Hảo Vận quán

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi Hên mụi mụi, 3/11/11.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

  2. Miss Cool

    Miss Cool Thần Tài Perennial member

    bít đâu 2 ngừ nì mới gẹp đối tượng thì seo???:125:
     
  3. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    :126::128::128::128::125:

    :banana::banana::banana::banana::banana:
     
  4. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    ...Đường đi khó...không khó vì ngăn sông-cách núi
    mà khó vì...LÒNG NGƯỜI cố tình tạo ra núi ra sông...

    Đành bó tay...:115::115::115:
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/12/11
  5. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

  6. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    :128::128::128::128::128:

    :tea::tea::tea:
     
  7. Miss Cool

    Miss Cool Thần Tài Perennial member

    :137: zừa hẹc bư, zừa hẹc trèo núi kóa giải quyết được vấn đề ko tỷ:137:
     
  8. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    :tea::tea::tea:
     
  9. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    2 ngừ gặp nhau là do duyên ở ông Trời xui khiến...nhưng tình yêu ấy có thành hay không là do ở 2 ngừ...không phải chỉ nhìn nhau mà cùng nhìn về 1 hướng- Nhìn lệch hướng thì đành chia tay thôi...

    Thương nhau mấy núi cũng trèo
    Mấy sông cũng lội -mấy đèo cũng qua
    Thương nhau không ngại đường xa
    Ngại anh...khó quá...thôi xa cho rồi...
    Ở đời...đâu thiếu chi người...


    :banana::banana::banana::banana:
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/12/11
  10. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=NDqNrk-sXZk&feature=related[/YOUTUBE]

    Sương Lạnh Chiều Đông - Đan Nguyên

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/12/11
  11. Miss Cool

    Miss Cool Thần Tài Perennial member


    kái nì giống nỗi lòng Mít Sờ Cun zí Mít Tờ Đồng nà. Cố gắng để tìm hỉu ảnh lém, mè ảnh ko kóa chịu. Seo Cool khổ zí anh qué zị nà:137:
     
  12. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

  13. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

  14. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài
    Ai ngờ giếng cạn...Em tiếc... hoài sợi dây...
    [​IMG]
     
  15. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

  16. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    TÔI CHẠY XE ÔM [​IMG]
    Năm 1932, khi viết thiên phóng sự “Tôi kéo xe” đăng trên “Hà Thành Ngọ báo”, tác giả Tam Lang đã nói rỏ hai ước vọng của mình: chế độ “cai xe” không còn nữa; chiếc xe hai bánh “người kéo người” sẽ được chiếc xe ba bánh “người đạp người” thay thế, để người phu xe không còn bị “cai xe” bốc lột, đồng thời lấy lại được phẩm cách con người, khi họ không còn tự ti mặc cảm thấy xã hội coi khinh, coi rẻ họ như thân trâu ngựa.”
    Đúng 75 năm sau, tức năm 2007 nầy, khi cầm hai chiếc ghi đông xe hòa vào dòng người bon chen kiếm sống, tôi mới thấy rằng mặc dù thời gian trôi qua đã dài bằng cả một đời người nhưng chuyện kéo xe của Tam Lang ngày xưa và chuyện tôi chạy xe ôm bây giờ tuy đã khác nhau hoàn toàn về hình thức nhưng cơ bản vẫn giống nhau trong nỗi nhọc nhằn kiếm sống lẫn những mánh lới nghề nghiệp, nếu muốn mình vượt hơn người khác dù chỉ là một “cuốc” xe ôm.

