ngồi thiền. Dần gia Ngọ hay Ngọ gia Dần là giường cột.
    _ Sở chủ: ứng vào các khí cụ bằng gỗ, bằng cây, về văn thư, hôn nhân, tài bạch, các công việc của quan lại. Dần cũng ứng điềm yết kiến, mời thỉnh, lễ tiệc vui vẻ, lại cũng là bón gốc, gia Mão là văn chương, gia Lục hợp hay Tam hợp là tin tức. Thừa Đằng xà gia Tỵ Ngọ là ngũ sắc.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Dần thừa thiên tướng
    ( Điềm ứng của Dần thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng )
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    - Dần thừa Quí nhân: điềm được mời thỉnh.
    - Dần thừa Đằng xà: là loại miêu ly, mèo đồng làm ma quái.
    - Dần thừa Chu tước: là các vật để làm bó đuốc.
    - Dần thừa Thiên hợp: ngày Nhâm Quí là bụi cây, ngày Bính Đinh là củi cây khô.
    - Dần thừa Câu trần: là chức quan phụ thuộc, cấp phó.
    - Dần thừa Thanh long: là người đạo sĩ.
    - Dần thừa Thiên không: là loại miêu ly (mèo chồn).
    - Dần thừa Bạch hổ: ban ngày ứng về loài hổ beo, ban đêm là bọn miêu ly.
    - Dần thừa Thái thường: là sách vở.
    - Dần thừa Huyền vũ: nhiều màu sắc tạp loạn, tô điểm lộn xộn.
    - Dần thừa Thái âm: quan được điềm tốt, còn dân thì không hay.
    - Dần thừa Thiên hậu: là người cộng sự theo giúp việc.

    11. Sửu thiên bàn hay Đại cát
    _ Luận: là Nguyệt tướng ở khí Đông chí, là lúc sự nhỏ qua đi và điều lớn trở lại (đây là luận về khí tiết, đạo người quân tử được trường tồn, đại nhân gặp đ−ợc điều tốt lớn vì thế gọi Sửu là Đại cát).
    _ Hành tiết: Sửu thiên bàn tức Đại cát là thổ thần (âm thổ) bản gia tại Sửu địa bàn, tương tỷ với can Kỷ và sao Quí nhân, là Nguyệt tướng thứ 11 được dùng trong khí Đông chí và tiết Tiểu hàn, tháng 11 âm lịch.
    _ Cung vị: Sửu thiên bàn hay Đại cát ngôi tại Đông bắc cung Cấn, trên có can Kỷ và dưới là mộ của loài Kim, tượng của sao Quí nhân, số 8, vị ngọt, ngũ âm là tiếng Chuỷ, về tinh tú là sao Đẩu, sao Ngưu.
    _ Sở thuộc: trên trời Sửu là Thiên ngưu tinh (sao dắt trâu) lại cũng gọi là Thiên nhĩ (tai trời), là phong bá thần làm gió, là Vũ sư thần làm mưa, Sửu thừa Thái thường gia Thân Dậu là Thiên cù (ngã tư đường trời), Sửu gia Mão, hay Mão gia Sửu là lôi vũ (mưa sấm trời gầm). Ngày xưa Sửu là thần giữ trâu. Về nhân: Sửu là người chồng, chủ lớn tuổi, người giầu có, tướng quân, cha mẹ, tăng ni, con nít. Sửu gia Thái tuế là người nắm quyền tể tướng, thừa Thiên không là người chết non. Trên thân thể Sửu là lá lách, phổi, ruột non, trọc tóc, mắt đau. Hợi gia Sửu hay Sửu gia Hợi là lòi ruột.
    Về vật: Sửu là lầu gác, nơi hội họp, vườn, kho lúa, ruộng, giếng, vách tường. Thừa Quí nhân gia Dần là Bưu điện của quan lại vua chúa, gia Thân là nhà của thầy tu hay của người ẩn sĩ. Thừa Thanh long gia Hợi Tí là cái cầu. Sửu là vật trang sức trên đầu, dầy dép, cái cân, khí cụ để đo lường, ăn uống, ngày Mão là chiếc xe, chiếc kiệu. Quí nhân thừa thần được vượng tướng khí gia Sửu là trân châu, Sửu gia Mùi là vật chẳng còn nguyên. Sửu là vật bị khuyết mẻ thiếu. Sửu cũng còn là các loại lục súc, gia Tí là con ba ba. Sửu là loại Trâu, bò.
    _ Sở chủ: Sửu chuyên ứng về ruộng đất, vườn tược, các việc tranh đấu, lại tổng luận Sửu và Mùi chuyên ứng về điền sản, tiền tài, tiệc lễ vui mừng. Sửu cũng thuộc về phúc Đức, tước vị, tiến cử, oán thù chửi rủa. Thừa Chu tước gia Dần là biểu tấu dâng lên vua.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Sửu thừa thiên tướng
    ( Điềm ứng của Sửu thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng )
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    _ Sửu thừa Quí nhân: là trưởng giả, là hạng cao cả trong một khu, một vùng. Lại là điềm được mời thỉnh. _ Sửu thừa Đằng xà: là con ba ba, trâu, rắn, cũng là loại ma quái.
    _ Sửu thừa Chu tước: ứng việc tiến cử người hiền, ngày Bính Đinh càng ứng nghiệm. Ngày Nhâm Quí ứng việc quan, kiện tụng, khẩu thiệt.
    _ Sửu thừa Thiên hợp: là chiếc xe, Sửu lâm Mão địa bàn cũng thế.
    _ Sửu thừa Câu trận: là vị tướng quân, gia Mão càng ứng nghiệm.
    _ Sửu thừa Thanh long: ứng việc cầu bến, Sửu thuộc thổ có ký can Quí ấy là bến nước, Thanh long thuộc Mộc là cây cầu, tượng cầu bắc trên bến nước, ngày Tân càng ứng nghiệm.
    _ Sửu thừa Thiên không: là loại súc vật ba ba, trâu, rắn làm ma quái.
    _ Sửu thừa Bạch hổ: là thần làm gió.
    _ Sửu thừa Thái thường: ứng về việc ruộng nhà.
    _ Sửu thừa Huyền vũ: Sửu thiên bàn không hề có thừa Huyền vũ.
    _ Sửu thừa Thái âm: là chỗ đất oan, tha ma, mộ địa.
    _ Sửu thừa Thiên hậu: là thần làm mưa.

    12. Tý thiên bàn hay Thần hậu
    _ Luận: Tý đứng đầu trong 12 chi, nên nói là đạo vua vậy, phương chính Bắc ngôi của thượng đế nên còn gọi Tý là Đế quân, Tý là Nguyệt tướng của tháng cuối cùng trong năm, cuối năm đương nhiên có lập đàn để tế lễ rượu, lấy việc này để mà báo cho trăm thần đều biết, nên gọi Tý là Thần hậu, thiên sự hay nhân gian đều giống như vậy.
    _ Hành tiết: Tý tức thần hậu là Thuỷ thần, bản gia tại Tý địa bàn, tương tỷ với can Nhâm và sao Thần hậu, số 9, vị mặn, màu đen, là Nguyệt t−ớng thứ 12 được dùng trong khoảng khí Đại hàn và tiết Lập xuân tháng chạp âm lịch.
    _ Cung vị: Tý thuộc Thuỷ lấy hình người đàn bà đang xối nước làm tượng trưng, ngôi ở chính Bắc, không có can ký gửi, tượng của sao Thần hậu, mầu đen, vị mặn, số 9, ngũ âm là tiếng Cung, về tinh tú là sao Hư, sao Nguy, Sao Nữ.
    _ Sở thuộc: Trên trời Tý là sao Hoa cái (lọng hoa) ngày Bính Đinh mà Tý gia Can Chi là loại thần quỉ dưới sông, ngày Tý mà gặp Huyền vũ hay Thanh long gia Tý thì ứng điềm mưa lớn, từ khí Đông chí về sau mà thấy Tý gia Tị Ngọ thì ứng về s−ơng mù và tuyết. Tý hay Thần hậu là vị thần mặt tròn, mà sắc ngăm đen, xưa là người đàn bà dâm loạn. Về nhân: Tý là vợ vua, đàn bà dâm, người vú nuôi, con hát, nhạc công, thợ nhuộm, trộm cướp, người chết chìm, con nít, Tý thừa Bạch hổ là trẻ con gặp tai nạn, nếu thừa Bạch hổ lại gia địa bàn thì ắt phải chết. Tý thừa Thiên hợp gia Ngọ hoặc thừa Thiên không là em gái bé nhỏ, Sửu Mùi gia Tý là người đàn bà già, Tị gia Tý là phụ nữ đã có chồng, Tý thừa Bạch hổ gia Thìn là ng−ời đàn bà làm lính, làm nghề của đàn ông, Dậu gia Tý là ng−ời đàn bà goá. Tý thừa Thái thường là người đàn bà ca hát, Tý thừa thái âm là con đòi vợ lẽ, gia Thìn Tỵ là ông bà, Thừa Thiên không gia Mão Thân là thầy tu tà đạo, thừa Quí nhân hay Thiên hợp gia Thân Hợi là thầy tu cô vãi. Trên thân thể thì Tý là trái cật, bọng đái.
    Về vật: Tý là loài dơi, chuột, chim én. Tý là con sông ngòi ranh..cãt, đá, ao sen, Tý gia Dần Thân là đường lộ. Tý cũng là đá vôi, trổ cây, châu ngọc địa đồ, sách vở văn chương, bút mực, đồ trang sức trên đầu, lồng tre, giỏ tre, cái môi gỗ để múc canh, cái thang, cái cân nhỏ, con dao, vật lạnh, gia Thìn Tuất là vò đựng rượu. Tý cũng là đậu hạt lớn, thừa Thiên hậu gia Dần Mão là tơ vải, thừa Huyền vũ gia Hợi là đ−ờng đua. Tý cũng là tổ chim, cá biển.
    _ Sở chủ: Tý chuyên ứng về những việc của phụ nữ, việc gian dâm, việc ám muội, việc tư riêng, việc thai sản, kinh nguyệt của phụ nữ, cầu thiêng, sự lén lút, Tý gia Mão là sự gian tà, gia Tị là điềm bi ai, khóc kể, khổ não. Ngày ất mà Tý gia Tị là quẻ lục dương bị tận tuyệt rất xấu, ứng điềm đau buồn khóc lóc, nếu thừa cát tướng, hay Đức thần thì chuyển hoạ thành phúc. Tý cũng ứng bệnh kiết lỵ, bệnh lậu, Tý thừa Bạch hổ mà khắc Can là máu me

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Tý thừa thiên tướng
    ( Điềm ứng của Tý thiên bàn khi thừa mỗi thiên tướng )
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    - Ti' thừa Quí nhân: điềm ứng có thánh thần, việc có quan hệ đến Quí thần.
    - Tý thừa Đằng xà: ứng việc tắm gội.
    - Tý thừa Chu tước: sớm thì ứng loài chim, chiều tối thì ứng loài chuột.
    - Tý thừa Thiên hợp: ứng vụ gian dâm, ngày Bính Đinh thì trai dụ gái, ngày Nhâm Quí thì gái dụ trai.
    - Tý thừa Câu trận: ứng việc công vụ, việc của chính quyền.
    - Tý thừa Thanh long: ứng việc sót mất.
    - Tý thừa Thiên không: ứng việc đau buồn khóc kể.
    - Tý thừa Bạch hổ: ứng người đi đường, ngày Nhâm Quí là việc tắm gội.
    - Tý thừa Thái thường: giống Tý thừa Quí nhân.
    - Tý thừa Huyền vũ: ứng điềm đạo tặc quấy nhiễu, ngày Nhâm Quí chúng đến bằng đường thuỷ, ngày Bính Đinh chúng đến bằng đường bộ, thế lực rất hung hăng.
    - Tý thừa Thái âm: ứng điềm ám muội thầm lén.
    - Tý thừa Thiên hậu: là thể nữ, con gái hầu hạ nhà quyền qui.
    [/FONT][FONT=verdana,geneva][/FONT]
     
    hoa dại and songhylammon like this.
  11. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Trong Lục Nhâm, Tập 3 - Bài 45 được định danh là Nhị phiền khoá. Trong quá trình trải nghiệm và ứng dụng, Tôi nhận thấy được nhiều giá trị với khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nay, chuyển tải lên diễn đàn để Bạn đọc rộng đường khảo cứu.



    NHỊ PHIỀN KHÓA


    Lập quẻ: - Phàm quẻ chiêm nhằm Tứ trọng Nguyệt tướng, lại nhằm Tứ trọng Nhật hoặc nhằm các Ngày Sóc, Vọng, Huyền, Hối mà trong quẻ thấy Thiên Cương lâm Sửu hay Mùi địa bàn và lại thấy Nhật tú lâm Tứ trọng địa bàn thì gọi là: Thiên phiền cách.

    - Phàm quẻ có đủ điều kiện như Thiên phiền cách nhưng chỉ khác là không phải Nhật tú lâm Tứ trọng địa bàn mà lại là Nguyệt tú lâm Tứ trọng địa bàn thì gọi là Địa phiền cách.

    - Phàm quẻ thấy có cả Thiên phiền cách và Địa phiền cách thì gọi chung là: Nhị phiền cách (Nh chiêm quẻ cho Nam tử mà thấy Nhật tú lại lâm Nam Hành niên hoặc chiêm quẻ cho Nữ nhân mà thấy Nguyệt tú lâm Nữ Hành niên, hoặc thấy Nhật tú hay Nguyệt tú được dụng làm Sơ truyền là quẻ rất đúng kiểu cách.

    Lời giải: Tứ trọng Nguyệt tướng: là những Nguyệt tướng Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Trong khí Cốc vũ và tiết Lập hạ thì nhằm Nguyệt tướng Dậu, trong khí Đại thử và tiết Lập thu nhằm Nguyệt tướng Ngọ, trong khí Sương giáng và tiết Lập đông nhằm Nguyệt tướng Mão, trong khí Đại hàn và tiết Lập xuân nhằm Nguyệt tướng Tý. Nhưng nếu quẻ chiêm không nhằm Tứ trọng Nguyệt tướng mà nhằm Tứ trọng Nguyệt kiến là các tháng 2, 5, 8, 11 cũng dùng được vì đó chính là tháng Mão, Ngọ, Dậu, Tý.

    Tứ trọng Nhật: là 4 ngày Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

    Sóc, Vọng, Huyền, Hối: Sóc là mùng 1. Vọng là ngày rằm. Huyền là Thượng huyền ngày mùng 8 và hạ huyền ngày 23. Hối là ngày cuối tháng, tháng thiếu ngày 29, tháng đủ ngày 30. Quẻ chiêm nhằm ngày Sóc, Vọng, Huyền, Hối đúng kiểu cách hơn nhằm Tứ trọng nhật.

    Thiên Cương là Thìn thiên bàn.

    Nhật tú: tháng Giêng thì Nhật tú là Hợi thiên bàn, rồi tính nghịch lại: tháng 2 là Tuất, tháng 3 là Dậu, tháng 4 là Thân, tháng 5 là Mùi, tháng 6 là Ngọ...tháng 12 là Tý. Thí dụ: tháng 5 thì Mùi là Nhật tú, và như trong quẻ thấy Mùi lâm Tý Ngọ Mão Dậu địa bàn thì gọi là Nhật tú lâm Tứ trọng thuộc về Thiên phiền cách.

    Nguyệt tú: dùng bộ Nhị thập bát tú là tên 28 ngôi tinh tú mà tính ra Nguyệt tú. Trước hết phải biết Ngày mùng 1 của mỗi Tháng thuộc về tinh tú nào. ấy là chỗ khởi đầu, gọi là khởi Nguyệt tú pháp như sau đây: tháng Giêng mùng 1 khởi sao Thất, tháng 2 mùng một khởi sao Khuê, tháng 3 mùng một khởi sao Vị, tháng 4 mùng một khởi sao Tất, tháng 5 mùng một khởi sao Sâm, tháng 6 mùng một khởi sao Quỉ, tháng7 mùng một khởi sao Trương, tháng 8 mùng một khởi sao Giác, tháng 9 mùng một khởi sao Đê, tháng 10 mùng một khởi sao Tâm, tháng 11 mùng một khởi sao Đẩu, tháng 12 mùng một khởi sao Hư. Khi đã biết ngày mùng 1 của tháng hiện tại phải khởi đầu nhằm sao nào rồi thì đếm thuận tới số ngày đang chiêm quẻ, cứ mỗi ngày một sao thứ tự của 28 Tinh tú như sau: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Trương, Dực, Chẩn.

    Nên nhớ: gặp 6 sao Đê, Đẩu, Khuê, Tỉnh, Trương, Dực phải đếm 2 lần gọi là trùng hư. Thí dụ: chiêm quẻ nhằm ngày rằm tháng 6, bắt đầu kể mùng một tháng 6 là sao Quỷ (do khởi Nguyệt tú pháp) rồi cứ tính thuận tới theo số ngày và theo thứ tự của 28 sao thì mùng 2 nhằm sao Liễu, mùng 3 sao Tinh, mùng 4 sao Trương, mùng 5 cũng sao Trương, mùng 6 sao Dực, mùng 7 cũng sao Dực, mùng 8 sao Chẩn...14 là sao Tâm, ngày rằm 15 là sao Vĩ tức gặp Nguyệt tú Vĩ. Nguyệt tú Vĩ thuộc cung Dần và như trong quẻ thấy Dần thiên bàn lâm Tý Ngọ Mão Dậu địa bàn thì gọi là Nguyệt tú lâm Tứ trọng địa bàn, thuộc về Địa phiền cách. Lại muốn biết Nguyệt tú nào thuộc về cung nào xem bài Nguyệt tú sở thuộc như sau: Giác Cang thuộc về Thìn, Đê Phòng Tâm thuộc về Mão, Vĩ Cơ thuộc về Dần, Đẩu Ngu thuộc về Sửu, Nữ Hư Nguy thuộc Tý, Thất Bích thuộc Hợi, Khuê Lâu thuộc Tuất, Vị Mão Tất thuộc Dậu, Chủy Sâm thuộc Thân, Tỉnh Quỷ thuộc Mùi, Liễu Tinh Trương thuộc Ngọ, Dực Chẩn thuộc Tị.

    Một số quẻ thuộc về Nhị phiền khóa:

    - Những ngày Tứ trọng như Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân mão, Mậu Ngọ, Canh Ngọ, Nhâm Ngọ chiêm nhằm tháng 3 mà quẻ thấy Thìn là Thiên Cương gia Sửu địa bàn thì có Sơ truyền Dậu gia Ngọ, tức là Nhật tú gia Tứ trọng thuộc về Thiên phiền cách. Nếu quẻ lại chiêm ở ngày 9, 10, 11, 12 thì nhằm các sao Liễu Tinh Trương tức là Nguyệt tú Ngọ gia Mão, hoặc chiêm ở ngày 18, 19, 20, 21 thì nhằm các sao Đê Phòng Tâm tức là Nguyệt tú Mão gia Tý, hoặc chiêm ở ngày 27, 28, 29 thì nhằm các sao Nữ Hư Nguy tức là Nguyệt tú Tý gia Dậu, ấy là Địa phiền cách.

