Bảng Ngũ Hành Nạp ÂM - Quái Số

Thảo luận trong 'Phần Mềm Xổ Số - Phát Hiện - Phát Triển' bắt đầu bởi anhhoa22, 24/12/12.

  1. Q_PY400

    Q_PY400 Thần Tài Perennial member

     
  2. lp_anh

    lp_anh Thần Tài

    mấy Huynh cho hỏi PP này là đánh theo ngày hay theo giờ vậy thanks nhiều :134:
     
  3. Q_PY400

    Q_PY400 Thần Tài Perennial member

    PP này chơi theo ngày tính PP này ra để chơi lô đá
     
  4. lp_anh

    lp_anh Thần Tài

    Thank's huynh vậy ngày mai là Bính Dần đánh dê.....:134:
     
  5. Q_PY400

    Q_PY400 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    tham khảo bảng AB này
     
  6. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    7. Phân Loại 60 Giáp Tý Nạp Âm :
    Thủy Nhị Cục : Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy.
    Mộc Tam Cục : Đại Lâm Mộc, Dương Liễu Mộc, Túng Bách Mộc, Bình Địa Mộc, Thạch lựu Mộc.
    Kim Tứ Cục : Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim. Bạch Nạp Kim, Sa Trung Kim, Xoa Xuyến Kim.
    Thổ Ngũ Cục : Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng thổ, Đại Dịch Thổ, Sa Trung Thổ.
    Hỏa Lục Cục : Lô trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hảo, Phúc Đăng Hỏa, Thiên Thượng Hỏa.
     
  7. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Phần V-Phương pháp an ngôi sao TỬ VI



    5.1. Yêu cầu
    Để an được ngôi sao TỬ VI cần biết Cục và Ngày sinh.
    Cần nhớ kiến thức của các nội dung: “Các thuật ngữ cơ bản trong Tử vi” và “Phương pháp tìm Cục” đặc biệt là bảng quan hệ giữa Can và Cục
    5.2. Phương pháp
    Sau khi đã định được Cục, việc xác định vị trí an ngôi sao TỬ VI dựa trên các bước như sau:
    Bước 1: Tính toán theo công thức:
    B=(N +A)/Cục (5-1)
    Trong đó:
    - A,B là số tự nhiên và là số nguyên, A = 0,1,2,3,4,5;
    - N: ngày sinh theo lịch Âm
    - Cục: bao gồm ; Thuỷ Nhị Cục(2), Mộc Tam Cục(3),.... Hỏa Lục Cục (6).
    Lưu ý
    + Nếu Ngày sinh chia hết cho Cục thì; “A = 0”
    + Nếu ngày sinh không chia hết cho Cục thì chọn A (A= 1÷ 5) sao cho phép tính cho đáp số B là số nguyên.
    Bước 2: Khởi từ cung Dần là số 1 đếm thuận đến B ngưng lại cung nào thì chia ra 2 nguyên tắc sau:
    Nguyên tắc 1: A lẻ =1,3,5 thì lùi lại A cung an TỬ VI;
    Nguyên tắc 2: A chẵn=0,2,4 thì tiến lên A cung an TỬ VI.
    5.3. Áp dụng
    Ví dụ 1: Tìm vị trí an TỬ VI khi biết Ngày sinh là 26, thuộc Hỏa Lục Cục;
    Nhận xét: Lá số thuộc Hỏa Lục Cục (6) do đó với Ngày sinh là 26 không chia hết cho Cục (6), do vậy:
    Bước 1: áp dụng công thức (5-1) với Ngày sinh (n) = 26,
    Cục = 6, A (chọn) = 4, ta có: (Ngày sinh+A)/Cục= (26+4)/6 = 5
    Bước 2: áp dụng ta tìm được B thuộc cung Ngọ;
    Do A=4 là số chẵn do vậy áp dụng “Nguyên tắc 2” ta tìm được cung an TỬ VI là cung Tuất.
    Ví dụ 2: Tìm vị trí an TỬ VI khi biết Ngày sinh là 17, thuộc Mộc Tam Cục;
    Nhận xét: Lá số thuộc Mộc Tam Cục (3) do đó với Ngày sinh là 17 không chia hết cho Cục (3), do vậy:
    Bước 1: áp dụng công thức (5-1) với Ngày sinh (n) = 17,
    Cục = 3, A (chọn) = 1, ta có: (Ngày sinh+A)/Cục = (17+1)/3 = 6
    Bước 2: áp dụng ta tìm được B thuộc cung Mùi;
    Do A=1 là số lẻ do vậy áp dụng “Nguyên tắc 1” ta tìm được cung an TỬ VI Ngọ.
    Ví dụ 3: Tìm vị trí an TỬ VI khi biết Ngày sinh là 12, thuộc Thủy Nhị Cục;
    Nhận xét: Lá số thuộc Thủy Nhị Cục (2) do đó với Ngày sinh là 12 chia hết cho Cục (2), do vậy:
    Bước 1: áp dụng công thức (2-1) với Ngày sinh (n) = 12, Cục = 2, A (chọn) = 0, ta có: (Ngày sinh+A)/Cục = (12+0)/2 = 6
    Bước 2: áp dụng ta tìm được B thuộc cung Mùi;
    Do A=0 do vậy áp dụng “Nguyên tắc 2” ta tìm được cung an TỬ VI là cung Mùi.
    --Hết--
     
  8. thichlacho

    thichlacho Thần Tài Perennial member

    mình xin phép bổ xung thêm 1 phần mềm xem âm dương lịch, bát môn... cho ace kết hợp phần trên của anhhoa22 cho đỡ mất công lên mạng tìm :

    http://www.mediafire.com/?3fduos37g3iu66k
     
  9. Q_PY400

    Q_PY400 Thần Tài Perennial member

     
  10. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Hậu Thiên Bát Quái phối 24 Tiết Khí.
    24 / 8 = 3. Vì vậy mỗi quái Hậu Thiên quản 3 Tiết Khí, liệt kê như sau:

    Dương Cục (Dương Độn)
    Khãm 1
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Đông Chí: *** 1 - 7 – 4
    Tiểu Hàn: *** 2 – 8 – 5
    Đại Hàn: **** 3 – 9 – 6

    Cấn 8
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Lập Xuân: *** 8 – 5 – 2
    Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3
    Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4

    Chấn 3
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Xuân Phân:*** 3 – 9 - 6
    Thanh Minh:** 4 – 1 - 7
    Cốc Vũ:****** 5 – 2 – 8

    Tốn 2
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Lập Hạ:****** 4 – 1 - 7
    Tiểu Mãn:**** 5 – 2 - 8
    Mang Chủng:** 6 – 3 – 9

    Âm Cục (Âm Độn)
    Ly 9
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Hạ Chí:****** 9 – 3 – 6
    Tiểu Thử:**** 8 – 2 – 5
    Đại Thử: **** 7 – 1 – 4

    Khôn 2
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
    Xử Thử:****** 1 – 4 - 7
    Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6


    Đoài 7
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Thu Phân:**** 7 – 1 - 4
    Hàn Lộ:****** 6 – 9 - 3
    Sương Giáng:* 5 – 8 – 2

    Càn 6
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Lập Đông:**** 6 – 9 – 3
    Tiểu Tuyết:** 5 – 8 – 2
    Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1


    Nếu ta quan sát các cục Thượng Trung Hạ, thì ta thấy Thượng Trung Hạ nguyên cách nhau 6 số, 6 số đây là 6 con Giáp. Dương độn thì đếm tới 6 số, âm độn thì đếm nghịch 6 số.
    Như Thượng nguyên khởi 5 thì 5,6,7,8,9, 1, trung nguyên là 2, lại đếm 6 số 2,3,4,5,6,7, vậy hạ nguyên là 8.
    Tức mỗi nguyên Thượng Trung Hạ cách nhau 6 con Giáp tức 60 Can Chi.

    Mỗi quẻ là 3 tiết, cục khởi đầu của số Lạc của quẻ Hậu Thiên Bát Quái (tức Khãm 1, Cấn 8, Chấn 3, Tốn 4, Ly 9, Khôn 2, Đoài 7, Càn 6), hai tiết tới mỗi tiết tăng 1 nếu là dương độn, giãm 1 nếu là âm độn. Như vậy ta chỉ cần nhớ quẻ nào quản 3 tiết nào, và số Lạc của quẻ (Hậu Thiên) thì có thể tính ra tiết nào, thượng trung hạ nguyên thuộc độn mấy cục.
    Dương độn thì lúc nào củng bắt đầu từ Đông Chí, âm độn thì bắt đầu từ tiết Hạ Chí.

    Phía trên là 24 Tiết Khí phối quái của Kỳ Môn Độn Giáp.

    Thấu Địa Kỳ Môn, an bày 8 tiết chính, Lập Đông, Đông Chí, Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân vào giữa tám quẻ Hậu Thiên, cho nên 24 Tiết Khí trong Thấu Địa Kỳ Môn lùi lại 1 tiết,
    liệt kê như sau:

    Dương Cục (Dương Độn)
    Khãm 1
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1
    Đông Chí: *** 1 - 7 – 4
    Tiểu Hàn: *** 2 – 8 – 5

    Cấn 8
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Đại Hàn: **** 3 – 9 – 6
    Lập Xuân: *** 8 – 5 – 2
    Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3

    Chấn 3
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4
    Xuân Phân:*** 3 – 9 - 6
    Thanh Minh:** 4 – 1 - 7

    Tốn 2
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Cốc Vũ:****** 5 – 2 – 8
    Lập Hạ:****** 4 – 1 - 7
    Tiểu Mãn:**** 5 – 2 - 8

    Âm Cục (Âm Độn)
    Ly 9
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Mang Chủng:** 6 – 3 – 9
    Hạ Chí:****** 9 – 3 – 6
    Tiểu Thử:**** 8 – 2 – 5

    Khôn 2
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Đại Thử: **** 7 – 1 – 4
    Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
    Xử Thử:****** 1 – 4 - 7

    Đoài 7
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6
    Thu Phân:**** 7 – 1 - 4
    Hàn Lộ:****** 6 – 9 - 3

    Càn 6
    ------------- Th, Tr, Hạ
    Sương Giáng:* 5 – 8 – 2
    Lập Đông:**** 6 – 9 – 3
    Tiểu Tuyết:** 5 – 8 – 2


    24 Tiết khí phối quái như trên củng được ứng dụng tron Thấu Địa Long lâm Liên Sơn Quái.

    Thời tiết có khi đến sớm khi đến muộn, cho nên trong Kỳ Môn Độn Giáp có phép tính Siêu Thần Tiếp Khí, nhưng trong Thấu Địa Kỳ Môn thì không dùng, bỡi vì 60 long phối Tiết Khí là bất di bất dịch.

    60 long được phối với 24 tiết như sau:

    Khãm 1
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý:******** Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1
    Canh Tý, Nhâm Tý:**************** Đông Chí: *** 1 - 7 – 4 (Dương Độn)
    Ất Sửu, Đinh Sửu, Kỷ Sửu:******** Tiểu Hàn: *** 2 – 8 – 5

    Cấn 8
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Tân Sửu, Quý Sửu:**************** Đại Hàn:***** 3 – 9 – 6
    Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần:***** Lập Xuân:**** 8 – 5 – 2
    Nhâm Dần, Giáp Dần:************** Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3

    Chấn 3
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão:******* Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4
    Quý Mão, Ất Mão:***************** Xuân Phân:*** 3 – 9 - 6
    Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn:** Thanh Minh:** 4 – 1 - 7

    Tốn 2
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Giáp Thìn, Bính Thìn:************ Cốc Vũ:****** 5 – 2 – 8
    Kỷ Tỵ, Tân Tỵ, Quý Tỵ:*********** Lập Hạ:****** 4 – 1 - 7
    Ất Tỵ, Đinh Tỵ:****************** Tiểu Mãn:**** 5 – 2 - 8

    Ly 9
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Canh Ngọ, Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ:**** Mang Chủng:** 6 – 3 – 9
    Bính Ngọ, Mậu Ngọ:*************** Hạ Chí:****** 9 – 3 – 6 (Âm Độn)
    Tân Mùi, Quý Mùi, Ất Mùi:******** Tiểu Thử:**** 8 – 2 – 5

    Khôn 2
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Đinh Mùi, Kỷ Mùi:**************** Đại Thử: **** 7 – 1 – 4
    Nhâm Thân, Giáp Thân, Bính Thân:* Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
    Mậu Thân, Canh Thân:************* Xử Thử:****** 1 – 4 - 7

    Đoài 7
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Quý Dậu, Ất Dậu, Đinh Dậu:******* Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6
    Kỷ Dậu, Tân Dậu:***************** Thu Phân:**** 7 – 1 - 4
    Giáp Tuất, Bính Tuất, Mậu Tuất:** Hàn Lộ:****** 6 – 9 - 3

    Càn 6
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Canh Tuất, Nhâm Tuất:************ Sương Giáng:* 5 – 8 – 2
    Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi:******** Lập Đông:**** 6 – 9 – 3
    Tân Hợi, Quý Hợi:**************** Tiểu Tuyết:** 5 – 8 – 2
    _______
     
    Q_PY400, oanhoanh, DAINGOC68 and 2 others like this.
  11. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Kỳ môn có 9 thiên tinh phối với các cung Hậu Thiên như sau:
    Khãm - Thiên Bồng,
    Khôn - Thiên Nhuế,
    Chấn - Thiên Xung,
    Tốn - Thiên Phụ,
    Trung - Thiên Cầm
    Càn - Thiên Tâm
    Đoài – Thiên Trụ
    Cấn – Thiên Nhậm
    Ly – Thiên Anh (Thiên Ương)

    Và Bát Môn phối với các cung như sau:
    Khãm – Hưu
    Khôn - Tử
    Chấn – Thương
    Tốn - Đổ
    Trung – Vô Môn
    Càn – Khai
    Đoài – Kinh
    Cấn – Sinh
    Ly - Cảnh

    Và địa bàn kỳ môn (bất di bất dịch) như sau:

    [Tốn: Thiên Phụ, Đổ------][Ly:Thiên Anh, Cảnh---][Khôn:Thiên Nhuế, Tử--]
    [Chấn: Thiên Xung, Thương][Trung: Thiên Cầm-----][Đoài: Thiên Trụ, Kinh]
    [Cấn: Thiên Nhậm, Sinh---][Khãm: Thiên Bồng, Hưu][Càn: Thiên Tâm, Khai-]


    Mấy bài trước chúng ta đã biết Tuần Đầu của Can Chi (6 con Giáp).
    Khi bài quẻ Kỳ Môn, thì Tuần Đầu tại cung nào thì sao (thiên tinh) của cung đó gọi là Trực Phù, và môn tại cung đó gọi là Trực Sử.




    1 – TìmTiết Khí
    Xem năm tháng ngày giờ thuộc thời tiết nào để tính cục. Phần này trong Thấu Địa Kỳ Môn thì chỉ cần xem bản 60 phối Tiết Khí.
    2 – Tính Cục
    Tính Độn Cục căn cứ vào Tiết Khí và ngày Thượng Nguyên (Giáp Kỷ gia Tý Ngọ Mão Dậu). Có 4 trường hợp, Chính Thụ, Siêu Thần, Tiếp Khí, và Nhuận. Phần tính Siêu Thần Tiếp Khí này hơi rắc rối cho nên tốt nhất là mua một quyển lịch có liệt kê các cục và tiết khí.
    May thay Thấu Địa Kỳ Môn không dụng Siêu Thần Tiết Khí bợi vì Can Chi 60 long kết hợi với Tiết Khí và Cục là không thay đổi. Chúng ta chỉ cần dùng Phù Đầu để định Cục thuộc Thượng, Trung, hay Hạ nguyên của Tiết Khí.
    3 – Bày Kỳ Nghi Địa Bàn
    4 – Định Trực Phù Trực Sử
    5 – Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh (xoay chuyển cho Trực Phù gia Thời Can)
    6 – Lập Thiên Bàn 8 Môn, (xoay chuyển cho Trực Sử gia Thời Chi).
    7 – An Bát Thần (Trục Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trận (Bạch Hổ), Chu Tước (Huyên Vũ), Cửu Địa, Cửu Thiên). Thấu Địa Kỳ Môn không dùng Bát Thần.

    Dương Độn Âm Độn Cục
    Các sách về Kỳ Môn đều nói rằng:
    Dương Độn: Nghi đi thuận Kỳ đi nghịch
    Âm Độn: Nghi đi nghịch Kỳ đi thuận
    Hai câu này ý nó gì?
    Nếu ta theo thứ tự cung từ 1 đến 9, bắt đầu bày Lục Nghi: Mậu, Kỷ Canh Tân Nhâm Quý theo thứ tự (Thuận) thì Tam Kỳ, Ât Bính Đinh đi nghịch, như sau:
    1 Mậu
    2 Kỷ
    3 Canh
    4 Tân
    5 Nhâm
    6 Quý
    7 Đinh
    8 Bính
    9 Ất
    Ta thấy Ất Bính Đinh là 9, 8, 7
    Nếu Lục Nghi đi nghịch thì Tam Kỳ đi thuận như sau:
    1 Mậu
    9 Kỷ
    8 Canh
    7 Tân
    6 Nhâm
    5 Quý
    4 Đinh
    3 Bính
    2 Ất
    Ta thấy thứ tự Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là 9,8,7,6,5, và Tam Kỳ Ất Bính Đinh là 2, 3, 4

    Thật ra các đơn giản hơn là không cần biết Thuận Nghi Nghịch Kỳ hay Nghịch Nghi Thuận Kỳ gì cả, ta chỉ đếm theo thứ tự sau:
    Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Đinh, Bính, Ất
    Dương độn thì đi thuận (số tăng), Âm độn thì đi nghịch (số giảm).

    Các bạn xem lại phía trên đều thấy cho dù Thuận Nghi Nghịch Kỳ, hay Nghịch Nghi Thuận Kỳ đều có thứ tự là Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Đinh Bính Ất cả!!!

    Nay chúng ta thử bài quẻ Bính Tý nhé:
    1) Tìm Tiết Khí
    Theo bản 60 phối Tiết Khí và Cục ta có
    Khãm 1
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý:******** Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1


    2) Tính Cục
    Như vậy ta biết Bính Tý Long thuộc tiết Đại Tuyết. Bính Tý có Tuần Đầu là Giáp Tuất, Phù Đầu củng là Giáp Tuất. Giáp (hoặc Kỷ) gia Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ Nguyên, như vậy:
    Bính Tý thuộc Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục.

    Tiết Khí từ Đông Chí đến trước Hạ Chí đều là Dương Cục. Tiết Khí từ Hạ Chí đến trước Đông Chí đều là Âm Cục.

