Triết lý của một người giàu Tôi vốn rất ngại những danh hiệu mà thời nay nhiều người mang trên mình như một thứ trang sức! Nhưng, khi trò chuyện với ông, nghe ông kiến giải những vấn đề về văn hóa, về con người, về kỹ nghệ đúc vàng, về những cuốn sách mà ông đã đọc …Nhất là khi xem kỹ tập “ Thơ và luận” mà ông tặng tôi, quả thực, tôi đã có một cách nhìn khác về những doanh nhân, những người giàu như ông. Tấm danh thiếp mà ông đưa cho tôi có ghi: Vũ Minh Châu. - Tổng giám đốc; Doanh nhân văn hóa; Nghệ nhân quốc gia. “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử; Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” (Nguyễn bỉnh Khiêm). “ Trong tay đã sẵn đồng tiền, dù cho đổi trắng, thay đen khó gì” ( Đại thi hào Nguyễn DU ). “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ ? Đời trước làm quan cũng thế a” (Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến ). Còn bây giờ dân gian luận về đồng tiền như sau: “Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già vv …”. “ Kiếm tiền khó hơn tiêu tiền Nhưng, người biết tiêu tiền ít hơn người biết kiếm tiền”. “ Tiền ở trong két là tiền của người ta Tiền tiêu đi mới là tiền của mình” (Trích THƠ VÀ LUẬN ). “ Giàu quá hóa nghèo Người thông minh biết làm giàu tới mức cần thiết”. “ Người giàu nhất hành tinh cũng không đủ mọi thứ Ai nghèo nhất thế giới cũng không thiếu tất cả” “ Giàu mà không chia sẻ là có tội” “ Người giàu đạo đức tài năng Như một cây sâm đến tuổi càng quý” “ Người giàu không tính bằng số tiền ở lại Mà được tính bằng số tiền tiêu đi có ích” “Người biết cho, càng cho, càng được Kẻ vụng nhận, càng nhận, càng mất”. “ Đi bằng lời nói nhanh hơn đi bằng đôi chân” “ Học để biết học tiếp” “ Lẽ phải thuộc về người mang lại quyền lợi cho mình” “ Người ta có thể đổi tất cả để lấy sức khỏe Chứ không phải đổi sức khỏe để lấy tất cả’’ “ Hoa đẹp thì đáng yêu Người đẹp thì nên tránh”
Phương thức lấy quẻ trong Mai Hoa Dịch Số rất đa dạng. Nhưng trên tổng thể có thể quy làm hai loại: 1. Phương thức lấy quẻ tiên thiên là ta lấy quẻ bằng số tự. 2. Phương thức lấy quẻ hậu thiên chính là lấy vật tượng thành quẻ gia giờ xem để tính hào động. Phép lấy quẻ Tiên thiên chú trọng dùng số lấy quẻ. Trong lấy quẻ Tiên thiên thường dùng nhất có mấy phương thức sau: Chiêm thời gian (căn cứ vào năm tháng ngày giờ), chiêm vật số âm thanh (phàm thấy vật phẩm hoặc nghe âm thanh đều lấy số lượng làm quẻ thượng gia giờ xem làm quẻ nội tính hào động), chiêm văn tự số tự... Mà trong phép lấy quẻ hậu thiên chủ yếu là dùng vật tượng kết hợp với phương vị lấy quẻ, thêm giờ xem lấy hào động. Phương pháp thường dùng nhất chủ yếu có: Chiêm nhân vật, chiêm màu sắc, chiêm động tĩnh. Trong ứng dụng dự đoán, quẻ tiên thiên và hậu thiên có cách luận khác nhau đôi chút. Khác biệt lớn nhất chính là ứng dụng quái từ, hào từ Kinh Dịch. Phép lấy quẻ Tiên thiên trong luận đoán thường thường không sử dụng quái từ, hào từ, nhưng phép lấy quẻ hậu thiên thì khác, nó ứng dụng cả quái từ, hào từ trong luận đoán, dĩ nhiên sử dụng như vậy cũng là có nguyên nhân. Mai Hoa Dịch Số cho rằng trong thiên