    Rời cơ quan Nhà nước, cả một thời gian dài tôi lâm vào tình trạng thất nghiệp. Chuyện cơm, áo, gạo, tiền... trở thành một gánh nặng quá sức đối với vợ tôi. Sau nhiều đêm thao thức, trăn trở rồi bàn đi, tán lại với bà xã, tôi trở thành một thành viên của đội quân xe ôm vốn đã không kém phần đông đảo ở thành phố Cần Thơ nầy.
    Sau khi rà soát lại máy móc, đèn còi chiếc cúp 81, thứ tài sản có giá trị nhất của gia đình và cũng là vật kỷ niệm của thời gian gần 10 năm trời, sáng vác ô đi, chiều vác ô về. Tôi vào cuộc sau khi bà xã đã cẩn thận chọn ngày đại cát. Đổ 20 ngàn đồng xăng, thủ thêm trong túi 20 ngàn vợ đưa làm vốn, tôi hăm hở vào cuộc. Nội ô thành phố Cần Thơ không lớn nên quanh quẩn một hồi tôi đã về chốn cũ. Đúng như người ta thường nói cái gì buổi đầu thường làm ta bỡ ngỡ, tôi cũng lâm vào tình cảnh ấy nhưng sự bỡ ngỡ nầy mới khó chịu làm sao. Tôi sợ người quen nhận ra mình, sợ khi mở miệng ra mời không đúng người đang cần đi xe, nói chung là sợ đủ thứ... cho nên suốt cả một buổi sáng chạy gần hết bình xăng, tôi trở về nhà với 10 ngàn còn lại, sau khi đã ăn 2000 đồng xôi, uống một ly cà phê đen và mua thêm gói thuốc “dỏm”. Nói chung là lỗ vốn nặng. Đến bây giờ tôi mới thấy cái sĩ diện người làm việc Nhà nước đã hại mình. Sau nầy, khi đã “dầu dãi phong trần” tôi mới thấy rằng thật ra việc chạy xe ôm vẫn còn lương thiện gấp nhiều lần một số người “mày râu nhẳn nhụi, áo quần bảnh bao”, mang tiếng là nô bộc cho dân chứ thật ra chỉ sách nhiễu, gây khó khăn để mong có được chút của đút lót. Nhưng đó là chuyện của nhiều “hồi” sau nữa, còn bây giờ tôi vẫn là kẽ nhập môn khốn khổ, khốn nạn của kiếp “người đèo người”.
    Lần đầu ra quân thất trận, suốt đêm ấy tôi trằn trọc rất nhiều. Chẳng lẽ mình chịu thua? Còn vợ tôi thì động viên kèm theo lời mách nước: “Sao ông không đến mấy bến xe, bến tàu rồi bến phà hoặc cổng bệnh viện mà đón khách, chạy vòng vòng chỉ tổ tốn xăng...”. Vậy mà mình không nghĩ ra! Thế là cả ngày hôm sau tôi xách xe mon men đến mấy địa điểm mà theo vợ tôi thì rất ngon ăn, để rồi nhận ra một điều không có đồng tiền lương thiện nào kiếm được một cách dễ dàng.
    Trong giới xe ôm có thể tạm chia làm hai dạng: dạng chuyên nghiệp – tức là chạy xe ôm như một thứ nghề kiếm sống duy nhất, đối với dạng nầy mỗi ngày họ phải có được một số tiền nhất định nào đó để trang trải cho mọi sinh hoạt gia đình trong ngày. Từ tiền gạo, tiền thức ăn, nước mắm, tiêu hành... cho đến tiền góp. Một thứ tiền mà dân xe ôm chuyên nghiệp đa phần đều ngán sợ nó nhưng không tránh khỏi mỗi khi cái cần câu cơm dở chứng mà tiền dành dụm lại không có. Chính vì sự thúc bách đó nên dân chạy xe ôm chuyên nghiệp thường chọn cho mình một bến bãi ngon ăn để “cắm tài”. Ở Cần Thơ hiện nay số người chạy xe ôm có lẽ phải đến vài ngàn người nhưng trong số đó chỉ có vài chục người được xem là dân xe ôm “quý tộc”. Đó là những người thuộc đội xe ôm của bến phà Cần Thơ. Theo thông tin trên báo, hàng ngày lưu lượng hành khách qua lại ở bến phà Cần Thơ phải đến hàng trăm ngàn người. Trong số đó những người có nhu cầu đi xe ôm nhanh chóng về nhà để thỏa nỗi lòng trong những ngày đi xa cũng không phải là ít. Và chính họ là đối tượng của những thành viên trong đội