Giãn tĩnh mạch chi dưới điều trị như thế nào Bạn là nhân viên văn phòng, phải ngồi làm việc nhiều, bạn bị đau, tê vùng bàn chân, căng vùng bắp chân. Bạn là tiểu thương, nhân viên bán hàng, bạn phải đứng lâu cảm giác căng và nặng bàn chân, đau dai dẳng, sưng vùng cổ chân. Các kiểu đau, sưng và tê nói trên thường hay gặp ở phòng khám cơ xương khớp và đặc thù liên quan đến nghề nghiệp. Bệnh suy van tĩnh mạch thường được bác sĩ xem xét đối với những kiểu đau, tê nặng, vọp bẻ bắp chân hay sưng cổ chân, thường đối xứng hai bên, và nặng hơn khi về cuối ngày, giảm khi kê cao chân hay lúc mới ngủ dậy. >>>>>>> Tìm hiểu Những Hệ Lụy Từ Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Ở Nữ Giới Tĩnh mạch dẫn lưu máu từ ngoại vi về tim rồi vào chu chuyển tuần hoàn mới cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để không bị chảy ngược trở lại, tĩnh mạch ngoại biên thường có van một chiều chỉ cho máu chảy từ ngoại vi về tim. Ngồi lâu, đứng lâu ít vận động, mang vác nặng làm tăng sức cản ngoại vi làm máu về tim khó khăn gây ứ máu và suy các van này. Khi đã suy van, máu sẽ chảy ngược về ngoại vi, gây ứ đọng, làm biến dạng ngoằn nghoèo mạch máu gây các triệu chứng, nặng, tê, đau. Để lâu ngày mô ngoại biên bị thiểu dưỡng gây loét không hồi phục. Minh họa suy van tĩnh mạch >>>>>>> Hướng dẫn Cách Chữa Và Điều Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Hiệu Quả Để giúp hệ máu hệ tĩnh mạch hồi lưu tốt hơn, các hệ cơ co bóp góp phần đẩy máu trở về tim. Do đó khi ta vận động các nhóm cơ ở chi dưới sẽ có tác dụng phòng ngừa bệnh suy van tĩnh mạch. Sau đây là các bài tập về các nhóm cơ vùng bàn chân và cổ chân. Tùy theo đặc thù công việc hay hoàn cảnh mà bạn tập luyện để có đôi chân khoẻ mạnh Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì? >>>>>>> Những điều cần biết Trang Thông Tin - Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân (Chi Dưới) Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân… Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường.Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân. Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.