địa đại đạo vốn chỉ có một lý, tức là dịch lý. Lý này từ lúc thiên địa hình thành đã có. Quy luật tác dụng của cái lý này làm cho sự vật vận động sinh sôi nẩy nở. Khi nhân gian trở nên văn minh có ngôn ngữ ghi chép, trên thế gian liền xuất hiện hai loại tồn tại mà trên bản chất cùng một lý (dịch lý) gọi là tiên thiên và hậu thiên. Vì vậy Mai Hoa Dịch Số cho rằng trên thế gian lúc trước khi có sách Dịch thì Dịch lý hay còn gọi là quy luật cũng đã tồn tại. Do đó sự vật tự có số của nó, quẻ lấy bằng số là trạng thái tồn tại tiên thiên của sự vật. Cho nên trong luận đoán phép lấy quẻ tiên thiên không cần thiết xem hào từ. Chỉ dùng đến thể dụng, quái tượng để phán đoán. Đương nhiên về phép lấy quẻ hậu thiên cũng tương tự như vậy, lúc này sách Kinh Dịch hình thành đã chỉnh lý quy nạp vạn sự trên thế gian. Mỗi sự vật đều có thuộc tính của nó, như vậy lấy được quẻ thì quẻ này quy về trạng thái hậu thiên. Cho nên trong phán đoán cần tham khảo hào từ. Mặt khác, trong luận đoán ứng kỳ quẻ tiên thiên và hậu thiên cũng có khác biệt nhất định. Do quẻ tiên thiên là trạng thái nguyên thủy của sự vật cho nên trong khắc ứng lấy quái khí làm ứng kỳ. Như quẻ Càn thuộc kim thì ứng kỳ là những năm, tháng, ngày thuộc kim: canh, tân, thân, dậu hoặc Càn tại phương vị hậu thiên ta quy về địa chi Tuất, Hợi. Mà phép hậu thiên bất đồng, bởi vì quẻ là trạng thái hậu thiên của sự vật cho nên trong ứng kỳ thường thường phải quay lại số tiên thiên. Hơn nữa trạng thái hậu thiên tự thân là lấy quẻ trong động thì động thái vận động cũng là một tham chiếu đoán ứng kỳ. Cho nên phép lấy quẻ hậu thiên trong đoán ứng ký căn bản là: Số toàn quẻ gia số giờ. Lại căn cứ sự động tĩnh để tham chiếu: đi, đứng, ngồi, nằm. Tóm lại vô luận là đoán tiên thiên, hậu thiên, sự việc thời gian dài thì đoán năm tháng, gần đoán ngày giờ. (Tử Diệp tiên sinh) Nguồn: http://timhieuhuyenhoc.blogspot.com/2013/02/que-tien-thien-hau-thien-trong-mai-hoa.html
Số của Thiên là Thất Lục (7 - 6), số của Địa là Bát Cửu (8 - 9). Tinh khí là Thất Bát, du hồn là Cửu Lục. Thất Bát là số của Mộc Hoả, Cửu Lục là số của Kim Thuỷ. Nói Thần của Mộc Hoả sinh ra vật ở Đông Nam, thần của kim Thuỷ kết thúc vật ở Tây Bắc. Như vậy, thì sinh ra vật cho nên gọi là Thiếu, kết thúc vật cho nên gọi là Thái (Lão). Đó là ý nghĩa của Thái Thiếu vậy. Cái học này gốc từ Trịnh Huyền, được biện luận phân tích xiển dương.
XÁC ĐỊNH CUNG MỆNH Dần Thân trì thế mệnh cư Lục Sửu Tuất trì thế mệnh cư Ngũ Hợi Tý trì thế mệnh cư Tứ Tị Ngọ trì thế mệnh cư Tam Thìn Mùi trì thế mệnh cư Nhị Mão Dậu trì thế mệnh cư Sơ 命 = mệnh Hà đồ là sinh thành chi khí. Nhất sinh nhất thành, 1 2 3 4 sinh khí, 6 7 8 9 thành khí. Lạc thư là lưu hành chi khí. Nhất vãng nhất lai, nhất thuận nhất nghịch, 1 2 3 4 6 7 8 9 là thuận, 9 8 7 6 4 3 2 1 là nghịch. Thuyết Ngũ hành nghịch sinh: Đạo gia đảo ngược, nghịch sinh ngũ hành: Hỏa sinh Mộc, Mộc sinh Thủy, Thủy sinh Kim, Kim sinh Thổ, Thổ sinh Hỏa tuần hoàn vô tận, đây là Ngũ hành Tiên thiên Tâm pháp. Ẩn đơn kinh viết: “Kim Thủy đồng nguyên, Kim thật được sinh ra từ Thủy; Mộc Hỏa đồng hương, Mộc