    - Những ngày Tứ trọng như Giáp Tý, Bính Tý, Canh Tý, Nhâm Tý, Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Quí Dậu... chiêm nhằm tháng 6 mà quẻ thấy Thiên Cương là Thìn thiên bàn gia Mùi địa bàn, thì có Sơ truyền là Ngọ gia Dậu tức là Nhật tú gia Tứ trọng, ấy là Thiên phiền cách. Nếu quẻ lại chiêm trong những ngày 2, 3, 4, 5 thì nhằm các sao Liễu Tinh Trương tức là Nguyệt tú Ngọ gia Dậu hoặc trong những ngày 11, 12, 13, 14 thì nhằm các sao Đê Phòng Tâm tức là Nguyệt tú Mão gia Ngọ. Hoặc trong những ngày 20, 21, 22 thì nhằm các sao Nữ Hư Nguy tức là Nguyệt tú Tý gia Mão. Hoặc trong những ngày 28, 29, 30 thì nhằm các sao Vị Mão Tất tức là Nguyệt tú Dậu gia Tý ấy là Địa phiền cách.

    - Những ngày Tứ trọng như Mậu Tý,Kỷ Dậu,Tân Dậu chiêm trong tháng 9 mà quẻ thấy Thiên Cương là Thìn thiên bàn gia Sửu địa bàn thì có Sơ truyền Mão gia Tý tức là Nhật tú lâm Tứ trọng, ấy là Thiên phiền cách. Và quẻ lại chiêm ở những ngày 1, 2, 3, 4, 10, 11, 12, 18, 19, 20, 26, 27, 28, 29 đều thấy Nguyệt tú gia Tứ trọng, ấy là Địa phiền cách.

    - Những ngày Tứ trọng như Đinh Mão, Đinh Dậu, Tân Mão, Bính Ngọ, Kỷ Mão chiêm trong tháng Chạp mà quẻ thấy Thiên Cương là Thìn thiên bàn gia Mùi địa bàn thì có Sơ truyền là Tý gia Mão, tức là Nhật tú gia Tứ trọng, ấy là Thiên phiền cách. Và như nhằm những ngày 1, 2, 8, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 25, 26, 28 đều thấy Nguyệt tú gia Tứ trọng, ấy là Địa phiền cách.

    Lý đoán Nhị phiền khoá

    Nhị phiền là muốn nói về Thiên phiền và Địa phiền.

    Thiên phiền là trời phiền muội, có nghĩa là Lời quẻ muốn nói về Nhật tú lâm vào nơi - chỗ u ám, kê lưu, ví với cảnh tượng mặt Trời bị mây che khuất.

    Địa phiền là đất phiền muội, có nghĩa là nói về Nguyệt tú lâm phải chỗ u ám, ví với cảnh tượng của mặt Trăng bị mây mưa che khuất, để lại hậu quả là mặt đất tối tăm.

    Nhật tú là Thái dương, Nguyệt tú Thái âm. Âm dương đều bị bế tắc ngưng trệ, có tượng "trời phiền đất thảm", cho nên gọi là Nhị phiền. Tại sao vậy? Do bởi tứ Trọng là bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu có chứa độ số của 3 sao, mỗi cung được ứng với 3 ngôi tinh tú. Vì thế, Nhật tú hay Nguyệt tú khi gia lâm Tứ Trọng, thì sự vận hành bị kê lưu (tối & trễ), trì trệ, đương nhiên dẫn tới đức sáng chiếu bị giảm thiểu vậy.

    Ví dụ ta tính Nguyệt tú cho tháng Mười năm Tân Mão như sau:

    1- Tâm - Mão
    2- Vĩ - Dần
    3- Cơ - Dần
    4- Đẩu - Sửu
    5- Đẩu - Sửu
    6- Ngưu - Sửu
    7- Nữ - Tý
    8- Hư - Tý
    9- Nguy - Tý
    10- Thất - Hợi
    11- Bích - Hợi
    12- Khuê - Tuất
    13- Khuê - Tuất
    14- Lâu - Tuất
    15- Vị - Dậu
    16- Mão - Dậu
    17- Tất - Dậu
    18- Chuỷ - Thân
    19- Sâm - Thân
    20- Tỉnh - Mùi
    21- Tỉnh - Mùi
    22- Quỷ - Mùi
    23- Liễu - Ngọ
    24- Tinh - Ngọ
    25- Trương - Ngọ
    26- Trương - Ngọ
    27- Dực - Tị
    28- Dực - Tị
    29- Chẩn - Tị

    Hôm nay là ngày 21 âm lịch, như vậy Nguyệt tú an tại cung Mùi vậy
    =======================

    Ngày 25/11/2011 là ngày mồng 1 tháng Một - Tân Mão, Nguyệt tú an theo ngày tại những cung như sau:

    1- Đâủ - Sửu
    2- Đẩu - Sửu
    3- Ngưu - Sửu
    4- Nữ - Tý
    5- Hư - Tý
    6- Nguy - Tý
    8- Thất - Hợi
    9- Bích - Hợi
    10- Khuê - Tuất
    11- Khuê - Tuất
    12- Lâu - Tuất
    13- Vị - Dậu
    14- Mão - Dậu
    15- Tất - Dậu
    16- Chuỷ - Thân
    17- Sâm - Thân
    18- Tỉnh - Mùi
    19- Tỉnh - Mùi
    20- Quỷ - Mùi
    21- Liễu - Ngọ
    22- Tinh - Ngọ
    23- Tinh - Ngọ
    24- Trương - ngọ
    25- Dực - Tị
    26- Dực - Ti
    27- Chẩn - Tị
    28- Giác - Thìn
    29- Cang - Thìn
    30- Đê - Mão
     
    DAINGOC68, hoa dại and songhylammon like this.
  12. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Hình như chú đang hỏi chữ Thổ trong Nữ Thổ Đức, Vị Thổ Trĩ, Liễu Thổ Chương, Đê Thổ Lạc

    Chữ Thổ nầy không phải là chữ Thổ trong ngũ hành mà nói về sự thay đổi thời tiết trong năm.
    Nữ Thổ Đức => Đông Chí => cung Tý
    Vị Thổ Trĩ => Xuân Phân => cung Mão
    Liễu Thổ Chương => Hạ Chí => cung Ngọ
    Đê Thổ Lạc => Thu Phân => cung Dậu
     
    DAINGOC68, hoa dại and songhylammon like this.
  13. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Sách viết:

    - Kim tinh còn có tên là Thái Bạch, ước chừng hai tiết đi một cung, một năm đi một vòng Trời là nói chung ra. Khi đi đến 4 Tú: Cang - Ngưu - Lâu - Quỷ thì gọi là Thăng điện. Khi vào hai cung Thìn - Dậu thì gọi là Quy viêm.

    - Hoả tinh ước chừng trên hai tháng đi một cung, hai năm đi một vòng Trời là nói chung ra. Khi đi đến 4 Tú: Vỹ - Thất - Chủy - Dực thì được gọi là Thăng điện. Khi đi vào hai cung Mão - Tuất thì được gọi là Quy viêm.

    - Thủy tinh cũng đại ước là hai tiết đi một cung, một năm đi một vòng Trời đó là nói chung ra. Nếu đi đến 4 Tú: Cơ - Bích - Sâm - Chẩn thì được gọi là Thăng điện. Nếu vào hai cung Tị - Thân là Quy viêm.


    Tứ Sinh
    Cang Kim Long (Thân)
    Ngưu Kim Ngưu (Hợi)
    Lưu Kim Cẩu (Dần)
    Quỷ Kim Dương (Tị)

    Tứ Mộ
    Vỹ Hoả Hổ (Tuất)
    Thất Hỏa Trư (Sửu )
    Chủy Hỏa Hầu (Thìn)
    Dực Hỏa Xà (Mùi)

    Tứ Chính
    Thủy Báo => Lập Đông
    Bích Thủy Du => Lập Xuân
    Sâm Thủy Viên => Lập Hạ
    Chẩn Thủy Dẫn => Lập Thu
     
    DAINGOC68, hoa dại and songhylammon like this.
  14. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    NHẤT THỜI ĐA CHIÊM PHÁP


    Trong một giờ (tính giờ âm Tý, Sửu...) mà phải xem quẻ nhiều lần thì:​

    • Xem nhiều lần cho một người, hỏi nhiều việc khác nhau: dùng Hoán Tướng Pháp hay Di Tướng Pháp
    • Xem cho nhiều người khác nhau: dùng Hoán Nhật Thân Pháp


    HOÁN NHẬT THÂN PHÁP: là phép đổi can và đổi chi dùng để xem cho nhiều người khác nhau trong cùng một giờ:

    [​IMG]

    Uploaded with ImageShack.us

    cứ như vậy ghép lại là ra can chi của quẻ mới, ví dụ, can chi quẻ trước là Quý Hợi, ta tra bảng trên thấy Quý đổi ra Mậu, Hợi đổi ra Thìn thành can chi mới = Mậu Thìn. Có nghĩa là quẻ đầu coi là ngày Quý Hợi, thì quẻ thứ 2 sẽ đổi ra ngày Mậu Thìn, quẻ thứ 3 đổi ra ngày Ất Sửu, quẻ thứ 4 đổi ra ngày Canh Ngọ... Nên nhớ khi đổi can chi của ngày rồi thì phải lập lại quẻ mới để can chi đổi khác quẻ cũ (nhưng không đổi giờ và không đổi Nguyệt Tướng).
    XEM NHIỀU QUẺ CHO MỘT NGƯỜI TRONG CÙNG MỘT GIỜ
    1) HOÁN TƯỚNG PHÁP​

    Khi một người đã xem quẻ, rồi trong cùng giờ đó người đó lại hỏi thêm quẻ tiếp theo về một chuyện khác của y, ta dùng tới HOÁN TƯỚNG PHÁP, tức là thay đổi nguyệt tướng của quẻ. Nguyệt tướng chia ra làm nguyệt tướng âm và nguyệt tướng dương và s có cách biến đổi khác nhau
    nguyệt tướng dương:

    Thân


    Thìn

    Dần

    Ngọ

    Tuất


    nguyệt tướng âm:

    Hợi

    Mão

    Mùi

    Tị

    Dậu

    Sửu

     ​
    Quy tc chung: ​

    • qu chn: là các qu 2 - 4 - 6 - 8 - 10 vv...
    • qu l: là các qu 1 - 3 - 5 - 7 - 9 vvv...
    • qu trước: là qu cn phi đối ra qu mi
     ​
    Phương pháp đổi nguyệt tướng cho quẻ trước nguyệt tướng dương:


    • qủe trước, nguyt tướng dương, quẻ chẵn: k t nguyt tướng qu trước là 1, đếm nghch chiu li 4, ly chi đó làm nguyt tướng cho qu mi
    • qu trước, nguyt tướng dương, quẻ lẻ : kể từ nguyệt tướng trước là 1, đếm thuận chiều lại sáu, lấy chi đó làm nguyệt tướng cho qu mi.

    • Ví dụ: đang ở quẻ có nguyệt tướng Thìn, muốn lập quẻ mới (thứ 2) để xem việc khác cho vấn nhân. Như vậy, quẻ thứ 2 là quẻ chẵn, vậy lấy Thìn làm một và đếm ngược li bn ta được nguyt tướng ca qu th 2 là Su
    4
    3
    2

    1




    Sửu

    Dần

    Mão

    Thìn

    Tị

    Ngọ

    Mùi

    Thân

    Dậu

    Tuất

    Hợi



    • [*]sau đó, vấn nhân hỏi thêm một quẻ nữa (quẻ thứ 3), ta lấy quẻ Sửu hiện tại làm 1 đếm thuận tới 6 được chi Ngọ, lấy chi này làm nguyệt tướng cho quẻ thứ 3:
    1
    2
    3

    4

    5

    6


    Sửu

    Dần

    Mão

    Thìn

    Tị

    Ngọ

    Mùi

    Thân

    Dậu

    Tuất

    Hợi

    • Tính theo cùng quy tc trên, ta được bng tra tng quát sau đây:

    Dậu Dần Hợi Thìn Sửu Ngọ
    Mão

    Thân
    Tị
    Tuất
    Mùi


    • [*]Có nghĩa là quẻ trước nguyệt tướng Tý, quẻ sau nguyệt tướng là Dậu... cứ thế mà tra khi cn tính toán.
     ​
    Phương pháp đổi nguyệt tướng Âm:
    cũng tương t như vy, nhưng nghch chiu, có nghĩa là:​

    • qu trước, nguyt tướng âm, qu chn đếm thun ti 4
    • qu trước, nguyt tướng âm, qu l đếm nghch ti 6.
    ta có bảng TRA TẮT (có nghĩa là quẻ trước nguyệt tướng Hợi, quẻ sau nguyệt tướng Dn) như sau:
    Hợi

    Dần

    Dậu


    Mùi

    Tuất

    Tị

    Thân

    Mão

    Ngọ

    Sửu

    Thìn

    Hợi

    2) CÁCH KHÁC ĐỂ XEM NHIỀU QUẺ CHO MỘT NGƯỜI TRONG CÙNG MỘT GIỜ LÀ "DI TƯỚNG PHÁP"​

    Khi một người đã hỏi một quẻ rồi, trong cùng giờ đó lại hỏi thêm việc khác thì dùng tới DI TƯỚNG PHÁP, có nghĩa là dùng nguyệt tướng của quẻ cũ dời qua cung khác. Di tướng ngày âm và ngày dương có quy tắc khác nhau:​
    ngày dương:

    Giáp
    Bính
    Mậu
    Canh
    Nhâm
    ngày âm:

    Ất
    Đinh
    Kỷ
    Tân
    Quý

    quy tắc tổng quát là ngày dương thì phải tìm cung địa bàn âm để gia nguyệt tướng cho quẻ mới, ngày âm thì phải tìm cung địa bàn dương để gia nguyệt tướng cho quẻ mới.
    cung địa bàn dương:

    Thân

    Thìn
    Dần
    Ngọ
    Tuất
    cung địa bàn âm:

    Hợi
    Mão
    Mùi
    Tị
    Dậu
    Sửu
    QUY TẮC DI TƯỚNG NGÀY DƯƠNG:

    • quẻ chẵn: 2 - 4 - 6 - 8...: đếm nghịch từ cung địa bàn gia nguyệt tướng của quẻ hiện tại nghịch tới 3 or 4 cung sau (miễn dính cung âm là được)
    • quẻ lẻ: 3 - 5 - 7 - 9...: đếm thuận từ cung địa bàn gia nguyệt tướng của quẻ hiện tại thuận tới cung địa bàn thứ 5 (chính là một cung âm)
     ​
    QUY TẮC DI TƯỚNG NGÀY ÂM:
    • quẻ chẵn: 2 - 4 - 6 - 8...: kể từ cung địa bàn hiện tại là 1, đếm thuận tới cung địa bàn 5 or 6 (cung dương là đc) rồi gia nguyệt tướng vào đó
    • quẻ lẻ: 3 - 5 - 7 - 9...: đếm nghịch lại cung địa bàn thứ 3 (chính là 1 cung dương)
     
    DAINGOC68 and songhylammon like this.
  15. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [FONT=verdana,geneva]
    [/FONT][FONT=verdana,geneva]Mục 5: Thập nhị thiên tướng

