Ngày Bính Tuất giờ Tỵ, Thân Tướng. Bắt đầu từ cung Tỵ (Thời Chi) đếm là 0, đi thuận, Ngọ 1, Mùi 2, Thân (Nguyệt Tướng) 3. Ta có khoảng cách là 3. Khoảng Cách 3 chính là mấu chốt để lập Tứ Khóa Tam Truyền. Ngày Bính ký ở Tỵ. Khởi từ Tỵ là 0, Ngọ 1, Mùi 2, Thân 3 vậy ta có Bính Hỏa, Thân Kim, Khoá 1 là Tặc. Từ Thân đếm là 0, Dậu 1, Tuất 2, Hợi 3, ta có Thân Kim Hợi Thũy Nghịch Sinh (Hạ Sinh Thượng) Khóa 1 là Sinh. Lấy Chi Tuất đếm 0, Hợi 1, Tý 2, Sửu 3, ta có Tuất Thổ Sửu Thổ Tỷ Hòa, Khóa 3 Tỷ Lại đếm Sửu là 0, Dần 1, Mão 2, Thìn 3, ta có Sửu Thổ Thìn Thổ vậy Khóa 4 là Tỷ. Trong 4 khóa Bính Hỏa Khắc Thân Kim (Tặc) vậy Thân là Sơ Truyền. Từ Thân đếm 0, Dậu 1, Tuất 2, Hợi3, vậy Hợi là Trung Truyền Từ Hợi đếm 0, Tý 1, Sửu 2, Dần 3, vậy Dần là Mạt Truyền. Như trên ta thấy từ Tứ Khóa đến Tam Truyền đều dùng khoảng cách 3 của Thời Chi và Nguyệt Tướng mà lập thành. Hiểu được vậy thì chúng ta có thể bắt chước các tiền bố thời xưa mà bấm độn lục nhâm trên tay để biết việc thế sự
B.- PHẦN DỊCH :- TRUNG LỤC NHÂM THIÊN CƯƠNG CHƯỞNG QUYẾT (Gia Cát Thiên cương mã tiền Lục nhâm thời khóa) -----00O00----- (Đây là một bản dịch thoát ý có từ lâu của tác giả KHẢI HUYỀN TỬ, xuất hiện giữa thế kỷ 20, vì thấy đầy đủ và hay nên tôi đưa lên luôn khỏi dịch. Còn vị nào xem bằng chữ Hán được thì cứ xem nguyên tác tốt hơn) Bản dịch xưa của Khải Huyền Tử tiên sinh *Cung khởi Nguyệt tướng :- Nguyệt tướng chỉ đóng có 7 cung, từ Dậu đến Mão Dậu : Tháng 5 Tuất : Tháng 4,6 Hợi : Tháng 3,7 Tý : Tháng 2,8 Sửu : Tháng 1,9 Dần : Tháng 10,12 Mão : Tháng 11 --Hễ tháng nào Nguyệt tướng ở đâu thì khởi mồng 1 ngay tại đó,( đi thuận) lần lượt từ Tý đến Hợi, cả 12 cung. Khi đi đến ngày ( hiện tại) mình đang bấm độn, thì khởi Tý ngay tại đó. Hễ tính đến giờ hiện tại mình đang bấm độn, thì lùi lại một cung, khởi ngôi Thiên cương 10 vị, để tìm tam thần. Phép Nhâm độn này của người Việt Nam, theo công thức riêng. Trước hết phải học thuộc lòng những công thức dưới đây. *Ca tìm ngôi Nguyệt tướng: Tháng giêng, tháng 9 tìm trâu (Sửu) Tháng 5 gà( Dậu) gáy ta mau quay về Tháng 4, tháng 6 chó lê (Tuất) Tháng 3, tháng 7 lơn chế cám hầm(Hợi) Tháng 2, tháng 8 chuột nằm(Tý) Tháng 10, tháng chạp hùm dầm rừng hoang(Dần) Tháng 11 thì thỏ lạc đàn(Mão) Những ngôi Thiên Tướng phải thường nhớ ghi *Bàn tay tính nhâm độn: Tháng giêng khởi từ cung Sửu, đi nghịch về cung Tý tháng 2, Hợi tháng 3, Tuất tháng 4, Dậu Tháng 5, quay trở lại đi thuận qua cung Tuất tháng 6, Hợi tháng 7, Tý tháng 8, Sửu tháng 9, Dần tháng 10, Mão tháng 11, Dần tháng 12. (quay trở lại đi nghịch) *Thế nào là Nguyệt Tướng: Nguyệt Tướng là vị tướng thần, lâm vào tháng mình hiện đang bấm độn, tính theo dẫy thập thần, bao gồm :- 1- Thiên Cương 2-Thái Ất 3-Thắng Quang 4-Tiểu Cát 5-Truyền Tống 6-Tòng Khôi 7-Hà Khôi 8-Đăng Minh 9-Thần Hậu 10-Đại Cát Dãy Thiên Cương phải học thuộc lòng, có 10 ngôi, gọi là thập thần, 3 ngôi dưới là ngôi thứ 8,9,10 gọi là tam thần . --Thế nào gọi là tam thần lâm tứ tướng: Mỗi khi khởi tính từ Thiên Cương cho đến ngôi thứ 7 là Hà Khôi thì không kể, kế tiếp theo ngôi thứ 8 là Đăng Minh( thần gia Mạnh) đến ngôi thứ 9 là Thần Hậu( thần gia trọng), đến ngôi thứ 10 là đại cát ( thần gia quý). Như vậy là tam thần. --Tứ tướng: Bốn cung tý, ngọ, mão, dậu, tính từ tý đến hợi là 12 cung, hễ ngôi tam thần trúng vào Tý ngọ mão dậu, tưc là ngôi thần đã đến với tướng rồi, quẻ đã thành khỏi phải tính tiếp. *Bốn tướng tính theo âm dương ngũ hành: Tý là dương tướng thuộc thủy Mão là âm tướng thuộc mộc Mão là dương tướng thuộc hỏa Dậu là âm tướng thuộc kim *Ba thần tính theo ngũ hành là Đăng minh thuộc Mộc Thần hậu thuộc hỏa Đại cát thuộc kim *Thế nào là nội ngoại: 4 tướng đóng ở 4 vị trí , không di hoán( xê dịch) nên gọi là nội, ba thần di chuyển khắp 12 cung, để tìm tướng nên gọi là ngoại ( Ngoài tìm đến) *Phép tính mạnh trọng quý: *Ngôi Đăng Minh lâm vào cung tý hay ngọ hay mão hay Dậu là Mạnh Ngôi Thần Hậu lâm vào cung tý hay ngọ hay mão hay dậu là Trọng. Ngôi Đại cát lâm vào cung tý hay cung ngọ hay cung mão hay cung dậu là Quý. NÓI THÊMPhép định ngôi Thiên Cương để phân Mạnh, Trọng , Quý: (tính nhanh) Ngôi Thiên cương gia vào 4 cung: Dần, thân, tỵ, hợi thì là Mạnh( Ngôi Thiên Cương khởi từ Dần thân tỵ hợi thì Ngôi Đăng Minh phải đóng vào 4 cung: tý ngọ mão dậu) Ngôi Thiên cương gia vào 4 cung: Thìn, tuất ,sửu, mùi thì là Trọng( Ngôi Thiên Cương khởi từ Thìn, tuất ,sửu, mùi thì Ngôi Thần Hậu phải đóng vào 4 cung: tý ngọ mão dậu) Ngôi Thiên cương gia vào 4 cung: Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì là Quý ( Ngôi Thiên Cương khởi từ Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì Ngôi Đại Cát phải đóng vào 4 cung: tý ngọ mão dậu) *Phép biến quẻ theo công thức Mạnh, Trọng, Quý: Có 3 người cùng xem vào 1 giờ, nhằm vào giờ Mão, ngày 18 tháng 6. + Tìm Nguyệt Tướng: Khởi tháng 1 từ cung Sửu, nghịch về cung Tý tháng 2, Hợi tháng 3, Tuất tháng 4, Dậu tháng 5, đến Dậu thì quày về Tuất tháng 6. Vậy tuất là Nguyệt Tướng. + Tìm Nhật Thần: Nay Nguyệt Tướng đóng ở cung Tuất, khởi ngày ngay ở cung Tuất, bắt đầu mùng 1 ( Đi thuận), mung 2 ở Hợi, 3 ở Tý,......18 ở Mão vậy Mão là Nhật Thần. +Tìm Thời Thần : Nay Nhật Thần đóng ở cung Mão, khởi tý ở cung Mão (đi thuận), giwof Sửu ở Thìn,...giờ Mão ở cung Ngọ. Vậy Ngọ là thời Thần của của quẻ đang độn. + Tìm tam Thần: Từ cung Ngọ là nơi Thời thần đang đóng, ta lui lại 1 cung tức là cung tỵ, khởi ngôi Thiên Cương tại cung tỵ, đi thuận sang Ngọ là Thái Ất,....Tý là Đăng Minh, như vậy quẻ đã ứng Đăng Minh lâm Tý. Chỉ việc tìm công thức Đăng minh lâm Tý mà đoán quyết tốt xấu, lành dữ. - Người thứ 2: Vần trong giờ đó, xem cho người thứ 2, khỏi cần tính tìm Nguyệt Tướng, Nhật Thần như trên. Theo công thức biến dịch:" Âm tiến tam, dương thoái ngũ" Thế nào là Dương tiến tam? Căn cứ vào quẻ 1, nếu ngôi tam thần lâm vào cung mão hay cung dậu, tức là 2 cung âm, thì tính thuận lên 3 cung nữa . Thí dụ: Ngôi Tam Thần lâm vào cung Mão là âm, tiến lên 3 cung, tiến 1 là thìn, tiến 2 là tỵ, tiến 3 là Ngọ, ngay cung cung Ngọ khởi ngôi Thiên Cương đi thuận , Mùi : Thái ất, Thân : Thắng Quang,...Mão Đại Cát. Đến đây là Đại Cát lâm mão thì quẻ đã thành. - Người thứ 3: Căn cứ vào quẻ thứ 2 lập quẻ thứ 3. Xem ngôi tam thần ở quẻ 2 lâm vào cung âm, thì theo công thức âm tiến tam, tiến lên 3 cung khởi Thiên Cương đi thuận cho đến tam thần lâm vào tứ tướng như trên đã nói. Nếu ngôi Tam thần ở quẻ trước lâm vào cung dương, thì theo công thức dương thoái ngũ, lui lại 5 cung , khởi Thiên cương, đi thuận đến tam thần lâm tứ tướng như trên. *GIẢI THÍCH CÁC QUẺ:- *Công thức: Đăng minh lâm Tý. --Trong thủy là khảm, ngoài mộc là chấn, quẻ chu dịch là Lôi thủy giải, nghĩa là: giải tán, chủ trong sinh khách ngoài: xấu; mùa xuân bình thường, mùa hạ tốt, mùa thu xấu, mùa đông không lợi . --Tượng quẻ: Xuân lôi hành vũ (sấm đầu mùa xuân, làm mưa), ý đoán lo buồn đã tiêu tan, vui mừng đang nảy nở, thai sản sinh con trai, người ra đi và khách chưa đến nhà, mất của người đàn ông lấy ở mặt đông nam, tìm mau sẽ thấy, cầu quan sẽ thành, hôn nhân sẽ xong, bệnh hoạn không chết, lễ cầu 3,4 ngày sẽ khỏi . *Thơ đoán: Hạng Vũ ngày xưa đánh nước Tần Hầm hè chẳng chịu nghĩ thương dân . Một mai trắc trở sông giang Hán Vài trận thua luôn mất hết quân . *Diễn ca: Đăng minh lâm tý nêu đầu Trong thủy ngoài mộc lẽ hầu tương sinh Quẻ Lôi thủy giải chẳng lành Tượng lo hầu hết nay đành hỷ sinh Hán vương Hạng Vũ giao binh Nhờ thày viên tử thủ thành độn cho Toán rằng họ Hạng sẽ thua Quẻ dạy chép để đem hua sử vàng Hành nhân và khách nhỡ nhàng Mưu cầu sự việc sẵn sàng sẽ nên Cầu quan thì được nhắc liền Hôn nhân đẹp lứa bách niên tuổi già Mất của nam tử lấy ra Đông nam tìm gấp của ta thấy liên Bệnh hoạn trầm trọng triền miên Kíp cầu lễ khấn nguyền mau qua. *Công thức: Đăng minh lâm ngọ --Trong hỏa là ly, ngoài mộc là chấn, quẻ chu dịch là lôi hỏa phong, phong nghĩa là: Thịnh và đầy đủ, ngôi khách ở ngoài sinh ngôi chủ ở trong, tốt. Mùa xuân bình hòa, mùa hạ tốt, mùa thu xấu, mùa đông trung bình. --Tượng quẻ: Nhật lệ trung trung thiên cách ( mặt trời sáng đẹp ở giữa trời). --Ý đoán: Đang ở nơi tối tăm được ra ánh sáng, thai sanh; đẻ con trai, người xuất ngoại sẽ về đến nhà, xuất hànhđược bình an, buôn bán được đảm bảo chắc chắn, trôm giặc sẽ xuất hiện, hôn nhân yên lành, kiện cáo hòa hưu, cầu tài có lợi, cầu quan sẽ được, bệnh hoạn không chết, mất của người đàn bà lấy đem về phương nam, tìm ngày còn thấy. *Thơ đoán: Hoàng công thủa trước độn trang chu Lạ lẫm cho nên sự ngại cho Vững chítheo phò vua nước hán Lập nên công lớn được phong to *Diễn ca: Đăng minh lâm ngọ cho minh Trong hỏa ngoại mộc tương sinh quẻ này Quẻ lôi hỏa phong băng này Phong là thịnh đủ cho hay sự tình Trung thiên nhật lệ cát trinh Quẻ rằng nội ngoại tương sinh tốt lành Kỳ thiên quốc báo rành rành Muôn dân vui vẻ tập tành xướng ca Cầu quan tước lộc vinh hoa Cầu tài thì được đề đa tiên tài Hôn nhân tốt đẹp cả hai Thai sản sinh được con trai đề huề Người ra đi chửa có về Bịnh hoạn không chết tê mê lâu ngày Công Thức: Đăng Minh lâm Mão Trong Mộc ngoài Mộc, là Bát Thuần Chấn, quẻ Chu dịch là Chấn vi Lôi, Chấn nghĩa là: Kinh động ( kinh sợ đông đạc ) quẻ này thuộc tháng sau -Tượng quẻ: Kinh động bách lý ( kinh hải động đạc trăm dậm ). -Ý đoán: Có tiếng mà không thấy hình, ngày xưa ông Lý Tĩnh chơi núi Bồn glai nhờ ông Hoàng Thạch Công độn cho, được quẻ nàỵ Bịnh hoạn dẫu nguy nhưng không chết, thai nghén sinh con trai, tranh tụng đắc lý, người ra đi chưa về, hiện đang đi đường bình an, khách không đến chơi, ca6`u tài không có tài, cầu quan lộc bị trở ngại, hẹn người người thất tín, hôn nhân giá thú không nên, xuất hành không nên đi, mọi việc trước khó khăn, ngang trở, sau vất vả mới thành, mất của nên tìm mặt chính Đông, người đàn bà độc thân lấỵ Thơ đóan: 2 đọan gập ghềnh ngóng đợi Xuân, Hoa mai núi Sấu nhớ Đông quân. Đôi bên gặp gỡ bao mừng tủi, Muôn dậu chia ly biết mấy lần. *Diễn ca: Đăng Minh lâm Mão lại bần, Trong ngoài 2 Mộc giao hoan tỷ hòa, Lý suy trong quẻ luận ra, Bát Thuần Chấn quái ấy là hãi kinh. Tượng quẻ có tiếng không hình, Lý Tĩnh thích tình chơi cảnh Bồng lai, Nhờ Hoàng Thạch độn 1 bài, Quẻ đóan nữ hài, trắc trở gian ngoan. Cầu quan thì chưa được quan, Cầu tài chưa có, không hoàn lại không. Hôn nhân chểnh mảng vợ chồng, Hành nhân còn dở chưa xong trở về. Bịnh nguy sinh mệnh chẳng hề, Hôn mê trầm trọng có bề hiểm kinh, Hẹn người thất tính với mình, Khách không tới viếng, ra tình thờ ợ Việc làm lẩn quẩn trông chờ, Trước ngang sau thuận có cơ lại thành. Đường xa xin chớ xuất hành, Khỏi lo trắc trở hãi kinh sau nàỵ Công Thức: Đăng Minh lâm Dậu Trong Kim là Đoài, ngoài Mộc là Chấn, quẻ Chu dịch là: Lôi trạch Quy Muội, Muội nghĩa là: Tối tăm. Trong khắc ngoài: Xấụ Quẻ thuộc tháng 2: Muà Xuân: xấu, Thu và Đông về cuối muà nên tìm ẩn nghỉ ngơi -Tượng quẻ: Phù vân tế nhật cách ( mây kéo khuất mặt trời ) -Ý đóan: Âm, Dương không giao hòạ Thai sản sih con trai, người y hẹn đang đến, mưu cầu sự gì sẽ có tin, mất của người lấy đem về phương Tây, không tìm thấy, cầu quan không thành, quan tụng đắc lý, người đang đi đường tốt lành, vợ chồng cách trở chia ly, hôn nhân trở ngại khó khăn, bước chân ra đi không trở lại, nhà không có khách. *Thơ đoán: Vũ Vương đánh Trụ trừ tàn bạo, Ân Trụ than thân việc tại Trời, Đâu biết lòng dân đang oán ghét, Nên khi lâm bĩ phải thiệt thòị *Diễn ca: Đăng Minh lâm Dậu tương hình, Trong Kim ngoài Mộc ra tình khắc thương. Lôi trạch Quy Muội đã tường, Phù vân tế nhật Âm Dương bất hòạ Trong Kim ngoài Mộc khắc ra, Muội là mạt vận, để ta xem tường. Hẹn người đang đến nữa đường, Mưu toan việc lớn ta thường được tin. Quan tụng đắc lý bình yên, Cầu quan chưa đạt, bạc tiền chưa thông. Hôn nhân xa cách vợ chồng, Dầu lo cho được cũng không lâu bền. Đi đường 2 chữ bình yên, Thất tài không thấy cho nên thiệt thòị Hành nhân sao chẳng phản hồi, Vì chưng cách trở đôi nơi không thành. Bịnh hoạn thân được nguyên lành, Yếu đau mòn mỏi mặt xanh da vàng. Công thức: Thần Hậu lâm Tý Trong Thủy là Khảm, ngoài Hỏa là Ly, quẻ CHu dịch là: Hỏa Thủy Vị Tế.Vi. nghĩa là: chưa, mọi việc chưa thành. Trong khắc ngoài, khí ở ngoài chìm lặng, khí ở trong không có. Mùa Xuân, Hạ bình thường, mùa thu xấu, mùa Đông rất tốt. -Tượng quẻ: Nhập hải cầu châu ( vượt biển kiếm của báu ) -Ý đoán: Trong những sự lo, mong lấy sự vui mừng. Quẻ Vị Tế, Vị nghĩa là: chưạ Tế nghĩa là: cạn, ý nói: nước cạn thấy ngọc châụ trong khi đang lo buồn mong được sự vui vẻ, Tế còn có nghĩa là chở, là dưới sông dưới nước chở bằng thuyền bè. Thai sanh con gái, cầu quan được danh vị, cầu tài hẳn được càng muộn càng hay, mất của người phụ nữ lấy về phương Đông Nam, tìm kịp còn thấy, do những bạn bèlấy trộm, quan tụng hòa hưu, đi đường được bình an, người hẹn mình sắp có tin, mưu sự nhờ may được gặp, đi sông nước gặp phong ba, hành nhân chưa về, bịnh hoạn rất nguy kịch nhưng được qua khỏị Thơ đoán: Đức Khổng vốn là đấng thánh nhân, Khi qua Trần, Sái phải gian truân. Ra đi rủi gặp đôi người nữ, Than bảo lòng người nở bất nhân. Diễn ca: Thần Hậu lâm Tý giờ này, Trong Thủy ngoài Hỏa trong nay khắc ngoàị Quẻ Dịch Vị Tế không sai, Mưu cầu chưa đến vậ thờ chưa thông. Đương cơn lo ngại hãi hùng, Muốn mua qua khỏi cho lòng mừng vuị Tưởng rằng vượt biển xa xôi, Đi tìm của báo giữa đời phong bạ Chớ chi sông nước thuyền bè, Đi ra sợ gặp khắc khe ngại ngùng. Cầu quan vinh hiển đỉnh chung, Cầu tài dẫu muộn ta đừng có lo, Thai sinh con gái trời cho, Có đi đường bộ khỏi lo tai nàn, Mất của phụ nữ lòng gian, Đông Nam đem giấu kíp toan tìm về. Hành nhân ngang trở mọi bề, Bịnh hoạn không chết nhưng mê tâm thần. Quan tụng hòa giải bình phân, Sự việc trước xấu sau lần hanh thông. Công Thức: Thần Hậu lâm Ngọ Trong Hỏa ngoài Hỏa, quẻ Chu Dịch là Bát Thuần Ly, Ly: nghĩa là lệ ( sáng chói ) soi sáng 4 phương. Muà Xuân xấu, mùa Hạ tốt, mùa Thu bịnh hoạn, mùa Đông bất an. -Tượng quẻ: Phi cầm tại võng ( chim đang bay mắc lưới ) đại minh tiến thiên ( sáng soi khắp trời ). -Ý đoán: đang ở rộng vào hẹp, mặt trời đến Ngọ thì sáng khắp 4 phương, thai sinh con gái, cầu