thật được sinh từ Hỏa”. “Thiên nhất sinh thủy”, “thiên” chính là dương, “nhất sinh thủy” là một động của dương mà sinh vô hình thủy. “Địa nhị sinh hỏa”, “địa” chính là âm, “nhị sinh hỏa” là một động của âm mà sinh vô hình hỏa. Có Nhất tất có Nhị, có Nhị tất có Tam, Tam xuất từ Nhị, Tứ do tam mà thành, Tứ do tam sinh nhưng thực thể ở Nhất, vậy Tứ sinh từ Nhất Thổ cư trung ngũ (là số 5), 1-4, 2-3 đều hợp 5, sinh số đến 5 thì tận, đến 5 thì thông, đến 5 thì biến. 4 thành số của Hà đồ phối theo Dịch kinh ngũ hành thuận luận: Sinh số 1 sinh 4, 2 sinh 3 Thành số tất ngược lại 9 sinh 6, 8 sinh 7; 9 sinh 6 tức là Kim sinh Thủy, 8 sinh 7 tức là Mộc sinh hỏa. 9+6=15, 8+7=15, trừ 10 thành số quy trung ngũ thì cũng đều còn lại 5, sinh số trừ lùi 10 tại trung thì đến số 5 là tận, đến 5 thì thông, đến 5 thì biến mà phân bố thành 4 khí Kim Thủy Mộc Hỏa hình thành thuận sinh ngũ hành: Mộc sinh Hỏa, Thủy sinh Mộc, Kim sinh Thủy, Thổ sinh Kim, Hỏa sinh Thổ tuần hoàn vô tận, đây là Ngũ hành Hậu thiên Tâm pháp. Thuận bài: 1 an hỏa, 2 an thủy, 3 an hỏa, 4 an thủy, 6 an hỏa, 7 an thủy, 8 an hỏa, 9 an thủy. Nghịch bài: 9 an hỏa, 8 an thủy, 7 an hỏa, 6 an thủy, 4 an hỏa, 3 an thủy, 2 an hỏa, 1 an thủy. Số 5 cư trung làm chủ lưu hành khí, không tạp loạn vào sự hỗ giao của Khảm Ly. Huyền không Lục pháp để hình thành nên lưỡng phiến đồ như trên thì lập luận là lấy vị trí Đại kim long của các vận để hình thành: Vận 1 nhập trung thuận phi thì 5 đến Ly nên Ly là Đại kim long vận 1. Vận 2 nhập trung nghịch phi thì 5 đến Khôn nên Khôn là Đại kim long vận 2. Vận 3 nhập trung thuận phi thì 5 đến Đoài nên Đoài là Đại kim long vận 3. Vận 4 nhập trung nghịch phi thì 5 đến Tốn nên Tốn là Đại kim long vận 4. Vận 6 nhập trung nghịch phi thì 5 đến Càn nên Càn là Đại kim long vận 6. Vận 7 nhập trung thuận phi thì 5 đến Chấn nên Chấn là Đại kim long vận 7. Vận 8 nhập trung nghịch phi thì 5 đến Cấn nên Cấn là Đại kim long vận 8. Vận 9 nhập trung thuận phi thì 5 đến Khảm nên Khảm là Đại kim long vận 9.
Tháng Can Chi phối quẻ Dịch NĂM GIÁP - ẤT – NHÂM - QUÝ - Tháng Giêng: Địa Thiên Thái - Tháng Hai: Lôi Thiên Đại tráng - Tháng Ba: Trạch Thiên Quải - Tháng Tư: Thuần Càn - Tháng Năm: Thiên Phong Cấu - Tháng Sáu: Thiên Sơn Độn - Tháng Bẩy: Thiên Địa Bĩ - Tháng Tám: Phong Địa Quan - Tháng Chín: Sơn Địa Bác - Tháng Mười: Thuần Khôn - Tháng Một: Địa Lôi Phục - Tháng Chạp: Địa Trạch Lâm NĂM BÍNH - ĐINH - Tháng Giêng: Trạch Sơn Hàm - Tháng Hai: Thủy Sơn Kiển - Tháng Ba: Địa Sơn Khiêm - Tháng Tư: Thuần Cấn - Tháng Năm: Sơn Hỏa Bí - Tháng Sáu: Sơn Thiên Đại súc - Tháng Bẩy: Sơn Trạch Tổn - Tháng Tám: Hỏa Trạch Khuê - Tháng Chín: Thiên Trạch Lý - Tháng Mười: Thuần Đoài - Tháng Một: Trạch Thủy Khốn - Tháng Chạp: Trạch Địa Tụy NĂM MẬU - KỶ - Tháng Giêng: Hỏa Thủy Vị tế - Tháng Hai: Sơn Thủy Mông - Tháng Ba: Phong Thủy Hoán - Tháng Tư: Thuần Khảm - Tháng Năm: Thủy Trạch Tiết - Tháng Sáu: Thủy Lôi Truân - Tháng Bẩy: Thủy Hỏa Ký Tế - Tháng Tám: Trạch Hỏa Cách - Tháng Chín: Lôi Hỏa Phong - Tháng Mười: Thuần Ly - Tháng Một: Hỏa Sơn Lữ - Tháng Chạp: Hỏa Phong Đỉnh NĂM CANH – TÂN - Tháng Giêng: Phong Lôi Ích - Tháng Hai: Thiên Lôi Vô vọng - Tháng Ba: Hỏa Lôi Phệ hạp - Tháng Tư: Thuần Chấn - Tháng Năm: Lôi Địa Dự - Tháng Sáu: Lôi Thủy Giải - Tháng Bảy: Lôi Phong Hằng - Tháng Tám: Địa Phong Thăng - Tháng Chín: Thủy Phong Tỉnh - Tháng Mười: Thuần Tốn - Tháng Một: Phong Thiên Tiểu súc - Tháng Chạp: Phong Hỏa Gia nhân.