    3) Bày Kỳ Nghi Địa Bàn
    Ta biết Tuần Đầu của Bính Tý là Giáp Tuất. Mấy bài trước ta củng đã biết qua 6 con Giáp ẩn tại Lục Nghi
    Giáp Tý ẩn tại nghi (Can) Mậu
    Giáp Tuất ẩn tại nghi Kỷ
    Giáp Thân ẩn tại nghi Canh
    Giáp Ngọ ẩn tại nghi Tân
    Giáp Thìn ẩn tại nghi Nhâm
    Giáp Dần ẩn tại nghi Quý
    (Chúng ta nên ghi nhớ Giáp nào ẩn tại Nghi nào để tiện cho việc bày quẻ)

    Cục nào thì ta khởi Mậu (Giáp Tý) tại cung đó như 1 cục thì khởi tại cung Khãm, 2 thì Khôn, vv…, tức Lạc Số phối Hậu Thiên Bát Quái, Khãm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9.
    Sau Mậu thì tới Kỷ, Canh, vv… rồi Đinh Bính Ất (6 Lục Tam Kỳ), dương độn thì bay thuận, âm độn thì bày nghịch.
    Số Lạc phối Hậu Thiên Bát Quái
    [Tốn 4-][Ly 9---][Khôn 2]
    [Chấn 3][Trung 5][Đoài 7]
    [Cấn 8-][Khãm 1-][Càn 6-]


    Bính Tý thuộc Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục, ta có bản Địa Bàn Kỳ Nghi như sau:
    [Đinh][Kỷ-][Ất--]
    [Bính][Quý][Tân-]
    [Canh][Mậu][Nhâm]


    4) Định Trực Phù Trực Sử
    Ta biết Bính Tý thuộc Tuần Đầu Giáp Tuất. Giáp Tuất ẩn Can Kỷ.
    Theo bản Địa Bàn Kỳ Nghi thì Kỷ ở cung Ly 9, Cung Ly 9 có Tinh là Thiên Anh, Môn là Cảnh.
    Tuần Đầu Giáp đóng tại cung nào, thì Tinh tại cung đó là Trực Phù, và Môn tại cung đó là Trực Sử
    Như vậy Trực Phù là Thiên Anh.
    Trực Sử là Cảnh Môn.
    Giáp Tuất Kỷ còn được gọi là Trực Phù (tức gọi Giáp Tuất là Trực Phù), can Kỷ củng được gọi là Trực Phù Can.

    5) Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh
    Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi thì ta lấy Trực Phù gia Thời Can.
    Thời ở đây là Bính Tý, Thời Can là Bính vậy.
    Ta có Can Kỷ là Trực Phù, vậy ta đêm Can Kỷ đến cung có Can Bính (tứ cung Chấn 3), và xoay chuyển toàn bàn.
    [Ất--][Tân-][Nhâm]
    [Kỷ--][Quý-][Mậu-]
    [Đinh][Bính][Canh]


    Như vậy kết hợp hai bàn lại với nhau ta có Thiên Địa bàn như sau (Can Thiên trước, Can Địa sau):
    [Ất Đinh--][Tân Kỷ--][Nhâm Ất--]
    [Kỷ Bính--][Quý-----][Mậu Tân--]
    [Đinh Canh][Bính Mậu][Canh Nhâm]


    Ta biết răng Trực Phù là Thiên Anh (đi theo Giáp Tuất Kỷ), nay Kỷ gia Bính tại Chấn, vậy Thiên Anh củng theo Kỷ đi đến Chấn cung. Thứ tự 9 tinh theo nguyên đán bàn là (bỏ chử Thiên cho đơn giản):
    [Phụ-][Anh-][Nhuế]
    [Xung][Cầm-][Trụ-]
    [Nhậm][Bồng][Tâm-]

    Tức thứ tự từ Khãm đi thuận theo chiều kim đồng hồ là Bồng Nhậm Xung Phụ Anh Nhuế Trụ Tâm. Theo Thấu Địa Kỳ Môn thì Dương Độn Thiên Cầm ký cung Khôn, Âm Độn ký cung Cấn.

    Như vậy ta chỉ cần xoay chuyển vòng 9 tinh này khởi đầu là Anh tại Chấn cung,
    [Nhuế-----][Trụ-][Tâm-]
    [Anh------][Cầm-][Bồng]
    [Phụ (Cầm)][Xung][Nhậm]

    (Cầm ký tại cung Cấn vi Bính Tý thuộc Âm Độn)

    Kết hợp với Thiên Địa Bàn Kỳ Nghi thì ta có
    [Ất Đinh, Nhuế------][Tân Kỷ, Trụ---][Nhâm Ất, Tâm---]
    [Kỷ Bính, Anh-------][Quý, Cầm------][Mậu Tân, Bồng--]
    [Đinh Canh, Phụ(Cầm)][Bính Mậu, Xung][Canh Nhâm, Nhậm]
    __________________


    6) Lập Thiên Bàn 8 Môn
    Ta biết Trực Sử là Cảnh Môn, tức tại Ly 9 cung.
    Bính Tý thuộc Tuần Giáp Tuất, Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục.
    Giáp Tý Mậu tại 1
    Giáp Tuất Kỷ tại 9
    Từ Giáp Tuất (Kỷ tại Ly 9) ta đếm nghịch đến Chi Tý của Bính Tý
    Giáp Tuất 9
    Ất Hợi 8
    Bính Tý 7
    Như vậy Bính Tý cư tại cung Đoài 7.
    Tìm thiên bàn 8 Môn, thì ta lấy Trực Sử (Môn) gia Thời Chi (tức Tý của Bính Tý)
    Ta lấy Cảnh Môn gia lên Đoài 7, cùng lúc xoay chuyển vòng 8 Môn Địa Bàn để cho Cảnh môn đến Đoài 7.
    Cách đơn giản hơn là ta đếm theo thứ tự 8 Môn của Địa Bàn (Thuận hành): Hưu Sinh Thương Đổ Cảnh Tử Kinh Khai, như vậy theo vòng tròn ta đếm như sau:

    Cảnh Đoài 7
    Tử Càn 6
    Kinh Khãm 1
    Khai Cấn 8
    Hưu Chấn 3
    Sinh Tốn 4
    Thương Ly 9
    Đổ Khôn 2

    Vậy ta có thiên bàn 8 cửa như sau:
    [Sinh][Thương][Đổ--]
    [Hưu-][------][Cảnh]
    [Khai][Kinh--][Tử--]

    Kết hợp với Thiên Địa Bàn Kỳ Nghi và 8 Môn thì ta có
    [Ất Đinh, Nhuế, Sinh-][Tân Kỷ, Trụ, Thương-][Nhâm Ất, Tâm, Đổ---]
    [Kỷ Bính, Anh, Hưu---][Quý, Cầm------------][Mậu Tân, Bồng, Cảnh]
    [Đinh Canh, Phụ, Khai][Bính Mậu, Xung, Kinh][Canh Nhâm, Nhậm, Tử]


    7 – An Bát Thần
    Thấu Địa Kỳ Môn không dùng Bát Thần, nhưng tiểu sinh củng xin trình bày cách an Bát Thần để hoàn tất một quẻ Kỳ Môn vậy.
    Bát Thần trong Kỳ Môn là
    Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trận (Bạch Hổ), Chu Tước (Huyền Vũ), Cửu Địa, Cửu Thiên.
    Vòng 8 Thần này có hai cách an, một là theo Thiên Bàn, hai là theo Địa Bàn.
    Đa số thì dùng Thiên Bàn.
    Khởi thần Trực Phù tại cung có Trực Phù trên Thiên Bàn (tức cung mà Trực Phù gia Thời Can), theo thứ tự trên, dương độn bày thuận, âm độn bày nghịch. Câu Trận và Chu Tước là dùng cho Dương Cục (Dương Độn), Bạch Hổ và Huyền Vũ cho Âm Cục (Âm Độn). Nhưng có sách thì dùng Câu Trận và Chu Tước cho cả Dương lẫn Âm Độn.
    Trong phần 5 - Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh , ta lấy Trực Phù Kỷ gia địa bàn Bính Can tại Chấn 3 cung, vậy Chấn 3 cung chính là cung có Trực Phù Thiên Bàn, ta khởi thần Trực Phù , nghịch hành theo thứ tự các thần như sau:
    [Thiên][Địa-][Vũ-]
    [Phù--][----][Hổ-]
    [Xà---][Âm--][Hợp]


    Kết hợp với Thiên Địa Bàn Tinh Môn Kỳ Nghi, thì ta có quẻ Kỳ Môn cho Bính Tý như sau:

    [Ất Đinh, Nhuế, Sinh, Thiên][Tân Kỷ, Trụ, Thương, Địa][Nhâm Ất, Tâm, Đổ, Vũ----]
    [Kỷ Bính, Anh, Hưu, Phù----][Quý, Cầm ---------------][Mậu Tân, Bồng, Cảnh, Hổ-]
    [Đinh Canh, Phụ, Khai, Xà--][Bính Mậu, Xung, Kinh, Âm][Canh Nhâm, Nhậm, Tử, Hợp]


    Như vậy ta đã hoàn tất một quẻ Kỳ Môn Độn Giáp, các bạn thấy có dễ không?.
    Nhưng trong Kỳ Môn Thấu Địa, lại còn phần Liên Sơn Quái (Thấu Địa Quái), Tứ Kiết của 28 Tú, Quý Nhân Lộc Mã, và Ngủ Thân (Tử Phụ Tài Quan Huynh).

    Trong Thấu Địa Kỳ Môn thì chỉ dùng Tam Kỳ của Địa Bàn, 3 Kiết Môn của Thiên Bàn (Hưu Khai Sinh – tam Bạch của Cửu Cung) . Như vậy cục Bính Tý có 3 Kỳ Ất Bính Đinh, 3 kiết Môn như sau:
    [Đinh, Sinh][-----][Ất---]
    [Bính, Hưu-][-----][-----]
    [----, Khai][-----][-----]


    Thật ra trong sách “La Kinh Thấu Giải” có nhiều cục liệt kê luôn vài tinh trong 9 Tinh (Bồng Nhuế, vv….) của Thiên Bàn, như cục Bính Tý thì có để thêm Thiên Xung tinh tại Khãm cung

    chúng ta nói đến Thấu Địa Quái (còn được gọi la Liên Sơn Quái )
    Liên Sơn quái lấy quẻ quản cục (tức quẻ quản tiết khí) làm nội quái. Ng0ại quái chính là Môn Thiên Bàn cư tại quẻ quản cục.
    Như Bính Tý long chúng ta có quẻ quản cục là:
    Khãm 1
    ----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
    Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý:******** Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1


    Như vậy Liên Sơn Quái của Bính Tý có quẻ nội là Khãm Thủy

    Quẻ Thấu Địa Kỳ Môn của Bính Tý là

    [Ất Đinh, Nhuế, Sinh, Thiên][Tân Kỷ, Trụ, Thương, Địa][Nhâm Ất, Tâm, Đổ, Vũ----]
    [Kỷ Bính, Anh, Hưu, Phù----][Quý, Cầm ---------------][Mậu Tân, Bồng, Cảnh, Hổ-]
    [Đinh Canh, Phụ, Khai, Xà--][Bính Mậu, Xung, Kinh, Âm][Canh Nhâm, Nhậm, Tử, Hợp]

    Ta thấy tại cung Khãm, Môn thiên bàn là Kinh Môn. Kinh Môn thuộc Đoài quái (theo Địa Bàn hay nguyên đán bàn)
    [Tốn: Thiên Phụ, Đổ------][Ly:Thiên Anh, Cảnh---][Khôn:Thiên Nhuế, Tử--]
    [Chấn: Thiên Xung, Thương][Trung: Thiên Cầm-----][Đoài: Thiên Trụ, Kinh]
    [Cấn: Thiên Nhậm, Sinh---][Khãm: Thiên Bồng, Hưu][Càn: Thiên Tâm, Khai-]


    Như vậy Liên Sơn Quái của Bính Tý có quẻ ngoại là Đoài Trạch.

    Hợp quẻ ngoại và quẻ nội lại là quẻ Trạch Thủy Khổn.
    Vậy là Liên Sơn Quái của Bính Tý la Trạch Thủy Khổn.

    Mấy bài trước ta biết Bính Tý, phù đầu là Giáp Tuất tức Hạ Nguyên, tiết Đại Tuyết, cho nên độn cục là Âm Độn 1, cho nên Giáp Tý khởi tại cung Khãm 1 nghịch hành. Vậy là ta có thể bày 60 hoa giáp can chi vào các cung của Hậu Thiên Bát Quái, như sau:

    1 Khãm-: Giáp Tý--, Quý Dậu--, Nhâm Ngọ-, Tân Mão--, Canh Tý--, Kỷ Dậu---, Mậu Ngọ
    9 Ly---: Ất Sửu---, Giáp Tuất, Quý Mùi--, Nhâm Thìn, Tân Sửu--, Canh Tuất, Kỷ Mùi
    8 Cấn--: Bính Dần-, Ất Hợi---, Giáp Thân, Quý Tỵ---, Nhâm Dần-, Tân Hợi--, Canh Thân
    7 Đoài-: Đinh Mão-, Bính Tý--, Ất Dậu---, Giáp Ngọ-, Quý Mão--, Nhâm Tý--, Tân Dậu
    6 Càn--: Mậu Thìn-, Đinh Sửu-, Bính Tuất, Ất Mùi---, Giáp Thìn, Quý Sửu--, Nhâm Tuất
    5 Trung: Kỷ Tỵ----, Mậu Dần--, Đinh Hợi-, Bính Thân, Ất Tỵ----, Giáp Dần-, Quý Hợi
    4 Tốn--: Canh Ngọ-, Kỷ Mão---, Mậu Tý---, Đinh Dậu-, Bính Ngọ-, Ất Mão---,
    3 Chấn-: Tân Mùi--, Canh Thìn, Kỷ Sửu---, Mậu Tuất-, Đinh Mùi-, Bính Thìn,
    2 Khôn-: Nhâm Thân, Tân Tỵ---, Canh Dần-, Kỷ Hợi---, Mậu Thân-, Đinh Tỵ--,

    Đó là tất cả 60 hoa giáp can chi an vào 9 cung.
    Bài trước ta biết Bính Tý long có quẻ Liên Sơn là Trạch Thủy Khổn.

    Các bạn nào không thích tính toán bấm độn thì cứ mở sách bốc dịch ra có thể ghi Lục Thân cho quẻ Trạch Thủy Khôn.

    Riêng tiểu sinh thì thích dùng Lưỡng Nghi Tiên Thiên Đoạn Hồn Bạch Cốt Trảo để tìm Ngủ Thân (tức Lục Thân bỏ cá Ta ra). Hihihihihihi

    Ôn lại Lưỡng Nghi Tiên Thiên Đoạn Hồn Bạch Cốt Trảo.
    Âm Dương của các cung của Thiên Thiên Bát Quái
    [+][-][+]
    [-][x][-]
    [+][-][-]

    Cộng thì thuận hành theo chiều kim đồng hồ, Trù thì nghịch hành.

    Số của hai vòng nghi (Lưỡng nghi) 1-6-8-5, 2-7-3-4

    Tượng quẻ thì:
    Các quẻ thuộc số 1,2,3,4 trong hai nghi có tượng là đơn quái ngoại.
    Các quẻ thuộc số 5,6,7 trong hai nghi có tượng là đớn quái đối nội
    Quẻ thuộc số 8 có tượng là đơn quái nội.

    Hào Thế thì theo các số của hai nghi 1-6-8-5, 2-7-3-4, như sau:
    1 - Thế 6 (quẻ Bát Thuần)
    2 - Thế 1
    3 - Thế 2
    4 - Thế 3
    5 - Thế 4
    6 - Thế 5
    7 - Thế 4 (quẻ Du Hồn)
    8 - Thế 3 (quẻ Quy Hồn)

    Hào Thế và hào ứng đi thành 1 cập 1-4, 2-5, 3-6. Thế 1 thì Ứng 3, thế 3 thì ứng 1, vv….

    Ta khởi Trạch (Đoài) tiên thiên, thuộc dương (+), đi thuận, đếm
    1 Đoài, 6 Càn, 8 Chấn, 5 Ly, nhảy sang cung đối của Ly là Khãm, Khãm thuộc (-), đi nghịch
    2 Khãm, 7 Tốn, 3 Khôn, 4 Cấn.
    Trạch Thủy tức là Đoài Khãm, Đoài là ngoại quái, Khãm là nội quái, ta khởi tại Đoài tới Khãm được số 2 tức là quẻ số 2 của tượng vậy.
    Quẻ 2 tượng là đớn quái ngọại, tức là Đoài, thế hào 1 (sơ), ứng hào 4
    Vậy ta biết quẻ Trạch Thủy Khổn thuộc quẻ số 2 trong Tượng (Họ) Đoài.
    Tượng Đoài tức là hanh Kim, vậy ta là Kim hành

    Ôn lại Trùng Quái Nạp Can Chi nhé
    Tưởng tượng đây là 12 cung địa chi nhé:
    [Tỵ: Đinh Đoài-][Ngọ: Nhâm Càn--------][Mùi: Ất Khôn-----------][-----]
    [Thìn: Bính Cấn][----------------------------------------------][-----]
    [Mão: Kỷ Ly----][----------------------------------------------][-----]
    [Dần: Mậu Khãm-][Sửu: Quý Khôn,Tân Tốn][Tý: Giáp Càn, Canh Chấn][-----]


    Đó là hào sơ khởi chi của các quẻ thuần, Dương quái Càn Chấn Khãm Chấn đi thuận, âm quái Khôn Tốn Ly Đoài đi nghịch, đếm 1 bỏ 1. Càn nội lấy Giáp ngoại lấy Nhâm, Khôn nội lấy Ất ngoại lấy Quý.

    Để dễ ghi nhớ:
    Giáp Nhâm phùng Càn Tý Ngọ phương
    Ất Quý Khôn cư Mùi Sửu vị
    Chấn Canh Tý xứ, Tốn Tân Sửu
    Khãm hề Mậu Dần, Ly Kỷ Mão
    Bính Cấn cư Thìn, Đoài Đinh Tỵ

    Vậy ta biết:
    Đoài khởi Tỵ nghịch hành, lấy 1 bỏ 1, tức Tỵ Mão Sửu (3 hào nội), Hợi Dậu Mùi (3 hào ngoại)
    Đoài nạp can Đinh vậy 3 hào ngoại là Đinh Hợi, Đinh Dậu, Đinh Mùi

    Khãm khởi Dần thuận hành, lấy 1 bỏ 1, tức Dần Thìn Ngọ (3 hào nội), Thân Tuất Tý (3 hào ngoại)
    Khãm nạp can Mậu, vậy 3 hào nội là Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ

    Vậy ta có
    _ _, Đinh Mùi
    ___, Đinh Dậu
    ___, Đinh Hợi

    _ _, Mậu Ngọ
    _ _, Mậu Thìn
    _ _, Mậu Dần


    Trạch Thủy Khổn họ Đoài Kim, tức ta là hành Kim, xét các hành của chi để mà lập Ngũ Thân, tức
    Sinh Ta là Phụ Mẩu
    Đồng Ta là Huynh Đệ
    Ta Sinh là Tử Tôn
    Ta Khắc là Thê Tài
    Khắc Ta là Quan Quỷ
    Đinh Mùi, Mậu Thìn, Mùi và Thìn đều là Thổ, Ta là Kim, Thổ sinh Kim, vậy hai hào này là hào Phụ Mẫu
    Đinh Dậu, Dậu là Kim, Ta là Kim, Kim Đồng Kim, vậy Đinh Dậu là hào Huynh Đệ
    Đinh Hợi, Hợi là Thủy, Ta là Kim, Kim Sinh Thủy, vậy Đinh Hợi là hào Tử Tôn
    Mậu Ngọ, Ngọ là Hỏa, Ta là Kim, Hỏa Khắc Kim, vậy Mậu Ngọ là hào Quan Quỷ
    Mậu Dần, Dần là Mộ, Ta là Kim, Kim Khắc Mộc, vậy Mậu Dần là hào Thê Tài
    Như vậy ta được quẻ Trạch Thủy Khổn như sau:

    _ _, Đinh Mùi, Phụ Mẫu
    ___, Đinh Dậu, Huynh Đệ
    ___, Đinh Hợi, Tử Tôn (Ứng)

    _ _, Mậu Ngọ, Quan Quỷ
    ___, Mậu Thìn, Phụ Mẫu
    _ _, Mậu Dần, Thê Tài (Thế)


    Này ta đã có Ngủ Thân Tử Phụ Tài Quan Huynh, ta xem lại Can Chi mỗi hào an tại cung nào trong 9 cung.