    Gồm 12 sao: Quý nhân, Đằng xà, Chu tước, Câu trận, Thanh long, Thiên không, Bạch hổ, Thái thường, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hậu. Một quẻ tốt hay xấu phần lớn do ở 12 thiên tướng, rất quan trọng, cần hiểu biết tường tận. Cần biết những cách gọi như sau:
    - Quý tiện- Quý hậu: không luận là thuận hay nghịch. Quý nhân là sao chúa tể vẫn đứng ở giữa, trước có 5 sao là: Xà, Chu, Hợp, Câu, Long. Sau có 5 sao: Hổ, Thường, Vũ, Âm, Hậu. Như vậy những cung nào có Xà Chu Hợp Câu Long thì gọi là Quý tiện, nghĩa là đứng trước sao Quý nhân. Những cung nào có Hổ Thường Vũ Âm Hậu đều được gọi là Quý hậu, nghĩa là đứng sau sao Quý nhân. Duy đối mặt với sao Quý nhân là Thiên không thì chẳng luận trước sau (xung).
    Quý thuận- Quý nghịch: Phàm Quý nhân an vào các cung địa bàn Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn thì gọi là Quý thuận. Còn sao Quý nhân nằm ở cung địa bàn Tỵ ngọ Mùi Thân Dậu Tuất thì gọi là Quý nghịch.
    Cát tướng- Hung tướng: cát tướng là những thiên tướng ứng điềm tốt như Quý Hợp Long Thường Âm Hậu, Hung tướng như: Xà Chu Câu Không Hổ Vũ là ứng điềm xấu bất lợi. Lấy Bản tính mà nói như vậy, kỳ thật cát tướng mà thất địa thì ứng điềm rủi ro, hung tướng mà đắc địa cũng có thể ứng sự may mắn. Như vậy vẫn chưa gọi là đủ vì phải theo từng sự việc mà luận.
    Thiên tướng nội chiến, ngoại chiến: nội chiến là đánh ở trong, ở trong đánh ra. Còn ngoại chiến là đánh ở ngoài, ở ngoài đánh vào. Đánh tức là khắc vậy, chữ thiên bàn (tức thừa thần) thuộc nội chiến, còn thiên tướng thuộc ngoại, thấy chữ thiên bàn khắc thiên tướng thì gọi là nội chiến. Còn thấy Thiên tướng khắc chữ thiên bàn thì gọi là ngoại chiến.
    Thí dụ thấy Thân thiên bàn thừa Thanh long thì gọi là nội chiến vì Thân thuộc kim khắc Thanh long mộc, đấy là thiên bàn khắc thiên tướng. Thí dụ thấy Sửu thiên bàn thừa Thanh long thì đó là ngoại chiến vì Thanh long thuộc mộc khắc Sửu thổ, đó là thiên tướng khắc chữ thiên bàn.
    Nội ngoại chiến không luận với cung địa bàn. Nội ngoại chiến đều ứng điềm hung hại, nhưng nội chiến thì sự hại nhiều hơn ngoại chiến. Phàm nói Thân tướng khắc là nói chung thiên tướng nội chiến và thần tướng ngoại chiến.
    Bởi Thần tức là thừa thần hay thiên thần, đấy là chữ thiên bàn vậy, còn Tướng tức là thiên tướng. Phàm nói Than-Tưồng tương sinh là nói chung chữ thiên bàn sinh thiên tướng hoặc thiên tướng sinh chữ thiên bàn đều ứng điềm tốt.
    Thiên tướng thừa thần: là vị thần thừa thiên tướng, tức chữ thiên bàn thừa thiên tướng. Mỗi quẻ đều an 12 chữ thiên bàn, mỗi chữ thiên bàn đều thừa một thiên tướng, lại do tên của thiên tướng mà gọi lên cung chữ thiên bàn thừa nó, đấy là đặt tên cho thừa thần. Như Ngọ thiên bàn thừa Thiên hợp thì gọi Ngọ thiên bàn đó là Thiên hợp thừa thần. Phàm thiên tướng thừa thần (hay gọi tắt là thừa thần) được Vưong-Tưóng+. khí hoặc sinh Can hay đồng loại với Can thì tốt, còn nếu thừa thần bị Hưu-Tù-Tử khí hoặc khắc Can hay thoát Can thì xấu (thoát Can tức là Can sinh thừa thần).
    Thiên tướng âm thần: là chữ thiên bàn ở trên Bản gia của thiên tướng thừa thần. Bản gia của thiên tướng thừa thần là cung địa bàn cùng một tên với thiên tướng thừa thần tức là đồng một tên với chữ thiên bàn thừa thiên tướng. Ví dụ: Sửu thiên bàn thừa Bạch hổ thì tìm tại cung Sửu địa bàn, trên cung Sửu tất sẽ có một chữ thiên bàn, gọi chữ thiên bàn đó là Thiên tướng âm thần, cũng có thể gọi là Bạch hổ âm thần.
    Thiên tướng đắc địa: đắc địa là được đất, ở được chỗ tiện lợi, ở vào cung địa bàn ứng điềm tốt. Còn thất địa là mất đất, ở vào chỗ bất lợi, ở vào cung địa bàn ứng điềm xấu. Cát tướng cũng có thất địa mà hung tướng cũng có đắc địa, ví như Thanh long là cát tướng vốn tốt, nhưng nếu ở vào cung Thân địa bàn là thất địa, gọi là Rồng gãy sừng, ứng điềm xấu. Câu trận là hung tướng vốn xấu, nếu ở vào cung Tị địa bàn là đắc địa vì gọi là đúc ấn, ứng điềm tốt. Phàm cát tướng đắc địa thì ứng điềm rất tốt, còn hung tướng thất địa là rất xấu.
    1. Quý nhân:
    Quý nhân thiên sự: sao Quý nhân gọi đủ là Thiên ất quý nhân. Tại chức vị trên trời là thần Thiên đế, ngồi ở phía bên phải ở cửa ngoài cung Tử vi đại đế, đứng đầu các vị thần tướng xem xét để ban phúc đức tới nhân gian. ở môn Lục nhâm này gọi sao Quý nhân là Thiên tử (con Trời). Quý nhân thuộc Thổ và thuộc âm thổ, Bản vị (ngôi) ở Kỷ Sửu thuộc Đông bắc, được vượng khí trong khoảng 18 ngày cuối cùng của mỗi mùa, tức là 18 ngày cuối cùng của tháng 3-6-9-12 âm lịch. Quý nhân ở giữa, còn 5 sao Xà Chu Câu Long đứng ở trước, năm sao Hổ Thường Vũ Âm Hậu đứng ở sau. Quý nhân hợp thuận với sao Long Thường Vũ, sao Quý nhân có lâm Thìn Tuất địa bàn mà không bao giờ thừa Thìn Tuất thiên bàn.
    Quý nhân sở chủ: sao Quý nhân chuyên ứng về các vụ tiền tài, các việc thưởng tặng vui mừng. Hàng quan chức tất được Chính phủ thỉnh triệu khi an hay chiếu mệnh, thường dân thì được lợi về ruộng đất tiền bạc. Phàm quân nhân, quân tử đến xem mà trong quẻ thấy có Quý nhân lâm Bản mệnh tất ứng sự tốt, còn tiểu nhân thì ứng điềm nguy như tranh kiện đến cửa công. Phàm thấy Quý nhân lâm Lục xứ là điềm được người khác giúp đỡ.
    Quý nhân đắc địa mới quý, tất ứng cho hạng người làm quan, quý phái, tôn quý, còn Quý nhân thất địa thì cũng hạ tiện, ứng về thường dân. Quý nhân thuộc thổ, gặp chữ thiên bàn là Mộc Thuỷ là tương khắc, nghĩa là nội chiến hay ngoại chiến, lúc này thì không luận là Quan nhân nữa.
    Quý nhân thuận hành thì việc dễ nên, bằng nghịch hành thì việc khó tính. Quý nhân gặp Mão Dậu thì ứng việc giao thông qua cửa ải hay việc trong gia đình nhà cửa. Bằng gặp Tý Ngọ thì ứng việc bị cách trở. Quý nhân gặp Tuần không dù thấy việc vui hay buồn thì đều sẽ hoá ra không còn vui hay buồn nữa, tức là không thực hiện được sự vui hay buồn đó.
    Phàm chiêm thi cử mà thấy có Trứ quý và Dạ quý, cả hai đều lâm Lục xứ mà Quý nhân thừa thần lại sinh Can thì thi cử được đỗ cao hoặc chiêm hỏi việc gì cũng được sự giúp đỡ hoặc giao phó việc cho người khác lo liệu thì cũng được việc (Trứ quý là Quý nhân ban ngày và Dạ quý là Quý nhân ban đêm). Phàm Quý nhân đứng trước Can Chi gọi là Quý nhân động sự, tức là đang thi hành công việc. Nếu mình cầu người khác giúp mình thì không nên hối thúc. Quý nhân đứng sau Can Chi là Quý nhân đang tĩnh, mình nên đôn đốc, không thì việc cầu người giúp dễ bị bỏ qua, ít được sự quan tâm. Từ Can Chi đếm thuận tới trước trong 5 cung mà gặp Quý nhân thì gọi là đứng trước Can Chi. Còn từ Can Chi đếm nghịch lại 6 cung mà gặp Quý nhân thì gọi là Quý nhân đứng sau Can Chi.
    Phàm Quý nhân gặp Thái tuế, như năm Tý mà thấy Tý thiên bàn thừa Quý nhân là quẻ ứng điềm được Quý nhân giúp đỡ, dẫu Quý nhân không nhập Tam truyền cũng vậy (Thái tuế là tên Năm hiện tại). Sơ truyền được vượng tướng thừa Quý nhân lại lâm Can Chi hoặc gia Bản mệnh thì gọi là quẻ Phú quý, ứng điềm thăng quan, tấn chức, cầu việc gì cũng được toại ý. Chiêm gặp quẻ Long đức khoá cũng ứng như vậy. Gặp Long đức khoá mà quẻ thấy Quý nhân lâm Mão Dậu địa bàn thì người quân tử được thăng quan tấn chức, còn thường dân lại ứng điềm hung, lo buồn thân mệnh, nhà cửa dời đổi chẳng yên. Phàm chiêm quẻ thấy Quý nhân lâm Thìn, Tuất địa bàn thì gọi là quẻ Quý nhân nhập ngục sẽ ứng điềm trở ngại, dẫu có gặp được người mình cầu cũng không có kết quả, bởi người đó đang ở trong hoàn cảnh buồn phiền hoặc đang bực tức, hờn giận việc gì đó.
    Quý nhân vật loại: Quý nhân vốn ứng dạng người danh nhân quý phái, loại người có quan lộc, văn chương, các loại quý giá để trang sức, lại cũng ứng về kho lẫm, trâu, cua, ba ba. Phàm biến dị ra vật thể quái lạ khác thì có thể là loại Mộc tinh, loại có vẩy sừng, như chiêm bệnh thì đau lâu, não, đầu, mắt, bệnh nóng lạnh, động phạm tới thần miếu. Quý nhân thuộc mầu vàng trắng, số 8.
    Quý nhân thừa khí: chữ thiên bàn thừa Quý nhân gọi là Quý nhân thừa thần, được vượng tướng khí thì ứng cho hạng quan quý, chức vị tấn tước. Được tướng khí thì ứng điềm gặp Quý nhân thưởng tặng. Như hưu khí thì ứng điềm Quý nhân đang lo buồn, bệnh hoạn. Như Tù khí thì Quý nhân đang lo việc kiện tụng, tù ngục. Như bị Tử khí là điềm Quý nhân đang có sự việc liên hệ tới vụ chết chôn. Quý nhân thừa thần khắc Can ngày là điềm bất lợi. Nếu Quý nhân đấu chiến và thêm nữa lại Quý nhân thừa thần khắc Can thì gọi là Tứ bế, bốn phương bế tắc, có thể mất sự nghiệp.
    Quý nhân ứng nhân sự: là một cát tướng. Luận về người là hạng công chức quý phái, cũng ứng cho bất cứ người nào giúp đỡ mình, đem sự việc có lợi đến cho mình. Luận về sự việc thì Quý nhân ứng các việc tốt như được giúp đỡ, được tiến dẫn, được ban tặng lợi lộc.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Quý nhân lâm địa bàn[/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    Sao Quý nhân là tượng quan quý, cho nên đề cập đến hạng ng−ời này là dùng tượng và việc làm của một Quan nhân để luận cho sao Quý nhân.
    Lâm Tý: Tý phương Bắc là nơi ẩm thấp, tối như trong giờ Tý, như trong phòng tối, do vậy gọi cung Tý địa bàn là Phòng để nghỉ ngơi. Quý nhân lâm Tý địa bàn như bậc quan nhân đang nghỉ ngơi trong phòng, nếu muốn cầu Quý nhân, yết kiến cầu quan thì sự việc phụ thuộc vào người giúp việc, thư ký mà thôi, hoặc phụ thuộc vào gia đình Vợ Con. Lại luận rằng Tý thuộc thuỷ, nay Quý nhân lâm Tý tức là người quý nhân đang tắm gội nơi phòng tắm. Cung Tý cũng là tượng sao Thiên hậu, là tượng vợ của Vua, Quan, ứng điềm Vợ Chồng đang nghỉ ngơi. Tý thuộc Thuỷ khắc Quý nhân thuộc Thổ, ứng điềm người vợ, con gái, người nữ trong gia đình đang bị bệnh, ốm đau.
    Lâm Sửu: cung Sửu ứng cho phòng khách, phòng làm việc. Quý nhân lâm Sửu là Quan nhân đang tiếp khách, đang làm việc nơi công đường, cơ quan. Muốn cầu yết kiến (gặp mặt) hoặc nộp đơn tiến cử, cầu sự ắt được người tiếp kiến vui vẻ, hoặc Quan nhân đang lo đường danh lợi. Sửu là Bản gia của Quý nhân, đồng âm Thổ, nhà ở của Quý nhân. Quý nhân lâm Sửu là Quan nhân đã ở nhà, hết giờ làm việc, đang nghỉ ngơi. Như vậy, mọi việc làm nên giữ theo phương án cũ, không nên cải cách hay thay đổi mà sinh hại. (Hai luận thuyết này tựa như trái nhau nhưng thuyết nào cũng có lý). Chiêm về việc Quỷ thần thì Quý nhân lâm Sửu cũng là thần Thổ công Thổ địa.
    Lâm Dần: Dần là cung vị, Bản gia của sao Thanh long đồng thuộc dương mộc. Quý nhân hợp thuận với Thanh long nên khi gặp nhau thì ứng điềm thoả hiệp, đang khảo xét, xét xử, vậy cần đến tận nơi để yết kiến để cầu xin sự việc thì sẽ được hài lòng hay gặp điều rất có lợi, tốt. Vả lại, người ở hội Dần (Tý cư Thiên, Sửu cư Địa, Dần cư Nhân) mà sao Quý nhân vốn làm việc thiện cho người, nên khi mình cầu chắc gặp điều may mắn, dẫu rằng Quý nhân đang gặp chút điều phiền muộn, vì Quý nhân thổ bị Dần mộc khắc.
    Lâm Mão: Mão có tượng là cửa nhà, Quý nhân lâm Mão có tượng Quan nhân đang về tới cửa nhà để chuẩn bị nghỉ ngơi, hoặc cũng là Quan nhân cầu thoái xin nghỉ việc, vì vậy không thuận với sự cầu tiến thân, tiến cử. Với ý này cũng là điềm sứ giả đang bệnh nặng. Tuy nhiên vẫn có lợi đối với các vụ tố cáo kiện tụng, bởi Mão là cửa động sự, ứng khi Quan nhân đang động sự, đang phân xử. Lại luận rằng: Mão thuộc Mộc ứng vật loại thuyền xe, tượng quan nhân đang ngồi xe, nên hỏi việc phó thác uỷ quyền việc cho người khác đi xa ắt được thành công, lợi, tốt. Quý nhân lâm Mão ứng điềm tốt cho quan nhân có ý định cầu xin thuyên chuyển công việc, chuyển quan vị. ứng điềm bất lợi cho hạng thường dân, vì nhà cửa thân thế gặp điều bất lợi, bị đòi đổi, gặp nhiều sự buồn lo.
    Lâm Thìn: Thìn thiên bàn cũng như Tuất, là chốn lao ngục, nên gọi là quẻ Quý nhân lâm ngục, Quan nhân gặp chuyện ngục thất, tâm trạng không yên, gặp nhiều ưu lo và sợ sệt. Nếu chiêm hỏi việc cầu Quý nhân giúp đỡ chắc không được nhận lời, có khi còn bị trách phạt. Lại cũng là điềm kẻ trên ghét hại kẻ dưới tay, điềm người dưới bị trách phạt. Mọi sự việc đều chẳng nên hành động, không sử trị được. Lâm Tị, Ngọ: Quý nhân thuộc Thổ được Tị Ngọ hoả sinh, ứng điềm quan nhân được thưởng tặng.
    Lâm Tị là quan nhân đến triều chính nhận ấn quyền (Tị thuộc ấn). Lâm Ngọ tượng Quan nhân được ngồi xe sang quý. Tị Ngọ ứng điềm cát lợi, được mời thỉnh ban thưởng, vui mừng, Vua tôi gặp phúc. Lại ứng điềm quan nhân đi xa kinh lý hay đi xa xử kiện (vì có tượng lãnh ấn quyền và tượng ngồi xe, cỡi ngựa). Hỏi về việc Quỷ thần thì Quý nhân lâm Tị là Táo quân.
    Lâm Mùi: Mùi là cung vị của sao Thái thường, ứng về ngũ cốc, vật thực, lễ tiệc. Vì vậy Quý nhân lâm Mùi gọi là Quan nhân dự tiệc, đang có mặt ở hội nghị hoặc được ân huệ nhỏ.
    Lâm Thân: Thân là cung vị của sao Bạch hổ, đồng thuộc dương kim, Bạch hổ là sao đạo lộ nên ứng điềm quan nhân đang đi đường hoặc đang có sự việc, đang đảm đương công việc, cầu cạnh điều gì đó. Lại cũng ứng đến các vụ cúng bái Quỷ thần, những việc có liên hệ đến thần, tượng (bởi Quý nhân là một tôn thần). Cung Thân thuộc kim, lại chủ sự di động, nên ứng điềm hao tổn tiền bạc, bạc vàng.
    Lâm Dậu: cũng ứng như Quý nhân lâm Mão địa bàn, hai cung Mão Dậu là lúc và nơi lặn mọc của Nhật Nguyệt, tất có sự biến động thay đổi không yên. Mão Dậu là hai cửa ra vào, nhưng Dậu tối tăm hơn, chủ về sự bất chính gian tà, làm điều giấu diếm, ứng điềm tật bệnh, tranh cãi, chửi rủa, sự việc bất an. Quý nhân ở Dậu là Quan vào nhà riêng.
    Lâm Tuất: cũng như lâm Thìn địa bàn. Lâm Hợi: cung Hợi địa bàn là cửa Trời (Thiên môn), cho nên nói Quý nhân lên cửa trời, điềm quan nhân đến công đường để thi hành quyền lệnh, gọi là Quan nhân đương quyền, làm việc minh chính, ấy là đời thịnh trị, quân tử hưng uy mà tiểu nhân phải khiếp ấn. Quý nhân lâm Hợi địa bàn là đắc địa nhất, tốt nhất, thừa Hợi thiên bàn cũng tốt như vậy. Lại nói rằng: Quý nhân cư Thân là động nguyên thần, có sự cầu nguyện, cúng bái, vái xin. Tại Sửu Tị là động thần Thổ địa và Hạn thần (thần làm khô hạn nắng). Tại Dậu thì gặp lắm điều nguyền rủa. Tại Ngọ thì mình nên phòng Quan nhân giận.

    2. Đằng xà:

    Đằng xà thiên sự: Trên thiên đình, Đằng xà giữ chức vụ Xa kỵ đô uý (quan võ coi ngục hay theo xe để hộ vệ Vua), cũng gọi là Tiến ngự chi thần. Đằng xà Bản vị tại Đinh Tị thuộc âm hoả, thuộc Đông nam, được vượng tướng khí trong mùa Hạ, tháng 4, 5, 6. Đằng xà thích hợp với sao Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hậu. Rất kỵ sợ Dậu và Tuất.
    Đằng xà sở chủ: là một đại hung tướng, hay gây việc binh đao, gió lửa, trộm cướp, bệnh tật, ôn dịch, việc kinh sợ thật là tai hại vô cùng. Sự việc xảy ra hay có sự mờ ám, khuất tất, giấu diếm, che đậy. Đằng xà cũng ứng hạn nước lửa, điều kinh sợ mộng mỵ quỷ quái, quan tụng khẩu thiệt, bệnh tật máu huyết. Trái lại, ở phần thời sở tốt cũng có thể ứng các việc như: văn tự, tin tức, việc công, tiền tài số nhỏ, danh dự không thật, nước lửa giao hoà.
    Phàm Đằng xà thừa thần được vượng tướng khí và Xà tương sinh (Xà sinh thừa thần hay thừa thần sinh Xà) hoặc tỷ hoà thì ứng điềm tốt, việc vui mừng sẽ đến, thai sản hay hôn nhân không bị Xà gây ảnh hưởng làm hại, người quân tử hay Quan nhân cũng được uy quyền. Trái lại, Xà nội hay ngoại chiến hoặc bị Hưu- Tù- Tử khí thì ứng điềm tai hoạ, gặp điều kinh sợ, ưu lo cho trẻ nhỏ. Nếu thêm Tam hình, Tam sát thì tai hoạ đến cấp kỳ, gặp Tuần không thì tai hoạ bớt phân nửa. Gặp Huyết chi hay Huyết kỵ thì ắt bị truỵ thai, còn hỏi về sinh đẻ thì lại sinh rất nhanh. Xà tại Sơ truyền là quẻ nằm mộng thấy điều ma quỷ, tâm lo sợ không yên, bệnh thần kinh. Mạt truyền gặp Xà và Hoả trúc hay Hoả quang là quẻ bị tai ách về lửa, nếu khắc Can là lửa gây bỏng cháy thân người, nếu khắc Trạch là lửa gây cháy nhà. Nếu chữ thiên bàn tại Trạch hay tại Can khắc Xà thừa thần thì có thể cứu khỏi nạn lửa. (Trạch: kể 1 tại Can đếm thuận tới cung thứ 5 thì gọi là Trạch. Hoả trúc: tháng Giêng khởi tại Tị rồi an thuận tới 11 cung còn lại. Hoả quang: tháng Giêng khởi tại Thìn rồi an nghịch lại 11 cung còn lại).
    Phàm Xà thừa thần Vưong-Tưóng+. khí cùng Can ngày tương sinh nếu chiêm hỏi vật loại thì là vật còn mới, còn tươi sống, bằng thừa thần bị Hưu-Tù- Tử khí, lại cùng Can tương khắc thì vật loại đã khô, cũ, chết. Phàm cầu tài mà thấy Xà Vượng Tướng khí cùng với thừa thần tương sinh thì ứng điềm mua bán vật liệu hạ tiện mà được phát tài, nếu chiêm vật liệu hàng hoá mà thấy Xà lâm Can Chi vật hoá hạ tiện. Xà thừa Tị Ngọ thiên bàn lại lâm Tị Ngọ địa bàn mà chiêm vào mùa Hạ thì sẽ xảy ra vụ lửa cháy rất lớn kinh khủng, nhằm ngày giờ Bính Đinh Tị Ngọ thì vụ lửa cháy càng to. Nếu không ứng vụ lửa cháy thì cũng ứng vụ quan tụng khẩu thiệt rất lớn. Phàm chiêm mộng hay chiêm thấy sự vật lạ thì trước tiên phải xét tới Đằng xà và Đằng xà âm thần, rồi mới xem tới Can Chi cùng Tam truyền, cốt yếu xem Xà ở vào cung địa bàn nào mà đoán điềm mộng đó là tốt hay xấu.
    Đằng xà đương ngoạ: mùa Xuân thấy Xà thừa Hợi thiên bàn, mùa Hạ thừa Tý, mùa Thu thừa Tị, mùa Đông thừa Dậu thì gọi là Đằng xà đương ngoạ, nghĩa là rắn nằm hang, quỷ quái đã bị khống chế, ứng điềm lành, may tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mỗi ng−ời mà khởi điều vui hay buồn.
    Đằng xà giao chiến: tháng 1-5-9 thấy Xà thừa Mão thiên bàn, tháng 2-6-10 thừa Dậu, tháng 3-7-11 thừa Tý, tháng 4-8-12 thừa Ngọ thì gọi là Đằng xà giao chiến, rắn đánh nhau phun độc khí, ứng điềm hung hại. Phàm động sự tất sẽ thất bại. Đằng xà thừa khí: chữ thiên bàn thừa Xà thì gọi là Đằng xà thừa thần, được Vượng khí là điềm tranh đấu, kiện thưa đến việc quan. Tướng khí là điềm kiện thưa hao tài. Hưu khí là điềm bị bệnh tật quái lạ. Tù khí là điềm tù ngục, kinh sợ. Tử khí ứng vụ chết chôn kinh sợ. Đằng xà vật loại: Xà ứng vào các vụ kim hoả sáng tốt, biến dị là loại kim hoả thành tinh. Luận về ng−ời là hạng đàn bà điên cuồng, thần kinh hoản hốt, làm lụng vất vả nhọc nhằn, đại thể là ứng hạng tiểu nhân ty tiện. Luận về quỷ thần là loại Thuỷ thần, mộc thần, thổ thần. Luận về bệnh là chứng bệnh thần kinh đầu não, tay chân ung thủng chảy máu. Luận về ngũ cốc là loại đậu, về thú là loại rắn, về vật thực là món ăn có mùi rất khó ăn, sắc đỏ hồng, số 4. Đằng xà ứng nhân sự: là một hung tướng, về người là kẻ tiểu nhân, người có tâm địa độc ác, nhỏ mọn, hiềm thù. Luận về sự là các vụ gây tranh cãi, nghi nan, kinh hãi, bệnh hoạn, hao tán, bất thành, máu lửa.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Đằng xà lâm địa bàn
    (Dùng hình tượng và tính chất của loài rắn để luận cho sao Đằng xà)
    [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    Lâm Tý: Xà lâm Tý gọi là rắn sa xuống nước, tuy vốn là điềm hung hại cùng sự bất thành, nhưng cứ lòng dạ ngay thẳng thì do sự chân thật mà sẽ thoát khỏi nạn. Lại cũng là điềm gặp kinh sợ nghi nan, nằm mộng thấy ma quỷ, việc xấu xa, lòng dạ bồn chồn không yên.
    Lâm Sửu: gọi là rắn vào hang, tự con rắn trốn tránh, ứng điềm việc lo ngại tự nhiên tiêu tan, trong hoạ mà có phúc, hoạ phúc phân đôi.
    Lâm Dần: Xà thuộc Hoả được sinh tại Dần, và Dần là ngôi của Thanh long. Khi Xà lâm Dần địa bàn thì gọi là rắn nẩy mọc sừng nên đã biến hoá thành Rồng, là lúc thời vận đang hưng khởi, nên cầu tiến thân danh, nên dụng sự, tiến tới việc mình đang dự tính. Nếu thêm thấy Xà thừa thần được Vượng Tướng khí thì càng đúng là quẻ Rắn hoá Rồng, trong quẻ thấy Sơ truyền thừa Xà mà Dần được Vượng Tướng khí thì cũng ứng điềm tốt như trên. Nếu Dần bị Hưu Tù Tử khí thì gọi là Rắn hoá Thằn lằn, điềm thoái hoá, lớn hoá nhỏ, sang hoá hèn, chẳng nên dục vọng động tiến thân danh. Lại luận quẻ thấy Xà lâm Dần địa bàn hay thừa Dần thiên bàn thì phải tuỳ theo thời vận mình đang hưng thì mới nên động sự, còn khi đang suy vi thì phải giữ thân thủ cựu.
    Lâm Mão: Mão có tượng cổng cửa, là tượng rắn chặn cửa ứng điềm gia đạo bất hoà, gặp sự náo loạn gây gổ ồn ào trong nhà cửa, người thân trong gia đình gặp tai hoạ, điềm xảy ra vụ quan tụng sầu bi, đáng lo ngại, hay vụ máu lửa.
    Lâm Thìn: Thìn là ổ của Rồng, Rắn hoá Rồng, ứng điềm bọn tiểu nhân đang trá hình, quân tử hãy nên đề phòng về lòng dạ con người, như có sự nghi hoặc hay vừa thấy sự hung thì mau lánh cho xa. Lại cũng ứng về vụ đàn bà sinh đẻ. Chiêm hỏi về vụ thi cử, khoa giáp thì tốt, ứng điềm đỗ đạt cao – Long khoa. Lâm Tị: Tị là cung vị của sao Đằng xà, nghĩa là nhà của Rắn, rắn vào hang ổ, không có sự hại, nhưng sự việc chẳng xuất đầu lộ diện, mình cứ nên tiến theo nguyện vọng của mình.
    Lâm Ngọ: Ngọ là cung giữa trời, mặt trời đúng Ngọ, tượng Rắn lướt trên không trung để vượt lên, hãy tiến theo nguyện vọng của mình, cầu tài quan đều được thuận tiện. Xà lâm Tị Ngọ cũng ứng hay điều lo sợ hao huyền, lo sợ vu vơ.
    Lâm Mùi: Mùi là Mộc mộ, kho chứa cây, rắn vào rừng bụi, tất gặp sự u tối, điềm bị khẩu thiệt quan tụng, phòng việc mờ ám đang tới, rất cẩn thận đường bộ, từng bước đi, lời ăn tiếng nói.
    Lâm Thân: Xà thuộc Hoả khắc Thân Kim, ấy là ngoại chiến vốn đã ứng điềm hung, nay Đằng xà (Tức Tị) với Thân là Tam hình, cộng thêm sự hại. Tị đối với Thân vừa là Tam hình, vừa là Lục hợp, lại tương khắc. Do vậy, Xà lâm Thân gọi là hình hợp khắc chiến, đó là hợp nhau để cạnh tranh mà làm hại, gây hại cho nhau. Thân thuộc Kim là loại gươm đao, là quẻ rắn ngậm gươm là hại người, động sự bất cứ điều gì cũng bị tai nạn hay thất bại.
    Lâm Dậu: Xà khắc Dậu nên cũng ứng điềm hung, nhưng nhờ có Đức hợp nên gặp hoạ có lẫn điều phúc. Động sự việc hay tiến dụng cũng có điều may, nhưng phải phòng quan tụng. Dậu có tượng răng, điềm Xà mọc răng đồng nghĩa với rắn cắn, điềm bị khẩu thiệt, điềm quái dị. Đàn bà thường bị bệnh hoạn, tật nguyền, gặp tai nạn, điềm Nữ giới chẳng đủ (thiếu xót) tâm ý giận dỗi. Còn đàn ông, Nam nhi thì mắc chứng bệnh phong. Xà cư Dậu là gặp kẻ khác đang ganh ghét mình.
    Lâm Tuất: Xà thuộc Hoả, mộ tại Tuất, là tượng rắn bò vào gò mộ để ngủ, xuống trùng lột da, điềm thoát khỏi sự nguy, thoát khỏi tai hoạ, lo buồn tự nhiên tiêu tan. Rắn nhập mộ là rắn sợ người phải đi lánh thân.
    Lâm Hợi: Xà thuộc Hoả, tuyệt tại Hợi, là lúc tuyệt ý nghĩ hại người vì rắn nhắm mắt, điềm thoát tai nạn. Lửa Xà gặp Hợi Thuỷ thì không hoành hành, không làm ngang ngược được. Sơ truyền là Hợi thiên bàn thừa Đằng xà ứng điềm tôi tớ gái trốn đi hoặc điềm hao tài, vì Hợi là cung vị của sao Huyền vũ chuyên ứng vụ thất thoát, hao mất và trốn tránh. Nên nhớ: Xà không lâm Tuất Hợi địa bàn, khi luận gặp tuổi Tuất Hợi, hay gặp Năm Tháng Ngày Giờ Tuất Hợi.
    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]3. Chu tước
    Chu tước thiên sự: trên thiên đình thì Chu tước là chức Võ lâm tướng quân, trong lôi bộ là vị thần hú gió, nghĩa là làm ra mưa gió (Lôi bộ là nơi gồm những vị thần tạo ra mưa, nắng, gió, sấm, sét). Chu tước bản vị tại Bính Ngọ – Dương Hoả, chính Nam, cung Ly, nơi tột bậc của khí ương, nơi bắt đầu sinh khởi khí âm. Do vậy gọi là vị thần chẳng đủ, nghĩa là tuỳ thuộc dương mà chẳng trọn dương. Mặt trời giờ Ngọ là lúc sáng cực điểm và cũng là lúc hạ xuống dần dần. Nơi nóng cực điểm, lửa bay vàng chảy. Chu tước được vượng tướng khí trong mùa Hạ, tháng 4-5- 6, thích hợp với các sao Bạch hổ, Thái âm, nhưng rất kỵ sợ các sao Thiên hậu, Thiên không.
    Chu tước sở chủ: chuyên ứng về các việc văn thư, biện thuyết. Là một hung tướng, đắc địa thì ứng về văn chương, ấn tín, sắc lệnh, đến công phủ nhận sắc lệnh. Thất địa thì ứng điều hung như khẩu thiệt, sự nóng giận như điên, như dại, kiện tụng, lạc mất văn thư, tổn thất tiền tài cùng vật dụng hoặc lục súc bệnh hoạn ốm đau. Chu tước cũng ứng các loại có cánh đang lớn lên, các loại làm bằng lông cánh, bút mực, tin tức, lời ăn tiếng nói, ấn tín, công văn, việc chính phủ, các sự việc có dính dáng đến giấy tờ. Thấy Chu tước ứng điềm hung mà Chu tước thừa thần Vượng Tướng khí, lại ngộ thêm Tam hình hay Tam sát thì tai hoạ càng thêm nặng, nếu thừa thần Hưu Tù Tử khí thì tai hoạ được giảm bớt nhẹ đi. Chu tước thừa thần khắc Can thì chắc gặp vụ khẩu thiệt, tranh cãi, lòng dạ bất an không được yên ổn. Chu tước với thừa thần của nó tương sinh hay tỷ hoà là ứng điềm có tin tức, ấn quan quyền hành. Thừa thần của Chu tước sinh Can mới thật sự tốt. Thừa thần của Chu tước lại chính là Thái tuế và cùng với Quý nhân thừa thần tương sinh thì đúng là quẻ được ấn tín, quyền hành lên quan. Sơ truyền thừa Chu tước khắc Can thì chắc hoạ dấy lên, việc quan tới cấp kỳ. Chu tước lâm Mạt truyền là có tin tức từ nơi xa đến, thêm Dịch mã thì càng chắc có thư tín công văn đến. Chu tước cũng ứng về vụ trao đổi hồ sơ, văn tự. Chiêm hỏi về việc công chính mà thấy Chu tước nghịch hành và thừa thần của nó khắc Can thì thế nào cũng bị quan trên khiển trách, trách mắng. Còn Chu tước thuận hành và thừa thần của nó sinh Can thì công việc được nó suôn xẻ, không đáng ngại. Chiêm hỏi về các việc thi cử, văn sách, nộp đơn, xin việc làm, dù Chu tước không nhập Tam truyền thì cũng tìm sao Chu tước để xem xét.
    Như Chu tước thừa thần chính là Thái tuế (tên năm) hay Nguyệt kiến hay Nguyệt tướng, hoặc Chu tước thừa thần cùng với Thái tuế, Nguyệt kiến, Nguyệt tướng tương sinh hay tác Tam hợp và ngộ Đức- Lộc, lại được địa bàn sinh là quẻ tốt, được trúng cử, được trọng dụng. Chu tước bị địa bàn khắc hoặc gặp Tuần không hoặc lâm Tử Tuyệt địa (theo Trường sinh cục) hoặc cùng với Can tương khắc thì sẽ không đắc cử, không được trọng dụng. Nếu khoá thể và Tam truyền tốt thì chưa hẳn xấu, phải xem xét kỹ lưỡng lại. Quẻ thấy Sơ truyền Sửu thừa Chu tước và Thiên hỷ lại lâm Mão Dậu địa bàn thì ứng điềm tốt về công chính, văn tự, giấy mời, cũng là điềm báo có mưa gió liên miên dài ngày (bởi Sửu là Vũ sư là vị thần làm mưa và tại Sửu vốn có ký can Quý thuỷ, gặp Chu tước là thần gió lại lâm Mão Dậu địa bàn là động thiên giới, động sông hồ. Hai vị thần làm mưa gió mà tới huy động tại thiên giới, sông hồ thì tất phải mưa gió nhiều ngày). Hoặc sẽ có bậc lãnh tụ, Vua chúa ngự đến đem ân trạch tới, như trời mưa xuống cho cây cỏ xanh tươi, lại thừa Thiên hỷ chủ sự thoả mãn và vui mừng như đón tiếp khách mời sang trọng, bởi sao? Bởi Sửu là ngôi của Quý nhân tất ứng về bậc cao cả đem ân trạch đến, như trời mưa xuống cho cây cỏ xanh tốt, và có thừa Thiên hỷ chủ sự vui mừng và thoả mãn. Chu tước thuộc Hoả, nếu gặp Hoả thần như Tị Ngọ hay gặp các Hoả sát như Hoả quang, Hoả chúc, Thiên hoả, lại chiêm vào mùa Hạ thì kết quả Hoả quá thịnh vượng, quẻ ứng điềm có vụ thiêu đốt như nhà cháy, phóng lửa. Mùa Xuân chiêm quẻ ngày Kỷ Mão, gặp Phục ngâm quái thì ở Tam truyền có Chu tước thừa Ngọ là Hoả thần và Hoả trúc, lại lâm Ngọ địa bàn - Tam truyền là Mão Tý Ngọ t−ơng Hình, tương Phá, tương Xung (Mão Tý tương hình, Mão Ngọ tương phá, Tý Ngọ tương xung). Quẻ như vậy tất ứng điềm gặp hoả hoạn nguy hại. Nhưng bản thân là quẻ Phục ngâm chủ sự im ấn bất động và Ngọ hoả là hào chủ động, tuy mùa Xuân thì được tướng khí nhưng lại sinh can Kỷ thổ nên chẳng thiệt hại, ảnh hưởng gì tới thân.
    Chu tước khai khẩu: tháng giêng thừa Tị thiên bàn, tháng 2 thừa Thìn, tháng 3 thừa Ngọ, tháng 4 thừa Mùi, tháng 5 thừa Mão, tháng 6 thừa Dần, tháng 7 thừa Thân, tháng 8 thừa Dậu, tháng 9 thừa Sửu, tháng 10 thừa Tý, tháng 11 thừa Tuất, tháng 12 thừa Hợi thì gọi là Chu tước khai khẩu, chim tước mở miệng, ứng sự gây cãi rất ầm ĩ huyên náo, tranh đấu nhau bằng lời lẽ, miệng lưỡi rất hung hăng, dữ tợn. Chủ việc tranh chấp đòi lại.
    Chu tước hàm vật: tháng giêng Chu tước thừa Dậu thiên bàn, tháng 2 thừa Tị, tháng 3 thừa Sửu, tháng 4 thừa Tý, tháng 5 thừa Thân, tháng 6 thừa Thìn, tháng 7 thừa Mão, tháng 8 thừa Hợi, tháng 9 thừa Mùi, tháng 10 thừa Ngọ, tháng 11 thừa Dần, tháng Chạp thừa Tuất thì gọi là Chu tước hàm vật (như ngậm vật ăn), ứng điềm lành về hôn nhân, may mắn được tiền bạc, quà tặng.
    Chu tước thừa khí: Chu tước thừa thần được Vượng khí thì ứng điềm quan nhân khẩu thiệt, Tướng khí thì ứng điềm tiền bạc hôn nhân, Hưu khí thì ứng điềm bị bệnh nơi Tim, bụng, ngẹt mũi, lùng bùng lỗ tai, bệnh huyết áp. Tù khí thì ứng việc tù tội, giam hãm sinh khẩu thiệt. Tử khí thì ứng việc chết chôn sinh ra khẩu thiệt.
    Chu tước vật loại: Chu tước thuộc về loại lông cánh, tin tức, văn chương (thời xưa dùng lông chim làm bút viết, dùng bồ câu đưa tin, thư tín). Luận người thì Chu tước ứng người đàn bà kinh cuồng khổ sở, hoặc dạng tiểu nhân. Luận quỷ thần là Táo thần. Luận về bệnh là bệnh tim bụng, cửa khiếu phía trên hoặc bệnh nôn mửa, âm thũng. Luận thực vật là hột của ngũ cốc. Luận về thú là loại có cánh bay. Luận về sắc là mầu đỏ có lẫn đen. Về số là số 9. Chu tước ứng về gió.
    Chu tước ứng nhân sự: về người là hạng chạy giấy tờ, hạng công lại làm việc giấy tờ như thư ký, tuỳ phái viên, người đưa công văn thư tín.