Dịch số 1- Càn: - Nội: 9 + (9 x 2) + (9 + 4) = 63 - Ngoại: (9 x 8) + (9 x 16) + (9 x 32) = 504 - Tổng: 63 + 504 = 567. 2- Khôn: - Nôi: (6 x 1) + (6 x 2) + (6 x 4) = 42 - Ngoại: (6 x 8) + (6 x 16 = 96) + (6 x 32= 192) = 336 - Tổng: 42 + 336 = 378 3- Chấn: - Nôi: (9 x 1) + (6 x 2) + (6 x 4) = 45 - Ngoại: 45 x 8 = 360 - Tổng: 45 + 360 = 405 4- Tốn: - Nội: (6 x 1) + (9 x 2) + (9 x 4) = 60 - Ngoại: 60 x 8 = 480 - Tổng: 60 + 480 = 540 5- Ly - Nội: (9 x 1) + (6 x 2) + (9 x 4) = 57 - Ngoại: 57 x 8 = 456 - Tổng: 57 + 456 = 513 6- Khảm - Nội: (6 x 1) + (9 x 2) + (6 x 4) = 48 - Ngoại: 48 x 8 = 384 - Tổng: 48 + 384 = 432 7- Cấn: - Nội: (6 x 1) + (6 x 2) + (9 x 4) = 54 - Ngoại: 54 x 8 = 432 - Tổng: 54 + 432 = 486 8- Đoài - Nội: (9 x 1) + (9 x 2) + (6 x 4) = 51 - Ngoại: 51 x 8 = 408 - Tổng: 51 + 408 = 459
MỨC ĐỘ DAO ĐỘNG CỦA QUẺ DỊCH NGOÀI TĨNH - TRONG ĐỘNG NGOÀI ĐỘNG - TRONG TĨNH 1- Thuần Càn: 504 + 63 = 567 1. Thuần Càn: 504 + 63 = 567 567 - 567 = " 0 " 2- Thiên Phong Cấu: 504 + 60 = 564 2. Phong Thiên Tiểu súc: 480 + 63 = 543 564 - 543 = 21 (21 x 1) 3- Thiên Hỏa Đồng nhân: 504 + 57 = 561 3. Hỏa Thiên Đại hữu: 456 + 63 = 519 561 - 519 = 42 (21 x 2) 4- Thiên Sơn Độn: 504 + 54 = 558 4. Sơn Thiên Đại súc: 432 + 63 = 495 558 - 495 = 63 (21 x 3) 5- Thiên Trạch Lý: 504 + 51 = 555 5. Trạch Thiên Quải: 408 + 63 = 471 555 - 471 = 84 (21 x 4) 6- Thiên Thủy Tụng: 504 + 48 = 552 6. Thủy Thiên Nhu: 384 + 63 = 447 552 - 447 = 105 (21 x 5) 7- Thiên Lôi Vô vọng: 504 + 45 = 549 7. Lôi Thiên Đại tráng: 360 + 63 = 423 549 - 423 = 126 ( 21 x 6) 8- Thiên Địa Bĩ: 504 + 42 = 546 8. Địa Thiên Thái: 336 + 63 = 399 546 - 399 = 147 (21 x 7) 9- Phong Thiên Tiểu súc: 480 + 63 = 543 9. Thiên Phong Cấu: 504 + 60 = 564 564 - 543 = 21 (21 x 1) 10- Thuần Tốn: 480 + 60 = 540 10. Thuần Tốn: 480 + 60 = 540 540 = 540 = " 0 " (21 x 0) 11- Phong Hỏa Gia nhân: 480 + 57 = 537 11. Hỏa Phong Đỉnh: 456 + 60 = 516 537 - 516 = 21 (21 x 1) 12- Phong Sơn Tiệm: 480 + 54 = 534 12. Sơn Phong Cổ: 432 + 60 = 492 534 - 492 = 42 (21 x 2) 13- Phong Trạch Trung phu: 480 + 51 = 531 13. Trạch Phong Đại quá: 408 + 60 = 468 531 - 468 = 63 (21 x 3) 14- Phong Thủy Hoán: 480 + 48 = 528 14. Thủy Phong Tỉnh: 384 + 60 = 444 528 - 444 = 84 (21 x 4) 15- Phong Lôi Ích: 480 + 45 = 525 15. Lôi Phong Hằng: 360 + 60 = 420 525 - 420 = 105 (21 x 5) 16- Phong Địa Quan: 480 + 42 = 522 16. Địa Phong Thăng: 336 + 60 = 396 525 - 396 = 126 (21 x 6) 17- Hỏa Thiên Đại hữu: 456 + 63 = 519 17. Thiên Hỏa Đồng nhân: 504 + 57 = 561 561 - 519 = 42 (21 x 2) 18- Hỏa Phong Đỉnh: 456 + 60 = 516 18. Phong Hỏa Gia nhân: 480 + 57 = 537 537 - 516 = 21 (21 x 1) 19- Thuần Ly: 456 + 57 = 513 19. Thuần Ly: 456 + 57 = 513 513 - 513 = " 0 " (21 x 0) 20- Hỏa Sơn Lữ: 456 + 54 = 510 20. Sơn