quân xe ôm ở đây. Mỗi cuốc rời bến thấp nhất là 10.000 đồng, dù tuyến đường có ngắn hơn so với một cuốc xe bình thường khác. Mà thôi! Tiếc làm gì một, hai chục lẻ để mình sớm gặp người thân. Do đó mỗi thành viên ở đây trong một ngày có thể bỏ túi từ 100 ngàn trở lên cũng là chuyện “thường ngày ở huyện”, trong khi mỗi tháng họ chỉ phải đóng tiền bến bãi chẳng đáng là bao. Ngon ăn như vậy cho nên bất cứ ai một khi đã xác định lấy xe ôm làm nghề kiếm sống đều muốn được vào chạy ở bến phà, ít ra là cho đến khi cầu Cần Thơ xây dựng xong nhưng nào có dễ dàng gì. Phải là người có mối quan hệ hữu cơ với những vị có trách nhiệm, rồi còn nhiều thứ nhiêu khê khác nữa mà những kẻ “A ma tơ” như tôi không dám mơ tới.
    Ngoài bến phà, khu vực nội ô thành phố Cần Thơ cũng còn không ít nơi mà dân xe ôm kiếm ăn được như bến chợ, bãi đỗ xe trên lộ 91B, cổng bệnh viện Đa Khoa, bến xe mới v.v... Và tất nhiên, ở tất cả những điểm nầy đều có chung một quy luật bất thành văn là chỉ dành cho những người trong “phe” ta. Có thể đó là một nơi có đội, nhóm, danh sách, qui củ hẳn hoi như bến phà Cần Thơ nhưng cũng có thể chỉ là một kiểu “ma cũ – ma mới”, mà những ai chưa biết xớ rớ tới kiếm ăn hãy coi chừng. Và tôi, một người mới nhập môn kiếm ăn trên đường phố đã không dưới một lần “Ru ta ngậm ngùi”. Lần thứ nhất, tôi mon men xách xe xuống đậu ngoài cổng chào của bến phà hy vọng kiếm được một, hai mối mà đội xe “quý tộc” chê ít tiền không thèm chạy. Một ông khách xem chừng là dân nông thôn nếu nhìn sơ qua cách ăn mặc, trả giá 7.000 đồng cho một cuốc tới chợ Cần Thơ. Với tôi thì không lỗ tiền xăng là tốt rồi, không ngờ ông khách vừa lên xe, tôi chưa kịp đạp máy thì từ đâu một bàn tay cứng ngắt nắm cổ áo tôi giật ngược lại kèm theo tiếng quát lớn:
    - Ai cho mầy xuống đây chạy mà phá giá như vậy hả? Từ đây xuống chợ 10.000, không đi thì thôi!
    Hóa ra ngay cả chạy dạo không bến bãi cũng có những luật lệ riêng của nó. Lần đó tôi đành bảo ông khách xuống xe đi bộ, còn tôi thì chạy xe không về cùng trên một con đường mà nếu ở hoàn cảnh khác tôi sẽ cho ông ta quá giang không một chút ngại ngần. Lần thứ hai, tôi vừa thả khách xuống bến tàu, quay lên tới ngã tư Ngô Quyền – Lê Thánh Tôn thì một bà khách gọi lại, khi nghe tôi nói giá đi tới chợ An Thới là 10.000 đồng, bà im lặng lên xe không nói không rằng. Chưa kịp rồ ga thì bất thần một chiếc Honda 67 xuất hiện, thắng gấp ngay đầu xe tôi kèm theo tiếng nạt:
    - Bỏ khách xuống! Ai cho mầy rước khách ở đây?
    Miếng ăn tới miệng nhưng tôi đành nhả ra vì không muốn có chuyện lôi thôi. Thì ra trong cuộc bon chen mưu sinh kiếm sống, sự tranh giành dễ dàng đưa con người ta đi đến tận cùng của sự thô lỗ, sẵn sàng buông ra những từ ngữ thô tục nhất để dành lấy miếng ăn về phía mình. Mới ra quân mấy ngày đầu, tôi đã phải hai lần “ê răng”, nên thời gian sau đó tôi hiểu ra rằng muốn trụ được bằng cái nghề dầm mưa, dãi nắng nầy thì tốt nhất hãy xách xe chạy rong hoặc đậu đón khách ở những đoạn đường vô thưởng vô phạt.
    “Nghề chơi cũng lắm công phu” mấy ông làm văn nghệ hay nói về công việc của mình như vậy. Riêng tôi, sau khi đã trở thành một thành viên thực thụ của đội quân xe ôm, lại rút ra cho mình một kết luận: “Kiếm cơm được bằng cái nghề nầy cũng công phu không kém”.