    Chu tước lâm địa bàn
    Lâm Tý: Tý thuỷ khắc Chu tước Hoả nên chim tước bị thương, bị gãy cánh xa xuống nước, điềm bị tai nạn. Lại cũng là điềm có ấn tín của quan chức, vì Chu tước Hoả thì Tý thuỷ tác Quan quỷ. Chủ việc không thành.
    Lâm Sửu: Can Quý thuỷ ký tại Sửu, vì vậy chim tước bị bể đầu, hay chim tước nhắm mắt, ám chỉ sự sai lầm, điềm bất lợi, không nên hành động việc gì mà chỉ nên thủ cựu. Chu tước ngôi vị tại Ngọ hoả, mà Ngọ với Sửu tác Lục hại, nên ứng điềm bị thiệt hại. Lại là điềm có tranh chấp, kiện tụng đến nhà đất, điền sản, vườn tược. Lâm Dần: ứng điềm chim tước làm tổ, ứng sẽ được tin tức, văn thư từ xa đến nhưng bị chậm. Cũng là điềm văn thư bị im ẩn, bị ỉm đi, bởi chim làm tổ bận không để ý đến công việc. Lâm Mão: cũng giống như lâm Dần địa bàn.
    Lâm Thìn: Thìn là Thiên la (lưới trời) nên chim tước bị sa lưới, điềm gặp ngục tụng, kiện tụng, văn tự bị mất lạc hay bị sai sót, nhầm lẫn. Lại cũng là điềm có tin đến.
    Lâm Tị: Tị là nơi lửa đang hung phá, chim tước đang bay cao, điềm tin nơi xa đang đem đến sắp tới nơi, ban ngày càng ứng chắc như vậy.
    Lâm Ngọ: Ngọ là chính ngôi của Chu tước, cũng là cung chính giữa trục, nên gọi Ngọ là Chính ty, Quan thự (nơi làm việc), Chu tước đến Ngọ là chim ngậm thẻ lệnh, điềm hung, ám chỉ vào vụ án xử tội nhân, có thể bị tù ngục. Lại cũng là điềm sắp xảy ra việc quái lạ.
    Lâm Mùi: Mùi là Mộ của Mộc, mà Mộc sinh Chu tước Hoả, nên Mùi là mồ mả của Cha mẹ Chu tước. Với ý này ứng điềm Chu tước khóc mộ, điềm bi ai sầu thảm. Mùi cũng là cung vị sao Thái thường, nên chuyên chủ về ngũ cốc vật thực, được ăn uống, rất thuận với việc cầu tài.
    Lâm Thân: Chu tước Hoả khắc Thân kim, tượng chim mài mỏ, điềm gặp sự kinh sợ, việc kỳ quái đưa đến. Thân là cung vị sao Bạch hổ chủ sự đạo lộ, việc đi đường và truyền tin tức, còn Chu tước chủ sự văn thư, nay Tước gặp Thân chắc phải có tin âm giữa đường và sắp đưa đến tận nơi. Lại cũng là điềm truyền phao tin giả dối, nghe thì phải suy nghĩ rất cẩn thận kẻo lầm.
    Lâm Dậu: Tước khắc Dậu, giờ Dậu là lúc loài chim kêu rầm rộ tìm nơi ngủ. Chiêm quẻ ban đêm tất gặp sự sầu bi, buồn phiền, khẩu thiệt, tật bệnh, quan hoạ. Lại là điềm quan nhân bị giáng cấp, điềm mất uy tín quan hệ và sự phao truyền tin giả dối, dựng truyện bịa đặt, nói xấu.
    Lâm Tuất: Tước thuộc Hoả mộ tại Tuất, chim Tước đến mộ điềm bị nguyền rủa, nói trời, nói đất. Cũng ứng như lâm Thìn địa bàn.
    Lâm Hợi: Chu tước Hoả thì Tuyệt tại Hợi, chim tước cùng đường, tuyệt lộ. Nên thư tịch giữ yên thân phận, không nên hành động, khởi tiến, dụng mưu, hiến kế, tìm tòi. Lại cũng là Chim tước bị sa xuống sông, điềm hao tổn tiền bạc. Chu tước không bao giờ lâm Dậu Tuất Hợi Tý địa bàn, song vẫn kể đủ để tiện đoán khi gặp thời sở Dậu Tuất Hợi Tý tương đối với Chu tước. Ví dụ như Chu tước thừa Dậu Tuất Hợi Tý thiên bàn hoặc gặp tuổi hay năm tháng ngày giờ Dậu Tuất Hợi Ty…

    4. Thiên hợp
    Thiên hợp vốn là sao Lục hợp đổi tên vì sợ nhầm với Lục hợp cách.
    Thiên hợp Thiên sự: Trên thiên đình thì Thiên hợp là chức quan Đại phu xem xét việc lương lộc. Trong Lôi bộ là Vũ sư, vị thần làm mưa. Thiên hợp là một cát tướng, là trưởng nữ của Thanh đế ngũ âm, bản vị tại ất Mão, âm mộc, phương chính Đông, Vượng khí vào mùa Xuân, ba tháng: Giêng- 2- 3, thích hợp với sao Thanh long, Thái thường, rất kỵ sợ những sao Thiên không, Bạch hổ, Thái âm, Thiên hậu.
    Thiên hợp sở chủ: Thiên hợp chuyên ứng về việc hôn nhân, vui mừng, lễ tiệc, bổng lộc, tin tức, cầu vọng, mua bán, thai sản, mai mối, vật quý, tài vật của tư riêng ám muội, di chúc, vườn cây, thuyền xe. Khi gặp thời sở bất cập thì cũng ứng điềm có vụ gian dấu diếm, trước vui mà sau buồn, tiểu nhân hoặc con gái sầu lo, lục súc chết mất. Thiên hợp cũng thuộc về cửa nẻo, đường xá, sự canh cải, đổi dời. Thiên hợp là vị thần hay giúp đỡ làm cho hoà hợp mọi sự việc, ứng điềm có phúc, làm cho nhu thuận, làm cho thông thẳng những điều khuất khúc, quanh co.
    Hỏi sự việc có tính hoà hợp thì sự việc đó dễ thành lắm. Tuy nhiên, thừa thần của Thiên hợp sinh Can mới hoàn hảo, thừa thần của Thiên hợp khắc Can thì sẽ đố kỵ cầu sự hoà hợp, dẫn tới hao phí tiền bạc. Thừa thần của Thiên hợp khắc Can lộc thì tất có việc quan tụng. Đắc địa là hạng văn nho học thức, thất địa thì hành tăng đạo hoặc hạng người làm điều dối giả, điều ám muội, hành động bất minh, bất chính. Thiên hợp thừa thần khắc Can cũng ứng điềm vợ chồng khẩu thiệt, nếu gặp thêm Ly thần thì chắc vợ chồng sẽ biệt ly. Như thừa thần chính là Can thần hay Hợp thần, gặp Thiên hợp nội chiến hoặc ngoại chiến, cùng Can tương khắc cũng ứng điềm chia ly. Với quan nhân Thiên hợp ứng việc thêm lương bổng, thăng cấp bậc. Với thường dân ứng điềm hội họp ăn uống, điều vui vẻ.
    Thiên hợp thừa thần được Vượng Tướng khí lại cùng Thiên hợp tương sinh và nhập Tam truyền là quẻ chắc có hôn nhân tốt đẹp, việc sinh đẻ vui mừng hoặc được tài vật ưa thích. Thiên hợp thừa thần bị Tù Tử khí, lại cùng Thiên hợp tương khắc hay cùng địa bàn tác Tam hinh-Lùc xung-Lục hại và nhập Tam truyền tất vì cạnh tranh tài vật mà sinh ra khẩu thiệt, tranh cãi, nói xấu, chửi rủa hoặc bị âm nhân quấy nhiễu làm hại. Thiên hợp thuộc mộc gặp kim–Thổ thì tương khắc, gặp Thuy-Hoa? thì tương sinh.
    Thiên hợp thừa Dậu Tuất thiên bàn thì thường có quạ đen dòm ngó giếng, ứng điềm nô tỳ trốn đi. Nếu ở Tam truyền thấy có Thiên hợp thừa Tuất thiên bàn và lâm Mão Dậu địa bàn thì chắc chắn là điềm tôi tớ đánh cắp tài vật rồi trốn đi. Chiêm hỏi về vụ trộm cắp, cướp, mà thấy Thiên hợp cùng Mão Dậu có mặt ở Tam truyền thì không thể nào tìm bắt được, bởi Thiên hợp vào Mão Dậu đều là những cái cửa riêng tư rất thông thuận cho bọn gian tư trốn tránh, ẩn tàng. Sơ truyền là Mão Dậu thừa Thiên hợp ắt xảy ra vụ gian tà dâm vậy. Quẻ thấy Thiên hợp cùng Thiên hậu đồng nhập Tam truyền thì gọi là quẻ Giao long dật nữ, ứng vụ gian dâm bất chính và phải phòng xảy ra điều thất lạc, trốn tránh.
    Thiên hợp thừa Thân Dậu thiên bàn là ngoại chiến, còn thừa Thìn Tuất Sửu Mùi thiên bàn là nội chiến. Ngoại chiến thì ứng việc bất an từ bên ngoài khởi động, vậy nên riêng lo hay cầu vái thánh thần mới có thể ổn thoả được. Nội chiến thì ứng điềm phụ nữ âm mưu để làm thành tựu việc riêng tư, giấu diếm hoặc là điềm anh chị em gây tranh cãi nhau.
    Thiên hợp thừa Tý Ngọ Mão Dậu thiên bàn hay lâm Tý Ngọ Mão Dậu địa bàn đều gọi là quẻ Thiên hợp bất hợp, ứng điềm chia ly, hai bên phân cách, việc âm tư bất chính, mỗi bên đều có ý kiến riêng dấu diếm bất minh, sinh điều hung hại (Trong 24 tiết khí, ở những tháng Tý Ngọ Mão Dậu có tiết: Xuân phân - Hạ chí – Thu phân - Đông chí là những kỳ hạn mà 2 khí Âm Dương phải phân ly, nên gọi là Tứ ly. Theo Trường sinh cục thì gọi Tý Ngọ Mão Dậu là Tứ bại. Phàm gặp Tứ ly, Tứ bại tất không thành hợp được). Thiên hợp thừa Tị Hợi thêm Dịch mã hay Thiên mã hoặc Sơ truyền gặp Đạo thần là quẻ đang có âm mưu dự tính đi xa.
    Đạo thần là người đi đường: tháng Giêng tại Thân thiên bàn, tháng 2 tại Tuất, tháng 3 tại Dần, tháng 4 tại Sửu, tháng 5 tại Hợi, tháng 6 tại Thìn, tháng 7 tại Tị, tháng 8 tại Mùi, tháng 9 tại Tị, tháng 10 tại Mùi, tháng 11 tại Thân, tháng Chạp tại Tuất.
    Thiên hợp thừa thần cùng địa bàn tương sinh mà hỏi về vụ sinh sản, mưu vọng là quẻ tốt. Nếu thừa thần mà bị địa bàn khắc thì ứng việc gian tà, việc gì cũng u ám nghi ngại.
    Thiên hợp thừa khí: Thiên hợp thừa thần được Vượng khí là điềm được thưởng tặng, quan nhân thăng quan chức, lên lương. Tướng khí là điềm có tiền tài lễ lộc trong sự cưới gả. Hưu khí là điềm bị bệnh tật, có việc phải thầm lén. Tù khí là điềm hôn nhân có liên đới tới việc tù ngục hoặc có việc gian dấu, âm mưu kế. Tử khí là điềm phải tranh dành tiền của hay việc chôn cất.
    Thiên hợp vật loại: ứng về các loại cây trúc, tre nứa. Biến dị là muối ăn, lông cánh. Về người là bạn bè, con trai, con gái, trẻ nhỏ, là người thợ khéo léo, nhà thuật sĩ, hạng quan quỷ hoặc người học thức cao thâm mà ở ẩn. Quỷ thần là vong linh người già cả. Bệnh là các chứng đau tim, bụng hoặc bởi hai khí âm dương chẳng điều hoà mà sinh đau yếu. Ngũ cốc là muối ăn, lúa gạo. Thú vật là loại thỏ, mèo, hồ ly. Thực vật là món ăn có mùi ngon ngọt. Về sắc là màu xanh ẩn trắng, màu sáng rực rỡ. Về số là số 6. Về sự việc là những việc có tính kết tụ, tổ chức, trao đổi, hội họp, kết bạn, trai gái gặp nhau, những việc vui mừng, tiền tài, lợi lộc. Thiên hợp ứng về mưa.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Thiên hợp lâm địa bàn [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]Thiên hợp tượng hôn nhân, sự hội họp, cô dâu. Dựa vào nhân và sự ấy để luận hoạ phúc.
    Lâm Tý: Mão là cung vị của Thiên hợp, lâm Tý tức là Mão Tý tương hinh-hài nhau, phản mục trái mắt nhau, điềm lấy ơn làm oán, vô lễ, việc trái trở, vợ chồng chẳng thuận hoà.
    Lâm Sửu: Sửu là mộ của Kim, tức kim kho vàng bạc, ứng điềm cô dâu vào kho lấy đồ trang sức để trang điểm cho nghiêm nghị, cho ra vẻ, là quẻ hôn nhân thành đạt vậy. Lại cũng ứng điềm ốm bệnh vì Sửu là Mộ của kim, mà Mộ kim tất ám khắc Thiên hợp mộc.
    Lâm Dần: Dần thuộc Dương mộc, Thiên hợp thuộc âm mộc, đồng loại tỷ hoà lại đủ âm dương tất phải phối hợp nhau để làm nên sự thịnh vượng cho nhau (Tỷ hoà thì vượng khí) thật là đắc địa, điềm được thông suốt trong mọi sự việc, xuất hành, mưu vọng đều có kết quả tốt đẹp. Cũng gọi là quẻ ngồi xe trên đường, tượng người con gái lên xe hoa về nhà chồng, điềm hôn nhân thành toại với bao sự vui mừng. Lâm Mão: Mão là cửa nhà, Thiên hợp là cô dâu, tượng cô dâu bước vào nhà chồng để thành gia thất, điềm hôn nhân thành tựu.
    Lâm Thìn: Thìn là nơi lao ngục, tượng hành động trái nguyên tắc, làm sai phép, trái lễ thủ tục nghi thức. Điềm hôn lễ gặp thiếu xót sinh ra hiểu lầm, kiện tụng. Lại cũng là điềm hôn lễ cử lên đường, nên giữ mực trung, nên thông cảm với nhau thì hôn nhân mới được vẹn toàn.
    Lâm Tị: Tị là nguồn gốc sinh Kim, mà kim tất khắc mộc, nên ên hợp đến Tị là điềm đến xóm giặc, gặp sự kinh sợ, phiền giận, việc không được hài hoà, hao phí tiền tài. Lại cũng là điềm sắp có văn thư chúc mừng, tin tức, sách vở đưa đến.
    Lâm Ngọ: Ngọ thuộc cung Ly ngôi chính giữa, việc hôn nhân ắt phải chính đáng thành. Cũng là điềm được nửa, mất nửa, vui buồn lẫn lộn, mưu sự chỉ được toại ý phần nào mà thôi, vì Ngọ là nơi hai khí Âm Dương chia rẽ. Lại cũng gọi là đến nơi nhà khách, người đến hỏi quẻ có ý muốn biết về việc hôn nhân. Chiêm tháng Hợi là điềm trẻ em ốm đau vì Thiên hợp là tiểu nhi, còn tháng 10 thì Ngọ thừa Phục ương và Thiên quỷ là hai ác sát thường gây đau ốm.
    Lâm Mùi: Thiên hợp Bản gia tại Mão, gặp Mùi là Tam hợp, tượng cô dâu đang hợp ý mà tô điểm, trang sức, trang phục quần áo đẹp, điềm hôn nhân đã thành. Tượng giao nộp lễ vật.
    Lâm Thân: Thiên hợp bị Thân khắc là điềm gặp tổn thương như bị chạm tự ái, danh dự hay sức lực mệt mỏi, đau ốm. Lại cũng là điềm hứa hẹn hôn nhân sẽ thành nhưng phải chịu theo ý kẻ mai mối.
    Lâm Dậu: Dậu là cửa riêng để làm điều ám muội, nay Thiên hợp đến đó tất ứng sự dâm loạn và vì vậy mà có sự lén đi trốn tránh. Cũng là điềm trốn tránh để tính chuyện gian tà khác. Điềm thất lợi vì Thiên hợp bị Dậu khắc mà Dậu là một trong Tứ ly.
    Lâm Tuất: Tuất tức lao ngục, Mão Tuất Lục hợp, cũng gọi là hợp riêng lén, tư hợp, là điềm lén lút hội hợp nhau làm điều gian dâm không biết xấu nhục mà mang tội lệ. Lại cũng là điềm có thưa kiện trong hôn nhân hoặc có làm điều tội lỗi xấu xa. Quẻ này cũng ứng cho bậc bề trên như Ông, Cô chẳng bình yên. Lâm Hợi: Thiên hợp mộc được Hợi thuỷ sinh. Thiên hợp bản vị tại Mão tác Tam hợp Hợi Mão Mùi nên trong hôn nhân gặp nhiều thuận tiện và hài lòng. Hợi là nguồn sinh bền bỉ cho Thiên hợp mộc nên cứ bền chí, giữ yên sự bình hoà mà đợi hưng long, chờ đợi thời cơ sắp tới rồi hãy hành động thì tốt.

    5. Câu trận
    Câu trận thiên sự: trên Thiên đình thì Câu trận giữ chức Đại tướng quân hay Tả tướng quân. Trong Lôi bộ là vị thần làm mây hay kêu mây để chuyển mưa. Câu trận là một hung tướng, Bản vị tại Mậu Thìn, dương Thổ, phương Đông nam, Vượng khí trong Tứ quý, trong khoảng 18 ngày sau cùng của mỗi mùa hoặc cả bốn tháng 3-6-9-12. Thích hợp với sao Huyền vũ và Thiên không, rất kỵ sợ sao Thanh long và Thiên hậu.
    Câu trận sở chủ: Câu trận là Thổ trung ương, chứa đầy sát khí, giữ chức tướng quân, như đắc địa thì được bề trên ban quyền lệnh, còn thất địa thì ứng về hạng binh lính bất kham. Đại khái Câu trận là kẻ có oai quyền, chức giữ cửa, lại cũng như binh giáp (hình thức bề ngoài oai nghiêm). Tính của Câu trận rất ưa tranh kiện, hay chất chứa hai lòng, kẻ hai mặt. Nếu thừa sao Tang môn hay Điêu khách là người không có hiếu lễ, hạng lưu manh bất trị. Câu trận vốn ứng các sự việc lưu trì, chậm trễ. Lại chuyên ứng các việc binh trận, quan tụng kéo dài, việc công, ấn tín, cỏ dả, tranh chấp vụ nhà cửa, ruộng vườn, đất cát, ra đi lâu về. Ngoại lệ, Câu trận còn ứng bệnh hoạn, tai nạn dây dưa tổn thất tiền bạc. Đối với bậc quan mà Câu trận được Vượng Tướng khí và đắc địa thì ứng được ban ấn thụ, bội tinh, huân chương của Vua hay Chính phủ tặng thưởng tuỳ theo cấp bậc. Nhưng nếu bị Hưu Tù Tử khí và thất địa thì trái lại vì ấn thụ mà xảy ra điều hung hại. Chiêm hỏi vụ kiện tụng thì cần xem đến Câu trận thừa thần. Như thừa thần khắc Can thì khó biện bạch lý phải trái, lý chính đáng của mình. Bằng Can khắc thừa thần thì lý của mình sáng suốt, rất dễ thắng kiện. Lại còn phải xem đến Câu trận âm thần, khi âm thần khắc Can lại thừa hung tướng như Xà Hổ Chu và thừa hung sát như Phục ương, Nữ tai ắt phải chịu hung hại nặng nề vì chuyện kiện tụng.
    Câu trân âm thần sinh Can lại thừa Quý nhân là điềm được Quý nhân giúp sức cho thắng kiện, nhưng nếu Hành niên mà ngộ Tuần không thì ắt chẳng mấy hay. Chiêm hỏi vụ nã tróc là đi bắt trộm cướp, thì kể sao Câu trận là người đi tìm bắt và sao Huyền vũ là kẻ trộm cướp. Quẻ thấy Câu trận thừa thần khắc Huyền vũ thừa thần thì sẽ bắt được kẻ gian hoặc cung địa bàn thừa Câu trận khắc cung địa bàn thừa Huyền vũ thì cũng bắt được, có khi kẻ gian bị cùng khốn mà tự ra đầu thú hoặc thấy lâm Can cũng bắt được. Bằng quẻ thấy ngược lại thì không thể bắt được. Phàm chinh chiến, đi dẹp giặc cũng luận như vậy: Câu trận thắng Huyền vũ thì mình mới thắng được giặc. Xem về Trạch Mộ (nhà cửa mồ mả) mà thấy Câu trận thừa thần được Vượng Tướng khí lại lâm Trach-Mo Can-Chi. và sinh Trach-Mo Can-Chi. là điềm được yên ổn lâu dài. Bằng như thừa thần bị Hưu Tù Tử khí lại lâm Trạch Mộ Can Chi là điềm bất lợi, không hợp địa cảnh, do ảnh hưởng về điều đó mà bị việc quan quấy nhiễu. Xem về thưa kiện mà thấy Câu trận lâm Sơ truyền, mà Sơ truyền bị Hưu Tù Tử khí thừa ác sát là quẻ rất xấu, luận về tội ắt phải chịu hình phạt nặng nề hay bị ám hại nhục nhã. Dù chiêm hỏi sự việc khác mà gặp quẻ như vậy cũng có thể xảy ra vụ kiện thưa.
    Câu trận bạt kiếm: tháng giêng thấy Câu trận thừa Tị thiên bàn, rồi lưu theo chiều nghịch 11 cung còn lại thì gọi là Câu trận bạt kiếm, nghĩa là Câu trận rút gươm, điềm gặp bệnh tật, có sự tàn hại lẫn nhau. Câu trận thừa thần khắc Can là điềm tai hoạ vấn vương, việc công hay việc tư riêng đều kéo dài lâu ngày mà chẳng có lúc nào tạm an nhàn. Can khắc Câu trận thừa thần thì nên đảm đương công việc. Câu trận thừa thần khắc Can thì việc quan ắt đến, còn việc tốt thì bị chìm mất đi, thêm Thiên mã, Dịch mã ắt có kẻ ở xa đến làm hại mình, cũng như mình ở xa nhà thì cũng không tốt cho vụ đạo lộ đi đường. Nơi phương hướng nào gặp sao Câu trận là phương hướng đó, cung đó không tốt.
    Câu trận tại phương Dần thì quan lại, quân nhân gặp dồn dập tai hoạ. Câu trận về phương Hợi thì gặp tai hoạ đột ngột bất ngờ tới. Câu trận cư Tý thì ra vào chẳng yên, cư Tị Ngọ thì tình thế kéo dài lâu, cư Thìn Tuất là ở vào thế khó giãi bầy. Câu trận nội chiến hay ngoại chiến thì mất hết cả phúc. Trung truyền và Mạt truyền thừa cát tướng và khắc Câu trận thừa thần là quẻ được lợi.
    Câu trận thừa thần khắc Can, nhưng Sơ truyền không phải lấy tại Can mà chính là Trung Mạt truyền lấy tại Can, đồng thời Trung Mạt khắc Câu trận thừa thần cũng là quẻ không hung hại, thân mình ra khỏi cảnh u sầu trong các vụ trói buộc giam cầm. Còn như Sơ hoặc Can Chi thượng thần tác Quỷ, dẫu Trung và Mạt truyền có thừa cát tướng thì quẻ vẫn xấu.
    Câu trận thừa khí: Câu trận thừa thần được Vượng khí ứng về hàng quan nhân tranh đấu nhau. Tướng khí là hạng quan nhân tranh kiện. Hưu khí ứng về vụ tranh chấp bệnh tật hay điền trạch. Tù khí là điềm tranh kiện mà có liên đới đến tội cầm cố. Tử khí ứng điềm cạnh tranh tiền tài, vật dụng mà có liên hệ đến người chết hay vụ chết chôn. Câu trận ứng nhân sự: là một hung tướng, về người thì Câu trận ứng là người quen cũ, người làm nghề nhà binh, bộ đội, công an, binh sĩ, quân sĩ, người đàn bà xấu xí. Người thường dân thấp hèn. Luận về sự là vụ kiện thưa, tranh đấu, tranh chấp về nhà cửa, thụ ấn tước, tụ tập đông người, huyên náo, ầm ỹ, toàn là những việc tranh chấp dây dưa, kéo dài, lâu, cũ. Luận về Quỷ thần là ng−ời chết oan thành quỷ hoặc Quỷ nơi mồ mả, quỷ nơi điền trạch. Luận về bệnh là chứng đau tim, đau bụng, nóng lạnh, ung thủng có máu. Luận về ngũ cốc là trái cây. Luận về thú là động vật dưới nước. Luận về sự biến dị là loại hư tổn, xưa cũ, đồ cổ. Luận về sắc là mầu đen. Luận về số là số 5.