Hỏa Bí: 432 + 57 = 489 510 - 489 = 21 (21 x 1) 21- Hỏa Trạch Khuê: 456 + 51 = 507 21. Trạch Hỏa Cách: 408 + 57 = 465 507 - 465 = 42 (21 x 2) 22- Hỏa Thủy Vị tế: 456 + 48 = 504 22. Thủy Hỏa Ký tế: 384 + 57 = 441 504 - 441 = 63 (21 x 3) 23- Hỏa Lôi Phệ hạp: 456 + 45 = 501 23. Lôi Hỏa Phong: 360 + 57 = 417 501 - 417 = 84 (21 x 4) 24- Hỏa Địa Tấn: 456 + 42 = 498 24. Địa Hỏa Minh di: 336 + 57 = 393 456 - 393 = 63 (21 x 3) 25- Sơn Thiên Đại súc: 432 + 63 = 495 25. Thiên Sơn Độn: 504 + 54 = 558 558 - 495 = 63 (21 x 3) 26- Sơn Phong Cổ: 432 + 60 = 492 26. Phong Sơn Tiệm: 480 + 54 = 534 534 - 492 = 42 (21 x 2) 27- Sơn Hỏa Bí: 432 + 57 = 489 27. Hỏa Sơn Lữ: 456 + 54 = 510 510 - 489 = 21 (21 x 1) 28- Thuần Cấn: 432 + 54 = 486 28. Thuần Cấn: 432 + 54 = 486 486 - 486 = " 0 " (21 x 0) 29- Sơn Trạch Tổn: 432 + 51 = 483 29. Trạch Sơn Hàm: 408 + 54 = 462 483 - 462 = 21 (21 x 1) 30- Sơn Thủy Mông: 432 + 48 = 480 30. Thủy Sơn Kiển: 384 + 54 = 438 480 - 438 = 42 (21 x 2) 31- Sơn Lôi Di: 432 + 45 = 477 31. Lôi Sơn Tiểu quá: 360 + 54 = 414 477 - 414 = 63 (21 x 3) 32- Sơn Địa Bác: 432 + 42 = 474 32. Địa Sơn Khiêm: 336 + 54 = 390 474 - 390 = 84 (21 x 4) 33- Trạch Thiên Quải: 408 + 63 = 471 33. Thiên Trạch Lý: 504 + 51 = 555 555 - 471 = 84 (21 x 4) 34- Trạch Phong Đại quá: 408 + 60 = 468 34. Phong Trạch Trung Phu: 480 + 51 = 531 531 - 468 = 63 (21 x 3) 35- Trạch Hỏa Cách: 408 + 57 = 465 35. Hỏa Trạch Khuê: 456 + 51 = 507 507 - 465 = 42 (21 x 2) 36- Trạch Sơn Hàm: 408 + 54 = 462 36. Sơn Trạch Tổn: 432 + 51 = 483 483 - 462 = 21 (21 x 1) 37- Thuần Đoài: 408 + 51 = 459 37. Thuần Đoài: 408 + 51 = 459 459 - 459 = 0 (21 x 0) 38- Trạch Thủy Khốn: 408 + 48 = 456 38. Thủy Trạch Tiết: 384 + 51 = 435 456 - 435 = 21 (21 x 1) 39- Trạch Lôi Tùy: 408 + 45 = 453 39. Lôi Trạch Quy muội: 360 + 51 = 411 453 - 411 = 42 (21 x 2) 40- Trạch Địa Tụy: 408 + 42 = 450 40. Địa Trạch Lâm: 336 + 51 = 387 450 - 387 = 63 (21 x 3) 41- Thủy Thiên Nhu: 384 + 63 = 447 41. Thiên Thủy Tụng: 504 + 48 = 552 552 - 447 = 105 (21 x 5) 42- Thủy Phong Tỉnh: 384 + 60 = 444 42. Phong Thủy Hoán: 480 + 48 = 528 528 - 444 = 84 (21 x 4) 43- Thủy Hỏa Ký tế: 384 + 57 = 441 43. Hỏa Thủy Vị tế: 456 + 48 = 504 504 - 441 = 63 (21 x 3) 44- Thủy Sơn Kiển: 384 + 54 = 438 44. Sơn Thủy Mông: 432 + 48 = 480 480 - 438 = 42 (21 x 1) 45- Thủy Trạch Tiết: 384 + 51 = 435 45. Trạch Thủy Khốn: 408 + 48 = 456 456 - 435 = 21 (21 x 1) 46- Thuần Khảm: 384 + 48 = 432 46. Thuần Khảm: 384 + 48 = 432 432 - 432 = 0 (21 x 0) 47- Thủy Lôi Truân: 384 + 45 = 429 47. Lôi Thủy Giải: 360 + 48 = 408 429 - 408 = 21 (21 x 1) 48- Thủy Địa Tỷ: 384 + 42 = 426 48. Địa Thủy Sư: 336 + 48 = 384 426 - 384 = 42 (21 x 2) 49- Lôi Thiên Đại tráng: 360 + 63 = 423 49. Thiên Lôi Vô vọng: 504 + 45 = 549 549 - 423 = 126 (21 x 6) 50- Lôi Phong Hằng: 360 + 60 = 420 50. Phong Lôi Ích: 480 + 45 = 525 525 - 420 = 105 (21 x 5) 51- Lôi Hỏa Phong: 360 + 57 = 417 51. Hỏa Lôi Phệ hạp: 456 + 45 = 501 501 - 417 = 84 (21 x 4) 52- Lôi Sơn Tiểu quá: 360 + 54 = 414 52. Sơn Lôi Di: 432 + 45 = 477 477 - 414 = 63 (21 x 3) 53- Lôi Trạch Quy muội: 360 + 51 = 411 