    Ở chương thứ 13, với tiêu đề Thầy tôi mổ bụng” trong tập phóng sự “Tôi kéo xe tác giả Tam Lang đã viết: “Cái nghề cắm cổ mà chạy để kiếm lấy dăm ba xu một ngày ở góc phố, đầu đường, từ hôm ấy, tôi mới biết nó cũng có những mặt trái, mặt phải, những góc ngạnh mà con mắt người ta không thể trông – nói rõ là những khóe, những nỗi của nghề, cũng như trăm nghìn nghề khác. Thầy của tác giả Tam Lang ở đây là nhân vật Tư S. một người đã có hơn 10 năm làm cái nghề cầm tay gỗ... – Và những điều vỡ lòng mà người thầy ấy dạy cho học trò của mình cách đây đã hơn 70 năm, mà sao đọc lại tôi vẫn thấy như là bài học dành cho mình hôm nay: Vào ăn cao lâu, có khi người ta gọi món hàng đồng mà không dùng đũa, nhưng đi xe thì người ta mà cả, cò kè bớt từng đồng xu. Một đồng bạc có được những trăm đồng xu. Một trăm xu ném vào ngăn kéo anh khách phệ bụng không mùi gì, nhưng một xu ném vào cái nón rách người phu xe nó to không biết đâu mà kể... có ai cần lấy sĩ diện với cu-ly xe. Chỗ cần sĩ diện là các cửa hàng to, các cao lâu, rạp hát...”. Cái tâm lý ấy liệu trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới nầy có gì khác biệt, người chạy xe ôm trong mắt nhìn của xã hội hôm nay không bị coi là cu-ly xe như ở giai đoạn xã hội Việt Nam lầm than dưới ách thống trị. Nhưng sao tôi vẫn thấy nỗi nhọc nhằn của họ dường như là một, có chăng đang hiện diện dưới một bộ mặt khác trong bối cảnh xã hội văn minh tiến bộ.
    Một buổi trưa chạy lòng vòng chẳng có cuốc nào tôi tấp vào điểm sửa xe quen trước Thư Viện tỉnh. Đây là điểm mà mấy anh em xe ôm hay ngồi tán gẫu trong những lúc ế khách. Anh Hai H. một thầy giáo bỏ nghề, lấy chiếc ghi đông xe thay cho phấn, bảng bỏ tờ báo xuống nói với tôi:
    - Ngày nào anh cũng đọc rất kỷ tờ báo Cần Thơ, nếu chịu khó suy nghĩ thì từ đây cũng có khối chuyện giúp mình kiếm thêm được vài cuốc xe.
    Thấy tôi ngạc nhiên không hiểu, anh nói tiếp:
    - Đâu có gì lạ, thí dụ như chuyện tranh chấp đất đai ở nông thôn đang rộ lên, chú cứ xách xe rề rề trước cổng Ủy ban Tỉnh hoặc cơ quan Thanh Tra. Thế nào cũng có người lên khiếu nại cần đi đến một nơi nào đó, nhưng quan trọng hơn là chú phải biết nhà riêng của tất cả các ông lớn. Chở họ đến đúng nơi cần thiết đôi khi họ trả cho mình gấp đôi, gấp ba một cuốc xe bình thường. Cái nghề xách xe chạy rong nầy coi vậy chứ chú phải biết nhiều thứ, nhiều nơi, phải để ý cả tình hình kinh tế xã hội hiện đang bức xúc vấn đề gì từ đó mà tính toán thời điểm cũng như địa điểm đón khách. Mình đã không có bến bãi thì phải biết tính toán, bằng không có khi tiền xăng còn chẳng đủ.
    Quả thật, sau khi nghe những lời anh Hai H. nói ngẫm nghĩ không phải là không có lý. Mỗi nghề nghiệp, mỗi loại công việc đều có mối liên quan mật thiết với những biến động của xã hội. Vấn đề còn lại là người thực hiện công việc đó có tìm ra cho mình biện pháp tối ưu hay không mà thôi.
    Chạy xe ôm bây giờ mình đã làm chủ chính mình, không còn cảnh bị bọn “cai xe” bóc lột như tác giả Tam Lang đã viết trong tập phóng sự đầu tiên của Việt Nam. Nhưng những cảnh đời, những nỗi khổ của thân phận con người mà tôi bắt gặp trong tháng ngày dong ruổi mưu sinh ấy sao mà giống nhau, sao mà đau đớn đến vậy.