tài được lợi nhỏ, cầu quan cách trở đôi điều, mất của người đàn bà có tuổi lấy đem về phương Nam, gấp tìm về Đông Nam còn thấy, sẽ có người đàn bà cho tin, hành nhân còn nhỡ việc chưa về được, quan tụng hòa hưu, sắp có khách đến nhà, bịnh hoạn nên cầu lễ. Thơ đóan: Mãi Thần nghèo khổ thủa hàn nho, Qũy Cốc tiên sinh bấm độn cho, Tế ngộ phong vân người gặp vận, Mai ngày vinh hiển khỏi âu lọ Diễn ca: Thần Hậu lâm Ngọ kể ra, Bát thuần Ly quái tỷ hòa sáng soị Lệ ly độn quẻ hẳn hoi, Phi cầm tại võng chim rơi lưới hôn`g. Mặt trời soi sáng khoảng không, Đang rộng vào hẹp, vẫy vùn gkhó khăn. Đời xưa thầy Chu Mãi Thần, Bần hàn quẫn bách thanh bần hàn nhọ Gặp thầy Qũy Cốc độn cho, Rằng sau ắt được quan to lộc dàỵ Cầu quan, quan chửa đến ngày, Cầu tài dẫu được lấy may ít nhiềụ Hành nhân cách trở mọi điều, Quan tụng thì được hòa hưu êm đềm. Mất của phụ nữ lấy êm, Đông Nam đem dấu kíp tìm cho maụ Bịnh hoạn lễ bái kêu cầu, Thai sainh con gái mai sau vuông tròn. Công thức: Thần Hậu lâm Mão Trong là Mộc ngoài là Hỏa, trong sinh ngoài, quẻ Chu dịch là: Hỏa Lôi Phệ Hạp. Muà Xuân xấu, mùa Hạ tốt, mùa Thu rất xấu, mùa Đông chết. -Tượng quẻ: Nhật trung vi thị ( giữa ban ngày hợp chợ ) thị trung hữu vật ( trong chợ có hàng hóa ). -Ý đóan: Giữa ngày là nữa ngày mới hộp chợ, ý nói: muộn và chậm. Chợ có hàng hóa, ý nói: muốn mua gì cũng được, nghĩa là: cầu gì cũng được, thai sinh con gái, cầu hôn có duyên tiền định, cầu quan được tước lộc, cầu tài sẽ có tài, quan tụng hòa hưu, mất của tìm về mặt Đông Nam còn thấy, sắp có khách đến nhà, xuất hành tốt, bịnh hoạn sẽ khỏi không chết, mưu vọng với người ta được tin dùng. Thơ đóan: Văn Vương thủơ trước mộng phi hùng, Sông Vị về sau gặp Thái công, Gây dựng nhà Chu nền thịnh trị, Cơ đồ bền vững với non sông. Diễn ca: Thần Hậu lâm Mão kể ra, Trong Mộc ngoài Hỏa quẻ là tương sinh, Hỏa lôi Phệ Hạp cho minh, Phi hùng ứng mộng điềm lành hiền nhân. Cầu người ắt hẳn đắc nhân, Cầu tài thì được mọi phần gặp maỵ Cầu quan tước cả lộc dày, Học trò thi cử trúng ngay bảng vàng. Thai sinh con gái rõ ràng , Hôn nhân đôi lứa thiếp chàng duyên ưạ Bịnh hoạn như hạn gặp mưa, Quan tụng mọi việc kiện thưa hoãn hòa, Mất của đã mang đi xa, Đông Nam giấu đậy nữa ta tìm về. Công thức: Thần Hậu lâm Dậu Trong là Kim, Đoài, ngoài là Hỏa, Lỵ Ngoài khắc trong xấụ Quẻ Chu dịch là Hỏa trạch Khuê, Khuê nghĩa là ngang tráị Muà Xuân tốt, mùa Hạ tốt, mùa Thu bình hòa, mùa Đông xâu -Tượng quẻ: Mãnh hổ hảm tình ( hùm thiêng xa hổ ) nhị nữ đồng cư ( 2 gái ở chung 1 nhà ) -Ý đoán: Càng thịnh, càng hay, lại càng phải đề phòng, có khi bi sụp đổ, 2 người cùn g 1 hoàn cảnh, cần phải đề phòng lúc ghen ghét nhau, thai sinh con gái, có người bạn thân đang muốn giở trò tà dâm, hành nhân đi đường tốt, sắp về đến nhà, bịnh hoạn thập tử nhất sinh, cầu tài sẽ được, mất của người đà ông lấy, đem để ở mé Tây Nam, quan tụng hòa giải êm, sĩ tử đi thi cử đậu, cầu quan thì được ngay, nhưng sau không hay, buôn bán có lờị Thơ đóan: Tương Như thủa trước sứ qua Tần, Bao quản gian nan 1 tấm thân, Vẹn tiết vẹn trung đời mấy kẻ, Tôi hiền muôn thủa gặp vua nhân. Diễn ca: Thần Hậu lâm Dậu kể xong, trong Kim ngoài Hỏa, ngoài xung khắc vàọ Khuê thì ngang trái biết bao, Hùm thiêng sa hố làm sao tung hoành. Đôi gái cùng ở không đành, Cầu quan ắt được, sau thành gian nan. Thai sinh con gái hồng nhan, Giao du gặp bạn những toan dâm hòan. Cầu tài tiền của vẹn toàn, Hành nhân nay mới sắp toan ra về. Khoa danh bảng hổ tên đề, Quan tụng vừa được giải huề đôi bên. Đi đường mọi sự bình yên, Ốm đau trầm trọng triền miên đêm ngàỵ Qua cầu may gặp được thầy, Tính trong cung số đến nay vuông tròn. Công thức: Đại Cát lâm Tý Trong Thủy Khảm, ngoài Kim Đoài, trong sinh ngoài tốt. Quẻ Chu dịch: Trạch thủy Khổn, Khổn nghĩa là nguy khốn. -Tượng quẻ: Hà trung vô thủy ( trong sông không có nước ) -Ý đoán: Sông không có nước thì không chở được thuyền, cho nên thuyền mắc nạn. Cầu cạnh mọi việc khó khăn lúc đầu, sau rất tốt, thai sinh con gái, quan tụng đắc lý, mất của người con trai ở phương Bắc đến lấy, rồi mang sang phương Đông Bắc, chủ và khách giao tiếp 1 lòng tin cậy nhau, cầu quan trước bị trở ngại khó khăn, sau được quyền cao chức trọng, hành nhân cách trở không về, hôn nhân giá thú trước ngang quải sau mới thành, cầu tài trước trắc trở, sau có tài, bịnh hoạn đàn ông bị nặng, đàn bà bị nhẹ . Thơ đoán: Quý Bố xưa kia khi hoạn nạn, Tìm thầy Qủy Cốc độn cho haỵ Rằng: nay khốn khó thân lao lý, Thừa tướng mai sau hẳn có ngàỵ Diễn ca: Đại Cát lâm Tý kể xong, Quẻ Trạch thủy Khổn, Thủy trong Kim ngoài, Khổn là nguy khổn không saị Trước thì trắc trở, sau thời thành công. Khi xưa Hán Sở tranh hùng, Hán Vương lâm Khổn, Đinh công dung tình. Đến khi thiên hạ thái bình, Đinh công phải tội, gia hình không thạ Hôn nhân lời trước sai ngoa, Đến sau lại được duyên hòa đẹp đôị Quan tụng đắc lý vẹn 10, Giao tế chủ khách 2 người cậy tin. Cầu tài muộn mới có tiền, Hành nhân ngang trở cho nên lở đường. Mất của trai ở Bắc phương, Đem sang Đông Bắc tỏ tường ta theo, Mưu cầu trước chịu túng nghèo, Thời sau mới được mọi chiều hiển vinh, Thai sản con gái trời sinh, Bịnh trai thì nặng, gái bình phục mau. Công thức: Đại Cát lâm Ngọ Trong Hỏa Ly, ngoài Kim Đoài, trong khắc ngoài thì trong thi.nh. Mùa Xuân xấu, mùa Hạ bình thường, Thu Đông khá. Quẻ Chu dịch Trạch hỏa Cách, Cách là cải cách, thay đổi -Tượng quẻ: Cẩu biến vi hổ ( chó đội lốt hùm ) -Ý Đoán: Cải cựu tòng tân ( thay cũ đổi mới ) thai sinh ra con gái, cầu quan được tước vị, cầu tài ắt được tài, có tin nhà sắp đến, tìm người sẽ gặp, tranh tụng hòa hưu, mất của người thiếu nữ ở phương Tây Bắc lấy, trao cho đồng bọn đem về phương Nam, có khách bạn thân sắp đến chơi, hôn nhân tốt đẹp. Người bịnh nên kêu cầu mau khỏị Thơ đoán: Bàn canh thủa trước lúc gian truân, Lửa nóng nước sôi khốn khổ dân. Qủy Cốc độn cho rằng quẻ tốt, Thái bình thịnh trị chính lệnh tân. Diễn ca: Đại Cát lâm Ngọ quẻ này, Ngoài Kim trong Hỏa khắc nguy quẻ ngoài, Quẻ Trạch hỏa Cách đâu sai, Cách là thay đổi ra 2 sự tình, Công môn hòa hoãn tụng đình, Bạn thân sẽ đến thăm mình sớm hôm. Cầu tài có lợi bán buôn, Tìm người thuận gió xuôi buồm thấy ngaỵ Cầu quan gặp được vận may, Thai sinh con gái mai ngày đảm đang. Mất của thiếu nữ Bắc phương, Lấy giao đồng bọn tìm đường sang Nam. Cầu hôn gieo ngọc ruộng lam, Duyên may Từ Thức tiên phàm kết đôị Bịnh hoạn cầu khấn đất trời, Trong năm ba bửa thì người kiện khang. Công thức: Đại Cát lâm Mão Trong Mộc, Chấn, ngoài Kim, Đoàị Ngoài khắc trong, trong thịnh ngoài đô.ng. Quẻ Chu dịch Trạch lôi Tùỵ Tùy là thuận theo -Tượng quẻ: Thuận thủy thôi xa ( xuôi nước đẩy xe ) -Ý đoán: Thợ giỏi giũa ngọc, kiên gan bền chí, mọi việc sẽ thành, thai sinh con gái, cầu tài thấy ngay, nhưng không được bền lâu, sắp có khách đến nhà chơi, vui mừng chào đón, xuất hành bị ngăn trở vì quan quân, hôn nhân trước ngang trở sau thuận hòa, mất của nên tìm mặt Đông, người ngoài đến lấy, tranh tụng đuối lý nhưng được hòa, bịnh hoạn Mùa Thu mắc bịnh nặng chết, mùa Xuân, Hạ bịnh nhẹ,sống, kíp mau cầu khẩn, bịnh nguy kịch thập tử nhất sinh, cầu quan gặp may, mưu vọng sự vụ gì cũng khó thành. Thơ đoán: Tôn Tẩn đem quân đánh nước Tần, Lời thầy Qủy Cốc độn như thần, Toàn quân thắng trận danh vang vộng, Có phúc trời cho lại có nhân. Diễn ca: Đại Cát lâm Mão độn tìm, Trong Mộc là Chấn, ngoài Kim là Đoàị Thịnh bên trong, động bên ngoài, Trạch lôi Tùy quẻ không sai đâu mà. Tượng rằng thuận thủy thôi xa, Bền lòng vững chí công ta mới thành, Thai sinh con gái tốt lành, Cầu tài dẫu được nhưng đành giảm đị Xuất hành ngăn trở quan ty, Bạn thân tự đến kể chi đón mời, Hôn nhân trước đã đơn sai, Rồi sau đẹp lứa duyên hài uyên uơng. Mất của tìm mặt Đông phương, Lòng tham trộm cắp là phường ngoại nhân. Bịnh hoạn nguy kịch bội phần, Thu bịnh thì khốn, Hạ Xuân thì lành, Cầu quan danh toại công thành, Quan tụng thất lý ta đành hòa hưu . Công thức: Đại Cát lâm Dậu Trong Kim ngoài Kim tỵ hòạ Quẻ Chu dịch là Bát thuần Đoàị Đoài là duyệt ( nghĩa là đẹp lòng ), mùa Xuân, Thu tốt, mùa Hạ, Đông rất xấu -Tượng quẻ: Thiên giáng vũ trạch ( trời xuống mưa nhuần ) -Ý đóan: trời sinh trời dưỡng, hồ hết lại có, hồ vơi lại đầy, thai sinh con gái nhưng chậm sinh, mất của khó tìm, nếu có phụ nữ đến báo tin sẽ thấy, việc mất của do người đàn bà lấy rồi đem về mặt Tây Bắc, cầu quan sự bình thường, trắc trở, tranh tụng không có lời, cầu tài buôn bán không có lời, mình hẹn người không đến, mưu vọng không thành, xuất hành mắc khách lại chơi, bịnh hoạn mê loạn, nguy khốn, qua mùa Thu sẽ khỏị Thơ đoán: Đường Tăng, Hành Giả thủa cầu kinh, Khi đến nữa đường mắc qủy tinh, Trăm đắng ngàn cay đường vạn dậm, Thành công cũng bởi tại lòng mình. Diễn ca: Đại Cát lâm Dậu độn này: Song kim nội ngoại quẻ nay tỷ hòa, Bát thuần Đoài quái không ngoa, Đoài là vui vẻ người ta đẹp lòng, Tượng rằng: rừng, núi, hồ, sông, Cá mong nước cả, cây mong mưa nhuần. Cầu quan chưa được đượm ân, Cầu tài buôn bán có phần lời thêm. Mưu vọng công việc chưa êm, Bịnh hoạn mắc phải nặng đêm nhẹ ngàỵ Phải mau cầu thánh tìm thầy, Cơm ăn thuốc uống nữa may yên lành, Xuất hành khách đến gia đình, Tranh tụng không lợi cho mình về sau, Thai sinh con gái không mau, Hẹn người không đến, việc hầu không xong, Mất của tìm kiếm tốn công, Phụ nữ có mách mới mong tìm về. Thiên Cương Tam Tự quyết Phép này chỉ tìm ngôi Thiên Cương, xem lâm vào cung nào, rồi căn cứ vào chỗ: Thiên Cương gia Mạnh, gia Trọng, gia Qúy, để quyết đoán tốt,xấụ 1) Đào sinh: Độn coi 1 quẻ Đào Sinh, Thiên Cương gia Mạnh biết mình bình an. Trọng thì bán lộ nhị hoàn , Trốn đi không khỏi người còn thấy ta, Qúy thì đã sắp đến nhà, Lùng quanh tìm bắt liệu ta tếch vờị 2) Theo người: Độn coi 1 quẻ theo người, Gặp chăng chẳng gặp biết chơi sự đờị Mạnh thời theo kịp tức thời, Trọng thì ta sẽ gặp nơi giữa đường. Qúy thì lạc lõng đây cương, Không theo kịp hút, biết phương nào tìm. 3) Thấy tin: Độn xem 1 qủe thấy tin, Cho minh hư thực, cho yên nỗi lòng, Mạnh thì nói dối là không, Trọng là sự thực có trong nội tình, Qúy thì tin thực phân minh, Ngày 2 ắt thấy, lòng mình sẽ yên. 4) Tìm thuyền: Độn coi 1 qủe tìm thuyền, Biết chăng chẳng biết cho yên tấm lòng, Mạnh thời còn đậu bên sông, Trọng thì thuyền đã thay vùng đổi nơị Qúy thì buồm thuận gió xuôi, Theo không có kịp ta hồi quê hương. 5) Lạc đường: Độn chơi 1 quẻ lạc đường, Ngã ba ta biết đi phương nao đày, Mạnh thời tay trái đường ngay, Trọng thì đường giưã nẽo này hẳn thông. Qúy thì tay mặt ta dông, Đường theo nẻo dưới mới mong an toàn. 6) Gặp quan: Độn coi 1 quẻ gặp quan, Người lành hay dữ cho an tấm lòng. Mạnh thì là đấng anh hùng, Lòng người khăn khắn lạnh lùng hiềm ta, Trọng thì xử sự ôn hòa, Qúy thì mừng rỡ 1 nhà vui chung. 7) Giặc hung: Độn xem 1 que giặt hung, Có hay không có để cùng liệu đâỵ Mạnh thì giặc đi đã chầy, Trọng thì quân giặc khi nay ở lỳ. Qúy thì giặc đến tức thì, Liệu cơ mà tránh kẻo khi oan đờị 8) Gặp người: Độn xem 1 qủe gặp người, Hiền, ngu, lành, dữ đoán lời phải chăng. Mạnh thì quan, lại, nho, tăng, Trọng thì gian khách cho rằng thường nhân, Qúy thì đạo tặc cơ bần, Hay người quán Sở lầu Tần đong đưạ 9) Thù xưa: Độn xem 1 quẻ thù xưa, Kẻ gây hiềm khích dây dưa oán hờn. Mạnh thì thù oán vẫn còn, Trọng thì ác khẩu nhưng còn hiền tâm, Qúy thì gian giảo thâm trầm, Khăng khăng 1 mực những trăm phiền hà. 10) Bạn ta: Độn chơi thăm viếng bạn ta, Đoán coi cho biết có nhà hay không. Mạnh thì chủ khách hoan phùng, Gượng vui ngoài mặt nhưng lòng chẳng ưạ Trọng thì chào hỏi mời thưa, Rượu trà khoản đải say sưa thân tình. Qúy thì chủ khách xem khinh, Ngoài mặt vồn vã trong hình lãn nhan. 11) Cầu quan: Độn coi 1 qủe cầu quan, Đến người, người sẽ hỏi han thến nàỏ Mạnh thì hẳn gặp quan cao, Song le ngang trở bởi hào vợ con. Trọng thì giáp mặt cao nhân, Ban quyền phong chức hân hoan trong đời, Khảo thí chiếm được khoa khôi, Vũ môn 3 bậc đến nơi hóa rồng. Qúy thì xin chớ có hòng, Treo người tốn của mất công tức mình. 12) An ninh: Độn xem gỉa sự an ninh. Đoán coi sự vật gia đình thê nhị Mạnh thì êm đẹp mọi bề, Trọng thì khánh hỷ đề huềmừng vuị Qúy thì duyên hẩm vận xui, Hại người hại của lửa thui trộm luồn. 13) Bán buôn: Độn coi 1 qủe bán buôn, Đoán ra cho biết kẻ ngoan người tài, Mạnh thì mua 1 bán 2, Buôn may bán đắt tiền lời vạn thiên, Trọng thì bán lẽ bon chen, Bạn hàng lắm chuyện cho nên bực lòng , Qúy thì đi lại về không, Bán buôn khốn khó, đừng mong lợi quyền. 14) Mượn tiền: Độn xem 1 qủe mượn tiền, Vì ta thiếu vốn cho nên tìm ngườị Mạnh thì ta hỏi dứt lời, Người liền cho mượn tin nơi lòng mình. Trọng thì khéo nói mới thành, Của cho mình tạm phải sanh tiền lờị Qúy thì nói chỉ phí lời, Đi không thì lại về rồi lai giaị 15) Thất tài: Độn xem 1 quẻ thất tài, Thấy chăng thì kiếm kẻo hoài công tạ Mạnh thì của mất đi xa, Trọng thì tìm thấy nhưng mà chậm lâu, Quý thì của mất đi đâu, Tự nhiên tin đến ta mau tìm tòi 16) Đi chơi: Độn coi 1 qủe đi chơi, Ta đến nhà người, người có nhà chăng? Mạnh thì ta gặp liền mừng, Trọng thì đi đến lưng chừng gặp nhaụ Qúy thì đi khỏi đã lâu, Dẫu ta có đến, ta âu trở về. 17) Người về: Độn chơi 1 qủe người về, Bao giờ mới trở lại quê nhà mình, Mạnh thì còn chửa hồi trình, Ở đâu vẫn đấy như hình vắng tin. Trọng thì 2 chữ bình yên, Giữa đường đang trở lại miền quê hương. Qúy thì đang mãi dậm trường, Nay mai sẽ đến bằng dường sớm hơn. 18) Đêm hôm: Độn xem 1 qủe đêm hôm, Trọ nhà khách điếm, hàng cơm, lữ hành. Mạnh thì mọi sự thông hanh, Trọng thì chủ khách trở thành tương thân. Qúy thì đạo tặc bất nhân, Đêm hôm gìn giữ ân cần chớ saị 19) Ù tai: Độn xem 1 qủe ù tai, Cát hung cho biết để mai giữ mình. Mạnh thì điềm tốt phân minh, Sẽ có tin đến gia đình chẳng lâụ Trọng thì khách đến khẩn cầu, Qúy thì hoạn nạn ta mau giữ nhà. 20) Quái xà: Độn xem 1 qủe quái xà, Điềm lành hay dữ trong nhà cho minh, Mạnh thì có sự chẳng lành. Trọng thì rắn đói nó rình mồi ăn, Qúy thì nội thuộc tông thân, Bà cô Ông mãnh đã lần đòi khao . 