53. Trạch Lôi Tùy: 408 + 45 = 453 453 - 411 = 42 (21 x 2) 54- Lôi Thủy Giải: 360 + 48 = 408 54. Thủy Lôi Truân: 384 + 45 = 429 429 - 408 = 21 (21 x 1) 55- Thuần Chấn: 360 + 45 = 405 55. Thuần Chấn: 360 + 45 = 405 405 - 405 = 0 (21 x 0) 56- Lôi Địa Dự: 360 + 42 = 402 56. Địa Lôi Phục: 336 + 45 = 381 402 - 381 = 21 57- Địa Thiên Thái: 336 + 63 = 399 57. Thiên Địa Bĩ: 504 + 42 = 546 546 - 399 = 147 (21 x 7) 58- Địa Phong Thăng: 336 + 60 = 396 58. Phong Địa Quán: 480 + 42 = 522 522 - 396 = 126 (21 x 6) 59- Địa Hỏa Minh di: 336 + 57 = 393 59. Hỏa Địa Tấn: 456 + 42 = 498 498 - 393 = 105 (21 x 5) 60- Địa Sơn Khiêm: 336 + 54 = 390 60. Sơn Địa Bác: 432 + 42 = 474 474 - 390 = 84 (21 x 4) 61- Địa Trạch Lâm: 336 + 51 = 387 61. Trạch Địa Tụy: 408 + 42 = 450 450 - 387 = 63 (21 x 3) 62- Địa Thủy Sư: 336 + 48 = 384 62. Thủy Địa Tỷ: 384 + 42 = 426 426 - 384 = 42 (21 x 2) 63- Địa Lôi Phục: 336 + 45 = 381 63: Lôi Địa Dự: 360 + 42 = 402 402 - 381 = 21 (21 x 1) 64- Thuần Khôn: 336 + 42 = 378 64. Thuần Khôn: 336 + 42 = 378 378 - 378 = 0 (21 x 0) Năm - Tháng - Ngày - Giờ dùng Bát Tự chuyển đổi theo số toán: Can Chi Số toán 1. Giáp Tí 35 2. Ât Sửu 39 3. Bính Dần 29 4. Đinh Mão 29 5. Mậu Thìn 41 6. Kỷ Tị 35 7. Canh Ngọ 37 8. Tân Mùi 43 9. Nhâm Thân 33 10. Quý Dậu 33 11. Giáp Tuất 35 12. Ât Hợi 27 13. Bính Tí 23 14. Đinh Sửu 31 15. Mậu Dần 41 16. Kỷ Mão 41 17. Canh Thìn 41 18.Tân Tị 35 19. Nhâm Ngọ 27 20. Quý Mùi 33 21. Giáp Thân 31 22. Ât Dậu 31 23. Bính Tuất 39 24. Đinh Hợi 31 25. Mậu Tí 31 26. Kỷ Sửu 39 27. Canh Dần 35 28. Tân Mão 35 29. Nhâm Thìn 29 30. Quý Tị 23 31. Giáp Ngọ 33 32. Ât Mùi 39 33. Bính Thân 31 34. Đinh Dậu 31 35. Mậu Tuất 41 36. Kỷ Hợi 33 37 Canh Tí 35 38. Tân Sửu 43 39. Nhâm Dần 31 40. Quý Mão 31 41. Giáp Thìn 35 42. Ât Tị 29 43. Bính Ngọ 25 44. Đinh Mùi 31 45. Mậu Thân 43 46. Kỷ Dậu 43 47. Canh Tuất 41 48. Tân Hợi 33 49. Nhâm Tí 25 50. Quý Sửu 33 51. Giáp Dần 29 52. Ât Mão 29 53. Bính Thìn 39 54. Đinh Tị 33 55. MậuNgọ 33 56. Kỷ Mùi 39 57. Canh Thân 37 58. Tân Dậu 37 59. Nhâm Tuất 29 60. Quý Hợi 21 Quẻ Ký tế Ký tế là một trong 64 quẻ, có thứ tự quẻ 63 trong Kinh, có nghĩa tượng trưng cho "việc đã thành". Đó là mượn câu "thiệp thủy dĩ cánh" (lội nước đã xong) để chỉ về việc đã thành. Lời quẻ nói: Quẻ Ký tế tượng trưng cho việc đã thành, lúc đó cả những cái mềm yếu bé nhỏ cũng đạt được hanh thông, lợi ở việc giữ gìn ngay chính; nếu không thận trong gìn giữ thành quả đã đạt được, thì lúc đầu là tốt đẹp chung cục là nguy nan. [Ký tế, hanh tiểu, lợi trinh; Sơ cát chung loạn.] Giải: 'ký tế' là tên quẻ, vốn chỉ về việc qua sông đã xong, lấy làm tên quẻ để tượng trưng cho "việc đã thành". 