    Nếu Can Chi rơi vào Trung cung thì Dương Độn ký Khôn, Âm Độn ký Cấn.

    Bính Tý Long thuộc Âm Độn 1 cục, vậy nếu Can Chi của Ngủ Thân nào rơi vào Trung Cung thì ký tại cung Cấn vậy.

    Ta có Can Chi hào của Trạch Thủy Khổn an vào các cung như sau:
    Đinh Mùi, Phụ Mẫu, cung Chấn
    Đinh Dậu,Huynh Đệ, cung Tốn
    Đinh Hợi, Tử Tôn, cung Cấn (Đinh Hợi rơi vào Trung Cung nên ký cung Cấn)
    Mậu Ngọ, Quan Quỷ, cung Khãm
    Mậu Thìn, Phụ Mẫu, cung Càn
    Mậu Dần, Thê Tài, cung Cấn (Mậu Dần rơi vào Trung Cung nên ký cung Cấn)

    Như vậy Bính Tý Long có Ngũ Thân như sau:
    [Huynh--][----][---]
    [Phụ----][----][---]
    [Tài, Tử][Quan][Phụ]


    Ghép vào Tam Kỳ 8 Môn (bài trước) vào thì ta có:
    [Huynh,Đinh, Sinh][-----------][Ất--------]
    [Phụ,Bính, Hưu---][-----------][----------]
    [Tài, Tử, Khai---][Quan-------][Phụ-------]


    Như vậy ta còn lại 4 thức: 4 Kiết, Lộc, Mã, Quý Nhân là xong quẻ Thấu Địa Kỳ Môn!



     
    Chỉnh sửa cuối: 2/1/13
  12. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/1/13
  13. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    AN SAO
    • Tử Vi: Chòm sao này gồm 6 chính tinh: Tử Vi,Thiên Cơ,Thái Dương,Vũ Khúc,Thiên Đồng.Trước hết phải an tử vi,tuỳ theo Cục và ngày sinh.
    Thuỷ Nhị Cục: Tý (22,23),Sửu (1,24,25),Dần (2,3,26,27),Mão (4,5,28,29),Thìn (6,7,30),Tỵ (8,9),Ngọ (10,11),Mùi (12,13),Thân (14,15),Dậu (16,24,26),Tuất (18,19),Hợi (20,21).
    Mộc Tam Cục: Tý (25),Sửu (2,28),Dần (3,5),Mão (6,8),Thìn (1,9,11),Tỵ (4,12,14),Ngọ (7,15,17),Mùi (10,18,20),Thân (13,21,23),Dậu (16,24,26),Tuất (19,27,29),Hợi (22,30).
    Kim Tứ Cục: Tý (5),Sửu (3,9),Dần (4,7,13),Mão (8,11,17),Thìn (2,12,15,21),Tỵ (6,16,19,25),Ngọ (10,20,23,29),Mùi (14,24,27),Thân (18,28),Dậu (22),Tuất (26),Hợi (1,30).
    Thổ Ngũ Cục: Tý (7),Sửu (4,12),Dần (5,9,17),Mão (10,14,22),Thìn (3,15,19,27),Tỵ (8,20,24),Ngọ (1,13,25,29),Thân (11,23),Dậu (16,28),Tuất (21),Hợi (2,26).
    Hoả Lục Cục: Tý (9,19),Sửu (5,15,25),Dần (6,11,21),Mão (12,17,27),Thìn (4,18,23),Tỵ (10,24,29),Ngọ (2,16,30),Mùi (8,22),Thân (14,28),Dậu (1,20),Tuất (7,26),Hợi (3,13).
    An Tử Vi xong,đếm theo chiều nghịch an tiếp sao Thiên Cơ,cách một cung an sao Thái Dương,tiếp theo an Vũ Khúc,tiếp sau Vũ Khúc là Thiên Đồng,cách Thiên Đồng 2 cung an sao Liêm Trinh
     
  14. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Âm Sinh - Khắc
    Dương Sinh - Khắc
    Ngũ Hành Sinh - Khắc
    Đôi khi gặp Tương Sinh không hẳn là tốt, gặp Tương Khắc chưa hẳn là xấu:
    thí dụ: Người tuổi Mậu Dần, ngũ hành thuộc Thổ, thì
    - hành Kim được lợi: Vượng do Thổ Sinh Kim.
    - Thổ với Thổ: lưỡng thổ thành sơn, Thổ được bồi đắp thêm thành núi.
    - Hỏa sinh Thổ: Hỏa đốt Mộc nên cả hai Hỏa và Mộc đều bị tổn hại để Thổ được sinh, tức Thổ được sinh nhập.
    - Thổ khắc Thủy: Thổ bị hao tổn, còn Mộc được hóa sinh, nên Thổ bị khắc nhập.
    Qua thí dụ trên, sự tương sinh hay tương khắc chỉ có một chiều: Thổ sinh được Kim chứ Kim không sinh được Thổ; Thổ khắc Thủy chứ Thủy không khắc Thổ ...
    - Lấy một ví dụ: tại sao cho là Thiên Thượng Hỏa khắc Thiên Hà Thủy? Là bởi vì trước tiên là Hỏa khắc Thủy, nước có thể dập tắt đám cháy, lửa hay nắng gắt có thể làm cạn khô nước. Cả 2 đều là Thiên tức trên trời, thiên thượng hỏa nghĩa đơn giản là nắng, thiên hà thủy nghĩa đơn giản là mưa. Có nắng thì không có mưa và ngược lại, khắc nhau là như vậy.
    - Hành được sinh (sinh nhập) có lợi: Kim được Thổ sinh thì Kim được lợi, còn Thổ thì hao tổn (sinh xuất).
    - Hành bị khắc (khắc nhập) thất lợi, còn hành khắc cũng hao tổn, như Thổ là hành khắc (khắc xuất), còn Thủy là hành bị khắc (khắc nhập).
    Theo lý thuyết, được sinh nhập, khắc xuất là tốt. Còn bị sinh xuất, khắc nhập là xấu. Nhưng còn tính chất hóa hợp xung của Thiên Can, Địa Chi nên không vì những điều trên mà phải lo lắng.
    Tương sinh có nghĩa là nuôi dưỡng, thúc đẩy, trợ giúp; còn tương khắc có nghĩa ràng buộc, khắc chế. Nhưng xét theo Vượng Tướng Hưu Tù Tử sẽ có ứng dụng khác nhau:
    Gặp Tương Sinh chưa hẳn là tốt:
    - Kim dựa vào Thổ sinh (Thổ sinh Kim), nhưng Thổ vượng thì Kim bị vùi lấp, mất tích.
    - Thổ dựa vào Hỏa để sinh (Hỏa sinh Thổ), nhưng Hỏa vượng thì Thổ trở thành khoáng sản than đá, Kim loại.
    - Hỏa dựa vào Mộc sinh (Mộc sinh Hỏa), nhưng Mộc vượng thì Hỏa đang thuộc hưu, tù, tử, không thể bốc lên đốt cháy được cây to.
    - Mộc dựa vào Thủy để sinh (Thủy sinh Mộc), nhưng Thủy vượng thì Mộc trốc gốc, trôi giạt.
    - Thủy dựa vào Kim sinh (Kim sinh Thủy), nhưng Kim vượng thì Thủy đục nước, có nhiều tạp chất đầy nguy hại.
    Gặp Tương Khắc chưa phải là hung:
    - Kim khắc Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim phải mẻ.
    - Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ khô thì Mộc chết.
    - Thổ khắc Thủy nhưng Thủy dây cao thì Thổ bị trôi, bị sụp lở.
    - Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa vượng thì Thủy khô cạn.
    - Hỏa khắc Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa phải tắt.
    Vì vậy hành nào là Vượng, Tướng, dù bị khắc nhập hay sinh xuất đều vượt qua, còn những hành được sinh nhập hay khắc xuất đang ở thế Hưu, Tù, Tử, chuyển hung ra cát, chuyển cát thành hung.
    Chúng ta thấy sự sinh khắc của ngũ hành đều có những yếu tố xác định, như Mộc là cây cối tăng trưởng được là nhờ có Thủy, nhưng cây không sống được ở sông mà phải sống trên đất, như vậy phải có Thổ. Khi Mộc vượng thì Thủy lẫn Thổ đều gặp hao tổn. Trong ngũ hành đều có sự tương trợ hay khống chế nhau, như Thổ bị khắc với Mộc cần có Kim khống chế lại Mộc, v.v.
    Trong hôn định chẳng hạn, lỡ gạo đã thành cơm, Mộc lấy Thổ, để khắc chế hai mệnh Mộc và Thổ, cần sinh đứa con tuổi Kim, gia đình tức khắc hòa thuận, hạnh phúc.

    Ấu - Tráng - Lão của Ngũ Hành
    Ngoài yếu tố Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử nên tính thêm độ số Ngũ Hành Ấu Tráng Lão. Ấu như mới sinh chưa phát huy được tính chất cát hung cao như Tráng là đã trưởng thành, hay Lão không còn sức công phá như thời thanh niên trai tráng. Trong chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp với 60 tên gọi, cứ hai cặp Can Chi có chung một tên Ngũ Hành Nạp Âm và mỗi hành gồm có 6 tên gọi khác nhau để đánh giấu giai đoạn Ấu, Tráng, Lão nói trên.
    Như hành Thổ có "Lục Thổ" có thứ tự:
    1. Lộ Bàng Thổ
    2. Thành Đầu Thổ
    3. Ốc Thượng Thổ
    4. Bích Thượng Thổ
    5. Đại Trạch Thổ
    6. Sa Trung Thổ
    Hành nào là Ấu, Tráng, Lão của vòng Trường sinh thuộc giai đoạn nào?
    - Nếu Ngũ hành đi từ Ấu rồi trở về Ấu theo chu kỳ 60 năm, lúc về già sẽ hồi xuân, mang tính trẻ trung vô tư như thời niên thiếu (Ấu), nếu mệnh hợp có tài lộc, hưởng được thú an nhàn, còn mệnh khắc phải chịu gian nan, sống trong tuổi già phải nhờ con cháu nuôi dưỡng như mới sinh ra đời.
    - Nếu Ngũ hành đi từ Tráng, Lão, Ấu sang Tráng, nếu bị khắc sẽ có tiền cát hậu hung; nếu đi từ Lão, Ấu, Tráng rồi về Lão, dù mệnh khắc cũng đều có hậu vận tốt đẹp.

    - Thổ sinh Kim thì Thổ hao, kim lợi, nhưng hành Thổ nào cho hành Kim lợi? Xét qua bảng Lục Thổ, chỉ có hai loại Thổ có thể cho Kim lợi, là Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ hoặc tối thiểu là Lộ Bàng Thổ, là những hành Thổ có thể tạo ra kim loại, tức Kim được sinh nhập.
    - Còn Kim sinh Thủy, Kim hao Thủy lợi là sinh xuất xấu. Nhưng xấu hay tốt với hành Thủy nào? Khi xét bảng Lục Thủy, chỉ có Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy mới làm cho hành Kim gặp hao tổn, còn Giang Hà Thủy, Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy, hành Kim ít bị hao tổn, nếu gặp Thiên Hà Thủy lại không tương sinh hay tương khắc với Kim.
    Khi tương khắc cũng tính theo biện pháp trên, đồng thời hành bị khắc (là hành đứng sau) đang trong giai đoạn Ấu, Tráng hay Lão và độ số ở vòng Trường sinh như thế nào, để tính cát hung cho thích hợp.
    Lưỡng mộc thành lâm (tương sinh) nghĩa là mộc với mộc thành rừng (tốt). Lưỡng mộc mộc chiết (tương khắc: gảy mất một).
    Lưỡng kim thành khí (ts: vật dụng kim khí). Lưỡng kim kim khuyết (tk: bể mất một): hai kim loại hợp lại sẽ quá cứng, có thể làm tổn thương nhau (tương đối xấu).
    Lưỡng hỏa thành viên (ts: hợp thành sức nóng). Lưỡng hỏa, hỏa diệt (tk: lửa tắt): lửa quá mãnh liệt, có thể hủy diệt nhau (xấu).
    Lưỡng thổ thành sơn (ts: tốt). Bích Thượng Thổ và Đại Trạch Thổ gặp nhau thì tốt.
    Lưỡng thổ tương khắc: Thổ liệt, nhảo nát không dùng được.
    Lưỡng thủy thành xuyên (hợp thành sông), đại hà. Lưỡng thủy, thủy kiệt (khô cạn hết): sông lớn, tràn ngập, không còn lối đi (xấu).

    Hành Kim muốn lưỡng Kim thành khí, thì khi mệnh thuộc Hải Trung Kim, Sa Trung Kim hoặc Bạch Lạp Kim, tức kim loại chưa tinh chế, nhờ Hỏa mới thành khí nhưng phải là Lư Trung Hỏa hay Phúc Đăng Hỏa mới thích hợp. Những Hỏa khắc kỵ với Kim: Thoa Xuyến Kim, Kiếm Phong Kim, Kim Bạch Kim mà gặp Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa sẽ trở thành Kim khuyết, ví như kim loại gặp lửa bị nóng chảy hay sức mẻ.
    Có sách lại ghi rằng: Bạch Lạp Kim, Kim Bạch Kim đều kỵ Hỏa, còn Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì Hỏa khó khắc, duy chỉ sợ có Tích Lịch Hỏa. Riêng Kiếm Phong Kim và Thoa Xuyến Kim thì phải nhờ Hỏa tôi luyện mới nên vật có ích.
    Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc hành Mộc và không sợ Hỏa khắc, trái lại phải nhờ Hỏa mới trở thành khí cụ hữu ích, nhưng nếu rơi vào Can - Chi Thiên khắc, Địa xung thì lại xấu, thí dụ: Nhâm Thân, Quí Dậu là Kiếm Phong Kim gặp Bính Dần, Đinh Mão là Lư Trung Hỏa thì Hỏa khắc Kim, Nhâm, Quí hành Thủy khắc Bính, Đinh hành Hỏa tức Thiên khắc. Thân và Dần, Dậu và Mão thì xung nhau tức Địa xung. Thiên khắc, Địa xung nên rất xấu.
     
  15. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Lục thập Giáp Tí tánh chất cát hung :