21) Chiêm bao: Độn xem 1 qủe chiêm bao, Điềm lành hay dữ thế nào cho hay, Mạnh thì hung dữ đến ngay, Tai ương hoạn nạn ta nay coi chừng. Trọng thì có sự vui mừng. Qúy thì vô sự xin đừng hãi kinh. 22) Thai sinh: Độn xem 1 qủe thai sinh, Rằng trai hay gái cho minh 1 lờị Mạnh thì thai sản sinh traị Trọng thì thai sản nữ hài cát nhân. Qúy thì sinh đẻ khó khăn, Gặp cơn sản nạn có phần ưu tự 23) Ngục tù: Độn xem 1 qủe ngục tù, Tha hay giam giữ, quan tư thế nàỏ Mạnh thì còn ở lung lao, Trọng thì minh xét giấy vào tha ra, Qúy thì dẫu tốn tiền ta, Nhưng còn giam hãm chưa tha chonàọ 24) Trộm vào: Độn xem 1 qủe trộm vào, Rằng trai hay gái kẻ nào gian tham, Mạnh thì kẻ trộm là nam, Trọng thì bè bạn anh em trong nhà, Qúy thì phụ nữ gian tà, Người trong lấy trộm mang ra êm đềm. 25) Đi tìm: Độn coi 1 qủe đi tìm, Của ta nó lấy rồi đem phương nào, Mạnh, Trọng cùng ứng 1 hào, Phương Dần, phương Tuất ta vào thấy ngaỵ Qúy thì phụ nữ rón tay, Đem đi dấu kín ai hay sự tình, Kíp nên dọ hỏi đón rình, Có cơ còn thấy của mình vẫn nguyên. 26) Đi thuyền: Độn chơi 1 qủe đi thuey^`n, Cát hung lành dữ ta liền đoán chơị Mạnh thì sóng gío tức thời, Trọng thì bão táp nhưng rồi lại yên. Qúy thì sóng gió êm đềm, Trời quang mây tạnh sóng im bốn bề. 27) Tỉnh mê: Độn chơi thức, ngũ, tỉnh, mê, Ta xem cho biết liệu bề tính chơị Mạnh thì người vẫn còn ngồị Trọng thì nằm nghĩ mé ngoài lơ mợ Qúy thì thức ngũ ù mờ, Bốn bề vắng lặng như tờ say sưạ 28) Nắng mưa: Độn coi 1 qủe nắng mưa, Để mình liệu cách che đưa đi đường. Mạnh thì ròng rã mưa trường, Trọng thì nắng ráo bằng nhườn tạnh dâm. Qúy thì mây gío ầm ầm, Rồi trời quang đãng độn cầm không mưạ 29) Tạnh mưa: Độn đêm nay tạnh hay mưa, Đoán ra cho rõ kẻo chưa được tường, Mạnh thì mưa gío khác thường, Trọng thì quang đãng, bốn phương êm đềm. Qúy thì mưa gío suốt đêm, Rạng ngày tạnh ráo lại thêm mát trờị 30) Chiều trời: Độn xem mây gió chiều trời, Cơn mưa, cơn bão hay thời gió mây, Mạnh thì gió cả mây dày, Trọng thì gió lớn, chớp dây, mưa ràọ Qúy thì cơn kéo ào ào, Rồi sau quang đãng trăng sao sáng liền. 31) Tìm tiền: Độn coi 1 quẻ tìm tiền, Cầu tài có được ta liền ra đi, Mạnh thì tài chẳng có chi, Trọng thì tài vượng, hiềm vì đợi lâụ Quý thì tài đến rất mau, Phương Đông tài vượng ta thâu bội phần. 32) Hành nhân: Độn coi biết ý hành nhân, Rằng đi hay chẳng, ta cần đoán mau, Mạnh thì người chẳng đi đâu, Trọng thì bán lộ đã hầu hồi gia, Quý thì ngay thẳng hiền hòa, Không ngầm ẩn ý lọ là phải coị 33) Tìm người: Độn coi 1 qủe tìm người, Gặp chăng chẳng gặp quyết lời cho minh. Mạnh thì vì nổi bất bình, Dẫu tìm chẳng thấy công trình bỏ đị Trọng thì bán lộ hồ nghi, Lòng đang nghĩ ngợi người thì gặp tạ Qúy thì lời nói thực thà, Không tìm thì cũng về nhà chẳng saọ 34) Đổi trao: Độn coi 1 quẻ đổi trao, Đôi bên trao đổi bên nào không cân. Mạnh thì thoả đáng 10 phần, Trọng thì chủ khách cùng cần cả 2, Qúy thì chênh lệch khôn nài, Đôi bên thương lượng chẳng ai chịu nhờị 35) Với người: Độn xem mưu sự với người, Nên chăng ta sẽ quyết lời hồ nghị Mạnh thì mọi sự bỏ đi, Trọng thì mưu vọng có khi đễ thành. Qúy thì tráo trở lanh quanh, Trăm phương ngàn kế nội tình mới an. 36) Cửa quan: Độn xem mắc nạn cửa quan, Mình làm hay phải hàm oan tội tình. Mạnh thì tội vạ bởi mình, Trọng thì bè bạn bất bình gây nên, Qúy thì mình mắc oan khiên, Rồi sau nhờ được ngọn đèn cao minh. 37) Nóng mặt: Độn xem sao nóng mặt mình, Đoán coi chi biết sự tình ngày maị Mạnh thì điềm báo nạn tai, Trọng thì ưu khứ hỷ lai cấp thời, Qúy thì có khách lại chơi, Bỏ khi mong nhớ mấy lời hàn huyên. 38) Nhân duyên: Độn xem 1 quẻ nhân duyên, Châu Trần 2 họ phỉ nguyền được chăng? Mạnh thì ngoài mặt nói năng, Trong lòng thương nhớ khăng khăng chẳng dờị Trọng thì thấy mặt vui chơi, Nguồn ân bể ái đầy vơi sự tình, Qúy thì đen bạc với mình, Có trăng nên đã phụ tình với saọ 39) Người nào: Độn coi ta tiếp người nào, Rằng gìa hay trẻ tài cao hay hèn. Mạnh thì già cả cao niên, Trọng thì với tuổi người trên có tàị Qúy thì phụ nữ không sai, Có khi niên thiếu cả 2 đồng đềụ 40) Ghét yêu: Độn xem người ghét hay yêu, Để ta liệu cách liệu điều thị phi, Mạnh thì người chẳng nể vì, Trọng hay vui vẻ người thì thương tạ Qúy thì nhớ hận xưa qua, Dở yêu dở ghét thì ta liệu liền. 41) Động tâm: Độn xem phần mộ động yên, Hay là Bát sát Hoàng tuyền tử sinh. Mạnh thì sơn thủy hữu tình, Đông con nhiều cháu hiễn vinh sang giàụ Trọng thì lắm sự lo âu, Vì chưng đoạn mạch ngang đầu chân long. Qúy thì thần hợp với vong, Khí dư chỉ phát có trong 1 đờị 42) Phật trời: Độn xem Thần, Thánh, Phật, Trời, Đình, Chuà, Nghè, Miếu, hoặc nơi am chiền. Mạnh thì hiển ứng tư.nhiên, Nơi thờ chính vị dân yên thái hòạ Trọng thì tọa ngự trên tòa, Ngàn năm hương lửa âu ca phụng thờ. Qúy thì đền, miếu tiêu sơ, Đèn hương bỏ phế, nơi thờ âm u 43) Bán mua: Độn xem 1 qủe bán mua, Để ta liệu thế cho vừa hàng buôn. Mạnh thì lỗ hụt luôn luôn, Liệu chiều thu xếp kẻo buồn lòng nhaụ Trọng thì mua chậm bán lâu, Nhà nghề giữ nhịp có đâu lãi nhiều, Qúy thì tốt đẹp mọi điều, Mua may bán đắt lợi nhiều gọn taỵ 44) Dở hay: Độn coi bạn dở bạ n hay, Để biết tính nết ta nay chơi bời, Mạnh thì yêu nết tin người, Cùng nhau trao đổi 1 lời tâm giaọ Trọng thì cách trở xiết bao, Giao tình cách trở làm sao ta bàn. Qúy thì hiểm độc gian ngoan, Lừa thầy phản bạn những toan hại mình. 45) Tử sinh: Độn coi bịnh hoạn tử sinh, Cát hung lành dữ cho minh 1 bàị Mạnh thì bịnh nặng đau hoài, Trọng thì bịnh nhẹ hết vài bữa saụ Qúy thì lề bái kêu cầu, Cơm ăn thuốc uống mới hầu thành công. 46) Qua sông: Độn coi 1 qủe qua sông, Được chăng chẳng được ta dông sang đò, Mạnh thì cách trở hẹn hò, Trọng thì sóng cả gió to khó lòng, Qúy thì đi lại lọt thông, Mưu toan cũng được mặc lòng sang quạ 47) Gần xa: Độn coi người trốn gần xa, Được chăng chẳng được đặng ta kiếm liền. Mạnh thì bản vị y nguyên, Trọng thì xa tránh dậm nghìn còn đâu, Qúy thì lẩn trước luồn sau, Chim trời cá nước biết đâu là nhà. 48) Bán ra: Độn coi 1 quẻ bán ra, Mạnh thì không gặp khách qua mua hàng. Trọng thì gặp ách giữa đàng, Chúng toan gây lộn sẳn sàng đánh nhau, Qúy thì hàng đắt bán mau, Lại may gặp khách ta hầu lo chị 49) Cố tri: Độn coi thăm bạn cố tri, Có nhà hay vắng ta đi thăm cùng. Mạnh thì ngồi nhà thung dung, Trọng thì đi khỏi ta không gặp ngườị Qúy thì kháchh rủ đi chơi, Dẫu đến không gặp ta thời dạo quanh. 50) Xuất hành: Độn coi ta sắp xuất hành, Mạnh thì Đại cát tốt lành gặp may, Trọng thì họa hoạn không hay, Qúy thì thành sự ta nay biết tình. 51) Máy mắt: Độn coi máy mắt thình lình, Mạnh thì tai họa thất kinh bất thần. Trọng thì sẽ gặp người thân, Qúy có mưu vọng người cần gặp tạ 52) Rượu trà: Độn chơi đâu có rượu trà, Mạnh thì không sẳn mình qua ích gì, Trọng thì trà rượu sẳn y, Nếu mà ta đến tức thì ngồi vô Quý thì chủ khách hàm hồ Tiếp đãi lạnh nhạt tựa hồ không thân 53) Vật đồ: Độn chơi tay nắm có đồ, Mạnh thì tay mặt nắm vô có rồi, Trọng tay trái có hẳn hoi, Qúy 2 tay có đoán lời sai đâụ 54) Sắc màu: Độn trong tay nắm sắc màu, Đoán chơi cho rõ nơi đâu màu gì? Mạnh tay mặt màu xanh rì, Cùng màu trăng trắng ta thì mở xem. Trọng trong tay trái màu đen, Cùng màu đo đỏ cũng xen lẫn vào, Qúy thì 2 tay tía đào, Cùng màu vàng thẩm đóan vào đúng ngaỵ 55) Búng quay: Độn chơi trong bát búng quay, Rằng sấp hay ngữa, rằng nay nghiêng thành. Mạnh thì nằm ngữa tênh hênh, Trọng thì nghiêng dựa đứng thành ép biên. Qúy thì úp sấp đồng tiền, Ấy phép phúc đoán ta liền kể ra . 56) Thấp cao: Độn chơi vật thấp hay cao, Mạnh thì vật cất trên cao mấy là, Trọng thì vật thấp tà tà. Quý thì để lững đoán ra cho tường. ( Hết ) *Phần dịch của cụ KHT đến đây là hết, tôi xin bổ sung phần chót như sau :- *CHÚ Ý :- Phép độn nầy kỵ ngày không vong theo bảng sau :- Ngày giờ phạm Không Vong theo tuần nhật: 1.- Tuần giáp tý :-ngày nhâm tuất + quý hợi và giờ tuất hợi 2.- Tuần giáp tuất :- ngày nhâm thân + quý dậu và giờ thân dậu 3.- Tuần giáp thân :- ngày nhâm ngọ + quý mùi và giờ ngọ mùi 4.- Tuần giáp ngọ:- ngày nhâm thìn + quý tỵ và giờ thìn tỵ 5.- Tuần giáp thìn :-ngày nhâm dần +quý mão và giờ dần mão 6.- Tuần giáp dần:- ngày nhâm tý + quý sửu và giờ tý sửu *Có bài thơ rằng :- Thiên cương ca quyết lục nhâm thì Tử tế suy tường chưởng thượng di . Hoạ phúc định tri hung dữ cát , Thất vật cát hung chuẩn vô nghi . Thủ trung phán định sanh hoà tử , Thành bại giai tri hung dữ nguy . Tiên sinh thử số chân kham tiện , Hữu dữ nhân gian cấp báo tri . (khỏi dịch, để quí vị tự nghiệm) Thân ái.
ĐỘN THIÊN CƯƠNG Đây là 1 phép bấm độn của người xưa, rất hay và tiện lợi, dễ sử dụng nữa, ai cũng có thể tự xem quẻ cho mình ngay khi cần. Quẻ Dịch phải tịnh tâm, mới không luận đoán thiên lệch. Cách này thì khác, có công thức sẵn, cứ tháng ngày giờ mà tính ra, có lời bàn sẵn , tuy không đủ hết các chuyện mình cần hỏi nhưng có nó cũng tiện. Cách tính như sau : Xin xem tấm hình bàn tay đó có sẵn các vị trí Tý, Sửu , Dần , Mẹo Tháng Giêng , tháng 9 : Khởi từ Sửu. Tháng 2 , tháng 8 : Khởi từ Tý. Tháng 3 , tháng 7 : Khởi từ Hợi. Tháng 4 , tháng 6 : Khởi từ Tuất. Tháng 5 : Khởi từ Dậu. Tháng 10, tháng 12 : Khởi từ Dần. Tháng 11 : Khởi từ Mẹo. Trên tháng khởi ngày mùng 1 , tính đến ngày ta đang xem thì dừng lại. Trên cung ngày ấy khởi giờ Tý , tính đến giờ ta đang xem là giờ gì thì dừng lại. Từ cung đó lùi lại 1 cung ( thí dụ Mùi lùi lại Ngọ ; Hợi lùi lại Tuất ; Mẹo lùi lại Dần..) , bấm đó là Thiên Cương. Xem đó là cung thuộc Mạnh- Trọng-Quý , so với bảng chú giải việc ta đang xem , xem Thiên Cương gia vào cung Mạnh-Trọng-Quý đó sự việc sẽ là gì , vậy là đã xong. Thiên Cương chính là 1 trong 12 vị Đô Thiên Nguyệt Tướng trong phép chọn ngày. 12 vị đó theo thứ tự là : Thiên Cương , Thái Ất , Thắng Quang , Tiểu Cát , Truyền Tông , Tòng Khôi , Hà Khôi , Đăng Minh , Thần Hậu , Đại Cát , Công Tào , Thái Xung. Người ta dùng năm tháng để tìm ra 4 Nguyệt Tướng rơi vào Sơn nào trong PT cần tu sửa , sẽ được đại cát lợi. Có câu thế này : ""Công Tào , Truyền Tông giàu địch quốc . Thắng Quan , Thần Hậu bền trăm năm ". Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng dựa vào 12 Nguyệt Tướng này soạn ra quẻ Nhâm Cầm Độn Toán , các bước trên cũng y vậy. Chỉ thêm ở bước cuối : Sau khi có vị trí cho Sao Thiên Cương thì lấn lượt gia các Sao khác vào các cung , tìm xem 3 TƯỚNG :" Đăng Minh , Thần Hậu , Đại Cát " gia vào cung nào trong 4 cung Tý , Ngọ , Mẹo , Dậu mà luận đoán quẻ vậy. Tổng cộng có 12 trường hợp. Còn MẠNH-TRỌNG-QUÝ là tính y theo M-T-Q của các tháng vậy , tức là : _ các cung Dần , Thân ,Tị ,Hợi là MẠNH _ các cung Tý , Ngọ , Mẹo , Dậu là TRỌNG _ các cung Thìn , Tuất , Sửu , Mùi là QUÝ. VÍ DỤ 1 : Xem quẻ Cầu tài , lúc ngày mùng 8 , tháng 5 , giờ Mẹo. * Trước tiên ta tra xem tháng 5 ở cung nào ,thấy ở cung Dậu. * Từ cung Dậu ta tính là mùng 1 , cung Tuất mùng 2 , cung Hợi mùng 3 , cung Tý mùng 4 , cung Sửu mùng 5 , cung Dần mùng 6 , cung Mẹo mùng 7 , cung Thìn mùng 8. Đây là ngày ta đang xem nên dừng lại. * Từ cung Thìn này ta cho nó là giờ Tý , tính tiếp cung Tị giờ Sửu , cung Ngọ giờ Dần , cung Mùi giờ Mẹo. Đây là giờ ta đang xem quẻ nên dừng lại. * Từ cung này lùi lại 1 vị là Thiên Cương , vậy cung Mùi lùi ngược lại là Ngọ , Thiên Cương ở Ngọ. * Ta thấy Thiên Cương gia Ngọ là gia Trọng , xem ở quẻ cầu tài Thiên Cương gia Trọng cầu tài được không , đó là quẻ ta cần tìm vậy. VÍ DỤ 2 : Xem quẻ bệnh nặng nhẹ , tháng 11 , ngày 14 , giờ Tuất. * Trước tiên xem bảng trên thấy tháng 11 ở cung Mẹo. * Tại cung Mẹo khởi mùng 1 , cung Thìn là mùng 2 , cung Tị là mùng 3 , cung Ngọ là mùng 4.....cung Mẹo là ngày 13 , cung Thìn là ngày 14. * Tại cung Thìn ta khởi giờ Tý , cung Tị giờ Sửu , cung Ngọ giờ Dần , cung Mùi giờ Mẹo , cung Thân giờ Thìn...cung Dần giờ Tuất. * Tại cung Dần lùi lại 1 cung là cung Sửu , tức Thiên Cương ở cung Sửu ,là gia Quý. * Xem bài giải ở quẻ bệnh nặng nhẹ , xem Thiên Cương gia Quý là sao , đó là quẻ ta cần tìm vậy. CẦU TÀI : Thiên Cương gia Mạnh cầu nan đắc Gia Mạnh cầu đắc dã tu trì Gia Quý chi thời cầu lập đắc Tài hướng Đông lai cánh vô nghi ==> Mạnh thì khó được , Trọng thì được nhưng chậm , Quý thì có ngay Tài từ hướng Đông đưa đến. XUẤT HÀNH CÁT HUNG : Thiên Cương gia Mạnh đại cát xương Gia Trọng xuất hành vi họa ương Gia Quý chi thời đa bình ổn Quân lưu y thử định hà phương ==>Mạnh là rất tốt;Trọng thì không nên,đi ra e có tai họa đến thân ;Quý bình an HÀNH NHÂN : Thiên Cương gia Mạnh thân bất động Gia Trọng chi thời bán lộ lai Gia Quý chi thời tức cánh chí Quân hành tu ký thử tam thời. ==>Mạnh thì người chưa đi ; Trọng thì người đã đi được nửa đường ; Quý thì người sắp đến nơi , chừng khoảng 3 canh giờ thì đến. GIAO DỊCH : Thiên cương gia Mạnh ứng bất toại Gia Trọng chi thời ứng thành khả mưu Gia Quý chi thời khả toại ý Trở trệ ứng vô mạc tu sầu. ==>Mạnh thì không được ;Trọng thì có thể ứng thành ;Quý thì toại ý , lúc đầu có trắc trở , đình trệ xin chớ lo , mọi việc trước trì trệ sau hanh thông QUAN SỰ : Nhược vấn quan sự cát dữ hung Gia Mạnh vô lý nhi hòa bình Gia Trọng tha thâu thử tiếu bĩ Quý thượng yêm lưu ngã tất doanh. ==> Mạnh e không thể an bình ; Trọng thì đắc lợi ; Quý thời thắng kiện , đắc lý BỆNH KHINH TRỌNG : Thiên Cương gia Mạnh nhân bệnh trọng Gia Trọng bệnh khinh bất dụng sầu Gia Quý chi thời nan đắc hảo Cấp nghi nhương tạ tảo đồ mưu ==> Mạnh thì bệnh nặng ; Trọng thì bệnh nhẹ , không cần sầu lo ; Quý thì không tốt , phải mau cúng vái cầu xin mới mong qua khỏi. MÃI MẠI : Kinh doanh lợi ích hữu kiêm vô Gia Mạnh nan cầu ý bất như Gia Trọng bình bình , Quý mãn ý Quân năng y thử định vô nghi. ==> Mạnh thì không như ý , Trọng thì buôn bán bình thường , Quý thì buôn may bán đắt. SANH SẢN NAM NỮ CÁT HUNG : Thiên Cương gia Mạnh thị nam tử Gia Trọng nữ nhơn định thị nghi Gia Quý chi thời sản phụ tử Cấp nghi tác Phúc đắc an ninh. ==> Mạnh thì là sanh trai , Trọng thì sanh nữ , Quý thì người mẹ nguy hiểm , phải mau làm Phúc mới mong cứu được. ĐÓA TỊ THỊ PHI : Hồi tị chi nhân thị dữ phi Mạnh Đông vi cát , Trọng nghi Tây An chi Đông Bắc gia chi Quý Thử thị thần tiên diệu tích ky ==> Mạnh thì tránh về hướng Đông , Trọng thì tránh về hướng Tây , Quý thì tránh về Đông Bắc. Đây là phép tìm phương tránh những chuyện thị phi ngày xưa vậy. NCD chỉ biên ra đây , còn ngày nay gặp chuyện chúng ta cần đương đầu tìm cách giải quyết , khác với xưa vậy.