    Lần ấy, chỉ mới 3 giờ sáng tôi phải thức dậy để đưa một người quen ra bến phà đón xe về thành phố. Thôi thì sẵn đó mình chạy xe luôn, chứ bình thường tôi không chạy đêm bao giờ. Từ bến phà chạy lên, quẹo qua đường Cách mạng tháng 8 xuống lộ 20, đêm vẫn còn khuya lắm, thỉnh thoảng một vài chiếc xe lôi chở hàng chạy vụt qua, mấy người công nhân thuộc Công Ty Công trình đô thị vẫn cần mẫn làm việc, từng nhát chổi xào xạc nghe rõ mồn một trong đêm. Vừa qua khỏi lộ 19 khoảng vài chục mét thì từ lề đường bên phải có bóng một người đàn bà đưa tay ngoắc xe. Tôi dừng lại và cũng cùng lúc nhận ra đó là ai do lối ăn mặc, trang điểm của người ấy. Tuy không chạy đêm nhưng tôi cũng biết rằng quãng đường nầy là nơi tập trung của những người làm nghề mại dâm và những câu mời chào: “Anh ơi! Đi không anh?” chẳng lạ gì với cư dân thành phố Cần Thơ. Có lẽ sau một đêm làm việc cô ta đón xe về nhà trọ chăng? Tôi nghĩ vậy! Thế nhưng, để trả lời câu hỏi của tôi: “Cô về đâu?” là hai dòng nước mắt ràn rụa trên gương mặt trát kín phấn son rẽ tiền. Một giọng nói đứt quãng bởi nước mắt cất lên:
    - Anh ơi! Em nhịn đói từ chiều hôm qua tới giờ. Anh đi giùm em rồi cho bao nhiêu cũng được!
    Trời ơi! Khi mà kỷ nghệ bán thân đã được hiện đại hóa qua điện thoại di động, qua việc giới thiệu, chào hàng trên mạng Internet mà vẫn còn những con người cùng làm chung một công việc lại rơi xuống tận cùng của sự bi thảm, bệ rạc đến thế sao? Vợ tôi, khi nghe kể đến đây đã cằn nhằn: “Sao ông không chạy luôn, mà dừng lại nghe nó nói làm gì?”. Quả thật, vợ tôi nói rất đúng. Nhưng khi ấy, không hiểu sao tôi có linh cảm rằng nếu mình bỏ chạy luôn, xem như chẳng nghe, chẳng thấy gì thì lát nữa đây, chính người đàn bà nầy sẽ đâm đầu xuống sông hay lao mình vào đầu xe tự tử, hoặc sẽ có một tội ác gì đó rất khủng khiếp xảy ra! Quay lại bến xe Mới mua cho cô ta ổ bánh mì và một bịch trà đá. Ăn xong tươi tỉnh đôi chút, cô ta hỏi xin tôi điếu thuốc rồi châm lửa phì phèo. Dưới cái màu vàng vọt đèn đường của đêm sắp sáng, tôi nhận thấy sự mệt mõi, chán chường đến tận cùng trong mắt của người đàn bà nầy. C. tên người đàn bà ấy, kể cho tôi nghe chuyện đời mình qua làn khói mỏng giữa những hơi thuốc và từng tràng ho rũ rượi.
    - “Em và nó gặp nhau trong trại xã hội. (Nó – ở đây là chồng của cô ta) – Cùng là dân 05 – 06 với nhau, những tưởng sẽ nương tựa nhau mà làm lại cuộc đời. Không ngờ, vướng vào nó thân em càng khốn nạn hơn! Ra trại cùng một đợt, hai đứa dắt díu nhau lên lộ 20 thuê nhà, gom góp hết tiền dành dụm mua cho nó chiếc 67, cứ ngỡ là mỗi ngày ít ra cũng có một, hai chục tiền gạo, tiền chợ. Tử tế được đâu nữa tháng, nó lại lao đầu vào ma túy. Trước thì hàng đen, bây giờ lại lậm thêm hàng trắng. Rồi chiếc xe cũng bay theo từng cơn đói thuốc của nó. Không có tiền, nó bắt em rước khách đem tiền về cho nó chích. Nhiều lần em bỏ trốn nhưng cũng không khỏi. Định tự tử thì thương mẹ già ở dưới quê. Mấy tháng trước nó chết, mấy thằng bạn ghiền của nó nói tại SiDa. Thoát khỏi thằng chồng quả báo, em lại bị sự ghẻ lạnh, xua đuổi của người chung quanh vì họ cho rằng em cũng đã lây bệnh. Tụi nó không cho em rước khách gần bến xe Mới mà đuổi em xuống đây...”