    Câu trận lâm địa bàn
    Câu trận thuộc về tranh đấu, hình tụng, binh tướng, quân nhân, việc công phủ. Dùng các tượng này để luận hoạ phúc.
    Lâm Tý: Tý thuộc phương chính Bắc, là nơi ẩm thấp tối tăm. Câu trận là người mang đao kiếm tới đó (Tý), nên ám chỉ vào nơi giấu diếm vũ khí, điềm có kẻ âm mưu gây tai hoạ. Lại là điềm đến cửa quan thưa kiện kéo dài, sự việc thay đổi rất lôi thôi trong vụ tiền bạc, bị lăng nhục, xấu hổ, tâm không yên. Lâm Sửu: Sửu là công đường, Câu trận đến Sửu thường sinh điều hung hại, bị khiển trách, bị lăng nhục, bị doạ nạt. Vả lại tại Sửu có ký can Quý thuỷ cùng với Câu trận tương khắc, tất ứng điềm hung.
    Lâm Dần: Câu trận bị Dần mộc khắc, Dần lại là Công tào, tất gặp sự xử tội nguy thân, ứng điềm tù ngục hoặc phải chịu cho kẻ khác chế ngự, bó buộc, khống chế. Cũng là điềm có việc quan, đến nhà quan chức. Nếu là quan chức nhỏ thì bị tai hoạ liên đới. Chỉ có việc dâng đơn, hiến kế là tốt, cầu xin việc nơi quan thự thì hay.
    Lâm Mão: Mão có tượng cửa nhà, thuộc mộc khắc Câu trận thổ, ứng điềm tù ngục, cũng là điềm dời đổi chỗ ở, nhà cửa không yên, trẻ nhỏ đau yếu, gặp việc quan.
    Lâm Thìn: Thìn là ngôi của Câu trận, khi Câu trận thừa Thìn thiên bàn thì gọi là Câu trận giao hội, ứng điềm bị liên miên tai hoạ nặng. Câu trận lâm Thìn địa bàn ứng việc tù tụng liên đới, sự oan ức của mình khó mà giãi bầy được.
    Lâm Tị: Tị là lò lửa đúc ấn, Câu trận là vị tướng quân, nay gặp nhau ứng điềm quan nhân thụ ấn lệnh, vui mừng quan chức, được thưởng tặng, thêm tước lộc.
    Lâm Ngọ: Câu trận vốn có tính câu liên, lưu trì (dây dưa và lâu). Câu trận đến Ngọ tham được sinh dưỡng mà ở lâu nơi sinh, quẻ ứng điềm vì tham lợi lộc mà phải che dấu để được lâu dài. Lại cũng là điềm phản bội trái mắt, bất hoà hay việc ở đâu đưa đến mà mình bị liên luỵ. Trăm sự đều bị kéo dài thời gian rất lâu.
    Lâm Mùi: là cung vị của sao Thái thường chủ về ăn uống, rượu tiệc có tượng như cửa hàng ăn uống, quán xá, nhà hàng. Nên gọi là Câu trận vào quán, cũng là điềm được ăn uống, điềm được lợi trong vụ nhà đất ruộng vườn. Lại cũng có tượng ngựa vào trạm, ý nói về quân lính đưa công văn (Bưu điện).
    Lâm Thân: Thân là nguồn gốc sinh Thuỷ nên gọi Thân là nguồn nước, vì vậy gọi là quẻ Câu trận qua sông, ứng điềm có sự thay đổi, dời đi nhưng vẫn tốt lành. Câu trận thừa thần tác Lục hợp với cung địa bàn Thân thì nên cầu tiền tài. Thân thuộc dương kim nên cũng gọi là quẻ Câu trận đeo gươm, điềm được oai dũng, hành sự ắt có kết quả tốt. Lại cũng là điềm mọi sự hay bị chậm trễ. Lâm Dậu: Cung Dậu là cửa hình trách, ứng điềm bị tra hình, xét hỏi, khiển trách. Cũng gọi là quẻ chứa mầm bệnh ở chân, sự việc rất khó có thể tiến lên.
    Lâm Tuất: Tuất là trốn lao ngục tối tăm, gọi là Câu trận bị nhập ngục, ứng điềm tù tội mà chẳng thể phân trần, thanh minh được. Cũng là điềm lui tới kiện thưa
    Lâm Hợi: Câu trận khắc Hợi thuỷ, nhưng Hợi là nguồn gốc sinh ra mộc khắc lại Câu trận thổ, ấy là Câu trận bị phản khắc ứng điềm phản phúc không thôi, sự việc luôn bị bất trắc không ngừng, chẳng lường trước được. Lại cũng là điềm dời quan đổi chức, xấu. Câu trận không bao giờ lâm Dậu Tuất Hợi Tý địa bàn, nhưng vẫn kể ra ở đây để tiện đoán khi Câu trận gặp các thời sở khác như thừa Dậu Tuất Hợi Tý thiên bàn hoặc gặp Tuổi hay năm tháng ngày giờ Dậu Tuất Hợi Tý.

    6. Thanh long
    Thanh long thiên sự: trên thiên đình Thanh long là Tả thừa tướng, ở Lôi bộ là vị thần làm mưa ngọt, mưa hợp thời tiết. Ngôi vị tại Giáp Dần, dương mộc, hướng Đông bắc thiên về hướng Đông, là con trai thứ 5 của Thượng đế, tính tuy thuộc mộc nhưng cũng có thuộc thuỷ cho nên mới làm mưa được, Thanh long ứng về mưa. Được Vượng Tướng khí trong mùa Xuân. Thanh long hợp với sao Thiên hậu, Thiên hợp. Rất kỵ sợ sao Bạch hổ và Thái âm. Thanh long là một cát tướng, ngày Giáp thì Thiên lộc tại Dần, ngôi vị của Thanh long cũng tại Dần, vì vậy gọi Thanh long là Lộc thần hay Tài thần, mang sinh khí hay sự sống nuôi dưỡng cho muôn loài cùng vạn vật trên thế gian. Thanh long là vị thần phò tá rất trung thuỷ, cao quý, rất có liêm sỉ, đoan nhã, chính trực. Thanh long đắc địa thì ứng điềm phú quý cao tột bậc, hạng người có đẳng cấp cao được tôn sùng. Hạng quan văn, người trí thức tử tế, thanh lịch. Còn thất địa thì hư mất vật quý hay tiền tài.
    Thanh long sở chủ: Thanh long chuyên ứng về văn chương, khế ước, thư từ, tiền bạc, thuyền tầu, phương tiện vận chuyển, cây cối, rừng rậm, áo quần, quan phủ, sự chuyển tiền, hạng tăng đạo, người quyền quý, hôn nhân hay lễ tiệc vui mừng, mai mối, thai sản, đại khái các việc vui tốt.
    Trái lại gặp thời sở bất hợp thì ứng các việc không may như khóc lóc, bệnh tật, kiện thưa, hao tiền tài, mất súc vật, xe hỏng, nhưng thường rơi vào quẻ xấu, hung quái mới ứng các việc bất lợi ấy. Xem về kiện tụng, tuy Thanh long là một cát tướng nhưng thấy ở Tam truyền có thừa sao Thanh long và thừa thần của nó khắc Can, đồng thời Can cũng bị địa bàn Hình, Hại, khắc hoặc có thừa ác sát thì cũng ứng điềm bị thua bại trong vụ kiện thưa. Đó là hỷ thần biến thành sát thần.
    Xem vụ đi rước dâu hay chiêm hỏi vụ cưới vợ, trong quẻ thấy Thiên hậu thừa thần khắc Thanh long (mộc) thì thế nào cũng bị tổn thất. Hoặc chính giờ đi rước dâu mà chiêm quẻ như vậy thì cũng không khỏi bị sai lạc hay mất mát. Bởi Thiên hậu là cô dâu, còn Thanh long bị khắc là chàng rể. Phàm cầu tài, hỏi về vụ tiền bạc thì rất cần xem đến Thanh long. Lục xứ có Thanh long và thừa thần của Thanh long được Vượng Tướng khí hay cung địa bàn của Thanh long thừa thần được Vượng Tướng khí hay Thanh long thừa thần lâm Vượng Tướng phương và cùng với Can Chi tương sinh tác Tam hợp, Lục hợp là điềm cầu được tiền tài, sự chi cũng hoà thuận, điềm lành thêm phúc đức (lâm vượng phương là cùng ngũ hành với địa bàn, lâm tướng phương là được ngũ hành của phương địa bàn sinh).
    Trái lại, Thanh long thừa thần bị Hưu Tù Tử khí hoặc với địa bàn tương khắc, cùng Can Chi tác Tam hình, Lục hại, Lục xung là điềm cầu chẳng được tiền tài. Thanh long thừa thần sinh Bản mệnh là điềm tiền tài tới, còn khắc Bản mệnh là điềm thoát tài, hao tán. Phàm hỏi về vụ hôn nhân và thai sản thì cũng tìm sao Thanh long mà luận tốt xấu như luận về vụ tiền tài.
    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Hỏi về vụ đạo tặc trộm cướp rất kỵ sao Thanh long nhập Tam truyền, bởi Thanh long là con ngựa chạy ngàn dặm, là con rồng biến hoá vô lượng nên không thể nào tìm bắt nó được. Chiêm hành nhân, hỏi về người đã ra đi thì người ấy đã đi xa và rời qua nơi khác rồi. Phàm chiêm bệnh thấy ở Tam truyền có Thanh long là do ăn uống rượu thịt vô độ hoặc hợp hoan với nhân tình quá độ mà mang bệnh. Vì Thanh long chủ sự ăn uống, vật thực cùng việc hoan hỷ hội tiệc.
    Thanh long gặp Tuần không là mất phúc. Phàm chiêm hỏi về quan chức mà người đến hỏi là quan võ thì xem tại Thái thường, còn người quan văn thì xem tại sao Thanh long. Thừa thần của những sao ấy cùng Can Chi tương sinh hay cùng với Can thượng hạ tác Tam hợp, Lục hợp thì được thuyên chuyển tốt. Còn thừa thần cùng với Can tương khắc hay cùng với Can thượng hạ tác Tam hình, Lục hại, Lục phá tất không thể thăng quan tấn tước (Nói Can thượng hạ là nói chữ Thiên bàn và chữ Địa bàn tại cung an Can).
    Như thấy Thái tuế (tên năm hiện tại) thừa Thanh long hay Thái thường cũng ứng điềm quan nhân được tăng lương, lên cấp bậc. Thanh long thừa thần khắc Can thì tiền tài hao phá. Nếu thừa thần lại chính là Bạch hổ âm thần khắc Can tất bị bệnh mà chết, hoạ nhỏ cũng chuyển thành ác nghiệt, quẻ như vậy mà gặp Tuần không địa bàn thì vô hại, gặp hoạ cũng qua khỏi. Phàm quẻ thấy Thanh long lâm Can Chi nhưng có thừa ác sát như Kim thần, Đại sát, Nguyệt sát, Chi hình là quẻ trong vui có lẫn buồn, đang vui lại xảy ra chuyện cãi nhau.
    Thanh long khai nhãn: Tháng 1- 4-7-10 thấy Thanh long thừa Dần thiên bàn, tháng 2-5-8-11 thừa Dậu thiên bàn, tháng 3-6-9-12 thừa Tuất thiên bàn thì gọi là Thanh long khai nhãn, ứng điềm thành tựu may mắn, vui mừng vì tai nạn tiêu tan.
    Thanh long đương ngoạ: mùa Xuân thấy Thanh long thừa Sửu thiên bàn, mùa Hạ thừa Dần, mùa Thu thừa Thìn, mùa Đông thừa Tị thì gọi là Thanh long đương ngoạ, nghĩa là Rồng đang nằm bệnh, điềm đang có hoạ theo người (Nên nhớ tháng 4 và mùa Hạ không khác nhau, như ở trên đã nói:
    Thanh long thừa Dần thì gọi là khai nhãn, mà ở dưới lại nói là Thanh long đương ngoạ, cùng một thời sở mà ứng nghịch khác nhau, nên nghiên cứu).
    Thanh long thừa khí: Thanh long thừa thần được Vượng khí là quan nhân thêm lộc vị. Tướng khí thì ứng vụ hôn nhân vui mừng. Hưu khí là ăn uống với bạn cũ. Tù khí ứng điềm tiền tài có quan hệ đến tù nhân hoặc việc tù ngục. Tử khí thì ứng về tiền tài hay vật liệu có liên hệ đến người chết hay vụ chết chôn. Thanh long vật loại: Luận về người thì Thanh long là hạng người quí phái, quan nhân, quan văn, người tu, người học thức, cao trí. Luận về Quỷ thần thì là thần Tư mệnh. Về bệnh là bệnh tim hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, chân tay tê mỏi, bại liệt. Về vật thực là loại cỏ cây, vật ăn được. Về thú là Rồng, hổ, beo, mèo. Về sắc là vàng xanh. Về số là số 7. Về biến thành thể chất khác lạ thì Thanh long là loại lông, cánh, tiền tài, vật dụng, quan quách, gông cùm.

    Thanh long lâm địa bàn
    Thanh long là tượng con Rồng, thuyền, việc vui…cho nên trong bài phải đề cập đến các sự vật ấy mà luận hoạ phúc.
    Lâm Tý: Tý thuộc Thuỷ, biến sinh Thanh long là chiếc thuyền, Tý Ngọ cũng là tượng đường đi, là quẻ được vui mừng cưỡi thuyền, ứng điềm may mắn về tiền bạc, vui vẻ đi xa du lịch, việc mình chủ động mà sinh ra việc vui mừng khác, gặp điều may mắn ở nơi khác đưa đến. Tý là ngôi vị của sao Thiên hậu rất hợp với sao Thanh long cát hỷ nên ứng điềm vui mừng may mắn vì vợ có thai nghén, hoặc cũng là điềm trong nhà có đàn bà chửa. Nữ nhân chiêm được quẻ này thường được thọ ơn Chính phủ.
    Lâm Sửu: Sửu thuộc âm Thổ, có chứa can Quý âm Thuỷ, là đất có lẫn nước, tức bùn, quẻ có tượng Rồng xa lầy, quanh co đất bùn, việc mình mưu tính không đúng theo kế hoạch, không được toại ý. Không nên mưu đồ những việc to lớn vĩ đại hay những việc quan trọng.
    Lâm Dần: Dần là ngôi vị, Bản gia của sao Thanh long, tượng rồng gặp rồng, quẻ cỡi Rồng, điềm được mời thỉnh, được nhiều người cầu thân, cầu cạnh với mình, cũng là điềm vui mừng về con cháu hay việc sinh đẻ của con cháu, gặp điều phúc đức. Cũng là quẻ Rồng cỡi mây, sự việc dự tính đã lâu nay ước nguyện được thành, rất vui mừng, mưu sự vừa ý. Rồng cỡi mây là lúc người quân tử hành động một cách vừa đúng ý đồ. Gặp vận tốt.
    Lâm Mão: Mão thuộc âm mộc, Thanh long thuộc Dương mộc, đồng một loại mộc mà có đủ Âm Dương nên là môi trường rất thích hợp và thân cận, quẻ ứng đông người muốn giao hảo, muốn cầu thân thích với mình. Mão là tượng con sông nước, Thanh long lâm Mão có tượng Rồng giỡn nước, điềm được trùng trùng tài lợi, điềm thời vận hưng khởi nên mưu sự tiến tới theo nguyện vọng hay công việc của mình. Mão ở chính Đông là cung Chấn, mà Chấn là lôi, sấm cho nên gọi là Rồng đuổi theo sấm, ứng điềm thời vận hưng khởi, nên mưu sự và tiến theo nguyện vọng của mình hay việc mà mình đang làm. Cũng là tượng Rồng giỡn trái châu, cho mình mưu cầu được toại ý.
    Lâm Thìn: Thìn là Mộ của Thuỷ và Thổ, Thanh long lâm Thìn có tượng Rồng nằm tu, chưa biến hoá được, là điềm tiền tài gặp bất trắc, gặp trở ngại, làm chậm trễ, điềm bất ngờ gặp sự ưu lo, rất buồn phiền.
    Lâm Tị: Tị là giờ mặt trời đang thượng tiến gần tới đỉnh, là nơi lửa viêm thịnh vượng, làm mây chạy mưa tuôn, Rồng đến càng thêm huy động trời làm mưa, ứng điềm khởi tiến, mưu sự có lợi, rất hợp với sự cầu yết kiến, trình diện, thăm hỏi. Tượng Rồng trên trời như người quân tử đi xa thực thi công việc, người quân tử sắp hành động.
    Lâm Ngọ: Ngọ là nơi khí Dương cùng tột và bắt đầu sinh Âm, tượng Rồng nhắm mắt, ứng điềm suy vi khó hành động như ý muốn, điềm hao tổn tiền bạc, lo buồn việc quan, điềm hung, sự hại. Vợ đang chuyển bụng sinh con là điều đáng lo ngại lắm. Ngọ thuộc hoả cho nên nói là thân Rồng bị đốt hoặc gọi là Rồng bị thương ở đuôi, ứng sự hại.
    Lâm Mùi: Mùi là Mộ của Mộc, Rồng nhập mộ, rồng gãy sừng, điềm chưa tới vận, cần yên tĩnh, giữ việc cũ, không nên hành động bất cứ điều gì. Nếu hoạt động điều chi khác tất gặp sự hung hại chẳng sai. Lâm Thân: Thanh long bị Thân kim khắc gọi là Rồng mài sừng, hoặc cũng gọi là Rồng tróc vảy, vậy nên yên tĩnh, nếu di động đi xa ắt gặp nguy hại. Thanh long thừa Dần Mão thiên bàn và lâm Thân Dậu địa bàn là Rồng gãy chân, gặp chuyện kiện tụng.
    Lâm Dậu: cũng như lâm Thân, cũng gọi là Rồng nằm lộ, nằm trên đất cạn khô, phải kiềm chế mình trong mọi việc mới yên, kiên quyết thủ tịch, động sự là hung hại đến ngay.
    Lâm Tuất: Tuất là Bản vị của sao Thiên không, là nhà của tiểu nhân, điềm bị tiểu nhân tranh chấp tiền bạc. Thanh long mộc khắc Tuất thổ là điềm đi đường nhưng ra vào mệt mỏi, có sự hung hại bất mãn. Lâm Hợi: Hợi Thuỷ là gốc nguồn sinh mộc Thanh long, rồng lội sông, điềm được đi thuyền, được lợi lộc, vui mừng, cũng là điềm vợ thai nghén hay trong nhà có đàn bà chửa. Cũng là điềm mình đang thực thi một việc nào đó, lại gặp thêm điều vui mừng khác nữa. Thanh long không bao giờ lâm Tuất Hợi địa bàn nhưng vẫn luận đủ ở đây để tiện đoán khi gặp các thời sở khác như Thanh long thừa Tuất Hợi thiên bàn hoặc gặp Tuổi hay năm tháng ngày giờ Tuất Hoi…..