    • Giáp tí Kim là thực vật thích Kim Thủy vượng địa, tấn thần hỷ phúc tinh, bình đầu huyền ngoại phá tự.
    • Ất sửu Kim là khoáng vật thích Hỏa và Nam phương nhựt thời, phúc tinh Hoa cái chánh ấn.
    • Bính dần Hỏa là Lư khôi thích Đông và Mộc, phúc tinh lộc hình, bính đầu lung á.
    • Đinh mảo Hỏa là Lư yên thích Tốn và Thu đông, bính đầu triệt lộ huyền châm.
    • Mậu thin Mộc là sơn lâm sơn dã, mộc bất tài, thích thủy lộc khố hoa cái, thủy lộc mã khố, bổng trương phục thần bình đầu.
    • Kỷ Tỵ Mộc là hoa quả trên núi, thích Xuân và Thu, Lộc khố nhập chuyên.
    • Canh Ngọ Thổ là đất mỏng bên đường, thích Thủy và Xuân, phúc tịnh quan quý, triệt lộ bổng trượng huyền châm.
    • Tân Mùi Thổ, thích Thu với Hỏa, hoa cái huyền châm phá tự.
    • Nhâm Thân Kim là kích chiến, thích Tí Ngọ Mảo Dậu, bình đầu đại bại, phường hại lung á phá tự huyền châm.
    • Quý Dậu Kim là Kim thôi tạc, thích Mộc và Dần Mảo, phục thần phá tự lung á.
    • Giáp Tuất Hỏa thích Xuân và Hạ, chánh ấn hoa cái, bình đầu huyền châm phá tự bổng trượng.
    • Ất Hợi Hỏa, Hỏa khí nóng thích Thổ và Hạ, Thiên đức khúc cước.
    • Bính Tí Thủy sông hồ, thích Mộc và Thổ, phúc tinh quan quý, bình đầu lung á, giao thần phi nhận.
    • Đinh sửu Thủy, thủy bất lưu thanh, triệt cứ, thích kim và hạ, hoa cái thối thần, bình đầu phi nhận.
    • Mậu Dần Thổ, đề tinh thành quách, thích Mộc và Hỏa, phục thần bổng trượng lung á.
    • Kỷ Mão Thổ, phá đê bại thành, thích Thân Dậu và Hỏa, tấn thần đoản thiên cửu xá, khúc cước huyền châm.
    • Canh Thìn Kim Tích lạp, thích Thu và triệt Mộc, hoa cái đại bại, bổng trượng bình đầu.
    • Tân Tỵ Kim ; Kim sanh thì sa thạch tạp, thích Hỏa và Thu, Thiên đức phúc tinh quan quý, triệt lộ đại bại huyền châm khúc cước.
    • Nhâm Ngọ Mộc : dương liểu cán tiết, thích Xuân Hạ, thích quan quý, cửu xú phi nhận bình đầu lung á huyền châm.
    • Qúy Mùi Mộc : Dương liểu căn, thích Đông với thủy và chánh ấn ở Xuân, hoa cái đoản thiên phục thần phi nhận phá tự.
    • Giáp Thân Thủy : Cam tỉnh thích Xuân và Hạ, phá lộc mã triệt lộ bình đầu.
    • Ất Dậu Thủy : âm Thủy thích Đông và Nam phương , phá lộc đoản thiên cửu xú khúc cước phá tự lung á
    • Bính Tuất Thổ : gò đồi, thích Xuân Hạ và Thủy, thiên đức hoa cái, bình đầu lung á.
    • Đinh Hợi Thổ : Bình nguyên, thích Hỏa và Mộc, thiên đức phúc tinh quan quý đức hợp bình đầu.
    • Mậu Tí Hỏa : Sét vậy, thích Thủy và Xuân Hạ, đắc thượng thần thiên, phục thần đoản thiên cửu xú trượng hình phi nhận.
    • Kỷ Sửu Thổ : điện vậy, thích thủy và Xuân Hạ, đắc địa mà tối, hoa cái đại bại phi nhận khúc cước.
    • Canh Dần Mộc : Thân cây tùng bách, thích Thu Đông, phá lộc mã tướng hình trượng hình lung á.
    • Tân Mão mộc : Rễ cây Tùng, thích Thủy Thổ và Xuân, phá lôc giao thần cửu xú huyền châm.
    • Nhâm Thìn Thủy : Long Thủy, thích Lôi điện và Xuân Hạ, chánh giáp thiên đức thủy lộc mã tất thối thần bình đầu lung á.
    • Quý Tỵ Thủy : Không nghĩ khi chảy về biển, thích Hợi Tí mà biến hóa thiên ất quan quý đức hợp, phục mã phá tự khúc cước.
    • Giáp Ngọ Kim : Bách luyện tinh Kim, thích Mộc Thủy Thổ, thối thần đức hợp, bình đầu phá tự huyền châm.
    • Ất Mùi Kim : Lư khôi dư Kim, thích dại hỏa và thổ, hoa cái triệt lộ khúc cước phá tự.
    • Bính Thân Hỏa : Bạch nha dã thiêu, thích Thu Đông và Mộc, bình đầu lung á đại bại phá tự huyền châm.
    • Đinh Dậu Hỏa : Quỷ thần thừa hưởng Hỏa vô hình, thích Thìn Tuất Sửu Mùi, thiên ất hỷ thần bình đầu phá tự lung á đại bại.
    • Mậu Tuất Mộc : Thứ cỏ ngải khô, thích Hỏa và Xuân Hạ, hoa cái đại bại nhập chuyên trượng hình triệt lộ .
    • Kỷ Hợi Mộc : mầm cỏ ngải, thích Hỏa và Xuân Hạ, khúc cước .
    • Canh Tí Thổ : Thổ giữa không, là ốc vũ, thích Mộc và Kim Mộc, đức hợp trượng hình .
    • Tân Sửu Thổ : Mộ, thích Mộc và Hỏa với Xuân, hoa cái huyền châm.
    • Nhâm Dần Kim : Kim hoa sức, thích Mộc Hỏa, triệt lộ bình đầu lung á.
    • Quý Mão Kim : Dây ngọc, thích Hỏa mạnh và Thu, quý nhân phá tự huyền châm.
    Giáp Thìn Hỏa : Đèn vậy, thích đêm và Thủy, Hoa cái đại bại bình đầu phá tự huyền châm.
    • Ất Tỵ Hỏa : Ánh đèn vậy, thích Thân Dậu và Thu, chánh Lộc mã, đại bại khúc cước.
    • Bính Ngọ Thủy : Nguyệt luân, thích đêm và Thu thủy, hỷ thần dương nhận, giao thần bính đầu lung á huyền châm .
    • Đinh Mùi Thủy : Hỏa quang đồng thươn, hoa cái dương nhận thối thần nhập chuyên bình đầu phá tự.
    • Mậu Thân Thổ : Điền địa, thích Thân Dậu và Hỏa, phúc tinh phục mã phục hình phá tự huyền châm .
    • Kỷ Dậu Thổ : thích Thân Dậu và Đông, tấn thần triệt lộ cửu xú, khúc cước phá tự lung á.
    • Canh Tuất Kim : thích dùng Hỏa và Mộc, hoa cái trượng hình.
    • Tân Hơi Kim : chung đỉnh bảo vật, thích Mộc Hỏa và Thổ, chánh lộc mã huyền châm.
    • Nhâm Tí Mộc : thương Thủy Mộc, thích Hỏa Thổ và Hạ,dương nhận cửu xú bình đầu lung á.
    • Quý Sửu Mộc : thương Thủy Mộc, thích Kim Thủy và Thu, hoa cái phúc tinh nhập chuyên, phá tự dương nhận .
    • Giáp Dần Thủy : Mưa vậy, thích Hạ và Hỏa chánh lộc mã phúc thần nhập chuyên bình đầu phá tự huyền châm lung á.
    • Ất Mão Thủy : Lộ vậy, thích Thủy và Hỏa, kiến lộc, nhập chuyên cửu xú khúc cước huyền châm.
    • Bính Thìn Thổ : Đê ngạn, thích Kim và Mộc , lộc khố chánh ấn, hoa cái triệt lộ bình đầu lung á .
    • Đinh Tỵ Thổ : Thích Hỏa và Tây Bắc, lộc khố bình đầu khúc cước.
    • Mậu Ngọ Hỏa : Nhựt về Hạ thì nhân úy, qua Đông thì nhân ái, kỵ Mậu tí Kỷ sửu Giáp dần Ất mão, phục thần dương nhận cửu xú bỗng trượng huyền châm.
    • Kỷ Mùi Hỏa : Ngày kỵ đêm, phúc tinh hoa cái dương nhận khúc cước phá tự.
    • Canh Thân Mộc : Lựu hoa, Hạ bất nghi, Thu Đông kiến lộc mã, nhập chuyên trương hình phá tự huyền châm.
    • Tân Dậu Mộc Lựu nhỏ, thích Thu và Hạ kiến lộc giao thần cửu xú nhập chuyên huyền châm lung á.
    • Nhâm Tuất Thủy : Biển vậy thích Xuân Hạ và Mộc, hoa cái thối thần bình đầu lung á trượng hình.
    • Quý Hợi Thủy : Bách xuyên thích Kim trên Hỏa, phục mã đại bại phá tự triệt lộ .
    Lục thập Giáp Tí thịnh lớn thì kỵ biến nhỏ yếu, nếu bị nhỏ yếu thì muốn thành lớn mạnh, giống như trước bần tiện mà về sau phú quý vinh hoa, trước phú quý mà sau bần tiện nhỏ mọn ; không nên dùng phú quý trước mà không luận bần tiện, cũng không thể thấy bần tiện trước mà không luận phú quý.
    Niên sanh thuộc Mộc, ví dụ như Canh Dần Tân Mão tức Mộc lớn mạnh, nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc thì lấy Tòng bá Mộc mà luận ; vạn nhứt mà gặp Dương liểu hoặc Thạch lựu tức bỏ đại mà về tiểu, không lấy Tòng bá mà luận vậy.
    Còn như sanh nhân là Nhâm Ngọ Quý Mùi thì Mộc nhỏ yếu nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc khác thì lấy Dương liểu mà luận, vạn nhứt nếu gặp Tùng bách hoặc Đại lâm Mộc tức bỏ nhỏ mà luận lớn, không nên luận như Dương liểu vậy.
    Cho nên Thiên thượng Hỏa, Kiếm phong Kim , Đại hải Thủy Đại trạch Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp các vị nạp âm đều nhỏ yếu ; hay như Phúc đăng Hỏa, Kim bạc Kim, Tỉnh tuyền Thủy, Sa trung Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp vị khác thì nạp âm đều lớn mạnh, hoặc đem phàm nhập thánh, hoặc trước trọng mà sau khinh, đều theo sự biến mà luận chứ không thể chấp ở một mặt.
    - Giáp tí là Kim tùng cách nên khí tán, nếu được Mậu Thân Thổ, Quý Tỵ Thủy tương hợp thì tốt, Mậu Thân là đất Lâm quan Kim, Thổ thì vượng ở Tí nên được sanh thành vậy, Quý tỵ thuộc hệ Kim sanh ở Tỵ, Thủy sanh ở Tí, nạp âm tat cả đều quy lại là triều nguyên lộc, kỵ Đinh Mão Đinh Dậu Mậu Ngọ Hỏa . Diêm đông Sưu nói : Giáp Tí Kim là tấn thần bẩm cái đức trầm tiệm hư vô nên tứ thời đều tốt, nhập quý cách thừa vượng khí nên tay nghề tinh vi chủ về vinh hoa hiễn đạt.
    - Ất sửu là Kim phủ khô, Hỏa không thể khắc bởi Kim đã ân núp nên không bị hình hại xung phá lại là hiễn vinh , chỉ kỵ Kỷ Sửu Kỷ Mùi Hỏa. Diêm đông Sửu nói : Ất sửu là chánh ấn, là đại phúc đức, Thu Đông được phú quý thọ khảo, Xuân Hạ thì tốt , trong đó tự nhập cách thì kiến công hưởng phước. Ngọc Tiêu bửu Giám nói : Giáp Tí Ất Sửu chưa thành khí, Kim gặp Hỏa thì thành, gặp nhiều thì tốt.
    - Bính Dần là Hỏa hách hy, Thủy không chế được nên cái Hỏa thiêu đốt dữ dội, Thủy không qua được, chỉ thích một mình Giáp Dần Thủy, đồng vị với nhau lại gọi là triều nguyên Lộc. Yếu luận nói : trong Dần Hỏa chứa khí linh minh, tứ thời sanh đức, nhập quý cách thì văn chương phát khoa giáp.
    - Đinh Mão là Hỏa phục minh, khí yếu nên cần Mộc sanh, gặp Thủy thì hung, nếu gặp Ất mão Ất dậu thủy thì rất độc. Ngũ hành Yếu Luận nói : Đinh mão là Hỏa mộc dục, khí hàm lôi đông phong, thủy tề khí đạt, thổ tải thì mộ hậu, lấy mộc mà cho thì văn chương, lấy kim mà hợp lại gặp hạ thì hung bạo. Quỷ Cốc nói : Bính dần Đinh mão thu đông cần phải bảo trì. Chú rằng : hỏa không vượng tây đến thu đong thì thế sợ không bền.
    - Mậu thin là lưỡng thổ hạ mộc, các kim không thể khắc bởi là thổ sanh kim tức cái đạo mẫu tử, được thủy sanh là tốt. Ngũ hành yếu Luận nói : Mậu thìn Canh dần Quý sửu 3 thần này tánh mộc tráng kiện, sanh ở Xuân Hạ có chất độc lập, tùy biến hóa mà thành công, thừa được vượng khí thì chí tận mây xanh, chỉ kỵ sanh ở Thu, tuy bị hoại tiết chí bị khuất phục nhưng chẳng theo vậy.
    - Kỷ tị là mộc cận hỏa, kim sanh ở đây, ở ta mà không sát, kỵ gặp hỏa sanh vượng. Diêm Đông nói : Kỷ tỵ tại Tốn là Mộc bị phong đông, rễ dể bị bạt, hòa với Kim, Thổ vận ở Đông nam mà thành vật dụng, tuy ngoài dương trong âm mà chẳng phụ trợ nên khí hư tán, lại thêm Kim quỹ khắc nên thành Mộc bất tài dung vậy. Lạc lộc Tử nói : Kỷ tỵ Mậu thìn qua Càn cung mà thoát ách. Chú rằng : Kỷ tỵ Mậu thìn là loại cử mộc, kim quỹ vượng ở phương Tây, nạp âm mà Mộc thì đến đây phải tuyệt vậy. Như bị hạn ách nếu đến Càn Hợi cung thì Mộc đắc Thủy thành trường sanh mới khỏi ách.
    - Canh ngọ Tân mùi Thổ, Mộc không dến khắc, chỉ kỵ nhiều Thủy thì bị thương khí, còn Mộc nhiều thì nhủ quy về, bởi Mộc quy Mùi vậy. Diêm Đong nói : Canh ngọ Tân mùi Mậu thân Kỷ dậu đều có đức hậu, Thổ bao hàm trấn tịnh, dung hợp hòa khí, nhân cách phước lộc.
    - Nhâm thân là Kim lâm quan, thích gặp Thủy Thổ, nếu gặp Hỏa Bính thân Bính dần Mậu ngọ thì tác hại . Diêm D(ông nói : Nhâm thân Kim là cái uy của thiên tướng cho khí lâm quan, Thu Đong chủ quyền bị sát, Xuân Hạ thì tốt ít xấu nhiều, nhân cách lấy công danh mà phấn chấn, đế sát dùng để khắc bạc.

    - Quý dậu là Kim cứng mạnh, Hỏa tử ở Dậu nên gặp Hỏa chẳng hề gì, chỉ kỵ Hỏa Đinh dậu cùng vị nên khắc vậy. Diêm Đông nói : Quý dậu là tự vượng Kim, cái khí chất thuần túy, Xuân Hạ thì tánh anh minh, Thu Đong rất quý nhân cách nên công danh sự nghiệp tiết tháo hơn người, đới sát thì niên thiếu ngang ngạnh đến sau 40 thì dần thuận tánh. Vương tiêu Bửu Giám nói : Nhâm thân Quý dậu là vị vượng Kim, không nên vượng lại vì vượng thì sát vật, không nên gặp Hỏa vì gặp Hỏa thì bị thương.
    Giáp tuất là tự khô Hỏa, không sợ các thủy chỉ sợ Nhâm tuất, đó là cái họa mộ trung thọ khắc, khó tránh được. Ngũ hành yếu luận nói : Giáp tuất Hỏa là Ấn là khố, gồm cho đến khí dương tạng mật, gặp được qúy cách thì phú quý quang đại, chỉ kỵ sanh Hạ thì trong cát có hung.

    - Ất hợi là Hỏa phục minh nên khí uất ức mà không phát tịch được, Kỷ hợi, Tân mão Kỷ tỵ Nhâm ngọ Quý mùi là Mộc sanh cho nên tinh thần vượng tướng, có Quý hợi Bính ngọ Thủy thì không tốt. Diêm Đông nói : ẤT hợi là Hỏa tự tuyệt, khí hàm minh mẫn mà tự tịnh, thuộc hệ ám quang tịch nhiên vô hình, nếu được đắc số thì cao nhân diệu đạo, quân tử tốt đức.

    - Bính tí là Thủy lưu hành, không sợ các Thổ, chỉ hiềm Canh tí bởi trong vượng gặp quỷ chẳng được tốt lành. Ngũ hành yếu Luận nói : Bính tí tự vượng Thủy, dương thượng âm hạ, tinh thần hoàn hảo, bẩm chất thiên tư khoáng đạt, tri thức uyên thâm, Xuân Hạ thì khí tề vật, công năng kiện lợi.

    - Đinh sửu là phước tụ Thủy, rất thích Kim sanh, sợ bị Tân mùi Bính thìn Bính tuất tương hình phá vậy.Ngũ hành yếu luận nói “ Đinh sửu Ất dậu tại số là thủy tam yếu, có bẩm chất âm thạnh dương yếu, tuy trong sáng nhiều huệ mà thiếu phước, dùng Thủy Mộc vượng khí thì quân bình được âm dương mà phát quý đạt hiển sĩ “.

    - Mâu Dần là Thổ thọ thương, chẳng có chút lực, cần được Hỏa sanh vượng để giúp khí, kỵ Kỷ hợi Canh dần Tân mão Mộc khắc, chủ bị đoãn triết đại hung. Ngũ hành yếu luận nói : Mậu dần, Bính tuất hai vị này thừa khí Thổ, một mặt sanh Hỏa, một mặt giữ Hỏa, tức là linh dương theo trong được phước khánh, đắc quý cách, đạo đức hơn đời, đến tận thân vương công tử, nhiều nơi chỗ nhựt sanh thường được dắc cách, cũng đếu phước thọ dài lâu, trước sau đều an dật.

    - Kỷ mão là Thổ tư tử, bị ức chế nhiều, quý nhờ ở cái HỎa Đinh mão Giáp tuất Đinh hợi Kỷ mùi mà có phước. Ngũ hành yếu luận nói : Kỷ mão tự tử Thổ, mạnh ở nơi chánh vị, gió nỗi sét động, tán mà hòa khí, bẫm loại đạo hàn, tùy biến mà thích ứng, phức thọ tự tại, chỉ không lợi nơi tử tuyệt tức là cửu giả vật quý chi đồ. Tam mệnh soán cục nói : Mậu dần Kỷ mão Thổ thọ thương không sợ lấy Mộc lâm tổn vì Thổ không còn lực. Vương tiêu bửu giám nói : Mậu dần Kỷ Mão Thổ không nên gặp Thủy, gặp Thủy thì tổn tài, không sợ Mộc, gặp Mộc thì thành chắc. Mậu dấn thừa Thổ đức vượng khí mà hàm sanh Hỏa, đắc thì chỉ phước thọ dài lâu, Kỷ mão không nên gặp lại tử tuyệt, gặp thì hung.

    - Canh thìn là Kim tụ khí, không dùng Hỏa chế thì khí vật tự thành, Hỏa mạnh thì thành tổn thương khí vật, gặp Hỏa bệnh tuyệt thì vô hại, nếu gặp Giáp thìn Ất tỵ thì xấu ác rất nhiều, cũng không thể khắc các Mộc được. Diêm Đông nói : Canh thìn Kim có được sự cương kiện trầm hậu, lại có tánh thông minh lanh lợi, Xuân Hạ họa phước cũng có, nhập cách thì tài kiêm văn võ, đới sát thì hảo lộng binh quyền.

    - Tân tỵ là bạch kim, tinh thần đầy đủ, khí thế hoàn bị, có bị thiêu đốt cũng không tiêu vong, kỵ Bính thìn Ất tỵ Mậu ngọ các Hỏa, bởi Kim bạch ở tỵ mà không thường sanh, bại ở ngọ tuyệt ở dần, khí tán mà lại gặp Hỏa sanh vượng thì khó mà đương nổi. Ngũ hành yếu luận nói : Tân tỵ Kim là tự sanh học đường, đủ anh minh khối kỳ, Thu Đong sức lực đầy đủ, Xuân Hạ bảy phần xấu ba phần tốt, nhập quý cách thì chủ học hành thông minh, thân được thanh quý, có lòng thương vật. Vương tiêu bửu giám nói : Canh thìn Tân tỵ chưa thành Kim khí nên cần gặp Hoa. Tân tỵ là tự sanh, tỵ thì đắc Hỏa nên quang huy nhựt tân.

    - Nhâm ngọ là Mộc nhu hòa , thân rễ đều nhỏ yếu, mộc năng sanh hỏa nên kỵ gặp nhiều hỏa, gặp thì thiêu hết vậy, tuy là kim sanh vương nhưng cũng không làm cho thương tổn được bởi kim đến đây thì bại, được kim trở thành quý, thủy thổ thạnh thì cũng quý, chỉ sợ kim Giáp ngọ làm thương tổn thôi. Ngũ hành yếu luận nói : Nhâm ngọ mộc tự tử, mộc tử tuyệt thì hồn đi mà thần khí linh tú, bẩm được cái đức tịnh minh, có dõng lực mà phá tịnh lập công, diên niên ích thọ.

    - Quý Mùi mộc tự khố, sanh vượng thì tốt, tuy ẤT sửu kim không thể xung phá cũng đều phải quy về gốc mới không tương phạm, kỵ Canh tuất Ất mùi kim. Ngũ hành yếu luận nói : Quý mùi là chánh ấn , có tánh văn minh tài đức, muốn đươc phước thanh hoa. Ngọc tiêu bửu giám nói : Nhâm ngọ Quý mùi là Dương liễu mộc, mộc đến ngọ thì tử, đến mùi thì mộ, cho nên thịnh mùa Hạ lá nhiều, được thời thì phú thọ, chẳng đựơc thời thì bần yểu.
    Giáp thân thủy tự sanh, khí lưu hành nên có nơi quy cũng mượn kim sanh, không sợ các Thổ khác chỉ sợ Mậu thân Canh tí thổ. Ngũ hành yếu luận nói : Giáp thân thủy bạch sanh có thiên chân học đường mà đắc nhập cuộc thì trí thức thông tuệ diệu dụng vô cùng.

    - Ất dậu tự bại thủy, cần các kim tương trợ, bởi khí tự đã yếu, muốn được mẹ dưỡng, kỵ Kỷ dậu Kỷ mão Mâu thân Canh tí Tân sửu các Thổ, nếu gặp thì yểu triết cùng tiện.

    - Bính tuất phước tráng lộc hậu thổ, mộc không thể khắc được, sợ gặp Kim sanh vượng, nếu gặp được Hỏa thạnh thì quý không nói hết.