    Cô ta kể về đời mình mà giọng tỉnh như không, như là đang nói về một người xa lạ nào đó. Phần tôi, càng nghe tôi càng có cảm giác mình đang bơi trong một bể nước khổng lồ mà độ lạnh của nó cứ tăng dần. Cách đây khá lâu, tôi đọc được một phóng sự trên báo có cái tít bài hình như là: “Vác tử thần đi chơi”. Phải chăng người đàn bà nầy cũng là một nhân vật trong bài viết ấy?!
    Hơn 70 năm trước, Tư S. người thầy của tác giả Tam Lang cũng đã gặp một tình huống tương tự, khi phải kéo một “chị chàng” đi kiếm khách suốt cả đêm để rồi: Em lạy bác, bác thương em! Đây, bây giờ bác muốn làm gì em thì làm! Em thật không có một xu nào cả”. Tư S. kể lại: Còn làm gì nữa, mình ném chiếc giầy xuống đất, đứng lên túm lấy toan đánh cho nó vài cái tát, nhưng trông thấy lại thương. Cảnh khổ gặp nhau. Mình khổ, không ngờ nó lại khổ hơn mình. Nghĩ thế rồi nước mắt tôi cứ chảy xuống giòng giòng, miệng tôi thì nghẹn ngào, cổ tôi như có người ghì bóp”.
    Còn tôi bây giờ, nghe câu chuyện của người đàn bà tên C. nầy muốn khóc mà không khóc được. Cùng lọt xuống tận đáy xã hội như nhau, cũng đói khát, cũng đem nhân phẩm rao bán nhưng người đàn bà của quá khứ thì đáng thương, còn người đàn bà của những năm đầu thiên niên kỷ mới nầy thì thật đáng sợ. Đã có bao nhiêu người đàn ông nhếch nhác, “mụ người’ vì rượu, qua đêm trong vòng tay tử thần?! Rồi những hệ lụy của đêm truy hoan ấy ai sẽ nhận lấy? Nhưng, theo tôi điều đáng sợ hơn cả là người đàn bà nầy không biết hay không muốn biết rằng mình đang đổi lấy miếng ăn bằng cái chết của những người khác, trong đó có cả những người đàn bà, những đứa trẻ mà hai chữ “hoan lạc” thật xa lạ với họ. Để rồi những miếng ăn cuối cùng ấy cũng chẳng ngăn được cái chết chẳng biết sẽ đến với mình lúc nào, dù nó đã gần lắm rồi. Sau chuyện ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều nhưng không làm sao lý giải được vì sao con người ta càng văn minh tiến bộ lại càng dửng dưng với nhau đến như vậy? Cái quan niệm sống “Mackeno” – mặc kệ nó – dường như đã trở thành một kiểu cách lý tưởng của không ít người trong năm 2007 nầy. Chẳng vậy, với tầng lớp nào đó nó còn được hô hào, cổ xúy cứ y như một thứ “mốt” thời thượng.
    Người phu xe ngày xưa, khi chứng kiến cảnh khổ của những con người “chưa chắc khổ hơn mình” còn nhỏ ra những giọt nước mắt. Thì ngày nay, dường như nước mắt “hơi bị hiếm” trong cái bối cảnh xã hội mà đồng tiền trở thành một loại “nhãn mác” hàng đầu trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Chính điều đó đã làm cho con người tàn nhẫn với nhau hơn, sẵn sàng quay lưng trước nổi đau của chính những người ruột thịt. Người đàn ông ấy ngoắc xe tôi lại vào một buổi trưa nắng gắt trên đường 30 – 4, nhìn mồ hôi ướt đầm lưng áo tôi đoán có lẽ anh ta đã đi bộ một khoảng đường khá dài trước khi quyết định gọi xe. Trả giá 10.000 đồng cho hai lượt đi về, tôi gật đầu vì thông cảm cho anh ta hơn là vì giá tiền cuốc xe. Đứng đợi ngoài đầu hẻm đâu chừng 20 phút, thì anh ta quay ra trên tay có cầm một bọc gì đó nặng nặng, hình như gạo thì phải. Đến nơi, thay vì móc tiền, anh ta đưa tôi bọc gạo và nói:
    - Thú thật với anh tôi không có đồng nào trong túi. Trước kia, tôi cũng chạy xe ôm như anh nhưng hơn tháng nay đã bán xe đổ tiền vào trị bệnh cho vợ mà xem chừng bệnh không hề thuyên giảm. Cô ấy bị ung thư. Hồi nảy, tôi đi tới nhà ông anh định mượn ít tiền về mua gạo cho mấy đứa nhỏ, rồi ngày mai sẽ đi xin làm phụ hồ kiếm được đồng nào hay đồng đó. Không ngờ, ông ấy chỉ xúc cho 3 lít gạo, rồi còn chưởi tôi ngu nữa. Tôi cũng không biết mình ngu cái gì. Thôi, anh chạy xe chắc cũng không giàu có gì, vậy anh lấy giùm mấy lít gạo nầy thay cho tiền xe vậy!
    Dù sắt đá đến đâu, nhưng khi nghe anh ta nói như vậy bằng cái giọng nghèn nghẹn muốn khóc, tôi tin rằng ai cũng phải xúc động. Vợ tôi thì ứa nước mắt khi nghe kể đến đây, đã vậy còn trách: “Ông thật, sao không về nhà xúc thêm cho anh ấy mấy lít gạo? Không lấy tiền thì đã đành rồi, nhưng giá mà giúp thêm được chút ít!”
    Vậy đó, những cảnh đời tôi gặp trong tháng ngày chạy xe liệu có khác gì với những thân phận như bọt bèo mà Tam Lang đã viết trong quyển “Tôi kéo xe”. Gần một thế kỷ trôi qua, nếu tấm lòng con người tỷ lệ thuận với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, sự lớn mạnh của kinh tế thì cuộc sống nầy sẽ tươi đẹp biết bao. Khi nói ra điều nầy không phải là tôi quá bi quan, cũng như không phải chung quanh ta không còn người tốt. Mà chỉ vì những con người tôi gặp trong cuộc đấu tranh vì miếng cơm manh áo ấy sao mà lạnh lùng, sao mà vô tình đến mức đáng sợ!
    Nỗi khổ của con người dù trải qua bao biến thiên thì cũng vẫn là nỗi khổ. Và sự nhọc nhằn trong kiếp nghèo hèn ở thời điểm năm 1932, cũng có khác gì đâu nỗi cay đắng, tủi nhục của những người kiếm miếng cơm bụi bậm trên lề đường năm 2007! Khi viết “Tôi kéo xe” tác giả Tam Lang mong muốn cảnh “ngựa người” không còn nữa và điều đó nay đã trở thành hiện thực. Còn tôi, khi viết những dòng chữ nầy lại có một ao ước khác: “Không còn một người cùng khổ nào phải kiếm miếng cơm, manh áo trên hè phố, lề đường dù là dưới bất cứ hình thức nào”. Những gã “cai xe” chuyên bóc lột xương máu của anh em kéo xe, thời mà nhân dân ta oằn mình dưới ách đô hộ đã chết từ đời “tám oánh”. Nhưng nay lại có những gã “cai xe” kiểu khác, hiện đại, tinh vi hơn và đôi khi người bị bốc lột lại phải cám ơn người bốc lột mình.
    Tôi không còn chạy xe ôm một thời gian sau đó mà đã chuyển sang nghề khác, tránh được cảnh hôm sớm dầm mưa dãi nắng. Tính đi tính lại cái quãng thời gian tôi “cầm tài” ấy thật ra chẳng thấm vào đâu so với nhiều người khác, nhưng với tôi thì đã quá đủ. Quá đủ để hiểu biết một lẽ đời, để miếng cơm mình nuốt vào miệng không phải nghẹn ra vì có được từ một góc khuất nào đó trong muôn vàn góc khuất của xã hội.

    [​IMG]
     
  17. LuckylucK

    LuckylucK Thần Tài

    [​IMG]
    Nước thì ướt, trời thì xanh
    Ngoài kia lắm chiện ...nực cười
    :tea::tea::tea:
     
  18. LuckylucK

    LuckylucK Thần Tài

    Thức lâu mới biết đêm dài
    Ở lâu mới biết lòng người thực hư
    :134::134::134:
    [​IMG]
     
  19. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    :126::126::126:CÂU NÓI HAY NHẤT NGÀY NAY :125::125::125:
     
  20. LuckylucK

    LuckylucK Thần Tài

    Cóa ở trong chăn mí bít chăn ...lắm RẬN
    :120::120::120:
    [​IMG]
     

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.