CÁCH TÍNH GIỜ SINH PHẠM GIỜ KIM XÀ THIẾT TỎA, QUAN SÁT, DIÊM VƯƠNG.....CHO TRẺ EM 1. KIM XÀ THIẾT TỎA Khó sống qua 12, 13 tuổi, triển vọng rất bấp bênh. Cho dù có sống cũng hết sức khó nuôi vì đau yếu luôn luôn. Nếu bản mệnh đứa trẻ bị cha (hay mẹ) khắc, thì càng khó sống. Cách tính: Trước hết phải biết năm , tháng , ngày , giờ sanh nào , rồi tự cung Tuất trên bàn tay ( Tay Phải ) mà bắt đầu tính năm Tý , tính xuôi cho đến năm sanh thuộc về cung nào , rồi tự cung ấy mà khởi tháng 1 ( giêng ) tính ngược lại cho đến tháng sanh thuộc về cung nào , rồi lại từ cung ấy khởi ngày mồng một ( 1 ) tính xuôi cho đến ngày sanh thuộc về cung nào , rồi lại từ cung ấy mà khởi giờ Tý tính ngược cho đến giờ sanh , rồi mới xem giờ sanh ấy ở cung nào ? Hể con Trai mà phạm phải cung : THÌN - TUẤT Hể con Gái mà phạm phải cung : SỬU - MÙI Thì đúng là nhằm giờ Kim Xà Thiết Tỏa . Ví dụ : Năm Mão tháng 9 ngày 3 , giờ Ngọ , sanh con gái , tính trên cung Tuất mà đếm xuôi : tý , sửu , dần , mão , vậy năm Mão ở cung Sửu , khởi tháng 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , vậy thì tháng 9 ở cung Tỵ , rồi ở cung Tỵ khởi ngày mồng một mà tính xuôi mồng một , 2 , 3 , vậy thì mồng ba ( 3 ) ở cung Mùi , rồi ở cung Mùi khởi giờ Tý tính ngược Tý , Sửu , Dần , mão , Thìn , Tỵ , Ngọ , vậy giờ Ngọ ở cung Sửu . Thế là đúng phạm phải giờ Kim Xà Thiết Tỏa . Hóa giải: - Bán khoán - Dùng phép Tam Y hóa giải 2. GIỜ QUAN SÁT Khó tránh được tử vong, có thể chết chỉ vài giờ sau khi sinh.Chức năng gan không ổn định dễ mắc bệnh viêm gan. Nếu sống được thì hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh. Cần xem xét mệnh của cha (mẹ) có khắc con không. Khi khôn lớn tính khí ương ngạnh bướng bỉnh, tinh quái ngỗ ngược nếu giáo dục không tốt dễ hung hăng côn đồ, mắc vòng tố tụng. Cách tính: Tháng Giêng: Sinh giờ Tỵ Tháng Hai: Sinh giờ Thìn Tháng Ba: Sinh giờ Mão Tháng Tư: Sinh giờ Dần Tháng Năm: Sinh giờ Sửu Tháng Sáu: Sinh giờ Tý Tháng Bảy: Sinh giờ Hợi Tháng Tám: Sinh giờ Tuất Tháng Chín: Sinh giờ Dậu Tháng Mười: Sinh giờ Thân Tháng Mười Một: Sinh giờ Mùi Tháng Chạp: Sinh giờ Ngọ Hóa giải: Bán khoán 3. GIỜ DIÊM VƯƠNG Thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, thần kinh bất ổn, hầu như bị một ám ảnh nào lớn lao trong tâm trí mà đứa trẻ cơ hồ như ý thức được. Cách tính: Mùa Xuân: Sinh giờ Sửu, Mùi. Mùa Hạ: Sinh giờ Thìn, Tuất. Mùa Thu: Sinh giờ Tý, Ngọ. Mùa Đông: Sinh giờ Mão, Dậu. 4. GIỜ DẠ ĐỀ Thường bị trì trệ về khí huyết gây mệt mỏi, đêm trẻ hay dãy đạp kêu khóc. Cách tính: Mùa Xuân: Sinh giờ Ngọ Mùa Hạ: Sinh giờ Dậu Mùa Thu: Sinh giờ Tý Mùa Đông: Sinh giờ Mão. Cách hóa giải: Lấy xác ve nam thì 7 cái, nữ 9 cái, bỏ miệng và chân đem đi sao giòn rồi sắc uống. 5. GIỜ TƯỚNG QUÂN Phạm giờ này trẻ em thường bị bệnh, khi nhỏ hay mắc bệnh sài đen, thường hay khóc dài không nín, khi lớn mặt mũi hiền lành nhưng tính khí bướng nghịch nhưng giờ này nhẹ ít đáng lo ngại.
LỤC NHÂM THƯỢNG THỪA ĐẠI ĐỘN (24) ***** XUNG, PHÁ, HẠI, HỢP, HÌNH ( xem phần Dịch lý) ******************************************** * Thưa các bạn! Cụ Nguyễn Bá Học đã viết : “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. …….” . Thế là chúng ta đã đi qua đoạn đường Lục nhâm đại độn khá dài… *Chúng ta đã khảo sát sơ lược tóm tắt ba chương, tuy rằng có khó khăn rối rắm nhưng nếu chúng ta không e không ngại, từ từ tháo gở sẽ thông suốt được toàn cục, không có gì gọi là huyễn hoặc huyền bí mà tất cả đều nằm trong quy luật thống kê xác suất mà thôi, dĩ nhiên đây là phương pháp thống kê cổ đại của người Trung Hoa. * Phần chương IV cuối cùng là một số vấn đề thông thường như: Hôn nhân; Gia trạch (nhà đất ruộng vườn…); Mưu vọng ( kế hoạch, trận pháp….); Cầu tài; Giao dịch (làm ăn buôn bán); Xuất hành (tốt , xấu…); Hành nhân (người đi xa có về không?); Thất vật ( thất thoát, mất của); Đạo tặc (trộm cướp); Thai sản (sinh đẻ , nam hay nữ…); Bệnh hoạn (đau ốm); Kiện tụng (chiến tranh nóng và lạnh) v.v…. * Các bạn có thể trích các phần có nội dung gần giống nhau từ các bài trước và gom lại thành từng đề mục như trên để khảo cứu… Thiết nghĩ cũng đã quá đủ cho nên tạm ngưng chương này kể từ hôm nay, càng đi sâu vào thượng thừa thì càng dễ chán vì thịt thì ít còn xương xóc…. gai góc rất nhiều ! * Nhân dịp đầu năm dương lịch và cũng cận kề năm mới Mậu Tí 2008, chúc các bạn vui tết tuy nhiên chúng ta vui xuân không quên nhiệm vụ: Phantran xin biếu các bạn đề mục quan trọng để phòng ngừa mất mát và trộm cướp trong thời gian trước và sau tết nhé! ******************************************** THẤT VẬT (mất đồ) 1)Mất đồ có tìm lại được không ? - Lấy nhật làm mình, thần làm người khác, vật bị mất thì xem ở loại thần. Khoá truyền thấy loại thần mà không thừa Vũ, không lạc không vong thì xem chỗ của loại thần mà tìm. Ex: Mất vàng bạc thì loại thần là dậu, trong 4K có Dậu/Tí. Tí là phòng buồng, tức tìm trong phòng. - Không thấy loại thần hoặc thấy mà thừa Vũ: đồ mất đi xa. - Vũ lâm từ Mão đến thân: mất ban ngày, từ dậu đến dần : mất ban đêm. - Thấy loại thần lạc không: mất hết trơn; TTT thừa Thiên không mà không có Vũ: người nhà giấu; NTT thừa Thái âm: có thể tìm ra. - Loại thần có 3h, 6h, Thái âm: tìm lại được; Loại thần là Trường sinh hay nhập mộ: mất đồ tìm được; Loại thần lâm nhật thần, bổn mạng, hoặc mộ thần phát dụng: chưa mất. - QN an thuận, không thấy Vũ: bị bỏ quên. Nếu nghi ngờ người nhà lấy thì xét Vũ lâm thần nào là niên hành của người đó. - Nếu bị trộm lấy, muốn rõ là hạng nào, xét huyền vũ thừa thần nào, thuộc dương: nam, âm: nữ, vượng : trẻ, hưu tù: già. - Muốn biết có bắt được không, xét thần mà Vũ thừa, nếu bị NTT khắc: bắt được, niên thượng thần khắc: cũng bắt được; năm, tháng khắc thì trong năm đó tháng đó bắt được. 2) Xét khoá thể: - Tri nhất khoá: hàng xóm lấy; Kiến cơ : trong nhà lấy; Phục ngâm: đồ mất chưa ra khỏi nhà ./. ********************************************** BẤM ĐỘN (25) ĐẠO TẶC (trộm cướp) 1)Xem có bắt trộm được không ? a/- Trên nhật, thần thấy tuất, thìn hoặc nhật quỷ vào truyền mà thừa cát tướng. b/- Đinh, mã phát dụng thừa Thái âm. c/- Vũ + đạo thần + âm thần của đạo thấy tỵ hoà hay tương sinh. (thần của đạo thần tra ở địa bàn là âm thần của nó). Ex: đạo thần là tí thì tra ở địa bàn để tìm. d/- Đạo thần thừa cát tướng. Đạo thần gặp không vong mà thiên bàn và địa bàn tỵ hoà. e/- Thần mà Vũ thừa là Dương nhận lại ở mão, dậu. f/- Thần mà Vũ thừa khắc nhật. * Các cách từ a ->f là không bắt được được trộm cướp. Ngoài ra thì bắt được. 2)Xem trộm cướp trốn tránh ở đâu ? * Xét đạo thần thì biết trốn ở đâu. Đạo thần ở Tí: bắc…(chú ý là chỉ xét cách này khi đạo thần ở thiên bàn và địa bàn tỵ hoà nhau. Còn khắc nhau thì không được). 3)Xem đồ mất hiện giấu ở đâu? - Xét thần mà đạo thần sinh: đạo thần âm thì dùng thần dương và ngược lại. Ex: Đạo thần là tí (+) dần mão (-) do tí (thuỷ) sinh. Chọn mão (-).Khi đã chọn xong thì kết quả như sau: - Ở tí: trong hộp cây, tre, hay thuyền xe. - Sửu mùi: trong chùa, miếu, cạnh thành quách. - Dần: trong lò bếp, lò gạch, lò gốm. - Mão: trong ruộng, lò đúc. - Thìn tuất: trong kho lẫm hay dưới bia đá. - Tỵ: trong chái, chòi nhỏ, ngòi hay lạch nhỏ. - Ngọ: trong vườn hay dưới tường vách. - Thân: trong nhà xí. - Dậu: trong ao rạch hay vùi trong tro đá. - Hợi: trong cột nhà. 4) Xem trộm là người nào? - Thừa dần: đạo sĩ và đệ tử. - Mão: thuật sĩ, nam tu sĩ. - Tí: người có võ trang, du côn, du đảng. - Ngọ: khách trọ, thầy bói. - Dậu: tớ gái, bợm nhậu. - Thân: thợ kim hoàn. - Hợi: ăn cướp nghề, hải tặc. - Sửu : người làm nông, lính lệ. - Mùi: ông đạo, bà goá. - Tuất: hành khất , tu sĩ. * Vượng tướng : trẻ khoẻ, hưu tù: già yếu. 5) Xét hình dáng: * Cũng xét thần mà Vũ thừa: - Tí: mặt đen, râu chuột, cao. - Sửu: bụng to, mông to rộng, bự con, mắt xếch, râu nhiều. - Dần: râu ngắn đẹp. - Mão: nhỏ con, lanh lẹ. - Thìn: mắt lớn, mày thô, râu dê, mặt xấu. - Tỵ: cao ốm, hát hay. - Ngọ: người cao, mắt lé. - Mùi: mắt lộ, đầu bạc, mặc đồ trắng hay đồ tang. - Thân: cao, trắng, ít tóc. - Dậu: người thô, có mụn. - Tuất: xấu. đen, nhiều râu. - Hợi: mập, trắng, xấu xí. ***************************************** ****Trong các thần được thừa, sao mà thừa thần nào thì gần giống như con vật đó! Tuy nhiên Phantran chưa bao giờ thấy con rồng thật (kiểu dáng Trung quốc) hoặc đã hoá thạch , có chăng cũng chỉ là loài thằn lằn (khủng long) đã tuyệt chủng kỷ Jura! BẤM ĐỘN (26) (Tiếp theo) Ngày hôm qua Ngọc Đế đã bác đề nghị của Táo Quân xử tử Phantran do phạm tội lậu thiên cơ, Phantran mừng quá nên hôm nay tiếp tục viết thêm một bài ngắn về bấm độn, nội dung là việc mua bán của các cò thương vụ buôn bán trong tết. Thí dụ bạn muốn mua hàng nhưng chưa biết giá cở nào… Ta thừa dịp này bấm độn xem hàng có hạ giá hay không để mua về sử dụng cho vừa túi tiền của mình, đồng thời biết được điểm yếu của “người bán” mà chê mắc mua rẻ, sẽ lợi cho mình đấy. Bạn xem âm lịch và trang quẻ Lục nhâm Đại độn, an theo thiên bàn và an theo địa bàn, sau đó tìm tứ khoá - tam truyền , dùng tam truyền luận giải ngay và dùng truyền cuối (xem lại bài cũ) quyết định mua hay không: GIAO DỊCH (Buôn bán) a)- Nhật thượng thần và thần thượng thần tương sinh: *** Mua bán thành công. b)- Thần thượng thần thừa cát tướng: *** Vật mắc nên bán. c) - Thần thượng thần thừa hung tướng: *** Vật rẻ nên mua. d)- Nhật thượng thần sinh -> nhật và thần thượng thần khắc thần: *** Bán mau lời ít. e)- Nhật thượng thần khắc nhật và thần thượng thần sinh -> thần: *** Bán chậm lời nhiều. f)- Loại thần thừa “xà, tù, tử” : *** Bán rẻ vẫn ế. g)-Truyền có loại thần : Nhật thần tương sinh, thừa cát tướng, tam truyền vượng tướng: *** Cứ tích trữ sẽ lời to. BẤM ĐỘN (27) CẦU QUAN LỘC Các bạn xem lại các bài cũ mà Phantran đã post các kỳ trước, tìm tứ khoá tam truyền và an các sao lên các cung (thần) thiên bàn, địa bàn, sau đó xét ý nghĩa cụ thể. Cầu quan lộc dùng cho các vị có chức vụ văn hay võ (tức là thiên về lý thuyết hoặc thực hành), dùng cho các bạn học sinh - sinh viên xem việc thi cử đậu cao thấp thế nào, cũng có thể dùng một ít ý nghĩa việc hôn nhân (đại đăng khoa, tiểu đăng khoa) hoặc cho thương gia trong việc quan hệ với nhà chức trách , nhớ đừng dùng cho việc bài bạc trong ngày tết nguyên đán là hỏng việc lớn! *Quan văn thì xem Thanh Long *Quan võ thì xem Thái thường I-Tại chức tốt xấu thế nào: a)Tốt: nhật với phát dụng là: nhật đức, nhật lộc. Quan lại thừa cát tướng và trung truyền , mạt truyền chẳng bị “không”hay “hãm”. b)xấu: nhật thần phát dụng mà thần tướng đều xấu, hoặc thần tương tốt mà xung, mộ, không vong. II- Xấu tốt của quan lộc: a)-Cách tốt: Thái tuế, Nguyệt tướng phát dụng. Quan lộc lâm hợi (thiên môn). Ngày canh dần gặp quẻ phục ngâm. b)-Cách xấu: - Nhật thượng thần và sơ truyền là nhật mộ hay thừa Bạch hổ, hoặc thần tướng xấu . - Tam truyền thuộc cách “chiết yêu”, gặp không, hãm: phòng đau ốm hay bất hoà bất trắc ( ex: Gần như trường hợp của cụ Đồ Chiểu hay Lục Vân Tiên đi thi tìm quan lộc nhưng gặp gia biến nên khóc lóc đến mù mắt ….) - Tam truyền lần lượt khắc nhật, lại không có nhật đức cứu giải. * Cách bị điều tra lấy khẩu cung: nhật đức, nhật lộc đều lạc không vong. * Cách mất chức, giáng cấp: niên mệnh thượng thần lại thừa ác tướng bị mất chức. Lộc của nhật là thần thượng thần mà không có cứu giải: bị giáng cấp. Ex: ngày giáp tý : Dần/Tý -> Dần là lộc của giáp. III-Thăng quan tiến chức mau hay chậm: - Xem Thanh Long (văn), Thái thường (võ), lâm thần nào (tra ở địa bàn), xét thần nầy cách nhật can mấy vị trí để tính năm. Cách nhật chi mấy vị trí để tính tháng. - Nếu Long hay Thường lâm nhật, thần, thì lên chức tới nơi. IV- Tin tức tiến chức đúng hay sai: - Khoá truyền đều đẹp, tuế ở trước nhật, trên nhật lại có thiên hỉ , châu tước hay Dương quý nhân: tin tức thật. - Khóa truyền xấu, tuế sau nhật, nhật thừa Huyền vũ , không vong: tin tức dối trá, tin “vịt”./. *************************** CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN ! *************************** BẤM ĐỘN (28) CẦU TÀI Chúng ta không cần làm COP bao vây khám xét hiện trường lấy cung …. mà ta cũng tự đoán được tại sao giàu hay nghèo ? Rất dễ các bạn ạ! Với điều kiện là bạn đã xem và hiểu bài cũ (đã post, xem lại mục lục hai bên blog) : tìm tứ khoá tam truyền, an sao vào thiên bàn và địa bàn thì sẽ biết ngay! Điều tối quan trọng và cực kỳ cần thiết là không được sử dụng phương pháp nầy để làm những chuyện cờ bạc, đạo tặc, trái với luân thường đạo lý …., nếu không bạn sẽ bị tai ách không thể nào thoát khỏi và phải trả giá bằng chính cả sinh mạng của mình! Sau đây là phương pháp cầu tài: I-Cầu tài có hay không ? *** Có tài : Lấy nhật can “khắc” làm tài; khoá truyền đều có tài hiện. Ex: Ngày giáp, ất mà khoá truyền có tứ mộ, NTT và TTT và cả mệnh thượng thần đều bị “tặc”. Ex: nhật là dần : Sửu / Dần ***Thần là Tý : Ngọ /Tý **Mệnh là Dậu: Dần / Dậu. Phát dụng lá ám tài: thừa Thanh Long. Ex: Ngày Tân thì tài là Dần – Hợi , Tý sinh dần (mộc), dần mộc mộ ở Mùi. Vậy Hợi, Tý, Mùi là ám tài của Tân. - Khoá truyền khôn có tài nào mà tam truyền là thương thực. Ex: Ngày Đinh thì tài là kim, khoá truyền không có kim, tam truyền đều là thổ (thương thực của Đinh) có thể sinh kim, nên cũng có ám tài. ***Không có tài: -Tam truyền đều là tài mà tài phần nhiều đã hoá “quỷ”. Ex: Dậu lấy mộc làm tài. Tam truyền là Dần, Mão, Thìn, tài nhiều hoá quỷ. - Phát dụng là nhật tài mà thừa Thiên Không. - Khoá truyền không có tài mà Thanh Long nhập “miếu” hay nhập “mộ”. Ex: Thanh Long ở Dần gọi là nhập miếu, nhập mộ, yọa mộ. - Thanh Long thừa không vong mà NTT và TTT tỵ hoà với nhật. II-Có tiền dễ hay khó: - Thần (chi) sinh nhật (can) thì dễ. Nhật sinh thần thì khó. - Tài là phát dụng (sơ truyền): dễ. Tài là mạt truyền: khó. - Tài lâm can: dễ có. Can lâm tài: khó có. - Nhật đức, nhật lộc là phát dụng: dễ. Khoá phản ngâm: khó. - Tam truyền là chi truyền can: dễ. ngược lại là khó. - Sơ truyền khắc nhật mà trung truyền và mạt truyền lại bị nhật khắc: trước khó sau dễ, từ từ. - NTT và TTT hoà hợp: dễ, ngược lại là khó. - Sơ truyền bị nhật khắc mà Trung truyền và mạt truyền khắc nhật: trước dễ sau khó, nên tính gấp. III- Có tài nhiều hay ít: - Tài vượng, tướng: nhiều. Hưu tù: ít. - Phát dụng là tài: nhiều. Trung truyền và mạt truyền là tài : ít. *Ex: Cầu vàng bạc thấy dậu, cầu áo quần thấy mùi… IV-Kẻ nào đưa đến: - Tài thừa hậu: tiền của thê thiếp - Thừa quý nhân: tiền của “bề trên”. - Thừa võ (vũ): của trộm cướp. - Thừa xà: của vợ, thầy chùa. - Thừa tước: do chức tước. - Thừa thường: do người già cả. - Thừa hổ: do lính, tiền phúng điếu. - Thừa âm: do đàn bà. - Thừa không: do quan lại, tôi tớ. - Thừa vũ: trộm hay trẻ con. V- Tài từ đâu tới ? - Tài thừa hậu: do rượu, giấm hay thứ có nước. - Thừa quý nhân: do súc vật, nhà cửa, cầu cống. - Thừa long: do sách vở, củi, vải. - Thừa hợp: do xe cộ, thuyền, ghe. - Thừa trận: ruộng đất, cá mắm, đồ quý. - Thừa thường: áo quần, thách gả cưới. - Thừa hổ: ruộng vườn, làm đám ma mà phát tài. - Thừa âm: vàng bạc, ngọc ngà, ngũ cốc. - Thừa không; nhà cửa, dụng cụ. - Thừa vũ: do kho lẫm, đồ tích chứa lâu ngày lên giá. VI-Phương hướng cầu tài: Xét chỗ thừa thanh long (điều tra ở thiên bàn) mà rõ hướng nào. Ex: thanh long cư ngọ: cầu tài ở phương nam. Xét thần của hào tài lâm (điều tra ở địa bàn). Ex: hào tài ở năm, tháng, ngày, giờ đó có. Ghi chú: a/- Đòi nợ: nhật là tiền, thần là chủ nợ, thời là con nợ.... b/-Vay nợ: ngày dương xét nhật thượng thần, ngày âm xét thần thượng thần.... c/- Đánh bạc: xét nhật can, NTT là các con bạc, TTT là nhà cái ...etc….. cái nầy chẳng dám viết nhiều đâu ! Nếu ai bắt chước nhị tổ dùng thước bảng đến cạy miệng bẻ răng thì mình cũng nín thinh, hoặc giả như có ai tự chặt tay đến khẩn cầu thì mình bắt chước như Tổ Đạt Ma nhìn vách đá và cũng … không dám nói !