    - Đinh hợi Lâm quan thổ, Mộc không thể khắc, chỉ hiềm nhiều Kim thì tiết, cần có Hỏa sanh để cứu thì tốt , kỵ Kỷ hợi Tân mão Mộc. Ngũ hành yếu luận nói : Đinh hợi Canh tí hai thổ có chứa kim , trong cương ngoài hòa, có được đinh lực, dùng Thủy Hỏa vượng khí thì kiến công lập nghiệp vậy.

    - Mậu tí Kỷ sửu hỏa ở trong thủy, lại gọi là thần long hỏa, gặp thủy thì quý là ma lục khí vậy. Ngũ hành yếu luận nói : Mậu tí chứa tinh thần quang huy toàn thật, khí cả 4 thời, bảo sanh cái phước, nhập quý cách tức là quý nhân quân tử khí chất gồm lớn phú quý hết đời.

    - Kỷ sửu là hỏa Thiên tướng, lại là nhà Thiên Ất, hàm chứa khí oai phúc quang hậu, phát rất dũng mãnh , là tướng đức là khôi danh. Kinh nói : Hỏa được thai dưỡng thì khí dần mạnh, nếu được Bính Dần Mậu ngọ Hỏa trợ thêm thì trở thành có công tế vật .

    - Canh dần Tân mão tuế hàn Mộc, sương tuyết không thể làm mất tiết tháo hướng chi là kim, như gặp thổ Canh dần Tân mão chẳng muốn chế trị, tự nhiên thành rừng. Diêm dông nói : Tân mão Mộc, tự vượng Xuân Hạ thì khí tiết xuất chúng, kiến công lập nghiệp, sanh ở Thu thì bị ngông cuồng hẹp hòi tỏa triết, khí vượng khí nhuần.

    - Nhâm thìn là tự khố thủy, nếu là đất ao hồ tích thủy thì kỵ kim đến quyết phá, nếu gặp lại Nhâm thìn tức là tự hình, gặp nhiều Thủy Thổ thì thích, chỉ sợ gặp Nhâm tuất Quý hợi Bính tí Thủy, được sanh vượng thái quá trở thành tràn lan hỗn tạp. Ngũ hành yếu luận nói : Nhâm thìn là chánh ấn thủy, chứa cái đức thanh minh huần ốc, có tánh bao dung quãng đại, tâm thức như gương, được mùa Xuân Hạ thì đại phước tuệ, Thu Đông thì thuộc loại gian trá bạc đức.

    - Quý tỵ là tự tuyệt thủy, tên gọi là hạc lưu ( chảy cạn ), nếu gặp Bính tuất Đinh hợi Canh tí thổ hùng hậu thì còn giữ cạn, nếu gặp kim tam hợp sanh vượng thì thành nguyên lưu dồi dào khoa danh tấn đạt vậy. Ngũ hành yếu luận nói : Quý tỵ Ất mão là Thủy tự tuyệt tự tử , bèn đến âm lui ẩn, chân tình sắc dưỡng ngưng thành khí quý trở nên quý cuộc, loại nầy thuộc diệu đạo quân tử hiễn công cập vật.

    - Giáp ngọ là tự bại kim cũng gọi là cường hãn ( dữ mạnh ) kim gặp hỏa sanh vượng thì khí vật thạnh, gặp Đinh mão Đinh dậu Mậu tí hỏa đại hung. Ngũ hành yếu luận nói : Giáp ngọ kim là tấn thần khí tốt có, có đủ đức cang minh, Thu Đông thì tốt Xuân Hạ thì xấu, nhập quý cách thì khoa trương xuất chúng, nếu chẳng gặp thời mà đới sát thì bạo liệt vô ơn thiếu nghĩa. Chúc thần kinh nói : Giáp ngọ kim dương dữ mạnh, nếu ức chế thì trầm. Chú viết : Sa thạch kim cứng thích sát, muốn ức thì lấy hỏa mà dùng vậy. Quỷ Cốc di văn rằng : giáp ngọ thích quan quỷ. Lý hư trung nói : Giáp ngọ kim tổn dữ mạnh, Nhâm tí mộc hết nhu, hoặc Nhâm tí gặp Giáp ngọ hoặc Giáp ngọ gặp Nhâm tí, âm dương giành vị không còn sáng tỏ.

    - Ất mùi kim thiên khố ( không chánh khố ), cũng là hỏa khắc mà thổ sanh thì phước mạnh khí tụ, kỵ Kỷ mùi Bính thân Đinh dậu các hỏa. Ngũ hành yếu luận nói : Ất mùi kim ở số là mộc khố lại là thiên tướng có đủ các đức thuần nhân hậu nghĩa, được quý cách thì anh kiệt xuất chúng khôi trấn tứ luân, nếu được cách thường mà đới sát xung phạm cũng được quân tử bình thường.

    - Bính thân hỏa tự bịnh, Đinh dậu hỏa tự tử, khí nhỏ yếu, cần mộc tương trợ thì khí mới sanh, kỵ Giáp thân Ất dậu Giáp dần Ất mão các thủy, Diêm Đông nói : Bính thân hỏa bịnh hư, gặp Mộc đức văn minh , thủy khoáng đạt thì được phước tuệ, chỉ có kim là bạo hại, nếu dù có tốt thì cũng đổi thành cái khí bất hòa. Ngũ hành yếu luận nói : Bính thân Đinh dậu hỏa tư tử, hàm khí dấu kín yên tịnh, ngoài hòa trong cương, quý cách ở đó, thuộc loại có đạo quân tử, đức hạnh tự nhiên.

    - Mậu tuất mộc trong thổ kỵ gặp lại thổ, nếu nạp âm gặp nhiều thổ thì một đời truân chuyên, kim không thể khắc bởi kim đến tuất thì bại, gặp kim có khi lại được phước, thích gặp nhiều thủy, thịnh mộc sẽ thành quý cách. Diêm Đông nói : Mậu tuất mộc cô thân độc vị, hòa với thủy hỏa vượng khí thì được cái đức chân thật anh minh, nhập cách thì văn chương tấn đạt, phước lộc thủy chung, nhưng vì thừa khí thiên tướng nên trãi nhiều gian hiểm song tiết tháo không đổi thì mới được phước về sau.

    - Kỷ Hợi mộc tự sanh, căn bản phồn thịnh không sợ các kim khác chỉ sợ Tân hợi Tân tỵ Quý dậu kim, nếu gặp Ất mão Quý mùi Đinh mùi mộc chưa hẳn là không đại quý. Ngũ hành Yếu luận nói : Kỷ hợi mộc tự sanh, anh minh tài trí, như đắc được nơi thì thanh quý. Diêm Đông nói : Kỷ hợi mộc được thời thì thanh quý, chẳng gặp thời thì tân khổ.

    - Canh tí thổ hậu đức, hay khắc các thủy và không kỵ các mộc, bởi mộc đến tí thì vô khí, nếu gặp được Nhâm thân kim thì là được Lộc vị tức quý vậy.

    - Tân sửu thổ phước tụ, bởi lộc không thể khắc và Sửu là Kim khố, trong Sửu có Kim nên không sợ gặp Mộc. Ngọc tiêu Bửu giám nói : Canh tí Tân sửu thổ thích Mộc mà ghét Thủy, gặp Mộc là quan, gặp Thủy thì không tương nghi. Diêm Đông nói : Tân sửu Kỷ dậu Thổ trong có chứa ít Kim, đức hậu tánh cứng hòa mà bất đồng, trên dưới tề nhau dùng Thủy Hỏa vượng khí thì công lớn danh oai vậy.

    - Nhâm dần tự tuyệt kim, Quý mão là kim tám khí, nếu gặp các Hỏa thì phải tiêu khí, chỉ tốt khi được Thủy Thổ triều. Ngũ hành yếu Luận nói : Nhâm dần Quý mão là Kim hư hoại bạc nhược nhưng cũng có đức nghĩa nhu cương, Thu Đông khang kiện không xấu, xấu lại là điềm tốt, Xuan Hạ thì nội hung ngoại cát, tốt thì bị xấu trước, nhập quý cách thì tiết chí anh minh, đới sát thì hung bạo không cùng vậy.Tam mệnh soán cuộc nói : Quý mão là Kim tự thai, nếu gặp Bính dần Đinh mão Lư trung Hỏa thì không sợ, vì thai Kim nên ở trong lư thì thì khí vật được thành vậy.

    - Giáp thìn là Hỏa thiên khố ( không chánh khố ), có nhiều Hỏa trợ thì tốt, đó là đồng khí tương trợ, nếu gặp được Mậu thìn Mậu tuất Mộc sanh cho thì đắc quý cách, kỵ Nhâm thìn Nhâm tuất Bính ngọ Đinh mùi Thủy rất độc. Ngũ hành yếu Luận nói : Giáp thìn là Thiên tướng Hỏa, tánh khí nóng mạnh nhanh nhẹn, nhập quý cách thi văn khôi đặc biệt, lợi ở Thu Đông mà không lợi ở Hạ.

    - Ất tỵ lâm quan Hỏa, Thủy không thể khắc bởi Thủy tuyệt ở Tỵ, được Thủy tương tề thì là thuần túy, nếu có hai ba Hỏa tương trợ thì cũng tốt. Ngũ hành yếu Luận nói : Ất tỵ chứa thuần dương, phát khí ở Tốn nên quang huy sung mãn, Xuân Đông theo tốt, Thu Hạ theo xấu.

    - Bính ngọ Đinh mùi Thiên hà Thủy thổ không thể khắc Thủy ở trên trời nên đất Kim không sanh được, như sanh vượng thai quá thì phát dục nơi vạn vật, nếu tử tuyệt thái quá thì lại không thể sanh vạn vật . Ngũ hành yếu Luận nói : Bính ngọ là thủy chí cao, khí thể ôn hậu ở phương Nam tánh loại có đạo khí hư thì biến thành xuất sắc.

    - Đinh Mùi thì đủ cả tam tài, toàn số được xung chánh khí bẩm được tinh thần toàn khí, căn tánh cao diệu, biến hóa vô cùng.

    - Mậu thân trọng phụ thổ, mộc không thể khắc vì mộc tuyệt ở thân, nếu được kim thủy trợ nhiều thì chủ phú quý tôn vinh vậy.

    - Kỷ dậu là tự bại thổ, khí không đầy đủ, cần lấy hỏa tương trợ, gặp được Đinh mão Đinh dậu hỏa thì tốt, kỵ nhất là tử tuyệt, nếu gặp Tân Mão Tân dậu mộc thì tai ương yểu triết

    - Canh tuất Tân hợi là kiên thành kim không nên gặp hỏa dễ bị thương tổn, nếu được thủy thổ tương giúp thì quý. Diêm Đông nói : Canh tuất kim mộ ở hỏa, kim cương liệt trở thành hung bạo, Thu Đong ít nhiều trầm hậu, Xuan HẠ động sanh hối tiếc, quân tử nắm binh quyền, tiểu nhân thì tánh hung ác. Tân hợi kim mạnh ở Càn, có khí thuần minh trung chánh, Xuan Thu Đông đều tốt, Hạ thì 7 tốt 3 xấu, lấy nhân mà hành nghĩa, nếu có hình sát thì hung bạo bần tiện..

    - Nhâm tí mộc chuyên vị, Quý sửu là mộc thiên khô, gặp tử tuyệt thì phú quý, gặp sanh vượng thì bần tiện, nhiều mộc thì yểu triết, kim thổ nhiều và thịnh thì tốt. Ngũ hành yếu Luận nói : Nhâm tí là mộc âm u, dương yếu mà âm mạnh, nhu mà không lập, gặp Bính ngọ thủy thì đức tánh thuần túy thuộc loại thần tiên dị sĩ tánh cách phi thường. Chúc thần Kinh nói : Nhâm tí mộc mắc ở chỗ nhu mềm, hoặc phát dương nhân thì cao minh. Chú rằng : Nhâm tí mộc ở nơi vượng thủy, tí được ít dương khí mà sanh, nhu thoát dễ triết tức là mộc tự bại, nếu phát lên được thì khí hỏa thượng tăng ích mà khiến cho phồn vinh nên cao minh nhân nghĩa.
    - Bản gốc thiếu Quý sửu .
    - Giáp Dần : Tự bịnh Thủy ; Ất Mão Tự tử Thủy : Tuy là tử bịnh Thủy nhưng Thổ không thể khắc được bởi vì can chi 2 Mộc có thể chế được Thổ, nếu gặp Nhâm dần Quý mão Kim thì rất tốt. Ngũ hành Yếu Luận nói : Giáp dần Nhâm tuất hai thủy này là phục nghịch, âm thắng dương chủ gian tà hai vật, chỉ nên dùng hỏa thổ tổn ích thì mới thành đại khí vậy.

    - Bính thìn : tự khố thổ, vừa dày lại mạnh, thích Giáp thìn Hỏa mà ghét Mậu thìn mộc, Mộc này ở trên không tổn được vì bởi Bính là Hỏa, Thìn là Thiên khố hỏa, Thổ đã thành khí rồi, chỉ sợ Mậu tuất Kỷ hợi Tân mão Mậu thìn Mộc. Ngũ hành yếu luận nói : Bính thìn là chánh ấn thổ, có đức ngũ phước cát hội thì đều đại hưởng, không quý cũng phú, nếu phạm xung thì phần nhiều làm tăng sĩ.

    - Đinh tỵ tự tuyệt Thổ mà lại không bị tuyệt bởi vì một Thổ mà ở với hai Hỏa, tức ở đất của cha mẹ nên không thể tuyệt, Mộc cũng không thể khắc, nhiều Hỏa thì càng tốt. Ngọc tiêu Bửu giám nói : Đinh tỵ là Đông Nam Hỏa đức vượng, đắc thì có nhiều phước thọ.

    - Mậu ngọ là Tự vượng Hỏa ; Kỷ mùi là Thiên khô Hỏa, cư ở Ly thì sáng, là đất vượng tướng nên khí rất thịnh, các Thủy đều không hại được chỉ kỵ Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng Thủy. Diêm Đông nói : Mậu ngọ Tự vượng Hỏa có được khí viêm thượng ở Ly, tụ vật vô tình, động khắp các chúng, đắc ở Thu Đông, dùng Thủy Thổ vượng khí khoát đạt cao minh, phước lực mạnh mẽ, Xuân Hạ tốt theo, dùng Kim Mộc thì tuy phát nhanh mà mệnh chẳng thường lâu. Ngũ hành yếu luận nói : Kỷ mùi hỏa suy chứa được dư khí nên tháng Xuân Hạ thì vận được dấu kín nên minh mẫn tuấn đạt, phướng khánh đầy đủ, gặp Hạ thì chẳng hòa khí, gặp Thu thì trước tốt mà sau thì xấu.

    - Canh thân, Tân dậu 2 Mộc này có Kim ở trên, do Kim mà thành vật nên kỵ tái gặp Kim sẽ hủy mất khí vật vậy, nếu gặp Giấp thân Ất dậu Thủy thì nhập cách. Ngọc tiêu bửu Giám nói : Canh thân tự tuyệt mộc là hồn du thần biến gặp được ngày mà sanh là loại phi phàm chủ tính cách xuất chúng, gia tộc không kềm chế được, nhập quý cách thì nhân kiệt anh tài. Tân dậu là Mộc thất vị, đối với Quý mão Kim thì cương nhu tương tề suy quần bạt tụy. Chúc thần Kinh nói : Hồn quý ở Thiên du, nên Canh thân mộc không sợ bị tử tuyệt mà quý ở thiên du. QUỷ cốc dị văn nói : Tân dậu kỳ sanh vượng. Chú rằng : Tân dậu mộc khí tuyệt, cần được sanh vượng thì mới vinh đạt.

    - Nhâm tuất Thiên khố Thủy ; Quý Hợi Lâm quan Thủy đều gọi là Đại hải Thủy bởi can chi nạp âm đếu là thủy, kỵ gặp các thủy, tuy Nhâm thìn thủy khố cũng không thể gánh nổi, không bị các Thổ khắc, tử tuyệt thì tốt còn sanh vượng thì lại lan tràn không có chỗ quy vậy . Ngọc tiêu bửu giám nói : Hợi Tí là Thủy chánh vị, ở Nhâm tuất khí phục mà khôn thuận, chỉ dùng hỏa thổ để tổn ích thì thành đại khí ; QUý hợi đủ số thuần nhân, thể chất thiên từ thông minh, chí khí rộng lớn, phát triển công nghiệp, chọn nhựt thời tốt, đới sát thì vào loại hung giảo.

    * Lại nói : Bính tuất thổ là phúc hậu, hỏa cũng tụ ở đây vậy, Kỷ mùi Canh thìn Mậu thìn Đinh sửu cũng đồng nghĩa nầy, Kỷ mùi hỏa, trong Mùi có mộc mộ, Canh thìn Kim vậy, trong kim có thổ mộ, Mậu thìn mộc trong thìn có thủy mộ, Đinh sửu thủy trong sửu có kim mộ, đều là khí phụ mẫu nên được dương, năm thứ này phước sâu dày nên dù có quỷ thương cũng không làm hại khí thành vậy. Lý hư Trung nói : Bính tuất rất lạ, lấy Tuất lại là bổn vị của thổ mà rất vượng thạnh.

    * Ất tỵ, Mậu ngọ là hỏa nóng mạnh, Thu Đông có đức tốt, Xuân Hạ thì hình hung, nếu trọng Hạ thì phát nóng dữ, hết thảy khô táo, Ất tỵ Lâm quan hỏa có một mộc sanh nên khí thạnh, Mậu ngọ tự vượng hỏa nếu sanh Thu Đông thì khí ấm có đức nuôi vật, như sanh Xuân Hạ thì thì vượng hỏa trở về dương vị nên sanh hung, Hạ thì bạo lệ, thuộc loại hung yểu.

    * Ất mão Quý tỵ Đinh dậu Ất hợi thủy hỏa tuy tử tuyệt nhưng lại giai diệu, hỏa tử tuyệt mà trong sáng ngoài tối phản quang hồi chiếu, thủy tử tuyệt mà thanh trọng. Lý trung Hư nói : 4 vị này tuy tử tuyệt không thanh minh mà diệu giai, cứ xem Thiên ất quý nhân thì biết vậy.

    * Nhâm dần kim, việc vua không thể nghịch ; Canh thân kim, làm tôi không chống ngũ hành thuộc ngũ âm, cung thổ là vua, thương quan là thần, giác thủy là dân, thương thái quá thì thần mạnh, giác thái quá thì vua yếu, nên trong ngũ hành thường dùng 4 thanh cung để sát thương giác

    * CAnh thân là giác mộc tự tuyệt, Nhâm dần là thương kim tự tuyệt, đều khiến được cái đạo trung thuận , nên việc vua không nghịch, là thần không chống, cho nên từ tử vi loan đài phụng các trở lên rất kỵ kim mộc mệnh sanh vượng, như vậy không thể làm, làm thì chẳng được lâu, độc nhất thì có thể được, nếu kim mộc sanh vượng mà khắc phá thì chẳng thể.