'Hanh tiểu' cũng như nói 'tiểu hanh', 'tiểu' chỉ âm nhu nhược tiểu. Lời quẻ nói rõ: lúc đã qua được sông rồi (ký tế), thì không riêng chỉ những cái lớn mạnh mới hanh thông, mà ngay cả những cái bé nhỏ yếu mềm cũng hanh thông. Nhưng lúc đó cần phải "thủ chính", sáu hào trong quẻ đều có được "chính vị", tức là thấy được Tượng của việc thủ chính, vì vậy mới nói 'hanh tiểu, lợi trinh'. Tuy nhiên, sau khi "việc đã thành", cần phải thận trọng giữ gìn những thành quả đã đạt được, vào lúc ấy nếu không chăm lo vun đắp đức nghiệp, kiêu xa dâm dật, làm những điều xằng bậy, thì tất sẽ đi đến chỗ nguy loạn, vì vậy mà lời quẻ đã đặc biệt đưa ra lời cảnh báo "Sơ cát chung loạn". Kinh điển thích văn - Lục Đức Minh dẫn lời Trịnh Huyền nói: "Ký là đã, là hết thảy; tế là qua sông". Khổng Dĩnh Đạt nói: "Tế là tên chỉ việc qua sông; ký là hết thảy đều đã xong. Muôn việc đều đã xong cả nên lấy Ký tế làm tên quẻ. Muôn sự đã xong cả, nếu còn việc nhỏ chưa xong, thì như vậy cũng là có việc chưa xong (vị tế); vì thế mới có câu 'ký tế, hanh tiểu'. Nhỏ còn hanh thông huống chi là lớn. Vậy là lớn bé cương nhu đều ổn đáng trong vị thế. Vào lúc đó, nếu không giữ trinh chính thì sẽ bất lợi, cho nên mới nói 'lợi trinh'. Nhưng người đời đều không biết lúc yên ổn phải nhớ tới lúc gian nguy, thận trọng lúc cuối cũng như lúc đầu, vì thế mới răn rằng ngày nay là lúc 'việc đã xong' (ký tế), tuy tất cả đều cát lợi, nhưng nếu không chăm lo vun đắp đức nghiệp thì đến chung cục nguy loạn sẽ tới, cho nên mới nói 'sơ cát chung loạn". Xét, lời quẻ "ký tế, hanh tiểu, lợi trinh", Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ dẫn lời chú thích của Ngu Phiên, coi 'hanh tiểu' là một câu. Vì vậy, trong Kinh điển thích văn - Lục Đức Minh cũng tách 'hanh tiểu' ra, và nói rằng: "Ngắt câu đọc 'tiểu' liền với 'lợi trinh' là sai". Người đời sau, đối với vấn đề này, có nhiều cách nhìn khác nhau, nay nêu ra 3 thuyết để tham khảo. 1. Chu Hi cho rằng: "hanh tiểu nên đọc là tiểu hanh", và nói rằng: "Ký tế, hanh", trong Thoán truyện, trước chữ 'hanh' nên có thêm chữ 'tiểu'. 2. Mao Kỳ Linh cho rằng nên đọc là: "Ký tế hanh, tiểu lợi trinh". 3. Du Việt cho rằng chữ 'tiểu' là chữ thừa, lý do là Thoán truyện nói: "Ký tế, hanh, tiểu giả hanh dã; lợi trinh, cương nhu chính nhi vị đáng dã", như vậy thì lời quẻ vốn không có chữ 'tiểu', ông còn chỉ ra rằng: "Người cho rằng có chữ 'tiểu' là dựa vào câu "hanh, tiểu hồ ngật tế" trong quẻ Vị tế mà thêm vào". Thượng Bỉnh Hòa tán thành thuyết của Du Việt, cho rằng cứ dựa vào Thoán truyện mà xét, thì thừa chữ là rõ ràng, không nghi ngờ gì nữa. Nay xét Bạch thư chu dịch tìm được ở trong mộ Hán ở Mã Vương Đôi, thì thấy cũng có chữ 'tiểu', đủ biết rằng nếu chữ này là thừa, thì có lẽ sách Chu Dịch mà người thời Tây Hán dựa vào để sao chép thành Bạch thư cũng đã có chữ thừa này rồi. Lại xét, Chu dịch thượng thị học - Thượng Bỉnh Hòa giải thích tên quẻ Ký tế thành "chung chỉ" (ngừng, dừng, kết thúc), nói rằng: "Vào buổi đầu của Ký tế, trên dưới đều ngôi vị thỏa đáng, dân và vật đều được yên ổn thích nghi, vì vậy mới nói 'lúc đầu là cát tường'. Nhưng đạo của Dịch quý ở chỗ biến thông, không ngừng nghỉ, dừng lại mà kết thúc ở đây, là đạo của Dịch đến chỗ cùng rồi, vì vậy mới nói 'chung cục là nguy loạn'. Thêm một thuyết để thấy được sự khảo cứu về Dịch học vậy. Thoán truyện nói: Việc đã thành, hanh thông, lúc đó ngay cả những cái bé nhỏ mềm yếu cũng đều được hanh thông. Lợi ở chỗ giữ bền ngay chính, chứng tỏ dương cương âm nhu đều hành động đoan chính và ở vị thế thích đáng. Lúc