Chào hiền đệ Sinbad ! Cứ tính cả đời người thì lấy nguyên tắc thời hiệu là 60 năm từ hào sơ đến hào lục, trong đó hào sơ cho giá trị từ một tuổi đến 10 tuổi…. Như vậy, 43 tuổi nằm ở hào “tứ” , theo kinh nghiệm, đệ lấy hào “tứ” làm dụng thần, hào được chọn làm dụng thần nầy nếu ở tình trạng phải là động hào hoặc hào thế, ứng thì rất linh nghiệm, chính xác, sau đó lấy hành của dụng thần mà so với can chi của hào, của quái để tính số lượng ngũ hành sinh khắc mà đưa ra quyết đóan kết quả sự việc. À này, xem can chi của động hào mà tình thời gian xãy ra kết quả , nếu có một động hào thì dễ tìm, nếu có hai động hào trở lên thì chọn nội dung (lục thân hoặc lục thần nào có thể lọai, nội dung giống như mình cần mà quyết định chọn một động hào nào đó làm chuẩn). Nếu khó quá thì chuẩn bị xem huynh đưa phương pháp khác là nhâm độn và tử vi để xem trong các loạt bài sau. Thân mến hiền đệ rất nhiều. Khi nào dìa quê Bến Cát xẹt ngang qua nhà huynh ở Khủ Dầu Mập nhớ liệng cho cục gạch vào sân nha…. Nóc nhà huynh cao… đệ ném bằng tay hem tới âu oáh… mà phải dùng cao xạ í ạ…he he he he….) Trả lời I-Ngũ hành sinh khắc: ÔN LẠI BÀI CŨ : (bảng tìm nhanh) Hành KIM THUỶ MỘC HOẢ THỔ CHI Thân Dậu Tí Hợi Dần Mão Tỵ Ngọ Thìn Tuất Sửu Mùi CAN Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ BÁT QUÁI Càn Đoài Khảm Chấn Tốn Ly Cấn Khôn * Sinh nhập: (vượng): theo chiều kim đồng hồ, giống như được người ta nuôi mình cho mập- tốt. * Sinh xuất: (hưu) ngược chiều kim đồng hồ, giống như mình bỏ tiền ra nuôi người bị hao vốn – hơi tốt * Khắc nhập: (tử ) theo cạnh hình ngôi sao nơi đầu mũi tên: giống như bị người ta giết mình , mình phải chết. – rất xấu * Khắc xuất : (tù) đi ngược mũi tên cạnh của ngôi sao : giống như mình giết người nên phải ở tù.- xấu. II- HẬU THIÊN BÁT QUÁI: RỜ MU RÙA: Dùng ba đồng tiền xu bằng nhau cùng loại, giả bộ làm lão mù ... lấy tay bỏ vào mu rùa thò vào: rờ mu, bóc, trộn và xốc xốc …. sau đó trút lên mặt bằng sao cho ba đồng tiền phải rời nhau; nếu không phải làm lại. Làm 6 lần, lần đầu là hào sơ….. đến lần 6 là hào lục , trang quẻ như sau : học thuộc lòng câu phú Huỳnh Kim và ghi ký hiệu lên giấy sáu hào thành 6 dòng sau 6 lần gieo: “ Trùng O , giao X , đơn ___ , sách ___ ___ , cho tường, “ Trùng ba đồng sấp, ngữa toàn là giao “ Hai sấp một ngữa sách hào, “ Hai ngữa một sấp đơn hào chẳng sai ! “ Xem cho biến động phương lai, “ Trùng thì hóa sách phép tài thần tiên. “ Giao động thì hóa vi đơn “ Suy trong hào động luận bàn thấp cao. Thí dụ ta gieo được quẻ ‘Thiên phong cấu”: Chánh quái (Th Ph cấu) Hào 6……. ________ Hào 5……. ________ Hào 4…o... ________ Hào 3……. ________ Hào 2……. ________ Hào 1……. ____ ___ (ghi đủ) Không có hộ quái Biến quái (Ph. Th. tiểu súc) _________ _________ ____ ____ _________ _________ _________ (Thực tế không cần ghi) III- An "can và "chi"vào các hào cho cả hai quái thượng và hạ: Bạn viết kế bên các hào (bìa ngoài các hào đã trang quẻ) An CAN theo khẩu quyết: "Cấn : Bính, Khảm : Mậu , Chấn nạp: Canh Tốn: Tân, Ly : Kỹ, Đoài tầm : Đinh nội Khôn : Ất, ngoại Khôn hô : Quý Kiền hạ : Giáp, thượng Nhâm khai hình." An CHI theo khẩu quyết: "Càn khảm cấn chấn thuận; Tý dần thìn tý, luận. Tốn ly khôn đoài nghịch; Sửu mão dần tỵ, đích . " Bảng lập thành cách ghi (xem nhanh): NỘI (hạ quái) NGOẠI (thượng quái) Quẻ hào 1 hào 2 hào 3 Quẻ hào 4 hào 5 hào 6 Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Khôn Ly Đòai Tí Dần Thìn Tí Sửu Mão Mùi Tỵ Dần Thìn Ngọ Dần Hợi Sửu Tỵ Mão Thìn Ngọ Thân Thìn Dậu Hợi Mão Sửu Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Khôn Ly Đòai Ngọ Thân Tuất Ngọ Mùi Dậu Sửu Hợi Thân Tuất Tí Thân Tỵ Mùi Hợi Dậu Tuất Tí Dần Tuất Mão Tỵ Dậu Mão IV-An lục thần vào các hào: là an ngũ thần vào lục hào, sinh khắc tương tự ngũ hành. Lục thần là 5 “thần” (tính chất) có ảnh hưởng trực tiếp vào quẻ gồm: 1-Phụ mẫu: cha mẹ hay các bậc tương đương cha mẹ…. 2-Huynh đệ: anh chị em, bè bạn thân thích… 3-Tử tôn: con cháu, học trò ta, rể dâu, trung thần, tu sĩ, thuốc men, thuận lợi công việc…. 4-Thê tài: vợ, em gái vợ, chị dâu, tôi tớ, hàng hóa, tiền của sản nghiệp…. 5-Quan quỷ: quan chức, bịnh hoạn , công danh, quỷ thần…. Xem chánh quái (đã trang lên giấy xong) thuộc “hành” nào (xem lại bảng lập thành), thì chi nào cùng hành ta an “Huynh đệ” vào cho chính quái, tương tự an lục thân cho các chi còn lại. ex: Thiên phong cấu thuộc càn (kim) nên chi nào thuộc kim ta an huynh đệ vào cho chánh quái và biến quái V-An “thế” (ta), và “ứng” (địch) : Nhìn vào bảng lập thành dưới đây, tìm tên quẻ để an thế và ứng ở hào nào trên dòng đầu , cột tương ứng. Thế 6 ứng3 Thế 1 ứng 4 Thế 2 ứng 5 Thế 3 ứng 6 Thế 4 ứng 1 Thế 5 ứng 2 Thế 4 ứng 1 Thế 3 ứng 6 Càn Cấu Độn Bỉ Quan Bác Tấn Đhữu Khảm Tiết Truân Kýtế Cách Phong Minhdi Sư Cấn Bí Đsúc Tỗn Khuê Lý Trphu Tiệm Chấn Dự Giải Hằng Thăng Tỉnh Đquá Tùy Tốn T.súc GNhân Ích Vôvọng Phệhạp Di Cổ Ly Lữ Đỉnh Vị tế Mông Hoán Tụng Đgnhân Khôn Phục Lâm Thái Đtráng Quải Nhu Tỵ Đoài Khổn Tụy Hàm Kiển Khiêm Tquá Qmuội VI-An lục thần vào các hào của quẻ chính: Học thuộc lòng thứ tự lục thần: “Thanh long, Châu tước, Câu trận, Đằng xà, Bạch hỗ, Huyền võ.” Lục thần là 6 thần "tính chất" có ảnh hưởng vào 6 quẻ: Thanh long: chủ yếu vui mừng thi cử v.v..., Châu tước là tin tức thư từ v.v...., Câu trận là chửi mắng, đánh lộn..v.v..., Đằng xà là kinh dị, quái gỡ v.v...., Bạch hỗ là máu huyết, bịnh tật v.v..., Huyền võ là đạo tặc, trộm cướp, côn đồ v.v... Mở âm lịch xem ngày coi quẻ (quái) tên gì , nhìn nhật can (can của ngày) ta an như sau: -Ngày giáp ất : an hào (1): long, h(2); tước, h(3): trận, h(4): xà, h(5): hỗ, h(6): võ. -Ngày bính đinh: (1) tước, (2) trận, (3) xà…v.v… -Ngày mậu: (1) trận, , (2) xà….v.v….. -Ngày kỹ: (1) xà , (2) hỗ… v.v…. -Ngày canh tân: (1) hỗ, (2) võ….v.v… -Ngày nhâm quý: (1) võ, (2)long …v.v…. Thí dụ : ngày “giáp thìn”, ta gieo được quẻ “cấu”, biến quái là “tiểu súc”.au khi trang quẻ lên giấy, ta có: 6thần 6 thân Ch. quái chi can Võ Hỗ Xà Trận Tước Long P mẫu H đệ Q quỷ H đệ T tôn P mẫu _______ _______ _______ _______ _______ __ __ Tuất Thân Ngọ Dậu Hợi Sửu (ứng) o (thế) X NH.. .. ..M ĐI… …N …H (ghi đủ) VII- Tìm hào động: -Hào động có hai loại : Minh động là hào trùng hay giao, thấy rõ ràng. Ám động: nếu không có minh động thì tìm ám động bằng cách : 1- Xem nhật thần ( chi ngày) có xung hào nào không?, thí dụ ngày "Tí" thì hào "ngọ" động. v.v.... 2-Nếu như trên không có thì tìm nhật can (can ngày) Giáp , kỷ : ngũ lục- Bính, tân : sơ Ất, canh: tứ - Đinh, nhâm: tam, Mậu , quý: nhị. (ngày giáp thì động hào ngũ, ngày kỷ động hào lục v.v....) VIII- Chọn dụng thần và cách giải đoán : Nói nôm na dụng thần là hào đã dùng làm cơ sở quản lý hết tất cả vấn đề của đương sự, thông thường nếu tự mình xem thì chọn dụng thần là hào đã an "thế" (ta) , đối phương là hào "ứng" (địch). Vấn đề tìm xem là nằm ở hào nào làm dụng thần, so sánh sinh khắc với nhật thần , nguyệt kiến, động hào .... kết quả đạt được sinh > khắc: tốt , sinh < khắc : xấu, sinh = khắc: trung bình, chuyện sẽ ra kết thúc vào ngày, tháng (hoặc giờ, năm...) ở hào động. -Không dùng , hoặc dùng rất ít ý nghĩa tiên thiên của quẻ để đoán (không cần thiết lắm). I Tạm kết phần bốc dịch: Vạn sự khởi đầu nan.... Nghề chơi cũng lắm công phu.... phải học thuộc lòng, tự nghĩ ra cách dễ nhớ, tự học, tự rèn luyện ..... phải tuần tự nhi tiến..... mới trang quẻ nhanh chóng và quyết đoán chính xác... Vài hàng nói dóc, cảm ơn các bạn quan tâm theo dõi, nhưng ... các bạn chớ tin, nhớ xem qua thì bỏ ... vào đâu cũng được, đừng bắt bỏ vào bót đồn chắc chít thui áh... Hiiii... **************
HỮU DỤNG VÀ VÔ DỤNG Ngày xưa, người con thứ của Câu Tiển bị vua Sở bắt giam vì tội giết người.. Lúc này ở nước Sở có một nhà tiên tri tên là Trang Sinh rất được vua Sở kính trọng và sùng bái. Câu Tiển biết được chuyện này nên viết ngay một bức thư kèm theo 100 nén vàng , sau đó gọi con trai út của mình nói: - Con hãy mang thư này cùng với số vàng của ta đem đến nhà Trang Sinh, hầu để giải nạn cho anh của con! Người con trưởng nghe được chuyện này lấy cớ là con trưởng và tranh nhiệm vụ với em út của mình!!! Câu Tiển nhất quyết không cho, nhưng vị phu nhân của ông ta đã tiếp lời của con trai trưởng mình, năn nỉ với lý lẽ cho con được đi. Câu Tiển rất bực tức , nhưng đành vì phu nhân mà ngậm bồ hòn làm ngọt! Người con trưởng của Câu Tiển đem thư và vàng đến nhà của Trang Sinh. Nhận thư và vàng của Câu Tiển xong, Trang Sinh dặn dò kỷ với người con trưởng của Câu Tiển rằng: - Ngươi hãy về đi, đừng bao giờ quay trở lại đây và đừng bao giờ hỏi là làm sao em ngươi được tha! Người con trai trưởng một lòng vẫn muốn ở lại để mong xem cho được cách giải quyết của Trang Sinh, ngoài ra anh ta còn đem tiền vàng để mua chuộc các quan chức lớn nhỏ trong Sở triều. Riêng Trang Sinh âm thầm đến mật kiến chầu vua Sở và nói rằng: - Muôn tâu bệ hạ! Sao Mỗ chiếu nước Mỗ, là một điềm xấu! Vua Sở kinh sợ liền hỏi: - Thế thì làm sao để trừ khử nó? - Tâu bệ hạ, cần phải làm đức! Vua Sở nghe vậy liền ban chiếu ân xá cho các phạm nhân. Con trai trưởng của Câu Tiển nghe được tin này biết chắc là vua Sở sắp ân xá cho tù nhân, anh ta trong lòng sinh nghi Trang Sinh. Anh ta đã quay trở lại nhà Trang Sinh, vừa bước vào ngõ, Trang Sinh hỏi ngay: - Sao ngươi chưa chịu về? - Thưa … Tiên sinh cho hỏi, có phải là Đức vua sắp ân xá cho tù nhân không ạ ? Một người như Trang Sinh thì đâu có lạ lẫm gì thói đời ấy ! Ông ta liền bảo con trai trưởng của Câu Tiển: - Ngươi vào nhà lấy tiền vàng mà về! Con trai trưởng của Câu Tiển mừng thầm trong bụng là không những mình đã hòan thành nhiệm vụ mà lại còn không bị mất của! Anh ta vội vào nhà lấy tiền vàng lại và đi về thẳng một nước. Sau chuyện này Trang Sinh lại mật kiến với vua Sở” tâu rằng: - Muôn tâu bệ hạ, tiểu thần nghe người ta đồn rằng “Đức vua ra lệnh ân xá chẳng qua là vì con trai của Câu Tiển đó thôi, vả lại Câu Tiển cũng là còn là một vị quân vương giàu có ạ! Sở Vương vô cùng tức giận, liền hạ lệnh chém đầu con trai thứ của Câu Tiển ngay lập tức. Ngày đưa tang cho con trai của Câu Tiển – Phu nhân của ông ta cùng hai đứa con trai khóc lóc thảm thiết ! Câu Tiển cười trong lòng mà than rằng: -Ta chẳng lấy làm lạ, ta biết chuyện này sẽ xảy ra, thằng trưởng từ nhỏ đã sống với ta cùng chịu cảnh cơ hàn, thằng út chỉ mới sinh đây thôi thì làm sao mà biết cơ hàn là gì, suốt ngày chỉ biết ăn chơi phung phí ! Hỡi ôi ! Thằng trưởng chịu cực nhiều thì biết tiếc của nên mới gây ra cớ sự như thế này ! Nếu để thằng út đi thì bây giờ cha con đã được đoàn tụ …. Chỉ vỉ thằng út đâu có tiếc của!
