Những điểm đặc biệt của dòng loa toàn dải

Thảo luận trong 'Các mặt hàng khác' bắt đầu bởi baosamac, 19/5/16.

  1. baosamac

    baosamac Thành Viên Mới

    Loa toàn dải là loại loa được thiết kế đặc biệt chỉ có một loa trong thùng loa. Vậy ưu nhược điểm của loa toàn dải là gì chắc chắn sẽ còn khá nhiều người mơ hồ về dòng loa này. Hôm nay, các chuyên gia âm thanh hội trường sẽ điểm qua một số ưu nhược điểm của loa toàn dải.

    Một số ưu nhược điểm của loa hội trường toàn dải
    Ưu điểm của loa toàn dải
    1. Tạo âm thanh nổi tốt

    Ưu điểm đầu tiên của loa toàn dải phải kể đến là tạo âm thanh nổi tốt. Bởi vì loa toàn dải hoạt động theo nguyên lý Point Source. Vì chỉ có một màng giấy phát ra âm thanh, và không dùng các linh kiện LCR ở phân tần cho nên tính đồng phase của các dải tần của loa toàn dải là tuyệt đối. Nhờ vậy, rất dễ đạt được cảm giác âm thanh nổi tốt, dễ hơn nhiều so với các loa cây nhiều đường tiếng. Nếu Set-up tốt trong một phòng nghe có hệ tiêu tán âm phù hợp, rất dễ có cảm giác âm thanh nổi, và nhiều lúc không còn “thấy” loa.

    2. Độ nhạy cao

    Loa toàn dải có độ nhạy cao vì màng loa bằng giấy thường khá nhẹ, không dùng linh kiện LCR trong bộ phân tần, không bị suy giảm tín hiệu.

    3. Âm thanh liền mạch

    Sự kết nối các dải tần rất liền mạch, không có cảm giác âm thanh bị rời rạc như khá nhiều loa cột hoặc các hệ thống 3 – 4 đường tiếng dùng Active Crossover mà làm không khéo, sẽ bị mất dải tần hoặc sai Phase do dùng Multiamplifiers tiếng rời rạc như cơm nguội.

    4. Trung âm của loa toàn dải khá đặc biệt

    Trung âm của loa toàn dải khá đặc biệt, có cảm giác về “độ mở không gian” tốt hơn hẳn các loa cột nhiều đường tiếng, nếu phối hợp với ván hở sẽ mang lại âm thanh tự nhiên nhất, nếu bỏ loa toàn dải vào thùng, dù bất cứ thùng kèn, thùng Reflex hay thùng gì, thì cũng có cảm giác âm thanh hơi uôm uôm, nặng hơn thì giống ca sĩ chui đầu vào trong lu hát vọng ra ngoài. Xử lý thùng tốt thì sẽ bớt, nhưng không bao giờ hết.

    5. Dễ phối hợp với Ampli đèn

    Ưu điểm cuối cùng của loa toàn dải là dễ phối hợp với ampli đèn single end công suất nhỏ để thưởng thức chất âm tinh tế của các dòng đèn. Phù hợp với lý thuyết First Watt (điều này không phải ai cũng thích, chỉ mấy ông thích nghe cường độ vừa phải thôi).

    Nhược điểm loa toàn dải
    1. Dải tần hẹp

    Vì chỉ sử dụng một màng giấy phát âm thanh, cho nên dải tần rất hẹp, nghe nhạc lèo phèo thì khá tốt, giọng hát tốt, kèn tốt, bộ dây tốt. Còn nếu muốn nghe mạnh mẽ, muốn nghe cổ điển hùng tráng với đầy đủ các nhạc cụ thì loa toàn dải như thằng ngọng (về tốc độ đáp ứng thì vẫn OK).

    2. Méo biên độ

    Tần số khá trầm trọng trên một số dải tần, vì phát âm chung một nón. Muốn sửa méo thì phải lắp thêm LCR, điều này lại làm giảm độ nhạy, mất ưu thế độ nhạy cao của toàn dải.

    3. Rất nhạy cảm với kết cấu ván hở và thùng

    Một số “nghệ nhân” ở VN có những sáng tạo khá là “độc đáo” trong việc thiết kế và đóng thùng cho loa toàn dải mà không cần nghiên cứu và không cần biết bất cứ điều gì về các tham số T/S của loa, kết quả cho ra đời những cái chum (lu) biết kêu ông ổng!

    4. Loa toàn dải rất kén Ampli

    Loa toàn dải hoàn toàn dễ đánh để đạt công suất, nhưng để tiếng ra hay cũng khó như loa nhiều dải vậy, thậm chí còn khó hơn.

    Nguồn: http://hethonghoithao.com/news/dan-thiet-biloa-san-khau-am-thanh-san-khau-gia-tot-nhat-114.html