    Canh thân mộc, Ất tỵ hỏa, thổ kim sanh mà hoàn, không sanh Bính ngọ thủy Quý mão kim, mộc thủy tử mà lại không tử, thổ sanh thân mà lại không sanh nơi Canh thân, thủy sanh thân mà lại không sanh nơi Mậu thân, hỏa sanh dần mà lại không sanh nơi Giáp dần, kim sanh tỵ mà lại không sanh nơi Ất tỵ, mộc sanh hợi mà lại không sanh nơi Tân hợi, bởi nơi sanh mà trở lại phản chế vậy, đắc thì yểu thọ. Mộc tử mão mà lại không tử nơi Quý mão, thổ tử mão mà lại không tử nơi Đinh mão, mộc tử ngọ mà lại không tử nới Bính ngọ, kim tử tí mà lại không tử nơi Canh tí, hỏa tử dậu mà lại không tử nới Tân dậu, bởi nơi tử mà được sanh vậy, đắc thì trường thọ.
    Mậu tí can chi vượng ở Bắc phương là thủy vị, nạp âm thuộc hỏa tức hỏa ở trong thủy,không phải thần long thì không có. Bính ngọ can chi vượng ở Nam phương là hỏa vị, nạp âm thuộc thủy tức thủy ở trong hỏa, không phải Thiên hà thì không có. Người Bính tí gặp Bính ngọ hoặc người Bính ngọ gặp Mậu tí thì quý, bởi trong hỏa xuất thủy, trong thủy chứa hỏa tức thủy hỏa ký tế, tinh thần vận động thì thuộc người phi thường vậy. Lý trung Hư nói : Bính ngọ thiên thượng thủy trong 12 thời thiên hậu vậy, đắc được thì cao minh khoáng đạt linh dị bất phàm . Mậu tí hỏa ở trong thủy thì lục khí quân hỏa vậy, đắc được gọi là thần minh. Ngoài ra các khí khác lấy đây mà làm chuẩn. Tân sửu thổ không sợ mộc, Mậu tuất mộc không sợ kim, vì sao nói vậy : kim khố ở trong sửu nên mộc không thể khắc, trong mậu có hỏa kim tới thì bị thương. Như Mậu tuất mộc có hai thổ ở trên một mộc ở dưới, vì chôn dưới 2 thổ nên mộc manh nha mà chưa thấy hình tức là thổ thạnh mà mộc yếu, các loại khác đều xét.

    * Canh dần mộc Đinh tỵ thổ không sợ quỷ kim mộc, kim đến cung dần tức là quỷ nhưng kim tuyệt ở dần nên không là quỷ, Mộc đến cung tỵ mà tỵ có kim sanh khắc mộc nên không là quỷ, nếu Canh dần mộc mà gặp Nhâm thân kim tức bị tương xung tương khắc vậy, các vị khác cũng.

    * Canh ngọ thổ thừa nơi Nam phương vượng hỏa dưỡng mà thành hình, Mậu thân thổ tự sanh, Canh tí thổ tự doanh nên không sợ mộc quỷ bởi mộc đến ngọ thì tử ,đến thân thì tuyệt, đến tí thì bại, lại là thổ tự dưỡng nên không thể làm thương tổ được. CÁc vị khác cũng tính.

    * Nhâm thân Quý dậu Canh tuất Tân hợi kim khí mạnh nên không sợ quỷ, Mậu tí hỏa không sợ quý thủy bởi Tích lịch hỏa là Thần long, có thủy thì Lôi mới phát, nếu gặp Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng thủy thì có thể kỵ vì bị tương chiến, thường thì khí bổn mạng can chi thọ thương tức lục căn không đủ, có trước không sau ; như Đinh tỵ gặp Quý hợi, Nhâm tí gặp Mâu ngọ. Các vị khác cũng tính vậy.

    * Mâu ngọ Canh thân tương hợp, Canh thân Thạch lựu Mộc Hạ vượng nên thích Mậu ngọ, bởi hỏa cung vượng mà Thạch lựu mộc tánh được đắc thời, Mâu ngọ lại là cực vượng hỏa, thích nơi Thân, gặp thiên mã tương cho vậy, là thần đầu lộc tức chuyên vị thập can, Lộc là Am dương chuyên vị, thiên địa thần hội vậy. Bày cái chân nguyên của Bát quái , xếp cái thành bại của Ngũ hành, sự cương nhu tương quyền, có hay không hợp hóa, nên Nhâm tí quý ứng ở Bắc phương Khảm ; Bính ngọ hỏa thuộc Nam cung Ly, cho nên Bính ngọ đắc Nhâm tí không là phá, Đinh tỵ đắc Quý hợi không là xung, đây là Thủy Hỏa tương tế có cái nghĩa Phu Thê phối hợp vậy ; Khảm Ly là Nam Nữ, cái dụng tinh thần, Nhâm tí được Bính ngọ, Quý hợi được Đinh tỵ thì trước sau Thủy Hỏa có tương vị tế, không như Đinh tỵ gặp Nhâm tí, Bính ngọ gặp Quý hợi.

    * Canh thân Tân dậu Kim ứng ở Tây phương Đoài, Giáp dần Ất mão Mộc thuộc Đong phương Chấn, sở dĩ Giáp dần gặp Canh thân không là hình, Ất mão gặp Tân dậu không là quỷ, bởi Mộc nữ Kim phu chánh thể vậy, rõ sự thần hóa tả hữu, Mộc chủ hồn mà Kim chủ phách, hai thứ này tả hữu tuong gian không hợp, nếu được toàn hợp tức là thần hóa chẳng còn khoảng cách vậy, nếu Canh thân gặp Ất mão, Tân dậu gặp Giáp dần thì không phải cái dụng biến thông nguyên thần.

    * Mậu thìn Mậu tuất Thổ là khôi cương tương hội, hậu đức làm khôn không phải là phản ngâm, không phải là xung bởi Thổ đắc chánh vị, can ở nguyên hội.

    * Kỷ sửu Kỷ mùi là quý thần giữ trung trinh, đây là tứ chân Thổ có cái đạo thủy chung của vạn vật, nếu chẳng phải bực đai nhân quân tử thì không có được cái đức nầy, huống chi là thần đầu lộc, chủ của các thần, sự vận động tả hữu ở trong lục hợp, biến hóa thừa thiếu của việc cát hung vậy.

    * Kỷ sửu Thổ là Thiên ất quý nhân, là thái thường phúc thần, giải được sự hung ác của các sát, nếu đắc được thì chủ hoạnh tài, Mâu thìn là Câu trần, Mậu tuất là Thiên không, chủ tướng trấn biên phòng nên bất thường vậy, Đinh tỵ là thần Đằng xà, hung láy hung mà dùng, cát lấy cát mà theo, dễ bị mê hoặc, có tánh hoạt kê, Bính ngọ là thần Châu tước thể chất dương minh, văn từ thông tuệ, Giáp dần là thần Thanh long, giúp cho mọi loài, đắc lợi cả 4 phương, Ất mão là thần Lục hợp, phát sanh sự vinh hoa, Nhâm tí là thần Thiên hậu chủ thiên đức âm dương tốt đẹp nhiều quyền, Quý hợi là thần Huyền vũ là cuối cùng âm dương, khí đã tiềm phục, theo dưới mà lưu, tuy có đại trí mà chẳng có sự hiên ngang siêu đạt, thuận thì được an bình, nghịch thì loại cừu gian, Canh thân là thần Bạch hổ, lợi ở võ mà không lợi cho văn , sắc lệ nhu mì, có nhân nghĩa, thích u tịch, Tân dậu là thần thái âm, tính cách thanh bạch, văn chương trôi chảy, tài năng xuất chúng, nhưng phải xét sự hưu vượng thân sơ mà định tánh tình họa phước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/13
  16. Q_PY400

    Q_PY400 Thần Tài Perennial member

    bài viết này có ích nhứt
     
  17. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Nạp âm thủ tượng: hiểu thêm về 60 giáp tý


    [​IMG]


    Người xưa dựa vào tính chất của can chi, Ngũ hành, phối hợp sáu mươi Giáp Tý với Ngũ hành, dùng cách giải thích và định nghĩa mang tính tỷ dụ để thể hiện cát hung, phú quý của đời người. Đó chính là nạp âm thủ tượng. Nó là một khái niệm và phương pháp quan trọng của cuốn sách này, cũng là một bộ phận quan trọng tạo thành thuật đoán mệnh dựa trên can chi và Ngũ hành. Bởi vậy, cần phải tìm hiểu tường tận về nó.

    Hải Trung Kim, Kim Bạc Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Thoa Xuyến Kim
    Tại sao Giáp Tý, Ất Sửu lại được tỷ dụ thành Hải Trung Kim? Bởi vì khí Âm Dương của chúng vẫn ẩn tàng, không hiển lộ, chỉ nghe thấy tên mà không nhìn thấy hình, giống như con người ở trong cơ thể người mẹ. Khí Âm Dương của Nhâm Dần, Quý Mão chưa suy yếu, hình thể cũng tương đối yếu ớt nên gọi là Kim Bạc Kim. Canh Thìn, Tân Tỵ ở Hoả, trong vị trí của Thổ, khí Âm Dương muốn thoát ra, nhưng Kim thai nghén ở trong khoáng chất, lại mang màu trắng của phương tây nên gọi là Bạch Lạp Kim. Khí Âm Dương của Giáp Ngọ, Ất Mùi đã sinh thành, vật chất đã trở nên rắn chắc. Kim ở trong cát nhưng không phải là cát, được nung qua lửa nên gọi là Sa Trung Kim. Khí Âm Dương của Nhâm Thân, Quý Dậu rất lớn mạnh, là thời điểm mũi nhọn của Kim đã sắc bén, nên tỷ dụ thành Kiếm Phong Kim. Đến Tuất, Hợi thì khí Kim bắt đầu dần ẩn tàng, hình thể cũng bị phá huỷ, nên Canh Tuất và Tân Hợi được gọi là Thoa Xuyến Kim. Tang Chá Mộc, Tùng Bách Mộc, Đại Lâm Mộc, Dương Liễu Mộc, Thạch Lựu Mộc và Bình Địa Mộc
    Tại sao lại tỷ dụ Nhâm Tý và Quý Sửu thành Tang Chá Mộc? Đại khái là bởi vì khí Mộc của chúng ở nơi quanh co, hình thể không vươn thẳng, đồng thời lại sinh trưởng ở nơi đất ẩm ướt, là tháng tằm tơ suy thoái, cây dâu tằm (tang chá) thụ khí và sinh ra trong thời điểm đó. Khí Mộc của Canh Dần và Tân Mão đã hấp thụ khí Dương, phát triển mạnh mẽ, hơn nữa lại ở dưới Kim tính chất cứng rắn nên gọi là Tùng Bách Mộc. Khí Mộc của Mậu Thìn và Kỷ Tỵ tuy không mạnh, lại đang sinh trường, cành lá rậm rạp, um tùm nên gọi là Đại Lâm Mộc. Nhâm Ngọ và Quý Mùi, Mộc đến phương vị Ngọ thì sẽ chết, đến phương vị Mùi thì sẽ vào mộ. Cây dương liễu đến mùa hạ thì rụng lá, cành lá khô héo, tính chất của nó mềm yếu nên gọi là Dương Liễu Mộc. Canh Thân và Tân Dậu, Ngũ hành thuộc Kim mà nạp âm thuộc Mộc. Khí Dương của Thân và Dậu suy yếu và lại điêu tàn, vạn vật đã thành tựu, Mộc ở phương vị của Kim, có vị cay đắng. Chỉ có cây thạch lựu có tính cay, đắng. Bởi vậy, Canh Thân và Tân Dậu được gọi là Thạch Lựu Mộc. Những loại cây khác đến phương vị Ngọ sẽ chết, chỉ có cây thạch lựu đến phương vị Ngọ lại vẫn rất tươi tốt. Mậu Tuất và Kỷ Hợi, khí Mộc đã ẩn tàng, Âm Dương đã đóng, khí Mộc đã quay về gốc cây, ẩn tàng trong đất nên gọi là Bình Địa Mộc.
    Giản Hạ Thuỷ, Đại Khê Thuỷ, Trường Lưu Thuỷ, Thiên Hà Thuỷ, Tỉnh Tuyền Thuỷ và Đại Hải Thuỷ
    Tại sao Bính Tý và Đinh Sửu được tỷ dụ thành Giản Hạ Thuỷ? Đại khái là vì khí của Thuỷ vẫn chưa hình thành, Thuỷ chẳng đến những chỗ thấp, ẩm ướt nên gọi là Giản Hạ Thuỷ. Giáp Dần và Ất Mão, trong khí của Thuỷ có ẩn tích tụ khí Dương, Thuỷ chảy từ đầu nguồn, hướng về phương đông, thế của Thuỷ dần lớn mạnh nên gọi là Đại Khê Thuỷ. Nhâm Thìn và Quý Tỵ, thế của Thuỷ đến phương đông nam, khí ở gần sao của cung Ly, thế của Thuỷ mạnh mẽ, không bao giờ khô cạn nên gọi là Trường Lưu Thuỷ. Bính Ngọ và Đinh Mùi, khí của Thuỷ tăng lên đến phương vị Hoả, nước mưa nhiều mà rơi xuống thành mưa, rơi xuống trong Thuỷ ở phương vị Hoả. Loại Thuỷ này chỉ có ở trên trời nên gọi là Thiên Hà Thuỷ. Giáp Thân và Ất Dậu, khí của Thuỷ bắt đầu nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh. Thân và Dậu thuộc Kim, Kim sinh Thuỷ, nguồn của Thuỷ không bao giờ cạn nên gọi là Tỉnh Tuyền Thuỷ. Nhâm Tuất và Quý Hợi là phương vị của thiên môn, khí của Thuỷ đã dần đóng, Thuỷ phân bố ở khắp nơi, thế của Thuỷ dần quay về nơi yên tĩnh; Đến nó thì không cùng tận, nạp thêm Thuỷ thì không đầy tràn nên gọi là Đại Hải Thuỷ.
    Tích Lịch Hoả, Lô Trung Hoả, Phúc Đăng Hoả, Thiên Thượng Hoả, Sơn Hạ Hoả và Sơn Đầu Hoả
    Tại sao tỷ dụ Mậu Tý và Kỷ Sửu thành Tích Lịch Hoả? Đại khái là bởi khí của Hoả chứa đựng khí Dương, lại ở phương vị của Thuỷ. Chỉ có rồng thần mới có thể làm cho trong Thuỷ có Hoả, nên gọi là Tích Lịch Hoả. Bính Dần và Đinh Mão, khí của Hoả dần bốc lên, thêm củi vào thì khí của Hoả càng vượng, hơn nữa dựa vào sự trợ giúp của Âm Dương, trời đất giống như một lò lửa, nên gọi là Lô Trung Hoả. Giáp Thìn và Ất Tỵ, khí của Hoả đã lớn mạnh, thế của Hoả đã vững chắc, phương vị Thìn và Tỵ kế tiếp nhau, nguồn của Hoả không cạn nên gọi là Phúc Đăng Hoả. Mậu Ngọ và Kỷ Mùi, khí của Hoả đi qua cung Dương, lại gặp cung Ly, Hoả toả sáng bốc cháy lên trên, nên gọi là Thiên Thượng Hoả. Bính Thân và Đinh Dậu, khí của Hoả nghỉ ngơi và ẩn tàng, thế của Hoả cũng suy yếu. Hơn nữa, giờ Thân và Dậu, mặt trời đã lặn xuống núi, phản chiếu ánh sáng qua những đám mây nên gọi là Sơn Hạ Hoả. Tại sao lại gọi Giáp Tuất và Ất Hợi là Sơn Đầu Hoả? Núi (sơn) có thể ẩn giấu hình thể, đầu lại có thể hiển thị ánh sáng. Loại ánh sáng này là trong sáng ngoài tối, ẩn tàng không hiển lộ, nên gọi là Sơn Đầu Hoả.
    Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ, Sa Trung Thổ, Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch Thổ và Ốc Thượng Thổ.
    Tại sao lại tỷ dụ Canh Tý và Tân Sửu thành Bích Thượng Thổ? Bởi vì khí của Thổ vẫn đóng mà không lưu thông, sự vật vẫn ở trong trạng thái ẩn tàng không hiển lộ, hình thể bị che lấp, bên trong và bên ngoài không thể tiếp xúc với nhau nên gọi là Bích Thượng Thổ. Mậu Dần và Kỷ Mão, khí của Thổ đã hình thành, bắt đầu nuôi dưỡng vạn vật, đến khí gốc vững chắc, cành lá um tùm, nên gọi là Thành Đầu Thổ. Bính Thìn và Đinh Tỵ, khí của Thổ hàm chứa khí Dương, đã đặt nền móng cho sự sinh trưởng của vạn vật, nên gọi là Sa Trung Thổ. Canh Ngọ và Tân Mùi, khí của Thổ đã vượng, có thể chở vạn vật, có các loài sinh vật hiển hiện trên Thổ, nên gọi là Lộ Bàng Thổ. Mậu Thân và Kỷ Dậu, khí của Thổ bắt đầu thu tàng, nghỉ ngơi, vạn vật tàn tạ, khô héo, Thổ không còn tác dụng gì nữa, nên gọi là Đại Dịch Thổ. Bính Tuất và Đinh Hợi, khí của Thổ ẩn tàng trong vạn vật, đã mang hình thể của Âm Dương, tác dụng của Thổ đã kết thúc tốt đẹp, nên gọi là Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ, Sa Trung Thổ, Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch Thổ và Ốc Thượng Thổ.
    Chúng ta thấy trong Lộ Bàng Thổ trồng các loại cây, không phải là ở vị trí của Ngọ và Mùi có thể nuôi dưỡng vạn vật lâu dài sao? Đại Dịch Thổ có ở khắp nơi, ở phương vị của Thân và Dậu phải chăng có nghĩa là gặp bạn mà được lợi? Thành Đầu Thổ có tác dụng phòng thủ. Quân vương dùng nó để xây dựng đất nước, bảo vệ dân chúng. Bích Thượng Thổ có tác dụng trang trí, quan lại và dân chúng đều dùng nó, dùng để ở rất thoải mái. Sa Trung Thổ là ẩm ướt nhất, có thể dùng để nuôi dưỡng vạn vật. Ốc Thượng Thổ thể hiện rõ nhất công dụng của Thổ. Do nó đã được cố định thành nhà ở, yên tĩnh mà không dễ bị di chuyển. Thổ trong Ngũ hành có tác dụng chở vật thể và thai nghén vạn vật. Trời, đất và con người đều không thể tách rời khỏi Thổ. Dù ở nơi nào, Thổ cũng có tác dụng tất yếu. Trong bốn mùa đều không thể thiếu Thổ. Kim có Thổ thì sẽ sắc nhọn. Hoả có Thổ thì sẽ bốc cháy toả sáng. Mộc có Thổ thì sẽ tươi tốt. Thuỷ có Thổ thì sẽ không ngừng nổi sóng, không bao giờ khô cạn. Bản thân Thổ còn khiến cho các vụ mùa bội thu. Tập hợp Thổ lại, không phân tán thì sẽ thành núi cao. Thổ phân tán không tập hợp thành đống thì sẽ trở thành đồng bằng rộng lớn. Thổ dùng không bao giờ hết, mà còn không ngừng tăng lên. Công dụng của Thổ thật là to lớn!
     