Quy ước có 12 điều : 1.Giờ 2.Nguyệt tướng 3.Nhật Thìn(tức là Can Chi ) 4.Tam truyền 5.Niên mạng 6.12 thiên tướng 7.Khóa thể 8.Các thần sát 9.12 thiên thần(tức là 12 Chi) 10.Âm thần và Độn can 11.Khắc Ứng 12.Đức-Lộc-Hình _xung-Phá -Hại-Không -Hợp-Quỷ-Mộ-Sinh-Mã Và có 9 khóa căn bản ,từ đó mới tìm ra Tam truyền của từng loại khóa : 1. Khóa Khắc-Tặc 2.Khóa Tri nhất (đồng Âm Dương) 3.Thiệp hại 4.Dao khắc 5.Mão tinh 6.Biệt trách 7.Bát chuyên 8.Phục ngâm 9.Phản ngâm từ 9 quẻ này ta có thể tìm ra 64 quẻ của độn Lục Nhâm Trong Lục nhâm đại độn Khoá là một vấn đề mang tính chất mấu chốt, bởi lẽ từng khoá có lý đoán riêng, mỗi khoá lại tương ứng với từng quái. Ở đây quái đóng vai trò luận hỗ thêm vào lý đoán, có thể dùng luận quái theo cách thức hào từ như trong Kinh dịch, hoặc có thể luận theo cách của bốc phệ. Khoá Lục nhâm cơ bản được tính ra từ can chi ngày chiêm, khoá cơ bản chỉ gồm tứ khóa, có thể ở dạng Sinh, Khắc, tặc. Từ tứ khoá hỗ thêm các điều khiện cụ thể sẽ có chừng hơn 64 khoá cho đại lục nhâm và đến đây 1 bài toán rất phức tạm cho người học là làm thế nào để nhanh chóng xác định được khoá của quẻ chiêm, rồi thì mới đến luận đoán. Muốn biết nhanh chóng quẻ chiêm thuộc khoá gì chỉ có cách lắm vững các định nghĩa khoá chắc và sử dụng nhiều thành quen, hoặc phải mất công thiết lập một bản tra khoa học thì mới nhanh chóng tìm được đúng khoá và đây là việch khó với nhiều người học lục nhâm đại độn. Hiện nay tôi thấy nhiều người lầm lẫn cho rằng lục nhâm tiểu độn, ngoài bắc cho là đại độn, quả thực thực là ngớ ngẩn. Vì Lục nhâm đại độn được xếp vào Tam thức thiên về nhân, Thái ất thiên về thiên, Độn giáp thiên về địa.Phép lục nhâm tiểu độn không thể so sánh với nó được.Phần dưới đây tôi sẽ giới thiệu Khoá ứng quái và một số định nghĩa khoá trong lục nhâm đại độn. Thực ra trong các môn trong Tam thức đều có thiên địa nhân, ví như trong Độn giáp thường dùng nhân bàn địa bàn thiên bàn, trá bàn (đỉnh bàn). Nhưng nói thiên địa nhân ở đây theo nghĩa những môn này có liên quam mật thiết với từng yếu tố thiên địa nhân. Ví như Thái ất thực chất liên quan đến chu kỳ của các tinh tú ảnh hưởng lên trái đất, con người. Độn giáp liên quan đến địa lý bằng chứng nếu không có kiến thức về DG không thể học đọc địa lý Tam hợp, bản chất của DG liên quan đến tính phương vị cát hung với các chủ thể con người cùng mang tính thời gian. Lục nhâm chuyên về chiêm những việc về nhân sự, như công danh, số mệnh...vv.Cái hay là cả tam thức đều có thể dùng để xem số người, nhưng đây không phải là điểm mạnh của tam thức. Khoá Lục nhâm có ý nghĩa quyết định trong việc sử dụng lục nhâm như đã trình bày ở trên, ngoài ra phải biết khoá thì ta mới tính được Tam truyền, còn việc tính toán tam truyền như thế nào thì theo Tam truyên thi . Tam truyền cũng là điểm trọng yếu của tính toán lục nhâm có lẽ đứng trên cả tính toán liên quan đến lục xứ. Thời trước các cụ ở ngoài bắc rất trọng xem Lục nhâm đại độn, nhưng gần đây không thấy phổ biến, và càng ngày càng ít người biết, Còn người sử dụng đại lục nhâm tôi chưa thấy có ai, đa số là dùng tiểu lục nhâm. Sở dĩ người ta xếp Thái ất đứng đầu trong Tam thức vì nó nghiên cứu quy mô ở tầm vĩ mô, Hơn nữa quy luật của thiên bao giờ cũng ảnh hưởng rộng lớn và bào trùm" Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên". Dưới đây là Quái ứng khoá tôi sẽ tham khảo nhiều sách để hiệu chỉnh lại sau cho đúng. Khoá mục phối quái Tên Khoá 1. Nguyên Thủ khoá 2. Trùng thẩm khoá3. Tri nhất khoá4. Thiệp hại khoá5. Giao khắc khoá6. Mão tinh khoá7. Biệt trách khoá8. Bát chuyên khoá9. Phục ngâm khoá10. Phản ngâm khoá11. Tam quang khoá12. Tam dương khoá13. Tam kỳ khoá14. Lục nghi khóa15. Thời thái khoá16. Long đức khoá17. Quan tước khoá18. Phú quý khoá19. Hiên cái khoá20. Chú ấn khoá21. Trảm luân khoá22. Dẫn tùng khoá23. Hanh thông khoá24. Phồn xương khoá25. Vinh hoa khoá26. Đức khánh khoá27. Hợp hoan khoá28. Hoà mỹ khoá29. Trảm quan khoá30. Bế nhật khoá31. Du tử khoá32. Tam giao khoá33. Chuế đế khoá34. Xung phá khoá35. Dâm dật khoá36. Vu dâm khoá37. Cô quả khoá38. Địa bàn khoá39. Độ ách khoá40. Vô lộc khoá41. Tuyệt tự khoá42. Độn phúc khoá43. Xâm hại khoá44. Hình thương khoá45. Nhị phiền khoá46. Thiên hoạ khoá47. Thiên ngục khoá48. Thiên khấu khoá49. Thiên võng khoá50. Phách hoá khoá51. Tam âm khoá52. Long chiến khoá 53. Tử kỳ khoá54. Tai ách khoá55. ương cữu khoá56. Quỷ sửu khoá57. Quỷ mộ khoá58. Lệ đức khoá59. Bàng châu khoá60. Toàn cục khoá61. Huyền thai khoá62. Liên châu khoá63. Lục thuần khoá Ứng quái 1. Càn vi thiên 2.Khôn vi địa3.Thuỷ địa tỷ4.Bát thuần khảm5.Khuê6.Lý7.Vô vọng8.Đồng nhân9.Bát thuần cấn10.Bát thuần chấn11.Bí12.Tấn13.Dự14.Bát thuần Đoài15.Địa thiên thái16.Tuỵ17.Ích18.Đại hữu19.Thăng20.Đỉnh21.Di22.Hoán23.Ti 879;m24.Hàm25.Sư26.Nhu27.Tỉnh28.Phong29.Đ 897;n30.Khiêm31.Quan32.Cấu33.Lữ24.Quải35.K ý tế36.Tiểu súc37.Phụ38.Không có quái39.Bác40.Bĩ41.Không có quái42Chuân43Tổn44.Tuỵ45.Minh di 46.Đại quá47.Phệ hạp48.Kiển49.Mông50.Cổ51.Trung phu52.LY53.Vị tế54.Qui muội55.Giải56.Tiểu quá57.Khốn58.Tuỳ59.Đại tráng60.Đại súc61.Gia nhân62.Phục63.Cách Một số các định nghĩa khoá trong Lục nhâm đại độn Vu dâm khoá Đn: Trong tứ khoá có khoá khắc mà có 2 khoá ở cùng một cung, gọi là Vu dâm khoá. Trong 2 khoá ở cùng một cung đó, phải bỏ khoá đứng sau, chỉ dung khoá đứng trước. Hoặc nếu can với chi tương sinh, nhưng lại hỗ tương khắc cũng gọi là Vu dâm khoá. Can chi giao hỗ tương khắc có hai cách 1. Can khắc chi thượng thần và chi khắc lại can thưọng thần. 2.Can thượng thần khắc chi, và chi thượng thần khắc chi. Chú ý : Vu dâm khoá có 2 khoá ở một cung, phải bỏ đi một khoá. Sau đó xem các âm, dương khoá còn lại mà luận đoán nam nữ loạn dâm. Khoá 1,3 định nghĩa là dương khoá Khoá 2,4 định nghĩa là âm khoá. Nếu ở ngày dương thì thứ tự khoá không đổi. Nếu ngày âm thứ tự khoá thay đổi theo quy tắc lấy khoá 3,4 đổi làm 1,2, lấy 1,2 đổi làm 3,4. Sau đó mới bỏ đi khóa đứng sau trong cùng một cung. Ví dụ 1 Chiêm ngày Ất mão Nguyệt tướng mùi giờ ngọ. Tứ khoá: Thìn Tị Tị Ngọ Mão Thìn ̐ 4;t Tị Vì ngày âm nên đổi Tị Ngọ & nbsp; Thìn tị Ất Tị &n bsp; Mão Thìn Bỏ Khoá 4 sau khi đổi. Ví dụ 2 Ngày giáp tý nguyệt tướng hợi giờ mão. ( Hợi gia mão) Tuất Ngọ ;Thân Thìn Giáp Tuất Tý &n bsp; Thân Can giáp thuộc mộc chi tý thuộc thuỷ. Can với chi tương sinh Can thượng thần tuất khắc chi tý thuỷ. Chi thượng thần thân kim khắc can giáp mộc. Đó là can chi hỗ khắc cũng gọi là Vu dâm khoá Khóa mục phối quái bổ sung Tại hạ(hongphuc) mạn phép anh Nguyen Vũ viết thêm một chút: Khóa 63(?) Gián Truyền khóa ứng quẻ Tốn Khóa 65 Vật loại khóa ứng quẻ Tiết Chuế tế khóa thì đúng hơn là Chuế đế khóa. Kính Thứ 1: cần phân biệt rõ ràng giữa các tên gọi của Lục Nhâm. Thứ 2: Các sách nào cần phải học để nắm được quy tắc của Lục Nhâm Thứ 3: Sau khi lập xong được tất cả các bước của Lục Nhâm xong ta sẽ làm gì ? Chẳng lẽ lập xong để đó chơi ? không biết luận giải quẻ nhâm ra sao ? luận đoán sự việc như thế nào ? Do vậy việc cần làm thứ 3 là cần được người thầy chỉ bảo. Thứ 4: Kinh nghiệm sau nhiềm năm ứng dụng thực hành, đúc kết tri thức tinh hoa. Trả lời vấn đề trên thì H đây cũng không thể trả lời hết được. Ai học ai nghiên cứu từ từ sẽ tự mình trả lời cho mình biết. Về Lục nhâm thì hiện tại ở việt nam chỉ có 2 khái niệm: - Tiểu lục nhâm. (hay là độn lưu liên) - Lục nhâm đại độn. theo trung quốc thì họ phân biệt rõ ràng; - Tiểu lục nhâm - Trung lục nhâm - Đại lục nhâm. các sách về Lục nhâm tiếng việt hiện thấy như: - Lục nhâm bất sát <-- sách mỏng - Lục nhâm dị tri <-- có 61 khoá, ý nghĩa chỉ có 60 khoá. - Lục nhâm đại độn (không rõ tác giả) <-- đây chỉ là hướng dẫn tính cơ bản đầu tiên của Đại lục nhâm. - Đại Lục nhâm bí tàng đại toàn (quyển cũ) <-- 65 khoá - Đại Lục nhâm bí tàng đại toàn (quyển mới, mới xuật bản lại , đánh máy lại quyển cũ nhưng không đầy đủ, đổi tên dịch giả, bổ sung 720 quẻ.) - quyển nhâm tương truyền nói là của nguyễn bỉnh khiêm. (không ai kiểm chứng)
Đây là các quẻ Lục Nhâm tương ứng với quẻ Dịch : 1.Nguyên thủ :Càn 2.Trùng thẩm :Khôn 3.Tri nhất :Tùy 4.Thiệp hại :Khảm 5.Dao khắc :Khuê 6.Mảo tinh :Lý 7.Biệt trách :Hoán 8.Bát chuyên :Đồng nhân 9.Phục ngâm :Cấn- 10.Phản ngâm :Chấn 11.Tam quang :Bí 12.Tam dương :Tấn 13.Tam kỳ ự 14.Lục nghi :Đoài 15.Thời thái :Thái 16.Long đức :Tụy 17.Quan tước :Ích 18.Phú quý :Đại hửu 19.Hiên cái :Thăng 20.Chú ấn :Đỉnh 21.Trác luân i 22.Dẫn tòng :Hoán 23.Hanh thông :Tiệm 24.Phiền xương :Hàm 25.Vinh hoa ư 26.Đức khánh :Nhu 27.Hợp hoan :Tỉnh 28.Hoàn mỷhong 29.Trảm quan :Độn 30.Bế khẩu :Khiêm 31.Du tử :Quan 32.Tam giao :Cấu 33.Loạn thủ :Vô vọng 34.Chuế tế :Lử 35.Xung phá :Quải 36.Dâm dật :Ký tế 37.Vụ dâm :Tiểu xúc 38.Độ ách :Bác 39.Vô lộc-Tuyệt tự:Bỉ 40.Truân phước :Truân 41.Xâm hại :Tổn 42.Hình thương :Tụng 43.Nhị phiền :Minh di 44.Thiên họa :Đại quá 45.Thiên ngục hệ hạp 46.Thiên khấu :Kiển 47.Thiên vỏng :Mông 48.Phách hóa :Cổ 49.Tam âm :Trung phu 50.Long chiến :Ly 51.Tử kỳ :Vị tế 52.Tai ách :Quy muội 53.Ương cữu :Giãi 54.Cửu xú :Tiểu quá 55.Quỷ mộ :Khốn 56.Lệ đức :Tùy 57.Bàn châu :Đại tráng 58.Toàn cuộc :Đại xúc 59.Huyền thai :Gia nhân 60.Liên châu hục 61.Gián truyền :Tốn 62:Lục thuần khóa :Cách 63.Vật loại khóa :Tiết . Quy ước có 12 điều : 1.GIỜ : Giờ là quân tiên phong ,khóa chưa thấy vì giờ chưa thấu,.Xem được khóa thể rồi thì biết được Cát Hung . *Giờ là Tài của Nhật can :nếu vượng khí và được cát thần tướng thì tài bạch hưng vượng *Giờ là Nhật mã :nếu gặp Thiên không hay Không vong thì ra ngoài không có lơi ,trái lại thì tốt *Giờ là Nhật Quý ,Nhật Đức ,Nhật Lộc ,tài tinh :chắc được quan ,phú quý hay nhờ người giúp thì được phúc .Nếu gặp Hình Sát thì xấu . *Giờ cùng Nhật can là Tam Lục hợp :chủ việc bên ngoài hòa hợp . Nếu có tài tinh hay được cát thần vượng tướng phù trợ thì chủ ngoại tài,vợ con hòa hợp . *Giờ cùng Nhật chi là Tam Lục hợp :chủ việc bên trong hòa hợp Nếu trong quẻ có hào tử tôn cùng cát thần vượng tướng thì được thêm người hay thêm con cháu ,hòa hợp Nếu cùng chi hợp mà thấy Tước -Trận,lại là quẻ Loạn thủ thì chủ trong thân thuộc thù hằn nhau hay có sự tranh dành .Nếu làm quan thì đồng sự bất hòa ,làm hại nhau . *Giờ hợp cả Nhật Can và Nhật chi :ứng trong ngoài hòa hợp *Giờ là Lục Hại của nhật can :có việc lo bên ngoài Giờ là Lục hại của Nhật chi :có việc lo bên trong. *Ngày gặp giờ Không vong :chủ việc lừa đảo ,dối trá. Nếu thấy trong quẻ có Tam lục hợp lại có Hậu - Long - Thường -Hợp thì trước dễ sau khó thành + Duy xem BỆNH -TỤNG mà gặpgiờ Không vong thì lại tốt ,nhưng bệnh mới phát thì hết ,bệnh cũ thì chết . *Giờ bị Nhật can xung :chủ động việc bên ngoài . Giờ bị Nhật chi xung :bên trong tranh với người *Giờ bị Nhật Hình hay Nhật Sát :chủ việc cấp tốc ,ra vào nhanh chóng *Giờ bị Nhật Phá :chủ phá tài ,trốn mất : *nhưng nếu có cát thần,lại có Vũ ,cùng Nhật can hợp và làm tài tinh:của mất lại tìm thấy .*Còn nếu có hung thần lại có Vũ ,mà Âm thần của Vũ lại khắc hào Tài :của mất khó tìm . *Nếu thần của Vũ ,cùng ngày lâm Nhật quý vượng tướng ,nhưng nếu bị Hình Hại :chủ việc trộm cướp ,hại người . *Nếu Câu trận bị Vũ khắc chế :người đi bắt trộm bị thương . *BAN NGÀY XEM mà gặp giờ đêm(Dậu-Tuất-hợi-Tý -Sửu-Dần),hay các cung Dậu -Tuất-Hợi-Tý-Sửu -Dần thiên bàn:có ám muội ,bệnh nặng ,kiện tụng ... *BAN ĐÊM XEM mà gặp giờ ngày (Mảo-Thìn-Tị-Ngọ -Mùi-Thân) ,hay các cung Mảo-Thìn -Tị -Ngọ-Mùi -Thân thiên bàn :chủ quang minh rong sáng . 2.NGUYỆT TƯỚNG : Nguyệt tướng làm việc giữ cửa.Vào Tam truyền thì phúc không phải là ít . *Nếu gặp cát thần thì thêm cát *Nếu gặp Hung thần thì giảm hung *Gặp Không vong cũng không hung . 3.NHẬT - THẦN (CAN -CHI): *nHẬT CAN :chủ việc ngoài cửa ,bên ngoài ,người ,ngừoi ngoài . *Nhật chi :chủ việc bên trong ,nhà cửa thịnh suy . Can thiên bàn là Mã :quan chức vinh thăng . Chi thiên bàn là Mãời đổi nhà cửa , Can thiên bàn là Lộc :người khác tiếng lẩy lừng . Chi thiên bàn là Lộc hục tùng người khác . Can Chi thiên bàn đều thấy Nhật đức ,lại gặp cát tướng :có việc mừng ở ngoài do ngừơi khác đem tới . Can thượng -chi thượng (can chi thiên bàn ):là Lục hợp :việc gì cũng tốt .Nhưng BỆNH -TỤNG :hung Can thượng Chi thượng đều Bại khí (mộc dục):khí huyết suy bại ,nhà cửa sụp đổ ,không vượng . Can thượng -Chi thượng đều là bại thần :làm việc nên theo lối cũ . Can thượng chi thượng đều thấy Tử thần -Tử khí :nên dưỡng sức chờ thời , Can thượng Chi thượng đều thấy Không vong :giả dối hư không . Can khóa không đủ :trong lòng không yên . Chi khóa không đủ :trong lòng không yên . Can Chi đều Mảo Dậu :việc không thông . Can Chi đều Khôi (tuất ) -Cương (thìn ):việc thương tích khó tránh khỏi .
*XEM HÔN NHÂN :CAN :TRAI -CHI :gái * Kiện cáo :CAN :nguyên cáo -Chi : bị cáo *Bệnh : CAN :người -CHI : bệnh *Thai sản :CAN :trai -CHI: gái *Giao dịch :CAN :người -CHI : đồ vật *Phần mộ :CAN : ngừơi sống -CHI : mồ mả *Săn bắn : CAN : cung tên -CHI :chim thú *Nô bộc :CAN :chủ nhân -CHI :tôi tớ *Xuất hành :CAN :đường đi -CHI :hành động *Sự việc :CAN :chủ -CHI : khách -Can thượng thần sinh Can -Chi thượng thần sinh Chi :người và nhà đều được hanh thông ,mọi việc đều gặp may mắn. -Can thượng sinh Chi -Chi thượng sinh Can:người và nhà đắp đổi cho nhau ,cả 2 đều gặp thuận lợi (hay là 2 bên chủ khách ). -Can thượng là can đế vượng -Chi thượng là Chi đế vượng :cả nhà lẫn người đều được thịnh vượng .Nhưng nếu giử tỉnh thì cát -động thì có hung hiểm. -Can thượng là Chi đế vượng -Chi thượng là Can đế vượng :bản thân và nhà hay chủ và khách cùng được thịnh vượng . -Can thượng khắc Can -Chi thượng khắc Chi :mọi việc đều bất ổn .Gia trạch thì bị phá -Quỷ ma thì quấy nhiễu . -Can thượng khắc Chi -Chi thượng khắc Can :người và nhà đều bất lợi (hay chủ và khách đều bất lợi ). -Can sinh Can thượng -Chi sinh Chi thượng :có hao tổn vì phải sinh xuất . -Can sinh Chi thượng -Chi sinh Can thượng :chưa được người bao dung nên bị bế tắc . -Can khắc Can thượng -Chi khắc Chi thượng :anh em bất hòa ,hay là gặp mọi sự bế tắc khiến âu sầu buồn bả .
4.TAM TRUYỀN : a.Sơ truyền (phát dụng ) : Là cửa phát ra manh mối ,đầu câu chuyện ,đầu mối của họa và phúc . *Sơ truyền cát :việc phát cát .*Sơ truyền hung :việc phát hung . *khóa 1 và 2 phát Sơ :chủ việc bên ngoài .*khóa 3 và 4 phát sơ :chủ việc bên trong . *khóa 1 và 2 phát Sơ mà Quý nhân đi thuận :việc bên ngoài ,cát hay hung ứng rất mau . Quý nhân đi nghịch :cát hung ứng châm . *khóa 3 và 4 phát Sơ mà Quý nhân đi thuận :việc bên trong cát hay hung ứng rất mau . Quý nhân đi nghịch :cát hay hung ứng chậm. *khóa 4 phát Sơ :hay gặp những may mắn bất ngờ . *khóa khắc phát Sơ (khóa khắc ) :việc bên ngoài đến ;lợi trai không lợi gái /lợi trước không lợi sau /lợi lớn không lợi nhỏ(lợi cho hàng tôn trưởng chứ bất lợi cho kẻ dưới ). *hạ khắc thượng phát Sơ (khóa tặc ) :việc từ bên trong ra ;lợi gái không lợi trai /lợi sau không lợi trước /lợi cho hàng ti hạ không lợi cho các bậc tôn trưởng . *khóa Tặc là Sơ ,lại gặp nội chiến (thần khắc tướng ) :việc sắp thành ,đếnnữa chừng bị chựng lại . *khóa Tặc là Sơ lại gặp ngoại chiến (tướng khắc thần ) :bị ràng buộc ,không được tự do . *khóa khắc phát Sơ gặp nội chiến (thần khắc tướng ) :việc trở ngại khó thành ,dù có thành cũng không được như ý . *khóa khắc phát Sơ gặp ngoại chiến (tướng khắc thần ):có việc lo ,tuy hung nhưng giải được . *Sơ là Tràng sinh của Nhật can :việc gì cũng được thuận lợi . là Mộ của Nhật can :việc bị nhưng trệ không tiến được ,nhiều ám muội ,việc cũ tái phát trở lại .Bệnh thì triền miên .Vật mất :tìm thấy .Người đi thì về ngay . là Bại hay Tử của Nhật can :việc bị hửy hoại không thành . là Tuyệt của Nhật can :mọi việc đều kết thúc ngay .Người đi thì có tin . *Sơ và Tứ khóa (1-2-3-4) đều gặp Hình Xung Phá Hại :việc bị trở ngại ,không thông . *Sơ mà gặp Không vong :việc tốt xấu hay mừng lo đều không có thực . *Sơ khắc Nhật can :tâm thần bất ổn, không yên . *Sơ khắc Nhật Chi :nhà cửa bối rối . *Sơ khắc giờ chiêm quẻ :chủ sinh ngoại ý . *Sơ khắc Mạt truyền :có trước nhưng không có sau . *Sơ khắc bản mệnh thượng :tài vận thoái . *Sơ khắc hành niên thượng :việc bị trể nải . *Sơ bị Hưu :đau ốm -Sơ bị Tù :bị hình phạt. *Sơ gặp cát tướng cùng 1 loại ngủ hành :mừng hêm . *Sơ gặp hung tướng cùng 1 loại ngủ hành :lo thêm . *Sơ là Thái tuế -còn Trung và Mạt là Nhật Nguyệt :là tượng đổi dời từ xa lại gần ,việc nên cấp tốc tiến hành . b.Trung truyền : Là đoạn giữa của sự việc . *Sơ cát -Trung hung : việc cát hóa hung *Sơ hung -Trung cát :việc hung hóa cát . -Trung là Quan quỷ :việc bại * là Mộ :việc bị đình chỉ *là Hại :việc trắc trở *Là Phá :việc bị bỏ rơi *là Không vong :việc bất thành . c.Mạt truyền : Là cửa để kết thúc sự việc *Sơ -Trung :hung -Mạt :cát =việc kết cục thành . *Sơ-Trung :cát -Mạt hung =kết cục vỡ lở ,khó tránh được hung . *Sơ bị Tặc Khắc ,nhưng Mạt khắc chế được hản hung vi cát . *Mạt khắc Sơ :là tượng đi xa muôn dặm ,vào nước không chìm ,vào lửa không cháy ;bệnh khỏi ;tai ương hết . *Mạt khắc Sơ lại gặp Phá Hại :có sự ngăn trở nên cát hung không thành . *Mạt khắc Sơ mà gặp không vong :việc không có kết quả . *Sơ là trường sinh cho Nhật can mà Mạt là Mộ của Nhật can : việc có trước không có sau .Nếu trái lại thì tốt . *Sơ hung -Trung -Mạt cát :giải được hung . *Tam truyền hung -Hành niên cát =giải được hung . *tam truyền -hành niên đều hung thì khó mà tránh được hung họa. *Tam truyền đều là Tướng khắc Thần (ngoại chiến ) :việc lo nhẹ ,tuy hung nhưng giải được . *Tam truyền nôi chiến (Thần khắc tướng ) : việc lo nặn g,dù cát ,vẫn có lổi . *Tam truyền đều Không (thiên không -không vong ) : mọi việc đều không thật . *Giả như ơ-Mạt Không vong thì lấy Trung làm chủ . -Sơ -Trung Không vong thì lấy Mạt làm chủ . -Trung -Mạt Không vong thì lấy Sơ làm chủ . *Tam truyền mà từ Can thượng phát Sơ ,Trung Mạt là Chi thượng :mình cần đến người giúp ,nên bị lệ thuộc ,không được tự do . *Tam truyền mà từ Chi thượng phát Sơ ,Trung -Mạt là Can thượng :người cần ta nên nhờ cậy :nên hợp tác . *Tam truyền không lìa khỏi Can-Chi :cầu gì cũng được .Mưu việc thì nên .Người đi thì về .Giặc ra khỏi ổ thì trốn không thoát . *Tam truyền mà từ Can Chi hay hành niên bản mệnh :mọi việc đều được tiến ích và thịnh vượng . *Tam truyền sinh Nhật can :trăm việc đều hay . *Tam truyền khắc Nhật can :bá sự đều dỡ ,người thì lâm nạn .*khắc Nhật Chi :Nhà lâm nạn như Kiện ,tụng ... *CAN KHẮC SƠ ,SƠ KHẮC TRUNG ,TRUNG KHẮC MẠT :cầu tài được lớn . *Tam tuyền và Can Chi đều là Tặc :không có hòa khí ./kiện tụng :bị hình ./bệnh:chết./trong nhà phép nhà không nghiêm ,tự chuốc lấy nhục . *Tam truyền và Nhật can :cùng thoát ,cùng sinh ,cùng quỷ ,cùng tài thì phải xem Thần -Tướng cát -hung ,hay ngủ hành chế khắc ra sao ? +Toàn Quỷ :là triệu hung .Nếu hành niên hay Can Chi có hào Tử tôn là có thể chế được quỷ . +Toàn thoát khí (hào tử tôn ) :thì nên thấy Phụ (phụ khắc tử tôn ). +Nếu toàn sinh (phụ mẫu ) :thì nên thấy Tài (tài khắc phụ ). *Tam truyền và Nhật-Thần trên dưới đều hợp thì không nên làm việc gì quá đáng .Nếu được Nhật Nguyệt Xung Phá thì mới nên làm việc khác .Nhưng phải xem tam truyền hung cát ra sao ?Nếu cát thì nên hợp tác ;Nếu hung mà gặp Xung Phá thì hung bị giãi . *Tam truyền đều gặp hung tướng :chủ việc tranh tài ,giành nhau của cải ,việc quan . Nếu thấy :Long -Hợp-Thường cùng Can Chi là tam lục hợp mà không thấy hìnhkhắc thì :cầu quan được quan ;thường dân thì thắng lý hay được quý nhân dẫn dắt .