    7. Thiên không
    Thiên không thiên sự: trên trời sao Thiên không giữ chức Tư trực quan, trong Lôi bộ là vị thần hoá làm bụi và sương mù. Lại cũng là vị thần khao khát mưa, Bản vị tại Mậu Tuất, thuộc dương thổ, hướng Tây bắc, được Vượng khí trong 18 ngày sau cùng của mỗi mùa. Thiên không ứng về nắng, dù rằng trời đang chuyển mưa. Thiên không là một hung tướng, vốn ứng điềm hung, thuộc về đất vôi khô, ngôi ở trung ương (chính giữa) rất nhỏ, rất thấp, đáng liệt vào hạng tiểu nhân, ty tiện, ấy là tượng nô tỳ, là tạp khí của trời đất, là vị thần dối trá của nhân gian. Thiên không đắc địa ứng hạng quan lại (chức quan phụ thuộc giầu có ít dối trá, ít mưu mẹo). Bằng thất địa thì ứng hạng tôi tớ, hèn hạ bị nhục mạ, mắng chửi. Thiên không là một vị thần lúc ẩn lúc hiện, lúc động thì không có lòng giúp đỡ ai, lúc tĩnh thì lại chứa đầy yêu khí lòng ma dạ quỷ. Thiên không thích hợp với các sao Huyền vũ, Thiên hậu, rất kỵ sợ các sao Thanh long, Thiên hợp, Thái âm, Chu tước.
    Thiên không sở chủ: Thiên không chuyên ứng việc liên hệ đến hạng tôi tớ, nô tỳ, hạng công lại, tiểu nhân, chợ búa, tỉnh thành, tiền bạc, khế ước, điều lệ, giấy tờ giao hẹn, tính của Thiên không chủ về dối trá, xảo trá, tính rất hèn hạ, làm cho hư mất, chẳng có sự thật, thị phi, khẩu thiệt, những vật huỷ bỏ, bại hư. Là một vị thần làm cho Có hoá ra Không, trống rỗng, làm cho thoát mất, vắng lặng, không gặp, thuộc về loại Không vong như Tuần không. Trong công việc thì Thiên không ứng về đường xá, bọn ti tiện làm tổn hại nhau.
    Phàm Thiên không lâm Tứ mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) gọi là Thiên không bị bế, có thể làm ra các việc nhỏ, nếu được thuận hành, thừa thần của nó Vượng Tướng sinh Can hoặc cùng với địa bàn tương sinh là điềm được vui mừng về tiền tài, tôi tớ đồng tâm, tiểu nhân vừa giúp. Nếu thêm thừa thần tác Tài hoặc thừa Thiên hỷ là do tiểu nhân hay tăng đạo mà được tiền tài, chẳng phải vậy thì cũng do sự hư trá, dối giả mà được nên công, thành việc. Như xem việc đúc chuông mà quẻ thấy Sơ truyền là Tị Ngọ Vượng Tướng thừa Thiên không và cùng địa bàn tương sinh thì sẽ đúc được chuông và được chuông tốt, tiếng kêu trong và ngân vang dài lâu. Như chiêm hỏi vụ thưa kiện đã lâu ngày mà thấy Sơ hay Mạt có Thiên không là điềm giải hoà, nhưng nếu chiêm mưu vọng thì lại là điềm bất thành, hỏi cầu tài cũng thất bại.
    Thiên không thừa thần Vượng Tướng khí lâm Can thì vận mệnh thông đạt trong sự mua bán. Xem hôn nhân mà quẻ thấy Sơ truyền thừa Thiên không lâm Can Chi ắt trong nhà ấy có người ở goá hay cô độc, chẳng như vậy thì cũng bán sạch sự nghiệp tổ tông để lại. Thiên không là sao giải hung, chiêm hỏi vụ tù ngục thấy Thiên không lâm Can thì được qua khỏi, như trên dưới kiện tụng nhau thì có thể hoà. Nhưng hỏi về bệnh thì rất nguy, bệnh có thể chết, vì Thiên không làm cho hoá ra không, gọi là sao Vô danh, với ý nghĩa này thì bệnh nhân sẽ bị ghi tên trong sổ bộ đời. Thiên không nội chiến hay ngoại chiến lâm Lục xứ, khắc Can Chi là quẻ súc vật chết, tôi tớ bỏ trốn đi, trẻ con gặp điều kinh nguy. Phàm chiêm Nô (tớ trai-cung Tuất thiên bàn) thì xem Hà khôi, còn chiêm Tỳ (tớ gai-cúng Dậu thiên bàn) thì xem Tòng khôi, nhưng cả hai đều phải dùng Thiên không là chủ yếu. Khi Dậu Tuất sinh Can Chi thừa cát tướng thì nô tỳ tốt, còn khắc Can Chi thừa hung tướng thì nô tỳ là hạng người xấu. Cần yếu là Thiên không thừa thần không bị địa bàn khắc, cùng với Can Chi tương sinh hay cùng với Can địa bàn, Chi địa bàn tác Tam hợp, Lục hợp là hạng nô tỳ giúp được việc, trung thành. Bằng quẻ thấy ngược lại thì bọn nô tỳ không trung thành, rất xấu. Thiên không thừa Thiên cương (Thìn thiên bàn) là hạng nô tỳ bất lương. Phàm chiêm phó nhậm, thi cử, tấu đối thấy Lục xứ có Thiên không đắc địa là điềm cát triệu, vì Thiên không là thần Tấu thư chủ sự về trình đơn, dâng sớ, trình bầy bằng văn bản hay thuyết trình bằng lời nói. Chiêm giao việc, uỷ quyền cho người khác làm thấy Thiên không nhập Tam truyền thì phải đề phòng gặp chuyền gian dối, cài bẫy đối với mình. Chiêm hỏi về Thổ công, mồ mả thấy Trạch Mộ an tại Mão Dậu địa bàn thừa Thuỷ thần (Hợi, Tý) và thừa Thiên không thì nền nhà hay mồ mả có mạch nước ngầm nhưng bị ngăn chặn gây nên ứ tắc bùn, rất bất tiện. Phàm tính theo Tuần Giáp hiện tại mà thấy Thiên không thừa Nhâm thần hay Quý thần thì gọi là Thiên không hạ lệ, điềm gặp chuyện buồn, bi thảm, khóc rơi lệ. Thí dụ trong Tuần Giáp Tý mà Thiên không thừa Thân Dậu thiên bàn thì gọi là Thiên không hạ lệ, vì Thân là Nhâm thần và Dậu là Quý thần. Hoặc như tuần Giáp Tuất thấy Thiên không thừa Ngọ Mùi thiên bàn thì cũng gọi là Thiên không hạ lệ.
    Thiên không thừa khí: Thiên không thừa thần được Vượng khí là điềm Quý nhân, bề trên khi dễ dối trá. Được Tướng khí thì có sự dối trá về tiền tài, vật dụng. Hưu khí thì bị người lừa dối. Tù khí thì trong việc hình ngục có sự lừa dối. Tử khí thì gặp sự lừa dối trong việc chết chôn.
    Thiên không vật loại: Chiêm về người thì Thiên không ứng cho hạng đàn bà xấu xí, người nghèo khổ. Chiêm quỷ thần là thần Táo, thần giếng nước hoặc tuyệt tự quỷ (người chết không có con để thờ cúng nên thành quỷ). Chiêm bệnh là bệnh chủ về nghẹn, tắc, táo bón. Về thú là loài chó sói. Về vật dụng là cái ấn thọ, vật rỗng không có lỗ như chuông mõ, hộp không, rỗng hay vật đã hư hỏng. Về sắc là màu vàng. Về số là số 5. Biến đổi hình thái lạ thì Thiên không là vật đã hư thối, xấu, dơ bẩn, gớm ghiếc.
    Thiên không lâm địa bàn
    Lâm Tý: Tý có tượng phòng để nghỉ, phòng d−ỡng bệnh, ứng điềm âm nhân bị họa hoạn, bị chìm đắm, điềm bị tiểu nhân lật đổ, tiểu nhân gặp vận bĩ tắc.
    Lâm Sửu: Sửu là Bản gia của sao Quý nhân, tượng người quân tử, Thiên không lâm Sửu tượng như tiểu nhân đứng bên hầu quân tử để xúi dục, phải phòng lời nói dối của kẻ dưới với bậc bề trên, tiểu nhân dối trá, không thật hình. Cầu việc nhỏ thì được.
    Lầm Dần: Thiên không bị Dần khắc gọi là phạm mâu, bị cướp lấy, tiểu nhân bị chế ngự, ứng điềm khẩu thiệt trong mọi việc chung hay riêng.
    Lâm Mão: Mão khắc Thiên không, Mão cũng là tượng cửa nhà, ứng điềm có người hung bạo đến nhà để gây hại, dối trá, phải cẩn thận đề phòng. Lại cũng là điềm tiểu nhân, nô tỳ bị hình phạt, răn dạy sửa trị. Lâm Thìn: Thìn là hung thần, Thiên không là hung tướng, gặp nhau tất ứng điềm hung hại to. Điềm gặp tiểu nhân hung ác.
    Lâm Tị: Tị là Can tuyệt của Thổ, Thiên không đến Tị thì dứt tuyệt thời vận tốt, điềm bị nhục mạ. Quẻ thấy Sơ truyền là Tị thừa Thiên không thì ứng điềm bị đau kết tụ máu.
    Lâm Ngọ: Ngọ là nơi văn minh, sáng suốt. Thiên không đến Ngọ gọi là biết chữ nghĩa, biết xét mình. Thiên không cũng là thần Tấu thư, điềm được tin tức thư từ.
    Lâm Mùi: Mùi là Bản vị của sao Thái thường, chuyên ứng việc rượu trà, ăn uống. Vì vậy Thiên không đến Mùi, tượng chạy theo tiền bạc, tất nhờ lời nói ngon ngọt, giả dối, với bộ mặt khiêm tốn mà được ăn uống, để được tán tài lộc. Cũng là điềm tiến tới, khởi làm ăn tất cầu được tài lợi nhỏ. Cũng là điềm ẩn chứa tật bệnh.
    Lâm Thân: Thân thuộc kim tượng con dao sắc, tượng quẻ như gặp người khua môi múa mép, lời nói đanh thép, sắc bén như gươm, lòng dạ khó l−ờng, thật giả khó phân biệt, nếu không cẩn thận dễ bị lường gạt, dẫn dụ.
    Lâm Dậu: Dậu là cung vị sao Thái âm chủ việc che giấu, dối trá, khéo nói, nói gian cho người, xảo trá, gian dâm. Lại cũng là điềm nô tỳ bỏ đi. Lâm Tuất: Tuất là Bản vị sao Thiên không, tiểu nhân ở tại nhà, nên nguyên nhân của bất cứ việc gì cũng do tôi tớ trong nhà gây nên. Cũng có thể làm được việc nhỏ. Lâm Hợi: Hợi là Bản vị sao Huyền vũ, là sao đạo tặc lại gặp Thiên không là sao dối trá, do vậy ứng điềm gặp kẻ gian tính mưu kế lường gạt, kẻ xảo ngôn, những lời nói thơ chữ, văn tự…đều có sự vu khống, vu oan, đổ lỗi. 8.

    Bạch hổ
    Bạch hổ thiên sự: trên trời thì Bạch hổ giữ chức Đình úy khanh, ở Lôi bộ là vị thần làm sấm sét và làm gió to (phóng bá), Bản vị tại Canh Thân, thuộc dương kim, phương Tây nam, được Vượng khí trong mùa Thu. Bạch hổ ứng điềm gió bão. Bạch hổ là một hung tướng, chuyên ứng việc tang thương, điều hung hại, ở phương chính Tây, tức là Bạch đế kim tinh. Tuy hình mạo yếu ớt như phụ nữ, nhưng vốn thuộc dương kim nên chuyên về quyền sát phạt (chém giết). Là một đại hung thần, thường mang đến tang chế, tổn hại cốt nhục, ưa đi đường tối, thích làm chuyện tư riêng, tà dại dâm trược, hay ở nhà tối, hay làm chuyện bất lương. Lại cũng ứng về thai nghén. Luận về người thì Bạch hổ ứng hạng có uy quyền, có đao gươm, có mang súng. Hoặc hạng người hung dữ, lỗ mãng, thích sát phạt người đi đường. Hoặc là tượng có người ở xa đang đến.
    Bạch hổ sở chủ: Hổ chuyên ứng việc đạo lộ, việc ở dọc đường, tin tức, binh lính, can qua, việc đông người, uy quyền, tiền tài, vàng bạc, vật quý, chó ngựa. Ngoài ra còn ứng các việc hung như tang chế, chôn cất, khóc kể, tật bệnh, việc quái lạ, hung ác, giết hại, khẩu thiệt, tù ngục, cầm cố, cạnh tranh, ẩu đả, huyên náo, ám muội, oán cừu, kinh sợ, hình phạt. Nếu gặp Tam hình hay ác sát thì tai họa đến cấp kỳ. Đối với người quân tử, Bạch hổ ứng là bị mất chức, đổi quan, kinh sợ, có khi tới sự lưu huyết. Đối với thường dân thì bị thương tổn, thân thể sa sút, thời vận suy vi nghiêng ngửa.
    Bạch hổ thừa thần Vượng Tướng khí, lại cùng Hổ tương sinh, hoặc cùng địa bàn tương sinh tác Lục hợp, Tam hợp và thêm thấy Hổ thuận hành thì cũng ứng điềm được tài vật hoặc nhân vì ở chỗ náo loạn mà được may mắn tiền bạc. Phàm thi hành những việc lớn, công to thì quẻ cần có Hổ nhập Tam truyền, thứ nhất là Sơ truyền thì sự việc mới mau thành tựu được, vì Bạch hổ có oai quyền to lắm, có khả năng điều khiển thành đạt đại sự.
    Chiêm việc quan cũng cần Bạch hổ nhập Tam truyền, nếu ngộ hình sát thì càng tốt, vì có hình sát thì mới mau phát lên được. Chiêm bệnh rất kỵ thừa thần của Bạch hổ khắc Can, ngộ hình sát thì càng thêm nguy, vì bệnh sẽ phát lên mau lẹ. Hoặc Thìn Tuất thừa Hổ khắc Can, hay Can khắc Hành niên còn xấu hơn thế nữa, bởi Thìn Tuất là đại hung thần. Hoặc Bạch hổ âm thần khắc Can Chi, Bản mệnh, Hành niên cũng rất xấu, nếu thêm thừa Tử khí, Tử thần thì khó cứu. Duy Bạch hổ thừa thần ngộ Đức thần, cùng với Can tương sinh thì không đến nỗi chết, hoặc Hổ ngộ Tuần không thì cũng sẽ khỏi bệnh. Chiêm kiện tụng rất sợ ở Tam truyền có Hổ thừa thần, hay Đằng xà thừa thần khắc Can, hai vị thần này thường gây ra máu lửa, thường dẫn tới tra tấn, tù ngục. Chiêm về đất cát mồ mả, thấy Hổ ở cung nào thì phương ấy có đồi đá, hoặc có miếu thờ. Bạch hổ lâm Chi, ngộ Tang môn, Điêu khách là điềm trong nhà có tang hoặc ngoại tang, chiêm gia trạch thấy Hổ nhập Tam truyền chắc trong nhà có người mặc áo tang. Chiêm hành nhân thấy Hổ lâm Sơ truyền thì người sắp về tới nơi, như lâm Trung truyền thì đang ở giữa đường, còn lâm Mạt truyền thì họ đã thất ước hay sai hẹn mà không về, không tới. Tháng 1-5-9 thấy Hổ thừa Thân thiên bàn, tháng 2-6-10 thừa Dần, tháng 3-7-11 thừa Mão, tháng 4-8-12 thừa Hợi thì gọi là Hổ ngưỡng thị, tượng Hổ nhai ng−ời, ngẩng mặt lên dòm, ứng điềm tai hại, gây tội lỗi sâu lớn. Cũng gọi là quẻ cọp nhai người. Bạch hổ sập bẫy, bị bắt, điềm miễn hung khỏi nạn khi Hổ lâm Tị Ngọ thiên bàn. Phàm quẻ gặp Bạch hổ đều xấu, mình nên hiểu biết cho tường tận để tránh nạn cho bản thân. Phải biết phân ra quẻ của Nam hay quẻ của Nữ mà luận đoán sự sống chết.
    Bạch hổ thừa thần khắc Can thì hại người Nữ, đang mạnh khỏe sẽ đau, đang đau sẽ chết. Bạch hổ âm thần khắc Can thì hại người Nam, đang khỏe ắt ốm đau, đang đau ắt chết. Đặc biệt lưu ý khi Hổ lâm Mão Dậu là Hổ chặn tại cửa đón đường hại người, nếu không gặp hung hại thì trong nhà có người ra đi hoặc có người ở xa đến nhà mình, nghĩa là không có vụ bệnh chết thì cũng có vụ đạo lộ.
    Bạch hổ thừa khí: Bạch hổ thừa thần được Vượng khí là ứng điềm gặp sự khóc lóc bị ai, việc quan nhiễu nhương. Tướng khí ứng điềm có oán cừu cạnh tranh nhau với người đi sứ ở nơi xa. Hưu khí là điềm bị bệnh tật. Tù khí là điềm có máu lửa ngục tù, kiện thưa, chìm đắm. Tử khí là điềm bệnh nặng hoặc có sự chôn cất.
    Bạch hổ vật loại: về người thì ứng cho ng−ời bị bệnh hay người có tang. Về quỷ thần là người tử thương hay tử bệnh mà thành quỷ. Về bệnh là bệnh có máu kinh sợ. Về ngũ cốc là lúa mạch hay mè. Về thú là loại vượn, đười ươi, Hổ, báo. Về sắc là màu trắng. Về số là số 7. Về biến thể chất lạ là cây kiếm, cây thương, đao.