  18. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Huyền không học và luận giải ( P 1 )

    Cuốn "Phong Thủy Huyền Không Học" của tác giả Bình Nguyên Quân biên soạn là một cuốn sách khá hữu ích cho người nghiên cứu Phong Thủy. Cuốn sách giúp người đọc hiểu rỏ hơn về những khái niệm và nguyên lý cơ bản trong Huyền Không học. Tuy đây cũng là một tài liệu quý, đáng tham khảo, nhưng vẫn chưa phải là đồng quan điểm với Huyền Không Lạc Việt. Tạp tài liệu này là nội dung rút gọn từ cuốn "Phong Thủy Huyền Không Học" cùng tên. TRỌNG HÙNG fengshui sưu tầm và giới thiệu.

    [​IMG]
    Huyền Không


    Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ "Thẩm thị Huyền Không học") viết: Trong sách Pháp Ngôn của Dương Hùng viết "Huyền giả nhất dã" (tức Huyền là một), lời giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì "KHÔNG" không có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái "KHÔNG" lại bao hàm cái "CÓ". Các học giả Thiên Trúc (Ấn độ) xưa luận giải như sau:


    Dựa vào Lạc thư, sau này vua Văn Vương nhà Chu mới đặt ra Hậu thiên Bát quái và định phương vị cho Cửu tinh như sau:

    - Số 9 nằm ở trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly-Hỏa nên số 9 mang hành Hỏa.
    - Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy.
    - Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN-Mộc, nên số 3 mang hành Mộc.
    - Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI-Kim, nên số 7 mang hành Kim.
    - Số 2 là "vai” bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN-Thổ, nên số 2 mang hành Thổ.
    - Số 4 là "vai” bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN-Mộc, nên số 4 mang hành Mộc.
    - Số 6 là "chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN-Kim, nên số 6 có hành Kim.
    - Số 8 là "chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN-Thổ, nên số 8 mang hành Thổ.
    - Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ.


    Sắc bất dị không
    Không bất dị sắc
    Sắc tức thị không
    Không tức thị sắc
    Thụ tưởng hành thức
    Diêc phục như thị


    (Nghĩa là: Vật không khác gì "không", "Không" không khác gì vật. Vật tức là "không", "không" tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy).


    Như vậy "KHÔNG" bao hàm cả "khiếu" (tức mấu chốt của sự vật). "Khiếu" có 9 cái nên gọi là "Cửu khiếu", cũng là nói hai chữ "Huyền Không" bao hàm từ 1 tới 9. Nhưng đây không phải đơn thuần là số đếm, mà còn là mấu chốt để định vị không gian và thời gian chứa đựng sự vật. Vì vậy mới dùng hai chữ Huyền Không để làm đại biểu.


    Nói một cách khác, Huyền Không là dùng các con số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay đổi, biến hóa của sự vật. Như chúng ta đã biết, mọi vật thể, cũng như vũ trụ đều được cấu trúc bằng những hạt nhân nguyên tử hay những hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo hình tròn. Còn 9 con số của Huyền Không khi biểu thị sự biến hóa của sự vật sẽ di chuyển theo một quỹ đạo nhất định. Quỹ đạo này được gọi là vòng "Lượng thiên Xích"(sẽ nói trong 1 bài khác).


    Bàn về vòng Lượng thiên xích, sách "Trạch vận tân án" có viết:


    Thùy đắc Lượng thiên Xích nhất chi,
    Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi,
    Tử sinh đắc thất tùy thám sách,
    Quá hiện vị lai liễu liễu tri


    Tạm dịch:



    Nếu đã nắm được vòng Lượng thiên Xích,
    Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay,
    Tìm hiểu được sự sống chết và được mất,
    Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.


    Cho nên Huyền không học là môn Phong thủy dựa vào sự di chuyển của 9 con số theo quỹ đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch).


    Nhưng tại sao lại phải dựa trên đồ hình Bát quái? Đó là vì ngay từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết phác họa ra Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời (thiên văn), Đất (địa lý) vào đó. Theo "Lục kinh đồ", phần "Ngưỡng quan thiên văn đồ" thì "Phục Hy quan sát thiên văn mà vẽ ra Bát quái. Do đó, phàm những gì thuộc về thiên văn như vòng vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày tháng, bốn mùa. . . không gì mà Bát quái không thu tóm". Còn sách Phủ Sát địa lý thì viết "Cúi xuống xem xét địa lý mà vạch ra 8 quẻ, cho nên phàm những gì liên quan tới lý lẽ của Đất (địa) như bốn phương chín châu, điểu, thú. thảo mộc, mười hai chi sở thuộc. . . không gì mà Bát quái không cai quản".


    Như vậy, Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của 9 con số (còn được gọi là Cửu tinh) theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Kết hợp những yếu tố này với nhau, tức là đưa sự vận hành của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên Xích vào trong đồ hình của Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời, Đất và sự vật chung quanh, tức là những yếu tố khách quan bên ngoài có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ thì đương nhiên sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là nguyên nhân của sự hình thành và phát triển của trường phái Phong thủy mang danh là "Huyền không học" (hay Huyền Không Phi tinh).


    Về lai lịch của phái Huyền Không thì tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình thành từ lúc nào hoặc do ai sáng lập, nhưng vì hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này đều được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng (một Phong thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường) như "Thiên ngọc Kinh", "Thanh nang áo Ngữ", "Đô thiên Bảo chiếu kinh", cho nên có lẽ phái Huyền Không đã được hình thành từ Thế kỷ IX sau Công Nguyên, và Dương quân Tùng nếu không là người sáng lập thì cũng chính là người đã có công tạo dựng nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phái Huyền Không.


    Đến đầu thời Tống, danh sư Ngô cảnh Loan cho ra đời những tác phẩm như "Huyền Không bí chỉ" và "Huyền cơ phú" thì Huyền Không đã trở thành 1 trường phái rõ rệt, cũng như có 1 vị trí vững vàng trong nghệ thuật Phong thủy Trung Hoa. Sau này, các danh sư như Tưởng đại Hồng thời Minh, Chương trọng Sơn thời Thanh càng làm cho phái Huyền Không nổi bật lên với những luận đoán cực kỳ chính xác cả về âm trạch lẫn dương trạch.


    Tuy nhiên, vì những nguyên lý của Huyền Không vào các thời đại đó đều được giữa hết sức bí mật, nên ít có ai biết hoặc hiểu về Huyền Không, trừ khi được chân truyền. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, khi Thẩm trúc Nhưng cho công bố tác phẩm "Thẩm thị Huyền không học" thì những bí mật của Huyền Không mới được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, ảnh hưởng của Huyền Không phái càng ngày càng lan rộng trong đại chúng, nhất là đối với những người yêu thích Phong thủy, hoặc muốn xử dụng Phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả để làm cho cuộc sống gặp được nhiều thuận lợi và may mắn hơn.


    Tổng Luận Phi Tinh

    [​IMG]
    Sau khi đã có sơ đồ phi tinh, tiến hành luận đoán tốt xấu để có phương án bài trí cho phù hợp. Hai cung quan trọng nhất đó là toạ và hướng, bởi hướng là nơi nạp Thiên khí vào nhà chủ quản hoạ phúc. Toạ là nơi nạp Địa khí chủ về nhân đinh, hậu vận. Mỗi cung toạ và hướng có các Phi Tinh Sơn và Hướng, căn cứ vào Sơn Tinh và Hướng Tinh kết hợp để luận đoán tốt x ấu. Sau đây luận các cách kết hợp của Sơn Tinh và Hướng Tinh.


    Luận phải lấy vượng làm chính, lấy suy làm ngược lại, vượng tinh thì tốt chủ cát lành, suy tinh thì chủ hung bại. Vượng tinh cần được sinh phù, suy tinh cần thu sơn xuất sát. Những cửa chính, cửa phụ được cát tinh sinh vượng chiếu nên sinh hoạt, đi lại nhiều hoặc mở cửa sổ lớn để đón khí. Trường hợp bị hung tinh suy tử chiếu thì cần có cách thức trấn yểm, hoá giải phù hợp, tốt nhất là hạn chế đi lại hoặc mở cửa ở phương khác tốt hơn.
    Nhất Bạch

    11 : Đào hoa, v ượng ứng với quan tinh, chủ văn x ương, độc thư, thông minh, văn tài xuất chúng. Suy ứng với tai máu thận suy, di tinh tiết huyết, dâm đãng, x ảy thai, bất đắc chí.
    12 : Dễ mắc bệnh dạ dày, ruột, bệnh thận, tai máu, nữ mắc phụ khoa, đẻ non, sảy thai. Trung nam không thuận phải ly tổ bôn ba, quan lộc bị x âm hại.
    13 : Tranh chấp, quan phi, đạo tặc, phá tài
    14 : Ra ngoài có lợi, dễ thăng chức, văn chương phát quý nổi danh, tài vượng, phụ nữ sang quý. Nếu suy sinh dâm đãng.
    15 : Tổn hại nhân đinh, dễ mắc bệnh thận, tai máu, trung nam bị tổn hại.
    16 : Phú quý cát lợi, văn tài thông minh, hãm thì dâm loạn
    17 : Đào hoa, ra ngoài cát lợi. Nếu hãm thì thương tích, thị phi, tham luyến tửu sắc.
    18 : Phạm bệnh tật tai máu, trung nam bất lợi tha hương lưu lạc.
    19 : Thuỷ hoả không dung, phạm bệnh tật mắt, tinh thần, trước tốt sau x ấu.


    Nhị Hắc


    21 : Nữ bệnh phụ khoa, tràng vị, nam mắc bệnh tai máu thận, trung nam tổn hại.
    22 : Bệnh tật, nữ bệnh phụ khoa, nam mắc bệnh đường ruột. Đắc v ận thì giàu có.
    23 : Cách Đấu Ngưu sát chủ quan phi, kiện tụng, khẩu thiệt. Mẹ già tổn hại.
    24 : Bất hoà, bệnh phong hàn, khẩu thiệt, kiện tụng, sinh nở khó, hại mẹ già.
    25 : Tổn thất nhân đinh, cô quả, mẹ nhiều bệnh.
    26 : Đất đai vượng phát, tăng tài, buôn bán phát đạt.
    27 : Tiến tài, nhiều hỷ sự, nếu hãm phạm đào hoa, khẩu thiệt, tán tài.
    28 : Cách hợp thập chủ cát lợi, dễ đi xa
    29 : Sinh đẻ nhiều, nếu v ượng chủ văn tài, thất v ận phòng bệnh tật, sinh người ngu đần.


    Tam Bích


    31 : Thị phi khẩu thiệt tranh đấu phá tài. Nếu đắc lệnh thì phát quý.
    32 : Cách Đấu Ngưu sát chủ thị phi tranh đấu đạo tặc, hại mẹ già, bệnh đường ruột.
    33 : Quan phi, thị phi, đạo tặc, đắc lệnh thì phú quý.
    34 : Đào hoa, kiếp tặc hại cho nữ. Đắc lệnh văn tài phú quý nổi danh.
    35 : Hại tì vị, chủ nhân bất an, hại cho trưởng nam.
    36 : Trưởng nam bất lợi, quan phi, thương tích chân tay, đắc lệnh thì quyền uy, phát văn tài.
    37 : Phá tài, kiếp đạo, dâm đãng, hại trưởng nam
    38 : Bất lợi nhiều bệnh tật, phá tài, tuyệt hậu
    39 : Thông minh tiến tài, sinh quý tử


    Tứ Lục


    41 : Đào hoa dâm đãng, nếu sinh vượng thì xuất ngoại thành danh, v ăn tài xuất chúng
    42 : Bệnh tật tỳ vị, hại mẹ già.
    43: Dâm loạn, đạo tặc, hại thiếu nữ
    44 : Đào hoa, ly tổ, sinh v ượng thì có quý nhân phù trợ, văn tài thành danh.
    45 : Nhiều bệnh tốn tài. Sinh vượng thì nhà cửa hưng v ượng
    46 : Trước lành sau x ấu, khó sinh, bất lợi trưởng nữ
    47 : Cô qủa bất hoà, nạn đao thương thổ huyết, hại trưởng nữ. Sinh vượng thì xuất hiện giai nhân tài sắc
    48 : Tổn tài, hại thiếu nam, bệnh phong tật thấp khớp, đào hoa. Tốt lành tiến tài, lợi điền sản.
    49 : Sinh quả phụ, đào hoa. Sinh vượng thì Mộc Hoả thông minh, xuất hiện danh sĩ.


    Ngũ Hoàng


    51 : Tổn nhân đinh, hại trung nam nhiều bệnh tật, bệnh tai máu thận.
    52 : Sinh cô quả phụ, nhiều bệnh, bệnh tỳ vị.
    53 : Hại trưởng nam, phá tài, nhiều bệnh tật
    54 : Phá tài, hại nhân khẩu, bệnh tật
    55 : Rất x ấu chủ bệnh tật, hao người tốn của
    56 : Nếu sinh vượng thì rất tốt
    57 : Bệnh tật, kiếp đạo, đắc thì tiến tài nhiều hỷ sự
    58 : Bất lợi thiếu nam, đắc thì cát chủ hoạnh phát tài
    59: Sinh nở khó, bệnh tật, thương vong, ăn chơi phá tài


    Lục Bạch



    61 : Đào hoa dâm loạn, sinh nở khó. Đắc thì quan lộc hanh thông
    62 : Bệnh tật, phụ khoa, tổn tài
    63 : Tai nạn, bất an, hại trưởng nam
    64 : Ly tán, tai nạn, bất an, hại trưởng nữ
    65 : Bệnh tinh thần, đắc thì phát tài
    66 : Hại trưởng nam, người già, đắc thì quan vận tốt, quyền hành, văn tài xuất hiện.
    67 : Đao kiếm sát phạm đao thương, tổn tài, thị phi quan tụng
    68 : Đại cát nhiều hỷ sự, lợi quan lộc
    69 : Bệnh phế huyết hoả tai, hại cho cha già


    Thất Xích


    71 : Kim thuỷ đa tình đào hoa, ly hương xuất ngoại, tổn hại lục súc
    72 : Khẩu thiệt thị phi hoả tai. đắc vận thì hợp thành Hoả tiên thiên lợi nhị hắc nên phát tài.
    73 : Thương trưởng nam, bội nghĩa, thị phi, bệnh tật, quan phi
    74 : Hại trưởng nữ, đao thương, bệnh thần kinh
    75 : Nhiều bệnh bất an, tửu sắc phá tài
    76 : Đao kiếm sát, tổn tài, sinh nhiều nữ
    77 : Tổn tài, thị phi. Sinh vượng thì hỷ sự phát tài, sinh nhiều nữ
    78 : Cầu tài danh đều lợi, nam nữ đa tình
    79 : Tai nạn bệnh tâm khí, hại cho nữ nhỏ


    Bát Bạch


    81 : Hại trung nam, bệnh tai máu thận
    82 : Bệnh tật, hại mẹ già, thiếu niên lao khổ, sinh vượng thì phát tài chủ tốt
    83 : Bất lợi, ly hôn, hại thiếu nam
    84 : Cô quả, khó sinh nở, hại thiếu nam
    85 : Bệnh tật, tai nạn, hại thiếu nam
    86 : Văn tài, thông minh cát lợi, sinh quý tử
    87 : Sinh v ượng thì tốt cho thiếu nam, thiếu nữ, tài lộc vượng
    88 : Đại cát, sinh nhiều con trai
    89 : Đinh tài đều vượng nhiều hỷ sự
     
  19. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member



    Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Học


    Huyền Không phi tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9 sao (tức Cửu tinh hay 9 số) mà đoán định họa, phúc của từng căn nhà (dương trạch) hay từng phần mộ (âm trạch). Do đó, biết được tính chất của từng sao, cũng như quỹ đạo vận hành của chúng là điều căn bản cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu hay nghiên cứu về Huyền không học. Cho nên trước khi đi vào những nguyên lý căn bản của Huyền không học thì cần phải biết sơ qua về tính chất của Cửu tinh.



    Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có tính chất và Ngũ hành riêng biệt, đại lược như sau:


    - Số 1: còn gọi là sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang: có những tính chất như sau:

    • Về Ngũ Hành: thuộc Thủy
    • Về màu sắc: thuộc màu trắng
    • Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết
    • Về người: là con trai thứ trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất chúng, công danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí huyết, công danh trắc trở, bị trộm cướp hay trở thành trộm cướp.


    - Số 2: còn gọi là sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau:


    • Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
    • Về màu sắc : thuộc màu đen.
    • Về cơ thể: là bụng và dạ dày.
    • Về người: là mẹ hoặc vợ trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu đông đúc. Suy thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ.


    - Số 3: còn gọi là sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau:


    • Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
    • Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây.
    • Về cơ thể: mật, vai và 2 tay.
    • Về người: là con trai trưởng trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng thì con trưởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả tốt. Nếu suy thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp.


    - Số 4: còn gọi là sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau:


    • Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
    • Về màu sắc: thuộc màu xanh dương (xanh nước biển).
    • Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân.
    • Về người: là con gái trưởng trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chương nổi tiếng, đỗ đạt cao, con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà xuất hiện người dâm đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh.


    - Số 5: còn gọi là sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau:


    • Về Ngũ Hành: thuộc Thổ.
    • Về màu sắc: thuộc màu vàng.
    • Về cơ thể và con người: không.
    • Về tính chất: nếu vượng thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn. Nếu suy thì chủ nhiều hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc...


    - Số 6: còn gọi là sao Lục Bạch hoặc Vũ Khúc: có những tính chất sau:


    • Về Ngũ hành: thuộc Kim.
    • Về màu sắc: thuộc màu trắng, bạc.
    • Về cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già.
    • Về người: là chồng hoặc cha trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì công danh hiển hách, văn võ song toàn. Nếu suy thì khắc vợ, mất con, lại hay bị quan tụng, xương cốt dễ gãy.


    - Số 7: còn gọi là sao Thất Xích hoặc Phá Quân: có những tính chất sau:


    • Về Ngũ hành: thuộc Kim.
    • Về màu sắc: thuộc màu đỏ.
    • Về cơ thể: phổi, miệng, lưỡi.
    • Về người: là con gái út trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng thì hoạnh phát về võ nghiệp hoặc kinh doanh. Nếu suy thì bị trộm cướp hay tiểu nhân làm hại, đễ mắc tai họa về hỏa tai hay thị phi, hình ngục.


    - Số 8: còn gọi là sao Bát Bạch hoặc Tả Phù: có những tính chất sau:


    • Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
    • Về màu sắc: thuộc màu trắng.
    • Về cơ thể: lưng, ngực và lá lách.
    • Về người: là con trai út trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng thì nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo, tài đinh đều phát. Nếu suy thì tổn thương con nhỏ, dễ bị ôn dịch.


    - Số 9: còn gọi là sao Cửu tử hay Hữu Bật, có những tính chất sau:


    • Về Ngũ hành: thuộc Hỏa.
    • Về màu sắc: màu đỏ tía.
    • Về cơ thể: mắt, tim, ấn đường.
    • Về người: con gái thứ trong gia đình.
    • Về tính chất: nếu vượng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn.
     
  20. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Sơn, Hướng, và Nguyên Long


    24 Sơn, 8 Hướng trên la bàn



    Hậu thiên Bát quái của Văn Vương được chia làm 8 hướng đều nhau, với mỗi hướng đi liền với một số của Cửu tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4), NAM (số 9), TÂY NAM (số 2), TÂY (số 7) , TÂY BẮC (số 6). Riêng số 5 vì nằm ở chính giữa (trung cung) nêm không có phương hướng. Đem áp đặt Hậu thiên Bát quái lên la bàn gồm 360 độ, thì mổi hướng (hay mỗi số) sẽ chiếm 45 độ trên la bàn.