5.NIÊN-MẠNG : là cửa biến thể của sự việc .Bản mệnh ứng vào thân mình .Hành niên để giúp việc cho dụng sự . *Truyền tác hào tài ,bản mệnh thấy Quỷ là hung (tài sinh quỷ ) .Nhưng nếu Hành niên thấy hào Tử tôn thì lại hóa cát .Thế cho nên gọi là biên thể . *Hành niên ,bản mệnh lâm Sinh Vuợng thì tốt *Lâm Tử Tuyệt thì hung . *Can -Chi là Sơ mà sinh hợp hay tỉ hòa với hành niên ,bản mệnh thì tốt . *Can -chi là Sơ mà hình khắc hành niên ,bản mệnh thì xấu *Sơ tốt ,nhưng bị hành niên ,bản mệnh thượng khắc hại lại hóa xấu . *Sơ xấu ,nhưng hành niên ,bản mệnh thượng khắc chế được Sơ thì lại hóa cát . *Nhật tài tác Tài phát Sơ :lợi về cầu tài .Nhưng đắc tài sinh quỷ gọi là thoát khí :chủ hao tổn .Nếu là phát dụng thì không lợi xem về bệnh tật .Nếu thần trên hành niên ,bản mệnh làm Tử tôn cho Nhật thì có thể chế được quỷ để không sinh họa được (tử khắc quỷ ) . *NIÊN ,MẠNG thấy : +nhật tài :nên cầu tài . +nhật quan :nên cầu quan +Nhật Nguyệt tướng thì rất tốt ,có thể tiêu tai, giáng phúc , trừ họa . +thấy 2 mã :thì làm quan phải đổi đi xa mới có lợi +thấy Thiên hỷ ,quý nhân :vạn sự đều tốt . +thấy nguyệt yểm,Tử khí :chủ có oán thù ,bị ngừơi bức bách . +thấy Huyết chi,huyết kị :chủ có sự lo sợ về xe cộ . +thấy Truyền tống (thân ) gặp hung tướng :bệnh tật . +thấy Đăng minh (hợi ) gặp hung tướng :có thương ách . +thấy Đằng xà :mọi việc ngưng trệ . +thấy Bạch hổ Tử khí lại khắc Nhật mà không có cứu trợ (có chử thiên bàn xung khắc với bản mệnh thượng ) :tất chết . +Bạch hổ -sinh khí khắc bản mệnh :chủ có bệnh lao . CHIÊM CÁ NHÂN TỐT XẤU CẦN PHẢI THAM HỢP VỚI HÀNH NIÊN ,BẢN MỆNH MỚI KHÔNG BỊ LẦM LẠC . 8.THẦN SÁT : Có 12 Thần sát : 1.kiếp sát -2.tai sát -3.tuế sát -4.thiên sát -5.nguyệt sát -6.địa sát -7.vong thần -8.tướng tinh -9.cấm cách -10.dịch mã -11.lục ách -12.hoa cái . TUẦN HOA CÁI : *GIÁP TÝ ẬU *GIÁP TUẤT : MÙI *GIÁP THÂN : TỊ *GIÁP NGỌ :MẢO * GIÁP THÌN : SỬU *GIÁP DẦN:HỢI . *ngày DẦN NGỌ TUẤT : DỊCH MÃ:THÂN .-THIÊN MÃ ẦN .-KIẾP SÁT :HỢI *ngày THÂN TÝ THÌN ịch mã ần -thiên mã :thân -kiếp sát :tị *ngày TỊ DẬU SỬU : dịch mã :Hợi -thiên mã :Tị -kiếp sát ần *ngày HỢI MẢO MÙI : dịch mã :Tị -thiên mã :Hợi -kiếp sát :Thân
9.ÂM THẦN : Thần có dương ,có âm .Dương thần thì hiện .Âm thần thì ẩn .Muốn xem xét mọi việc cho cùng thì phải xét âm thần . a.Quý nhân : *ban ngày lấy Dạ quý nhân làm âm thần .*Ban đêm lấy Trú quý nhân làm âm thần . (ban ngày là giờ Mảo -Thìn-Tị -Ngọ -Mùi -Thân /ban đêm là giờ Dậu Tuất -Hợi-Tý -Sửu-Dần ) =ngày GIÁP-MẬU :Trú QN ửu thiên bàn /Dạ QN :Mùi thiên bàn . Ất -Kỷ :Tý /Thân Canh-Tân ần /Ngọ Bính -Đinh : Hợi / Dậu Nhâm-Quý : Mảo / Tị b.Các tướng khác : Lấy thượng thần làm âm thần . TD : ngày Giáp tý ,giờ Sửu ,Dậu tướng thì Đằng xà ở Thân thiên bàn /Tý địa bàn .Xem cung Thân địa bàn có thượng thần là Thìn .Vậy Thìn là âm thần của Xà . -Xem về trộm cướp :thấy âm thần của Vũ thừa Đinh thần :bắt không được .Nếu xung khắc hào Quỷ thì bắt được . -Xem về bệnh tật :lấy âm thần Bạch hổ :nếu khắc Nhật can và niên mệnh :bệnh không cứu được .Nếu có hào Tử tôn là có cứu . -Xem về kiện tụng : lấy âm thần của Câu trận .Nếu là hung tướng khắc Nhật can ,ắt sẽ bị hình . 10.ĐỘN CAN : Trong Lục Nhâm rất chú trọng đến Độn can (can ẩn ) . Phép xem :trước hết phải xem Nhật Thần ở tuần giáp nào ,rồi mới suy ra ở Tam truyền . Thí dụ ,ngày Mậu thìn ,giờ Mảo ,Dần tướng . tứ khóa : Thìn / mậu -mảo/thìn -mảo /thìn -dần /mảo . tam truyền là :Mảo-Dần -Sửu Ngày Mậu thìn thuộc tuần giáp tý .Vậy Mảo thì độn can Đinh (đinhmảo ) -Dần thì độn can Bính (bính dần ) - Sửu thì độn can Ất (ất sửu ) Trong Lục nhâm :tam truyền ,tứ khóa ,các chi thần xuất hiện thường tĩnh mà không động .Còn độn can thì vận chuyển đi từ nơi này đến nơi khác ,biến động khắp nơi ,họa phúc tiềm ẩn ở bên trong . Thí dụ như phát dụng tuy không phải là Quỷ ,nhưng nếu nhật can khắc nhật thì phải lấy Quỷ mà luận .Phát dụng tuy không phải là Tài nhưng ,nhưng nếu độn can thấy bị Nhật khắc thì phải lấy tài mà luận .
11.KHẮC -ỨNG : Khóa thể cát hung đã định ,tất phải xem đến thời kỳ ứng nghiệm ,gọi là Khắc ứng . *Thái tuế phát dụng :ứng nội trong năm *Nguyệt kiến phát dụng :ứng nội trong tháng *Nguyệt tướng phát dụng :ứng nội trong tiết khí tương ứng .(thí dụ Hợi tướng thì ứng thời kỳ từ tiết Vũ thủy đến hết tiết Kinh trập ) :là tháng 1 . *Ngày đầu của tứ lập tiết :Lập xuân -lập hạ -lập thu- lập đông :thì sẽ ứng trong mùa đó *Nhị thập tứ khí phát dụng thì ứng vào trong bản khí đó . *tuần thủ phát dụng thì ứng vào tuần giáp đó . *Chi ngày phát dụng :ứng nội trong ngày . *Giờ chiêm phát dụng :ứng trong giờ .Nhưng nếu Thái tuế ở Trung -Mạt thì ứng sự việc kéo dài 2-3 năm . *Nếu như cái kể ở trên không có ở phát dụng ,thì phải theo Chi của bản nhật (như ngày Sửu thì dùng Dần ứng ở ngày thứ hai ,dùng Mảo ứng ở ngày thứ 3... *Phải nhìn địa bàn Thái tuế mà định tháng (như chiêm năm Tý ,mà thấy Tị gia Tý thì lấy tháng Tị là tháng 4 ứng sự .thấy Dậu gia Tý thì lấy tháng 8 ứng sự ) *Nếu Thái tuế tại Trung truyền là chuyển hết năm (năm ngoái ) . *Nếu Thái tuế tại Mạt là ứng 2-3 năm về trước .Nguyệt kiến ,nguyệt tướng tại Trung -Mạt cũng thế . *Vượng khí phát dụng là việc hiện tại ,việc mau chóng . Tướng khí phát dụng là việc vị lai . Hưu-Tù khí phát dụng là việc quá khứ ,việc chậm trể . *Phần lớn mà Sơ và Nhật can khắc là ứng kỳ của hung sự . *Nhật can và Sơ Sinh là ứng kỳ của chuyện tốt ..Có khi dùng Sơ hợp làm ứng kỳ của thành sự . *Mạt -Sơ xung làm ứng kỳ của thành sự .
An sao quý nhân theo sách cổ Giáp, Mậu thị ngưu dương ẤT, kỷ thử hầu hương Bính đinh chư kê vị Nhâm quý đoài sà đầu Tân phùng mã hổ 1- cửa vượng khi cửa lâm vào tiết cùng hành với nó. 2- cửa tướng khi tiết thuộc hành dương sinh cửa thuộc hành dương 3- cửa bị tuyệt là khi cửa hành dương khắc tiết thuộc hành dương 4- cửa bị hủy là tiết dương sinh cửa thuộc hành âm 5- cửa bị tử là tiết khắc cửa 6- cửabị hưu là cửa hành âm sinh tiết hành dương 7- cửa bị tù là cửa hành âm khắc tiết hành dương 8- cửa bị phế là cửa hành dương sinh tiết hành dương
Trong Lục nhâm đại toàn có cách an vòng Quý nhân như sau: Giáp Mậu Canh: Sửu Mùi ất Kỷ Tí Thân truy Bính Đinh Hợi Dậu thượng Nhâm Quý Tị Mão tùy. Tân nhật Ngọ Dần khởi Từ giờ Mão đến giờ Thân thì lấy chữ đứng trước để an Quý nhân. Từ giờ Dậu đến giờ Dần lấy chữ sau. - Về câu hỏi thứ 2 liên quan đến An Sao Du-Lỗ, gởi đến Bạn bài ca sau đây : Giáp Kỷ SỬU Đại Cát vi tiên Ất Canh Thần Hậu TÝ cung tiền Bính Tân Công Tào DẦN mộc thượng Đinh nhâm Thái Ất TỴ xà thiên Mậu Quý Tuyền Tống cư THÂN vị Đích thị DU ĐÔ đối LỖ BIÊN (Nhớ An Theo Thiên Bàn) Ban ngày tính DU ĐÔ đêm tính LỖ ĐÔ VÍ DỤ : Ban ngày DU ĐÔ ở SỬU LỖ ĐÔ ở MÙI Ban đêm DU ĐÔ ở MÙI LỖ ĐÔ ở SỬU
em ĐOÁN TỬ VI (7) A- LUẬN ĐẠI HẠN: I- Đại hạn (hay còn gọi là đại vận) là các con số ghi trên các cung, có 5 lọai: 1-Thủy nhị cục: ghi số 2 tại mệnh viên tiếp tục ghi số 12 cung kế bên, lần lượt 22, 32, 42, 52, 62 … an thuận hành hoặc nghịch hành tùy theo tuổi (các bạn có thể tham khảo các loại sách hiện đang lưu hành trên “thị trường”…). 2- Mộc tam cục : ghi số 3 tại mệnh viên, lần lượt các cung khác ghi 13, 23, 33, 43 …..v.v… 3- Kim tứ cục : ghi 4, 14, 24, 34….. v.v…. 4-Thổ ngủ cục : ghi 5, 15, 25, 35 …..v.v… 5-Hỏa lục cục : ghi 6, 16, 26, 36 …..v.v… II- Giải đoán: 1- Đồng hạn : là hạn còn ở tuổi thiếu niên nhi đồng, các bạn xem trực tiếp tại các cung như sau : 01 tuổi xem ở cung mệnh viên, 2 tuổi xem ở cung khác (tham khảo ở các sách vừa kể) . Chú ý số tuổi được tính theo cổ truyền: khi sinh ra là được tính 01 tuổi, thôi nôi là 02 tuối…. như vậy bạn nào sinh năm 1987 tính đến năm 2007 là 21 tuổi! 2- Đối với thủy nhị cục : *Từ 22 tuổi đến 31 tuổi xem tại cung có ghi số 22; trong vòng 10 năm nầy có diều gì ảnh hưởng phải xem ý nghĩa của chính tinh tọa thủ tại cung ghi số 22. Tìm mục chính tinh tọa thủ tại mệnh trong đó có chú giải phần “Hạn” của chính tinh, giải theo nam mệnh hay nữ mệnh. Phần luận kèm các bộ dùng phương pháp chính chiếu tam hợp. Tuy nhiên cũng phải tham khảo dùng cung mệnh (hoặc an thân) làm gốc đễ diễn giải quyết đóan. *Từ 32 đến 41 tuổi xem tại cung có ghi số 32 trong vòng 10 năm nầy có diều gì ảnh hưởng phải xem ý nghĩa của chính tinh tọa thủ tại cung ghi số 32. Tìm mục chính tinh tọa thủ tại mệnh trong đó có chú giải phần “Hạn” của chính tinh, giải theo nam mệnh hay nữ mệnh. Phần luận kèm các bộ dùng phương pháp chính chiếu tam hợp và lấy gốc ở mệnh thân…. * Từ 42 đến 51 tuổi.. xem tại cung ghi số 42…. Tương tự xem cho cung ghi số 52, số 62…. Dĩ nhiên 72, 82, 92, khó ai sống lâu đến tuổi nầy, thường thường thầy bà xem số chỉ coi cho 10 năm thôi, sau đó vì lười biếng nên nói với thân chủ (khách xem) rằng…. kỳ sau đem lá số lại để họ đối chiếu nếu có gì lo lắng (?)… hihihi các thầy bà đuổi khách khéo để còn chạy show kiếm mối khác mà! 3-Các cục khác còn lại cũng xem tương tự thế …. 4- Chú ý đến tứ hóa: Hóa khoa, hóa quyền, hóa lộc, hóa kỵ có nằm liền kề nhau không? Mỗi hóa ứng cho 10 năm phát huy . Nếu được 3 hóa, 4 hóa kề các cung liền nhau ta gọi là liên châu phát to đấy! Nếu có khỏang cách một cung giữa các hóa thì công danh sự nghiệp chìm nổi giữa sóng ba đào… B-LUẬN TIỂU HẠN: Tiểu hạn là xem từng năm, hay nói rõ là xem từng chi tiết trong thập niên ở đại hạn. Ta nhìn vào thiên bàn (các bạn tham khảo thiên bàn tại bài đã post Lý học Đông phương), nhưng chữ Tí, Sửu…. Tuất , Hợi ghi theo đường kẻ phân biệt địa bàn (12 cung) và nhân bàn (ghi tên họ, năm tháng ngày giờ sinh) , 12 chữ nầy là thiên bàn đã an cho từng tuổi. 1- An các sao lại trên thiên bàn: Điều nầy rất ư là dễ sợ cho các thầy bà còn non tay ấn! Vì các sao không còn ở vị trí cung địa bàn nữa mà chạy theo năm, Thí dụ tuổi kỷ hợi thì sao thiên tuế nằm tại cung HỢI địa bàn, nhưng đến năm đinh hợi 2007 thì thiên tuế an tại HỢI thiên bàn…và dĩ nhiên là bà con giòng họ 11 vị (cả chòm) chạy đến chỗ mới . Do đó gần phân nửa các sao đã đổi chỗ không còn giống trên tấm giấy (lá số) đã ghi sẵn theo địa bàn! Nhưng cũng may, chỉ an cho các phi tinh mà thôi. 2- Lấy cung đại hạn làm gốc. Một thí dụ đơn giản như sau: một thân chủ nào đó năm nay 2007 Đinh Hợi được 34 tuổi xem năm 2007 có gì xãy ra, Vị “Thầy bà” nhìn vào nhân bàn thấy ghi là hỏa lục cục, nhìn vào cung đại hạn ghi số 26 (có nghĩa là hạn trong 10 năm từ 26 đến 35 tuổi) làm gốc, xem thiên bàn hợi (năm đinh HỢI 2007) có chính tinh nào ở trong đó để đóan, nếu vô chính diệu thì lấy “gốc” đại hạn, chính chiếu tam hợp để luận tội …hihihi… . tương tự cho các tiểu hạn còn lại trong vòng đại hạn. 3- Các bạn tập luận tiểu hạn cho các kết cục khác còn lại…. 4- Đại tiểu hạn trùng phùng: Khi nào số tuổi của đương số trùng vào cung gốc đại hạn thì ta gọi là Đại Tiểu hạn trùng phùng! Vào thời điểm nầy các chính tinh, trung tinh, bàng tinh và cả hung tinh ác sát đều phát huy hết công suất ! Do đó tùy theo trường hợp mà đóan là cực kỳ tốt hoặc quá xấu… phải cẩn thận khi quyết đóan kẻo thân chủ cho cây mọc trên đầu!!!! 5- Khi nào chết? Ngày xửa ngày xưa… có một sinh viên đến gặp giáo sư Khổng Tử xin phép nghỉ học: -Thưa thầy cho con nghỉ học về làm công chức! -Không được, làm công chức khó lắm vì phải còn qua nhiều khâu chế biến kiểm tra chất lượng sản phẩm, học lực của trò chưa tới nơi tới chốn phải ở lại học nữa! Lần sau anh ta thấy bạn đồng song của mình ra trường làm Giám đốc, Chánh văn phòng…. Anh ta cầm lòng không đậu đến xin nghỉ học lần nữa : -Thưa thầy con học hết nổi rồi, thầy cho con nghỉ học phụng dưỡng cha mẹ… -Không được, lớp trẻ thời nay chưa đạt tiêu chuẩn về đạo đức và đối nhân xử thế, đạo đức của thánh hiền rơi rớt theo thời gian làm tủi thẹn vong linh của các bậc tiền bối, con cái đời nay có hiếu để chỗ nào đâu, còn nói rằng áo đi mưa mặc qua khỏi đầu, trò phải ở lại trường đọc quyển Hiếu Kinh của ta để ở thư viện… Lần sau anh ta chịu hết nổi bèn bạo gan đến xin : -Thưa thầy cho con nghỉ học luôn để về nhà cày cấy buôn bán làm ăn… -Không được! Đang học văn chương chữ nghĩa thánh hiền về làm nông chưa có kinh nghiệm và buôn bán thì thường là bóc lột lừa đảo người khác, trò chưa hiểu hết… phải ở lại học thêm! -Thưa thầy chừng nào con hết học ạ? -Chừng nào chết là hết học vậy! -!!!??? *Bây giờ nếu hỏi khi nhìn lá số khi nào chết? Có nhiều cách: 1* Hết học hỏi. 2* Nhìn vào đại tiểu hạn trùng phùng đầy các sao hàng thứ dữ: Kình, đà, hỏa, linh, không, kiếp, tử, triệt, tuyệt, tuần vây phủ kín mít là xong! 3 *Khi nào xây mộ? Ông thầy mở quyển Tam thế diễn cầm xem số người chết có mả không, nếu có thì xem thêm tử vi đại tiểu hạn trùng phùng ngày tháng năm nào có sao “mộ” chiếu và bấm độn xem giờ hòang đạo để khởi công….