    [/FONT]
    [FONT=verdana,geneva]Bạch hổ lâm địa bàn [/FONT]​
    [FONT=verdana,geneva]
    Lâm Tý: Hổ thuộc kim gặp Tý thủy tất bị hao tổn chìm khắc, Hổ là sao đưa tin, là điềm tin tức, thư từ không lưu thông, không đến, sự chờ đợi trông mong vô ích. Lâm Sửu: tại Sửu là tượng Hổ ẩn nấp nơi đồng ruộng để bắt hại trâu bò, điềm có âm mưu rình rập sát hại, bị tổn hại liến tiếp.
    Lâm Dần: Dần thuộc mộc, tượng cột, xà nhà. Hổ kim khắc Dần mộc như dao chém phá cột xà nhà, nên gọi là cột gãy nhà xiêu, điềm bị hư hại, đoạn chiết. Tiểu nhân bị chế ngự sinh khẩu thiệt. Lại cũng gọi là quẻ mặc áo giáp, cầm quyền tha giết. Hổ lên núi, điềm thêm uy quyền, có lợi cho khoa giáp thi cử.
    Lâm Mão: Mão tượng cửa, Hổ tới chặn cửa làm hại người trong nhà, điềm bị ly cách tang thương. Tiểu nhân, nô tỳ bị hình phạt.
    Lâm Thìn: Thìn là hung thần, Hổ là hung tướng, gặp nhau tất sinh ra sự hại rất to như bị tra khảo, giết chết. Quẻ Hổ ăn thịt người, việc gì rồi cuối cùng cũng rất xấu, rất hung.
    Lâm Tị: Tị Hỏa khắc Bạch hổ kim, tượng Hổ bị đốt, điềm bị mất thần. Là quẻ phản họa thành phúc. Lâm Ngọ: cũng như lâm Tị, lại gọi là Hổ bị thương ở đuôi, điều mà Hổ sợ nhất. Như Hổ thừa Thìn Tuất thiên bàn, mà gia Ngọ địa bàn là điềm bị tang chế hoặc đang lo việc tang.
    Lâm Mùi: Mùi thuộc Thổ là ruộng nương, tượng Hổ đi chơi ruộng làm hại trâu dê, ứng điềm người bị thương tổn. Mùi cũng có tượng giếng ví như Hổ nằm hang, điềm sự việc còn nằm yên, chưa tiến triển. Lại cũng là tượng hổ lên núi, được thêm quyền hành, việc đang chậm hóa nhanh. Lại cũng là điềm sinh tài lộc.
    Lâm Thân: Thân là Bản vị của Bạch hổ, cùng ứng việc đạo lộ, thư từ, tin tức vui mừng, có thể đứng một nơi mà đợi sự vui may đưa đến. Cũng là điềm tin tức được lưu thông, không bị gián đoạn. Quẻ cũng ứng đang có sự ngầm về tranh tụng, chưa lộ ra.
    Lâm Dậu: Hổ chặn cửa đón đường, người nhà lâm bệnh, ly chiết, tang thương. Cũng là điềm tranh kiện. Lâm Tuất: Tuất có tượng hang trũng sâu như giếng, gọi là Hổ sa xuống hang sâu, điềm hại hóa ra phúc, điềm thoát khỏi họa gông cùm, nhưng phải lấy làm kinh tâm tán đởm, hãi hùng, bởi Bạch hổ lâm Tuất là quẻ Hổ bắt chó.
    Lâm Hợi: tượng Hổ bị chìm suối, điềm tin tức bị chậm trễ, không thể đi đến nơi đến chốn, sự trông vọng chỉ là điều phí công. (Bạch hổ không bao giờ lâm Thìn Tị địa bàn, nhưng vẫn kể đủ ra là để tùy tiện đoán khi Bạch hổ gặp các thời sở Thìn Tị khác như Bạch hổ thừa Thìn Tị thiên bàn hoặc để luận tới khi gặp Năm, Tháng, Ngày, Giờ Thìn Tị hoặc Tuổi Thìn Tị).

    9. Thái thường
    Thái thường thiên sự: trên trời sao Thái thường là quan Thái thường khanh, cũng gọi là quan Thiếu phủ, trong Lôi bộ là vị thần làm gió tốt để nuôi vạn vật, Bản vị tại Kỷ Mùi, thuộc âm Thổ, phương Tây nam, được vượng khí trong khoảng 18 ngày sau chót của các tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, Bản chất là thứ đất khô mà tốt lắm. Thái thường là một cát tướng vốn ứng điềm tốt, bốn mùa tám tiết luôn làm ra sự vui mừng, hỷ hội, lễ nhạc…Động thì tuân theo pháp lệnh mà giữ chức Ty sát, chính quyền thời hạn xem xét về lương bổng, cấp bậc, lương thực, khen thưởng. Như đắc địa thì ứng về các vật liệu vải lụa, quần áo, tiền tài, của quý, nhà đất. Còn thất địa thì ứng bị thối lui, tiêu tán, gian truân, bóc lột, bán mướn, vay nợ, làm mai mối. Thái thường thích hợp với sao Quý nhân, Thiên hợp, Thiên hậu, nhưng rất kỵ sợ các sao Đằng xà, Thiên không.
    Thái thường vật loại: Thái thường chuyên ứng về các việc có liên hệ đến văn chương, ấn thọ, công cộng, phục sức, tin tức giao quan, rượu tiệc lễ nhạc, vải lụa, nhà cửa, ruộng đất, ngũ cốc. Trái lại cũng ứng việc mất trộm y phục, uổng công lo việc văn tự, các sự trái lẻ, so le, khóc lóc, dẫu việc công hay việc tư vẫn làm cho nhọc nhằn mà chẳng được thành. Phàm chiêm về quan chức, rất cần có Thái thường nhập quẻ. Như Thái thường lâm Sơ truyền hay Mạt truyền mà cũng có Thiên mã hay Chi mã thì gọi là quẻ được ấn thọ, cầu quan ắt được toại ý. Như Tam truyền đã có Thái thường lại có cả Tuất thiên bàn là quẻ được hai ấn thọ, vì Tuất là cái ấn và Thái thường là cái giấy thọ (giấy chứng nhận huân chương). Phàm Sơ truyền thừa Thái thường mà Thái thường lại lâm Can Chi hay lâm môn hộ (Mão Dậu) là điềm động tới ấn thọ, rất tốt rất vui mừng, nếu Thái thường được Vượng Tướng khí nữa thì quẻ càng tốt hơn: quan nhân được tăng lương chức, thường dân được mai mối hôn nhân. Bằng như thừa thần bị Hưu-Tù-Tử khí lại ngộ hình khắc tất là điềm tiền bạc chẳng yên, vật liệu chẳng đủ hoặc bị sứt mẻ. Phàm mùa Xuân thấy Thái thường thừa Thìn thiên bàn, hoặc mùa Hạ thừa Dậu hoặc mùa Thu thừa Ngọ, mùa Đông thừa Tị thì gọi là quẻ Thái thường bị bác tức là bị lột xé, ứng điềm hung, trăm sự đều bị tiêu tan nung đốt.
    Thái thường thừa khí: Chữ thiên bàn thừa Thái thường thì gọi là Thái thường thừa thần. Như thừa thần được Vượng khí thì ứng điềm được gặp Quý nhân, tiền tài, vật dụng, rượu, ăn uống, lễ hôn nhân, việc vui…Như được Tướng khí là điềm có cúng tế, việc hôn nhân, áo mão. Như Hưu khí thì ứng về y phục, tiền bạc của bệnh nhân. Như Tử khí là điềm bị quan huyện mời đến. Như Tử khí là điềm đ−ợc các vật truy tặng (là các vật ban thưởng cho người đã chết).
    Thái thường vật loại: Chiêm nhân loại thì Thái thường là hạng quý phái, quan nhân hoặc hạng đàn bà nghèo. Về quỷ thần là thần Tư mệnh hoặc quỷ mới hóa. Chiêm bệnh là đau tay chân, đau bụng chẳng yên. Chiêm ngũ cốc là loại mè. Chiêm thú là loại Dê, nhạn. Chiêm vật thực là vật có thể ăn được. Chiêm hình dạng là hình tròn. Về sắc là màu vàng. Về số là số 8.

    Biến thể chất thì
    Thái thường là các loại kim thạch, văn hoa, tai, mắt, lông, tóc
    Lâm Tý: Thái thường là lễ tiệc, Tý thủy là rượu, nhưng bởi Thái thường khắc Tý cho nên ứng điềm vì tiệc rượu ăn uống mà sinh ra có sự xử phạt với người. Phòng phạm tội bị tra khảo, có thể bị kìm kẹp.
    Lâm Sửu: Sửu là Bản vị của Quý nhân, cũng là tượng quan nhân như Thái thường. Vậy Thái thường đến đó tất được ngồi chiếu, ám chỉ vào sự được tiền tài vui vẻ. Lại cũng gọi là quẻ thọ tước vị, điềm thăng quan, tấn lộc. Sửu là Minh đường, chỗ để thưởng phạt, nhưng Thái thường là cát tướng lại cùng Sửu tỷ hòa (cùng là loại Thổ) tất phải được thưởng chứ chẳng bị phạt.
    Lâm Dần: Dần khắc Thái thường nên gọi là bị tiểu nhân ngó nghiêng, ý nói bị dèm pha, phải cẩn thận. Lâm M∙o: Thái thường là áo mão, bị Mão khắc cho nên bị mất áo mão, tiền tài, vật dụng, tức là bị dời đổi ngôi quan.
    Lâm Thìn: Tị là chỗ đúc ấn, Thái thường là ấn thọ, nay Thái thường lâm Thìn ở cạnh bên Tị cho nên gọi là quẻ đeo ấn, điềm được tái tạo hoặc được phong thưởng lại trong khi đã mất ấn tước. Cũng là điềm được lương bổng. Lại cũng gọi là quẻ kẹp cổ vì Thìn vốn là ác thần.Lâm Tị: Thái thường là cái ấn, Tị là lò đúc ấn, gặp nhau gọi là quẻ đúc ấn, rất tốt về quan chức, tiền tài. Lâm Ngọ: Ngọ là ngựa hay xe ngựa, Thái thường là chức Thái khanh cho nên gọi là quan Thái thường ngồi xe, điềm được Chính phủ thỉnh triệu, đi xe đến nhận lãnh ân huệ của bề trên.
    Lâm Mùi: Mùi cũng tức là Thái thường (vì là Bản vị của nó), cùng chủ sự tửu thực, gặp nhau gọi là quẻ nâng chén hay quẻ ngồi chiếu tức là được mời thỉnh, dự tiệc vui mừng, tiền tài đầy đủ.
    Lâm Thân: Thái thường gặp Bạch hổ, quan nhân sức khỏe sa sút, quan nhân gặp tang ma. Cũng là điềm đang có thông tin ngầm, dự luận làm ảnh hưởng tới việc tăng thêm lương chức, việc đang vui mừng.
    Lâm Dậu: khí Thu phân vốn tại Dậu, đấy là chỗ phân chia mùa Thu, họa phúc phân đôi, âm nhân trước có sự mừng nhưng phải phòng về sau có sinh điều cạnh tranh. Điềm có khoán thư tức là các giấy tờ giao hẹn nhưng trước thì thuận lợi mà sau e có sự tráo trở, lật lọng.
    Lâm Tuất: Tuất là chốn lao ngục cho nên nói Thái thường nhập ngục, ứng điềm trên dưới chẳng thuận hòa. Cũng gọi là quẻ nghịch mệnh tuy tốt về quan tước nhưng trên dưới thưa kiện nhau, bất hòa tranh chấp nhau quyền vị giữ ấn. Tuất cũng chủ về ấn thọ cho nên gọi là quẻ giữ ấn nghĩa là có quyền tước. Lâm Hợi: Hợi thuộc về sính chiếu (kỷ vật hay giấy tờ của bề trên đem đến để thỉnh triệu), hạng người trên ắt tốt nhưng phòng bọn dưới ghét ganh. Hạng sĩ nhân vui mừng vì được phong tặng, có giấy mời thỉnh triệu. (Thái thường không bao giờ lâm Mão Thìn địa bàn nhưng vẫn kể ra ở đây là để tiện đoán khi Thái thường gặp các thời sở Mão Thìn khác).
    [/FONT]
     
  16. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    Private Message: Re: @ huynh
    [​IMG] Hôm nay, 09:51 PM
    [​IMG] chan_long [​IMG]
    Thần Tài
    Giới tính: [​IMG]
    Tham gia ngày: Sep 2011
    Bài gửi: 3.678
    Thanks: 24.098
    Thanked 16.719 Times in 2.737 Posts


    [​IMG] Re: @ huynh
    Quote:
    Nguyên văn bởi anhhoa22
    khà khà ráng thức học CCNh huynh ơi - qua năm học dc hết cuốn giải mơ thì phẻ .... cuốn đó chắc cũng 1 năm mới hiểu hết ...

    Mỗi cái mỗi lật mất time là 1 thứ 2 Giải mơ phải có kinh ngiệmm sách vở nhiều khi ko đúng lắm


    dg vậy ,mỗi sách mỗi dáp án,mổi thấy 1 số thần kinh tê lum..

    me quan âm chỉ duy nhất 1 kon 19..như 1 bộ 19 04...36 76.chách số vẩn là 19

    cg như chân là voi 13 dép mang dưới chân cg là 13...

    răng 20 13 mới dúng bộ....răng trắng như ngoc 20..chử ngọc di liền v chử ngà...

    có chử ngà thi có chử voi 13 kg bao giờ sai...ngoc ngà

    bàn tay là o5..

    phân..mủ.câm.mù .cùi,ghẻ lở.nai.mắt.,nhản.ăn xin..nghèo,khổ duy nhất 1 kon 34...
    [​IMG]
     
    hoa dại and songhylammon like this.
  17. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Ghi vô : Nguyệt giải cua = 33 39 140 ( 140 về ngay XC MB )
    Tra cứu Sao Tâm cho Mb : 24 84 36 86 26 - Đá vòng

    AB lô nằm ở đây :
    Ngày Kim khắc tháng mộc nên Kim TÙ :
    Kim buộc sinh thủy , vào tra bảng sao tử vi ngày 17 al , thấy Thủy nhị cục nằm tại Dậu .
    Dậu : 09 21 33 45 57 69 81 93 . Vô hết gần giáp dấu .
    Lưu ý Mtr vẩn còn .
    Sao Tâm nguyệt hồ thuận : 17 71 47 .
    Ai thích ghi lại 28 ngày sau chơi tiếp


    __________________Bộ đá là tính theo sao đê thổ lạc , thứ bảy xuất hiện cứ mổi tháng 1 lầnĐá : 14 44 71 21 61

    [​IMG] 26-01-2013, 03:12 PM
    [​IMG] Bác Sĩ [​IMG]
    Thần Tài
    Giới tính: [​IMG]
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Bài gửi: 575
    Thanks: 5.038
    Thanked 7.961 Times in 569 Posts


    [​IMG]
    Chủ tại Mô :Ngày nầy Yếu hay mạnh ???
    Lệnh tháng chi sửu thổ khắc ngay can ngày : Chủ tử cực suy.
    Ngủ hành : Ngày Thủy sinh tháng Mộc : Thủy HƯU - hơi suy.
    Yếu hay mạnh gì thì củng sinh thưc chế sát : 20 50 80 - (29 59 89 19 79).
    Thìn tuất sửu mùi hợi thì chơi chung với nhau .
    Tài thì chờ MB có ấn thì ngày sẻ lấy Tài .
    Chọn X0 20 50 80


    Ngày Mộc tháng mộc : Mộc mạnh . Theo bảng sao tử vi ngày 13al thì Mộc tam cục là THÂN . Thân hành Mộc 3494 (33 93 )XC ghép 9 ghép 1 thì nhà thầu bỏ xác . ACe chú ý điểm nầy

    .
    Đang nghi Số cặp : Hắc Đạo + Hắc Đạo .
    Thiên hình thiên lao = 37 77 .
    Chốt đá : 77 99
     
    hoa dại thích bài này.
  18. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    ngày mai sao nử có bà vãi,thần tài, bếp
    ngày có sao ngưu đánh chắc quí dậu nhâm thân

    chơi sao đẩu thì chọn thiên miếu chỉ một con đinh mão 26 86
    có 86 rồi nè 286 nằm trong bộ sao thiên miếu __________________

    07 47 87
    lô 46 86
    846 246 486 286
    thứ 3
    MT 29/01/2013 ACE ĐẠI THẮNG

    cầu kiệu
    39 93
    139 193 393 939
    cầu TP_ĐT
    23 32 29 92 39 93
    tham khảo


    28-01-2013, 08(cat)4 AM

    nuôi 46 64 ngon hơn

    nuôi 46 64 ngon hơn

    MB A 38 48 58 68 98
    lô đá độc thủ 60 đá 06 68 38
    [​IMG] 26-01-2013, 06:02 PM
    07
    đá 17 01 24 25
    107 017 425
    [​IMG] 25-01-2013, 06:52 PM

    hôm nay ngày sao giác mộc long đánh 29 69 10 lót 90 có 3 con rồi
    mai ngày can kim long đánh rồng 26 66 10


    ngày mai sao giác có 29 69 10
    (giác mộc long) là thuồng luồng nhưng ở dưới nước dòng họ da trơn thủy quái dòng họ rồng 90 cũng OK
    AE tham khảo

    nếu sao giác mộc long gặp thêm ngày có sao thanh long thì ngày đó chơi 26 66


    lâu quá mới thấy em dạo này ra sao
    anh hôm nay chọn 27 37 237 327
    AB anh chấm x7
    sóc trăng chọn 67
    23-01-2013
    đánh như vậy chơi theo cách này hay hơn
    lấy B MB đánh lô 2 đài chính MN nếu hôm nào ko có thì gấp thếp ngày thứ 2 chỉ 2 ngày là đủ
    còn số B MB hôm sau vẫn chơi bình thường,như vậy có gạo rồi
    __________________
    3 càng thì mấy năm rồi nhưng lúc đó ko chơi MN mà chỉ ngâm cú thôi ,lúc trong sài gòn cũng chơi rồi ,trước ở sài gòn vẫn thường chơi 46 64 và 26 62 thôi sau này thêm 08 88 48 84 nữa __________________

    21 30 70 632 670 630 621 330 230:132:

    21-01-2013, 06:26 PM

    TG_KG
    AB
    12 52 92 78 87 88
    xỉu
    512 912 752 192
    lô 12 92

    20-01-2013, 04:07 PM

    ngày sao thanh long
    ngày của sao tinh (ngựa xổng chuồng)[​IMG]biết có hay ko ,hôm trước cũng một lần nhắc lonovo ngày có quạ hôm sau 65 ra cài B
    hôm kia ngày có dê ra 75 b hôm qua ngày có nai ra 74 b hôm nay ngày có ngựa [​IMG]có hay ko
    nuôi AB 3 ngày.chơi vậy đi cho nhẹ vốn 12 52 92 752 852 192 912

    20-01-2013, 02:21 PM

    nếu MN thì 875 775 MT 775 575 475
    19-01-2013, 11:59 PM

     
    DAINGOC68, songhylammon and hoa dại like this.
  19. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    ==============================================
     
    hoa dại thích bài này.
  20. hoa dại

    hoa dại Thần Tài

    anh lên ngày 03 02 2013 cho e xem nha
     
    DAINGOC68 and songhylammon like this.