    Vào thời kỳ phôi phai của học thuật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8 hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mổi hướng ra thành 3 sơn đều nhau, mổi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng 12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn-Khôn- Cấn-Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau:



    - Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM–TÝ-QUÝ

    - Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU–CẤN–DẦN
    - Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP–MÃO–ẤT
    - Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN–TỐN–TỴ
    - Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH–NGỌ–ĐINH
    - Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI–KHÔN–THÂN
    - Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH–DẬU–TÂN
    - Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT–CÀN–HỢI


    Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Chẳng hạn như hướng BẮC có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, sơn NHÂM chiếm 15 độ phía bên trái, sơn TÝ chiếm 15 độ nơi chính giữa hướng BẮC, còn sơn QUÝ thì chiếm 15 độ phía bên phải. Tất cả các sơn khác cũng đều theo thứ tự như thế.



    Mỗi sơn được xác định với số độ chính giữa như: sơn NHÂM tại 345 độ; TÝ 360 độ hay 0 độ; QUÝ 15 độ; SỬU 30 độ; CẤN 45 độ; DẦN 60 độ; GIÁP 75 độ; MÃO 90 độ; ẤT 105 độ; THÌN 120 độ; TỐN 135 đô; TỴ 150 độ; BÍNH 165 độ; NGỌ 180 độ; ĐINH 195 độ; MÙI 210 độ; KHÔN 225 độ; THÂN 240 độ; CANH 255 độ; DẬU 270 độ; TÂN 285 độ; TUẤT 300 độ; CÀN 315 độ; HỢI 330 độ;



    Phần trên là tọa độ chính giữa của 24 sơn. Từ tọa độ đó người ta có thể tìm ra phạm vi của mổi sơn chiếm đóng trên la bàn, bằng cách đi ngược sang bên trái, cũng như sang bên phải của tọa độ trung tâm, mỗi bên là 7 độ 5 (vì phạm vi mổi sơn chỉ có 15 độ). Chẳng hạn như hướng MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu đi ngược sang bên trái 7 độ 5 (tức là trừ đi 7 độ 5) thì được 202 độ 5. Sau đó từ tọa độ trung tâm là 210 độ lại đi thuận qua phải 7 độ 5 (tức là cộng thêm 7 độ 5) thì được 217 độ 5. Như

    vậy phạm vi sơn MÙI sẽ bắt đầu từ 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5 trên la bàn.


    [​IMG]

    Chính Hướng và Kiêm Hướng


    Một vấn đề làm cho người mới học Phong thủy khá bối rối là thế nào là Chính Hướng và kiêm Hướng? Thật ra, điều này cũng không khó khăn gì cả, vì khi đo hướng nhà (hay hướng mộ) mà nếu thấy hướng nhà (hay hướng mộ đó) nằm tại tọa độ trung tâm của 1 sơn (bất kể là sơn nào) thì đều được coi là Chính Hướng. Còn nếu không đúng với tọa độ tâm điểm của 1 sơn thì được coi là Kiêm Hướng. Kiêm hướng lại chia ra là kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái, rồi kiêm nhiều hay kiêm ít. Nếu kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái thì hướng nhà không được xem là thuần khí nữa, vì đã lấn sang phạm vi của sơn bên cạnh (điều này sẽ nói rõ hơn trong phần Tam nguyên long). Nói kiêm phải hay kiêm trái là lấy tọa độ tâm điểm của mổi sơn làm trung tâm mà tính. Chẳng hạn như sơn MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu bây giờ 1 căn nhà có hướng là 215 độ thì nhà đó thuộc hướng MÙI (vì sơn MÙI bắt đầu từ khoảng 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5), nhưng kiêm bên phải 5 độ. Nhưng trong thuật ngữ Phong thủy thì người ta lại không nói kiêm phải hoặc trái, mà lại dùng tên của những hướng được kiêm để gọi nhập chung với hướng của ngôi nhà đó. Như trong trường hợp này là nhà hướng MÙI kiêm phải 5 độ, nhưng vì hướng bên phải của hướng hướng MÙI là hướng KHÔN, nên người ta sẽ nói nhà này “hướng MÙI kiêm KHÔN 5 độ” tức là kiêm sang bên phải 5 độ mà thôi.



    Riêng với vấn đề kiêm nhiều hay ít thì 1 hướng nếu chỉ lệch sang bên phải hoặc bên trái khoảng 3 độ so với tọa độ tâm điểm của hướng đó thì được coi là kiêm ít, và vẫn còn giữa được thuần khí của hướng. Còn nếu lệch quá 3 độ so với trung tâm của 1 hướng thì được coi là lệch nhiều, nên khí lúc đó không thuần và coi như bị nhận nhiều tạp khí. Những trường hợp này cần được dùng Thế quái (hay số thế, sẽ nói trong 1 dịp khác) để hy vọng đem được vượng khí tới hướng hầu biến hung thành cát mà thôi.



    Tam nguyên long



    Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi.



    Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau:


    - THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :

    * 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
    * 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.

    - ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:

    * 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
    * 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.

    - NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:

    * 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
    * 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.


    Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH. (điều này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận ở 1 mục khác).



    Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ thấy trong mổi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử. Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.



    - Ví dụ: Nhà hướng MÙI 205 độ. Vì hướng MÙI bắt đầu từ 202 độ 5, nên nhà hướng 205 độ cũng vẫn nằm trong hướng MÙI, nhưng kiêm sang phía bên trái 5 độ, tức là kiêm hướng ẤT 5 độ. Vì hướng MÙI là thuộc Địa nguyên long (tức Nghịch tử), chỉ có thể lấy chính hướng (210 độ) chứ không thể kiêm, cho nên trường hợp này là bị phạm xuất quái, chủ tai họa, bần tiện. Ngược lại, nếu 1 căn nhà có hướng là 185 độ, tức là hướng NGỌ kiêm ĐINH 5 độ. Vì NGỌ là quẻ Phụ mẫu, kiêm sang bên phải tức là kiêm Thuận tử nên nhà như thế vẫn tốt chứ không xấu. Đây là 1 trong những yếu tố căn bản và quan trọng của Huyền không Học, cần phải biết và phân biệt rõ ràng. Có như vậy mới biết được tuy 2 nhà cùng 1 trạch vận, nhưng nhà thì làm ăn khá, mọi người sang trọng, có khí phách, còn nhà thì bình thường, con người cũng chỉ nhỏ mọn, tầm thường mà thôi. Cho nên sự quý, tiện của 1 căn nhà phần lớn là do có biết chọn đúng hướng hoặc biết kiêm hướng hay không mà ra. Những điều này sẽ đuoc nói rõ hơn trong phần Lập hướng và Kiêm hướng.


    Phương Pháp Lập Tinh Bàn




    Muốn lập tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà (hay 1 ngôi mộ) thì vấn đề trước tiên là phải biết căn nhà hay ngôi mộ đó được xây dựng trong năm nào, tháng nào? Rồi dựa vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây nhất mà xác định nhà đó thuộc vận nào? Thí dụ như 1 căn nhà được xây xong vào tháng 6 năm 1984. Nếu nhìn vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây thì thấy Vận 7 bắt đầu từ 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003, cho nên biết nhà đó thuộc vận 7 Hạ Nguyên.



    Nhưng vấn đề xác định nhà thuộc vận nào trở nên rắc rối và phức tạp khi 1 căn nhà đã được xây xong khá lâu, sau đó được chủ nhà tu sửa hay xây lại nhiều lần. Hoặc sau khi xây xong thì căn nhà đã được đổi chủ... Đối với những căn nhà trên thì việc xác định căn nhà thuộc vận nào là phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:


    - Nếu sau khi vào ở 1 thời gian rồi chủ nhà hoặc là dỡ mái lợp lại (nếu là nhà trệt), hoặc là tu sửa quá 1/3 diện tích căn nhà, hoặc là đập đi xây mới thì căn nhà sẽ không còn thuộc về vận cũ lúc mới xây nhà hay dọn vào nhà ở nữa, mà sẽ thuộc về vận là lúc gia chủ thực hiện những việc tu sửa trên.



    - Nếu căn nhà được đổi chủ (vì bán hoặc cho thuê) thì khi lập tinh bàn căn nhà cho chủ mới thì phải dựa vào thời điểm họ dọn vào nhà này ở, chứ không dựa vào thời điểm lúc xây nhà. Nếu 1 căn nhà được đổi chủ nhiều lần, thì khi lập tinh bàn cho người chủ nào thì chỉ dựa vào thời điểm người đó dọn vào căn nhà để ở là thuộc vận nào. Cũng lấy thí dụ căn nhà ở trên, xây xong và dọn vào ở tháng 6 năm 1984 nên căn nhà thuộc vận 7. Nhưng nếu vào năm 2000 người chủ đó bán nhà cho 1 người khác. Khi người này dọn vào ở trong năm đó thì trạch vận căn nhà vẫn thuộc vận 7 (vì vận 7 bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003). Nếu người này ở tới năm 2005 rồi lại bán nhà đi nơi khác, thì khi người chủ mới dọn về nhà này thì trạch vận căn nhà của họ lại thuộc về Vận 8 (vì Vận 8 bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào cuối năm 2023) Cho nên tùy thời điểm mà gia chủ dọn vào căn nhà là thuộc vận nào mà tính trạch vận cho họ thuộc vận đó.



    - Đối với những căn nhà vừa tu sửa như trường hợp 1, vừa thay đổi chủ như trường hợp 2 thì trường hợp nào xảy ra gần nhất thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận đó. Cũng lấy thí dụ căn nhà xây năm 1984 (nhà thuộc vận 7), sau đó bán lại cho 1 người khác vào năm 2000 (nhà vẫn thuộc vận 7). Nhưng đến năm 2004 thì người này tu sửa nhà lại nên nhà lúc đó sẽ thuộc về vận 8. Đến khi người đó bán nhà vào năm 2005 thì căn nhà cũng vẫn thuộc vận 8 đối với chủ mới.



    - Đối với những căn nhà tuy không đổi chủ hay được tu sửa, nhưng nếu chủ nhà đóng cửa đi vắng 1 thời gian từ hơn 1 tháng trở lên, đến khi họ trở về thì căn nhà sẽ thuộc về Vận vào lúc họ trở về, chứ không còn thuộc về Vận cũ nữa. Cũng lấy thí dụ nhà xây năm 1984, người chủ sau khi mua ở đó được hơn 20 năm. Tới năm 2005 người đó có công chuyện phải đi xa hơn 2 tháng mới về. Như vậy khi người này trở về nhà thì lúc đó căn nhà sẽ chuyển sang thuộc về Vận 8, chứ không còn thuộc về Vận 7 nữa.



    - Đối với những căn nhà được xây hay dọn vào ở trong những năm cuối của 1 vận thì trạch vận của căn nhà thường là thộc về vận mới, chứ cũng không thuộc về vận cũ nữa. Thí dụ như những căn nhà được xây hay được dọn vào ở năm 2003, tức là năm cuối cùng của Vận 7 thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận 8, chứ không thuộc về Vận 7 nữa.



    - Riêng với âm phần (mồ mả), thì trạch vận được tính vào lúc ngôi mộ mới được xây, hoặc lúc sau này con cháu cải táng hay tu sửa mộ bia lại. Chẳng hạn như 1 ngôi mộ được dựng lên vào năm 1987 thì thuộc Vận 7, đến năm 2006 thì con cháu xây mộ, thay bia lại thì lúc đó mộ lại thuộc về Vận 8.



    Khi đã biết cách xác định nhà (hay mộ) thuộc Vận nào thì mới có thể lập tinh bàn cho căn nhà (hay phần mộ đó). Nhưng trước hết lấy 1 tờ giấy trắng vẽ 1 ô vuông lớn, sau đó chia ô vuông đó ra làm 9 ô nhỏ, với 8 ô chung quanh tiêu biểu cho 8 hướng: BẮC, ĐÔNG BẮC, ĐÔNG, ĐÔNG NAM, NAM, TÂY NAM, TÂY, và TÂY BẮC. Riêng ô giữa được coi là trung cung. Sau đó mới có thể tiến hành việc lập tinh bàn như sau:



    Lập Vận bàn



    Muốn lập Vận bàn thì lấy số của Vận mà căn nhà (hay ngôi mộ) đó thuộc về đem nhập trung cung, nhưng an ở trên cao và chính giữa của trung cung, rồi di chuyển THUẬN theo vòng Lượng thiên Xích.



    Thí dụ nhà xây năm 1984 tức thuộc Vận 7. Như vậy, lấy số 7 nhập trung cung, sau đó theo chiều thuận an số 8 tại phía TÂY BẮC, số 9 tại phía TÂY, số 1 tại phía ĐÔNG BẮC, số 2 tới NAM, số 3 tới BẮC, số 4 tới TÂY NAM, số 5 tới ĐÔNG, số 6 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số đó đều được gọi là “Vận tinh” (tức phi tinh của Vận) của căn nhà này, và đều được an ở trên cao và chính giữa của mỗi cung. Điều nên nhớ khi lập Vận bàn là phi tinh chỉ di chuyển “THUẬN”, tức là từ số nhỏ lên số lớn, chứ không bao giờ đi chuyển “NGHỊCH” từ số lớn xuống số nhỏ hơn.



    Lập Sơn bàn



    Theo thuật ngữ Phong thủy, “Sơn” (có nghĩa là núi) dùng để chỉ khu vực phía sau nhà (tức phương “tọa”). Cho nên sau khi đã an Vận bàn thì nhìn xem số nào tới khu vực phía sau của căn nhà. Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để tại góc dưới mé bên trái. Lúc này cần phải biết tọa của căn nhà thuộc sơn nào, rồi PHỐI HỢP với Tam Nguyên Long của Vận tinh tới phương tọa để quyết định di chuyển theo chiều “THUẬN” hay “NGHỊCH”.



    Thí dụ như căn nhà có hướng là 0 độ thì phương tọa của căn nhà sẽ là 180 độ (vì tọa bao giờ cũng xung với hướng, tức là cách nhau 180 độ). Như vậy căn nhà này sẽ là tọa NGỌ hướng TÝ. Nếu xây năm 1984 tức thuộc Vận 7, nên lấy số 7 nhập trung cung di chuyển Thuận như đã nói ở trên thì 2 tới NAM tức phương tọa của nhà này. Bây giờ muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 2 nhập trung cung (để ở góc dưới mé bên trái), nhưng muốn biết nó sẽ xoay chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” thì phải coi xem Tam Nguyên Long của số 2 là gì? Vì số 2 (tứcø hướng TÂY NAM) có 3 sơn là MÙI-KHÔN-THÂN, với MÙI thuộc âm và KHÔN-THÂN thuộc dương trong Tam nguyên Long. Mà tọa của căn nhà là nằm nơi phía NAM. Phía NAM cũng có 3 sơn là BÍNH-NGỌ-ĐINH. Vì trong Vận 7, số 2 tới phía NAM, nên lấy 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của số 2 áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH của phương này. Nhưng vì chính tọa của căn nhà là nằm tại sơn NGỌ, tức là trùng với sơn KHÔN của số 2. Vì sơn KHÔN là thuộc Dương trong Tam Nguyên Long, cho nên mới lấy số 2 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều “THUẬN”, tức là số 3 tới TÂY BẮC, số 4 tới TÂY, số 5 tới ĐÔNG BẮC, số 6 tới NAM, số 7 tới BẮC, số 8 tới TÂY NAM, số 9 tới ĐÔNG, số 1 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Sơn tinh” (tức phi tinh của phương tọa) của trạch vận, với sơn tinh số 6 nằm tại phương tọa (tức phía NAM) của căn nhà này. Mọi Sơn tinh đều được an tại góc phía dưới bên trái của mỗi cung, để tiện phân biệt giữa chúng với “Vận tinh” Và “Hướng tinh”.


    Lập Hướng bàn



    Sau khi đã lập xong “Sơn bàn” thì bắt đầu tới việc lập Hướng bàn. Việc lập Hướng bàn cũng tương tự như việc lập Sơn bàn, tức là tìm “Vân tinh” tới phía trước nhà là số nào? Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để nơi góc phía dưới mé bên phải. Sau đó cũng phải xác định hướng của căn nhà là thuộc sơn nào? Rồi PHỐI HỢP với Tam nguyên Long của Vận tinh tới hướng mà quyết định di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH”.



    Cho nên nếu vẫn lấy thí dụ là căn nhà tọa NGỌ hướng TÝ, nhập trạch trong Vận 7 như ở trên thì sẽ thấy Vận tinh số 3 tới hướng. Vì số 3 thuộc phía ĐÔNG, gồm 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT, với GIÁP thuộc dương, còn MÃO- ẤT thuộc âm trong Tam Nguyên Long. Còn hướng nhà nằm về phía BẮC, cũng có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ. Đem áp đặt 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT của số 3 lên 3 sơn NHÂM-TÝ-QUÝ của phía BẮC, nhưng vì chính hướng của căn nhà là thuộc sơn TÝ, tức trùng với sơn MÃO của số 3. Vì sơn MÃO thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy số 3 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều ”NGHỊCH”, tức là 2 tới TÂY BẮC, 1 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC, 8 tới NAM, 7 tới BẮC, 6 tới TÂY NAM, 5 tới ĐÔNG, 4 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Hướng tinh” (tức phi tinh của Hướng) của trạch vận, với hướng tinh số 7 nằm ở hướng, nên trong Vận 7 thì nhà này được “vượng tinh tới hướng” nên được xem là 1 nhà tốt. Tất cả những Hướng tinh đều được an tại góc phía dưới mé bên phải của mỗi cung.



    Như vậy, sau khi đã lập “Vận bàn” , “Sơn bàn” và “Hướng bàn” , chúng ta sẽ xác định được vị trí của mọi Vận tinh, Sơn tinh và Hướng tinh. Đây chính là trạch vận của 1 căn nhà hay 1 phần mộ. Như vậy, 1 trạch vận gồm có 3 tinh bàn: Vận bàn, Sơn bàn và Hướng bàn. Kết hợp nó với địa thế chung quanh và cấu trúc bên trong của 1 căn nhà, người học Phong thủy Huyền Không sẽ có thể phán đoán chính xác mọi diễn biến tốt, xấu đã, đang và sẽ xảy ra cho căn nhà đó.


    Sau cùng, điều mà người học Huyền KHông cần nhớ là khi muốn lập Sơn bàn hay Hướng bàn thì nếu tọa hay hướng nhà mà trùng với “sơn” DƯƠNG của Vận tinh thì di chuyển “THUẬN”, nếu trùng với “sơn” ÂM của vận tinh thì di chuyển “NGHỊCH”. Tức là sự di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” của sơn và Hướng tinh là hoàn toàn do “SƠN” của Vận tinh trùng với tọa và hướng nhà là DƯƠNG hay ÂM mà thôi. Ngoài ra, chỉ có việc lập tinh bàn cho Sơn và Hướng bàn mới có trường hợp phi tinh di chuyển theo chiều “NGHỊCH”. Còn tất cả các trường hợp khác thì phi tinh đều đi chuyển theo chiều “THUẬN” tức là từ số nhỏ lên số lớn hơn