eo) Luận đoán nguyệt hạn (xãy ra tháng nào), thời hạn (xãy ra trong thời gian nào), nhật hạn…. bạn tham khảo thêm trong sách, nhưng mà xãy ra trong phút và giây thì Cụ Trần Đoàn chưa cho biết phương pháp. II- Các tính chất của các bộ sao: Ngày xưa người ta chỉ chú trong hai môn là “văn” và “võ”. Hiện nay phải quan niệm lại “văn” tương đương với lý thuyết, và “võ” tương tự như thực hành. Sau đây là tính chất tổng hợp của các bộ sao: a)-Sát, Phá, Liêm, Tham (SPLT): 100% thực hành b)-Tử, Phủ, Vũ, Tướng (TPVT): 60% thực hành, 40% lý thuyết c)-Cự, Nhật (thái dương): 60% lý thuyết, 40% thực hành.(CN) d)-Cơ, Nguyệt(thái âm), Đồng, Lương(CNĐL): 100% lý thuyết III- Các ảnh hưởng của tôn giáo, chính trị, xã hội: a) 12 sao vòng Trường sinh: Phật giáo b) 12 sao vòng Lộc tồn : Lão giáo c) 12 sao vòng Thái tuế: Nho giáo IV- Tương quan giữa mệnh (thân) và đại hạn (đại vận): a/-Mệnh “Cơ nguyệt đồng lương” (CNĐL) gặp đại vận “Sát phá liêm tham” (SPLT): rất khó khăn, trắc trở. b/- Mệnh SPLT gặp đại vận SPLT: tốt cC/- Mệnh CNĐL gặp đại vận CNĐL : tốt d/- Mệnh SPLT ….-nt-…. CNĐL : kém , rủi ro e/-…”… SPLT ….-nt-… TPVT : khá tốt f/-….”… TPVT…-nt-…TPVT : tốt g/-…”… TPVT…-nt-…SPLT : hoạt động thêm lên một chút h/-…”…TPVT …-nt-…CNĐL: khá, hơi kém một chút. i/-…”…TPVT…-nt-… CN : giảm kém chút ít k/-…”…CN…..-nt-….TPVT: giảm kém chút ít Ngoài ra còn phải xét thêm các trung tinh, hung tinh… để luận đoán cho chính xác. V-Phụ ghi: Qua các cách tôi đã hướng dẫn các bạn, kết hợp với quyển tử vi của tác giả nào đó mà bạn đã có trong tay, bạn hãy bắt đầu tự xem cho mình và lập kế hoạch cho cả cuộc đời của mình. Điều chắc chắn theo tôi nghĩ chỉ chính xác nhiều lắm là 44,5% mà thôi, nếu bạn nào tin 100% thì tôi không dám nhận xét phê phán gì thêm. Thực sự tử vi là một phương pháp thống kê cổ của người Trung Hoa dựa theo các chuyển vị của tinh tú trong từng giờ và tổng hợp theo các lý lịch cá nhân có liên quan. Tuy tử vi của Trung Hoa xem đến tận giờ sinh có chính xác hơn tử vi phương Tây nhiều (vì phương tây chỉ tính đến tháng sinh). Nhưng cũng có vấn đề cần nhận xét: các lá số sinh cùng giờ có giống nhau hoàn toàn không? Tôi đã quan sát theo dõi 4 người sinh cùng giờ trong nhiều năm qua, kết quả cũng nghiệm ra một số điều lý thú, trong đó một cặp song sinh tiêu biểu tôi xin kể (xin giấu tên) - Hai anh em cùng chuyên môn về tự nhiên: người anh là kỹ sư cơ khí, người em là thầy giáo (Kỹ sư tâm…hồn?) dạy …vật lý! Hơn nữa cả hai cùng có phong cách giống nhau. * Hai cô học trò cũ của tôi không có bà con với nhau cũng giống tương tự như thế, nghề nghiệp tương tự nhau (người chuyên nhãn khoa, người chuyên nha khoa), cùng ở nước ngoài gần nhau ( Pháp, Bỉ), cùng có chồng Tây lai Việt… Còn rất nhiều trường hợp thú vị khác mà sau nầy bạn có kinh nghiệm sau khi tìm hiểu học hỏi. Nên nhớ rằng tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu là rất tốt, tuy nhiên không nên dùng cách xem tử vi này mà làm nghề sinh sống. Trước kia tôi đã bị các cụ trong nhà nghiêm cấm nhận … “thọ tài hưởng thực!”- Tội càng nặng thêm vì dám lộ cơ trời (lậu thiên cơ). Trong tháng nầy là cuối mùa mưa bão lụt lội, tôi không dám viết thêm nữa vì có ai đang cầm búa trên mây (?) chờ xử tội kẻ dám lậu thiên cơ… hihihi…-./.
ĐOÁN TỬ VI (6) Các cung còn lại các bạn cũng dùng phương pháp như các cung đã nêu như sau: * Dùng chính tinh toạ thủ và các bộ sao khác để luận giải sau khi xét miếu hãm và tuần triệt mà quyết đoán. * Nếu cung vô chính diệu thì dùng tam hợp chính chiếu để thay thế, không dùng nhị hợp và lân cung. * Các bộ sao chính tinh, trung tinh, bàng tinh, hung tinh có đủ bộ hay không mà tính giá trị phát huy nhiều hay ít. Nên nhớ xem các câu phú giải của Trần Đoàn là LUẬT , các phú giải của các cụ ở Việt Nam ta là văn bản dưới luật giống như “quyết định, thông tư, công văn, thư mời họp …etc….” , đừng dùng dịch lý ngủ hành sinh khắc sẽ bị đi lạc vào “ma đạo”… hihihi … * Đây là kinh nghiệm thực tế, thường thường ta tự xem cho chính mình trước hoặc các thân nhân trong gia đình để đối chiếu sự đúng sai có “nhân chứng” và “vật chứng” để rút kinh nghiệm cụ thể. Sau đó là cả họ hàng và bạn bè…. Kinh nghiệm cho thấy thời nay quẻ bói thường chỉ linh nghiệm với người phàm, riêng công an thì hay bị “lạc quẻ” nên các thầy bà tránh né … hihihi….Tôi sẽ post tiếp về cách xem vận hạn và phân loại tính chất các sao trong các bài kế tiếp. * Với tổng số vài mươi lá số trong tay thì an sao (còn gọi là trang quẻ) bắt đầu thành thục thao tác, tập đoán được từ 150 – 300 lá số - lúc nầy có thể làm THÁNH PHÁN - có thể hạ sơn rồi đó. Tuy nhiên coi chừng trong chốn giang hồ có nhiều cao thủ khó cạnh tranh, nên thường phải tìm cho được sư phụ nào đó chỉ bảo thêm để tránh các lão tiền bối khác ăn hiếp!!! * Phần trình bày hướng dẫn của tôi có khác với Trần Đoàn ở chỗ là đem quyển hạ giới thiệu cho các bạn xem trước, quyển thượng của ông ta thì tôi đề cập sau (vì bắt chước theo phương pháp sư phạm hiện đại giống như đem bài tính toán thiên văn học dạy cho cấp một và tập rèn chữ cho sinh viên năm thứ nhất). Nếu có gì không phải xin các bạn bỏ lỗi cho ….hihihi…. Các cung còn lại gồm có: VIII- Cung Tài bạch : chủ yếu xem về tiền bạc, xưa là kim ngân, nay phải đổi mới là kho quỹ, ngân phiếu cổ phần…. I Cung Tật ách ( hoặc Giải ách): chủ yếu xem các tai nạn và bệnh tật của đương số, bệnh nặng hay nhẹ? Có qua khỏi hay không? Cung Điền trạch: Xem về của cải như nhà cửa, ruộng vườn, đất đai…. cũng phải đổi cách nhìn như xưa là trâu cày, ngựa kéo, nay phải là xe tải , xe con…. XI-Cung Nô bộc: Cách nhìn đời nay có khác với xưa: nô bộc dùng để chỉ bạn bè của mình, người giúp việc cho mình, các công nhân xí nghiệp mà mình phải trả lương ..etc…… XII- Cung Quan lộc: Xem sự nghiệp về học vấn, thi đậu hay rớt, nghề nghiệp, thăng quan tiến chức hay bị bãi nhiệm, làm việc có lâu bền không hay chuyển đổi ngành nghề bao lần… ĐOÁN TỬ VI (5) VII- Cung Tử tức: Viết đến đây lại thêm một trận cười thầm… Bây giờ số lượng con cái quá rõ, đâu phải như ngày xưa người ta thường tính từ đứa đầu đến đứa út có khi cả tá !!! Để lách luật các bạn trẻ thường đùa: bà vợ cả đẻ hai đứa con, ly dị, bước thêm nữa với bà hai cũng được 2 đứa con, ly dị , bước thêm nữa với bà ba …. cứ thế làm hoài! Nữ mệnh cũng vậy với ông chồng đầu được 2 đứa con , ly dị, …v.v… và còn nhiều cách khác nữa (?) . Chủ yếu cung nầy chỉ để tham khảo sự thống kê chính xác của các cụ đến độ nào mà thôi. * Cách giải cũng tương tự như trên, không tính cung nhị hợp và lân cung. Dùng ý nghĩa thuộc tính của chính tinh toạ thủ cùng với các trung tinh bàng tinh chính chiếu tam hợp mà giải. Dĩ nhiên chính tinh là chủ trì được bao nhiêu con trai con gái, nghề nghiệp, học hành, giàu nghèo, hiếu thuận hay không ?…Có nhờ cậy phụng dưỡng khi đương số về già hay không ? (Dưỡng nhi đãi lão), đời nay dịch nghĩa nôm là nuôi trẻ để về già chúng nó đưa mình vào trại dưỡng lão ...hihihi…. * Do khi xưa nhà nào cũng đông con là chuyện thường, các cụ chú trọng đến số con ít oi, hiếm muộn khi gặp các trường hợp như sau: - Lộc tồn : hiếm con gái, chỉ có một hoặc hai con. - Kình, Đà, Linh, Hoả: đắc địa gặp các chính tinh miếu vượng hội họp: 02 hoặc 03 con. - Đẩu, Cô, Quả: chỉ có 01, nếu có 02 là phá gia chi tử. - Kình, Đà, Linh, Hoả hãm địa: không con ; nếu có thì là loạn thần tặc tử, phản phúc. - Dương, Đà, Cô, Quả: không con. GIẢI ĐOÁN TỬ VI (4) III- Cung huynh đệ: * Tính chất của cung chỉ nêu được tổng quát về sự thành đạt công danh sự nghiệp của anh chị em của đương số, tình cảm có gắn bó với nhau không. Về số anh chị em trai, gái thì không chính xác. * Cách luận đoán chỉ dùng chính tinh tọa thủ và các trung tinh, bàng tinh tam hợp, chính chiếu, không dùng lân cung, nhị hợp. Quyển Tử vi đẩu số của Trần Đoàn chỉ xuất hiện vào thời sơ Tống truyền cho các quý tộc Trung Hoa để sử dụng tuyển chọn nhân tài, rất tiếc là triều Tống luôn bị các ngoại tộc xâm lược nên không kịp phát triển. Thời mạt Tống các quý tộc còn sót bỏ chạy về Việt Nam nên không còn giữ bí mật nữa, họ giao lại “chính thư tử vi” cho triều Trần tiếp tục nghiên cứu, do đó tử vi phát triển rầm rộ tại đây được các học giả phương nam nhiệt liệt tiếp tục phát huy thêm kinh nghiệm thống kê tổng hợp, cách giải phú Nôm đã phát triển rầm rộ, nhiều tác giả Việt bổ sung thêm cho phú Trần Đoàn sau khi đã qua nhiều kiểm chứng, ta có thể tóm gọn một số ý đơn giản về cung huynh đệ: + Gặp cô thần hoặc quả tú: thường ít anh chị em. + Gặp cô, quả hợp chiếu: là con một. + Gặp long, phượng: có đủ anh và chị em, nam thanh nữ tú + Gặp các văn tinh, tài tinh, phúc tinh : khoa bảng, hòa thuận, phát đạt, giúp đở lẫn nhau. + Gặp hung tinh ác sát: ly tán, bất hòa, nghèo khổ… (tùy trường mà hợp quyết đoán) IV- Cung Phụ mẫu: * Tính chất của cung phụ mẫu cho biết sự thọ yểu của cha mẹ qua hai sao Thái dương và Thái âm, cùng với đương số sinh ban ngày hay đêm mà nhờ đức của cha hay của mẹ, cha mẹ có hòa thuận không, giàu, trung bình hay nghèo; nghề nghiệp của cha mẹ, v.v… * Cách tổng hợp bộ sao để đưa ra quyết đoán tương tự như các cung khác. Trường hợp đơn giản như nếu cung phụ mẫu có lộc, mộ (trong vòng trường sinh) là giàu! * Ghi chú: + Nếu chính tinh của cung phụ mẫu có trùng với sao thủ mệnh, an thân của đương số thì đương số là người được “truyền tinh” (truyền tính chất sao), thường thì đương số là con trưởng hoặc đoạt trưởng, là “cục cưng” hạng nhất của cha mẹ, được tin cậy nhất giao cho giữ két và bằng khoán… + Nếu đương số mệnh vô chính diệu nhưng các cung hợp chiếu, chính chiếu có sao truyền tinh cũng có giá trị như trên. Trường hợp mệnh vô chính diệu có thể lấy 45% giá trị tính chất bộ của cung phụ mẫu để thay thế vào. V- Cung phúc đức: Cung phúc đức có phần nào đó là “tâm linh” đấy! Theo Trần Đoàn chỉ sự kết phát mồ mả của tổ tiên (họ nội), riêng Việt Nam có kết hợp một ít cho họ ngoại vì còn có phần của người mẹ sinh ra đương số, do đó nên các cụ thường bảo “ăn hiền ở lành để phúc đức cho con cháu về sau” (?). Mộ tổ nằm trên địa hình thế nào? Giống con gì? Có tay long tay hổ minh đường huyền võ ra sao, các án, gò đống có giống chiêng trống, nghiên bút không ?….(giống địa lý nhỉ?), kết văn hay kết võ, giàu hay nghèo, kết mấy đời? của sơ - cố - nội hay anh em của các cụ đó?.... là do các chính tinh tọa thủ trong cung phát huy được hay không. *Cách giải đoán cũng giống như các cung trên, chỉ cần chính chiếu và tam hợp. * Một số kinh nghiệm của các cụ : + Mệnh vô chính diệu gặp các hung tinh ác sát, luận sự thọ yểu hay thành đạt của đương số còn phải luận thêm hai cung phúc đức và phụ mẫu để quyết đoán, tỷ lệ chỉ chính xác 40%, tuy nhiên cũng quan trọng không kém cung bản mệnh, an thân. + Cung phúc đức nếu được “mộ” (trong vòng sao trường sinh) là quý hóa lắm, nếu thêm lộc chiếu vào nữa thì tổ tiên phò hộ cho đương số “làm ăn” phát đạt cực phú quý đấy, gọi là “tích ngọc mai kim”(
II- CUNG THIÊN DI: Cung thiên di nằm ở vị trí trực đối (còn gọi là đối xung, xung chiếu, chính chiếu) với cung mệnh viên. Nếu cung mệnh là bản ngã thì cung thiên di chính là tha nhân. Ý nghĩa là các việc cư xử, đối ngoại và ngoại giao của đương số. -Luận đoán cũng tương tự như cung mệnh và thân. Ta tiên đoán tính cách của cung nầy qua các chính tinh toạ thủ trong cung, tìm xem coi có bộ trung tinh đắc cách nào không để kèm thêm ý nghĩa, nếu có hung tinh ác sát thì bộ nầy có đắc địa hay không hay bị hãm địa. -Cách xem là dựa vào các sao toạ thủ cung thiên di với các tam hợp chiếu – Không dùng lân cung, không dùng nhị hợp, không dùng dịch lý, không dùng ngủ hành sinh khắc. Sử dụng phú giải như cung an mệnh và thân. -Cung nầy cho biết “bá tánh” đối xử với đương số như thế nào (Tốt, trung bình, xấu), họ có giúp đở được nhiều gì khi tiếp xúc với họ hay không? Có thuận lợi trong việc đối ngoại không? Có thường gặp được người có địa vị cao quý trong xã hội không? *Thí dụ 1(đơn giản): Người có cung thiên di tốt thì hành nghề giới thiệu sản phẩm bán được chạy mặt hàng và được Giám đốc tin cậy! *Ex 2: Người có cung thiên di tốt (trong trường hợp đơn giản) có sao thiên mã toạ thủ là chạy việc, đi xa có lợi, nếu gặp thêm lộc tồn hoặc hoá lộc thì mới xuất ngoại xa làm ăn học hỏi thành đạt v.v…, nhưng gặp thêm hàng dữ như hung sát tinh… thì rõ ràng là xuất tổ ly tông, tha phương cầu thực… (là đệ tử Cái bang đó ) *Ex 3: Nếu có thiên mã, có song lộc, chỉ có gặp tuần thì xuất ngoại du lịch xa rồi trở về, gặp triệt là khỏi đi (ngựa què). Nếu mệnh có thiên mã toạ thủ nếu gặp trường sinh là đi luôn không về quê nữa… *Ex 4: Nếu thiên di có thiên mã, song lộc, được trung tinh đắc cách thêm thiên khốc, điếu khách thì rất tốt (mã khách khốc là ngựa chạy lốc cốc)…. ý nói ngựa chạy đường trường giống như “mã ngộ trường sinh” *Ex 5: Cung thiên di có thiên mã gặp sao “ tuyệt” nằm chòm sao trường sinh chính chiếu là thậm chí nguy vì “mã ngộ tuyệt ” là ngựa gặp đường cùng làm sao mà xuất ngoại được? … GIẢI ĐOÁN TỬ VI (2) 5/- Cung an thân: Cung thân chính là cung mệnh viên của nửa cuộc đời về sau (từ 31 tuổi trở đi). Các chính tinh tọa thủ trong cung an thân được xem là sao “thủ mệnh đợt hai”. Cách luận các bộ sao cũng giống như trên nhưng đơn giản hơn vì phải dựa phần lớn vào gốc cung mệnh viên của mình. Có hai trường hợp xãy ra: a/- Cung thân được an tại 11 cung ngoài mệnh viên: -Theo nguyên tắc đây là sự nghiệp đeo bám đến cuối đời, cho nên an tại cung nào thì sẽ chịu ảnh hưởng cung đó. Thí dụ cụ thể: *An tại cung quan lộc sẽ là trí thức, công chức, có địa vị hay có uy tín trong xã hội. * An tại cung tài bạch là chủ yếu kinh doanh thương mại, ngân hàng, thuế vụ,… * An tại thiên di: chủ yếu giỏi về ngọai giao, đối nhân xử thế, du lịch, giang hồ (?)…. Nhưng chưa chắc là rời khỏi nước đâu! * An tại cung thê (thân cư thê cho mấy ông) chưa chắc là sợ gấu đâu (nói hụych toẹt là sợ vợ mới anh hùng) ! Có ý nghĩa là nhờ vả hiền thê đấy , còn nữ mạng thân cư phu là chuyện thường! *….etc… b/-Thân mệnh đồng cung: Luận giải đơn giản hơn thông thường, đây là trường hợp đặc biệt, đương số hoàn toàn tự lực trong cuộc đời, cha mẹ, anh chị em, bà con thường không giúp được nhiều gì cho đương số, trái lại đương số còn phải gánh vác thêm việc gia đình, gia tộc và thường rất vất vả mới nên sự nghiệp (bạch thủ thành gia). 6/- Sự liên quan giữa mệnh và thân: Như ta biết, cung an mệnh ảnh hưởng 30 năm đầu và cung an thân ảnh hưởng từ 30 tuổi về sau, nhưng phải xét bộ sao kết hợp giữa mệnh, thân có đồng bộ hay không nữa chứ! - Nếu là bộ sao cung mệnh thuộc tính văn kết hợp với bộ sao thuộc tính văn ở cung an thân là tốt, bộ sao thuộc tính võ cũng tương tự vậy. -Nếu hai bộ văn, võ khác nhau: vất vả, đổi nghề, nguy hiểm tính mạng…. (phải xem kỹ dựa trên phú Trần Đoàn mới quyết đoán nhé, nếu nói xàm coi chừng thân chủ để cây lên đầu … hìhìhì ….!) Thí dụ đơn giản: * Từ cung mệnh đến cung an thân nếu có bộ tứ hóa đi liền kế các cung theo vòng đại tiểu hạn trùng phùng thì quá tốt đẹp (hóa khoa, hóa quyền, hóa lộc, hóa kỵ): Mỗi hóa tương ứng với 10 năm, trong 40 năm thành công như thế quả là tuyệt vời. *Mệnh có tử phủ vũ tướng, thân có sát phá liêm tham (tướng võ đấy) kết hợp với trung tinh đắc cách tả phù hữu bật song lộc triều chiếu (hóa lộc, lộc tồn): Ý nghĩa là vua có bề tôi đầy các tướng văn võ, giàu sang phú quý tột bực, nhưng nếu có hung tinh ác sát xâm phạm như kình đà hỏa linh không kiếp… là ông vua bị nạn gặp hung đồ loạn trào thì làm sao triều đình bền vững được, chỉ còn đi tu họa may ra mới sống thọ, nếu thêm được long phượng tướng ấn thì đi tu sẽ.. khá lắm, số kết phát đến hòa thượng !...hihihi