đầu tốt đẹp, chứng tỏ: khi ấy đã dựa vào đức nhu thuận để giữ vững trung chính, không thiên lệch. Cuối cùng nếu dừng việc tu đức giữ chính, thì sẽ dẫn đến nguy loạn, chứng tỏ con đường dẫn đến thành công đã đến chỗ bế tắc. [Thoán viết: Ký tế, hanh, tiểu giả hanh dã. Lợi trinh, cương nhu chính nhi vị đáng dã. Sơ cát, nhu đắc trung dã; chung chỉ tắc loạn, kỳ đạo cùng dã.] Giải:'Ký tế, hanh, tiểu giả hanh dã', lời nói này nêu rõ: khi việc đã thành, những cái bé nhỏ yếu mềm đều được nhanh thông, nhằm giải nghĩa Tên quẻ và Lời quẻ: Ký tế, hanh tiểu. Vương Bật nói: "Ký tế có nghĩa là tất cả đều hoàn thành như đã qua được sông; ngay đến cái nhỏ bé cũng đều qua được cả, như vậy mới gọi là tất cả đều qua được, đều hoàn thành, chính vì vậy mà lời văn nêu hai chữ 'tiểu giả' (cái nhỏ bé) để thuyết minh ý nghĩa của hai chữ 'Ký tế' (đã qua được sông, đã hoàn thành)". Xét, Lời quẻ nói: "ký tế, hanh tiểu", Thoán truyện lại chỉ nêu ba chữ 'ký tế, hanh' để giải thích, dường như có ý lược bớt chữ 'tiểu'. Vì vậy, mà Khổng Dĩnh Đạt đã nói: "Lời văn đầy đủ, nên có thêm chữ 'tiểu' nữa, nhưng vì nhắc lại lời văn trong chính kinh, nên dù có lược đi vẫn thấy rõ, cho nên cũng theo đó mà lược bớt đi". Nhưng, Quách Kinh trong Chi dịch cử chính lại nói rằng dưới chữ 'hanh' trong Thoán truyện còn sót mất nột chữ 'tiểu'. Còn Chu Hi thì lại cho rằng Lời quẻ và Thoán truyện đều nên ghi là "Ký tế, tiểu hanh", như vậy là 'hanh tiểu' trong lời quẻ nên đánh dấu đảo lại, nên chữ 'hanh' trong Thoán truyện thiếu mất chữ 'tiểu". Hai thuyết đều có thể tham khảo. 'Lợi trinh, cương nhu chính nhi vị đáng dã', câu nói này đã nêu Tượng của sáu hào trong quẻ cương nhu đều có ngôi vị chính đáng, nói rõ rằng lúc đã qua sông (ký tế), thì lợi ở chỗ thủ chính (giữ gìn ngay chính), nhằm giải thích ý nghĩa của hai chữ 'lợi trinh'. 'Sơ cát, nhu đắc trung dã; chung chỉ tắc loạn, kỳ đạo cùng dã', câu này nêu Tượng 'nhu trung đắc chính' của hào Lục nhị quẻ Ký tế, nói rõ lúc đó nên dựa vào đức 'nhu thuận trung chính', thận trọng giữ gìn những thành quả đã đạt được, nếu ngừng vun đắp tu dưỡng đức nghiệp, thì con đường Ký tế sẽ bế tắc và cuối cùng sẽ dẫn tới chỗ nguy loạn, nhằm giải thích ý nghĩa của câu 'sơ cát chung loạn' trong Lời quẻ. Đại tượng nói: Nước ở trên lửa (nấu chín thức ăn), tượng trưng cho việc đã thành. Người quân tử thấy việc đã thành lại cần phải suy nghĩ tới những tai họa có thể xẩy ra để mà phòng bị trước. [Tượng viết: Thủy tại Hỏa thượng, Ký tế; Quân tử dĩ tư hoạn nhi dự phòng chi.] Giải:lời văn trước hết nêu rõ tượng 'Khảm trên là nước, Ly dưới là lửa', nước ở trên lửa, đun nấu thức ăn đã chín, tượng trưng cho việc đã thành. Sau đó nêu rõ việc người Quân tử xem xét tượng này, phải biết rằng, việc đã thành nhưng sau đó có khi lại nảy sinh nguy loạn, cho nên cần phải nghĩ đến mối họa tiềm tàng mà đề phòng trước. Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Tuân Sảng nói: "Sáu hào đã ngay chính, nhưng sẽ lại rối loạn, vì thế người quân tử xem xét tượng này, phải nghĩ đến hoạn nạn mà dự phòng, đang lúc trị vẫn không quên lúc loạn vậy". Vương Bật nói: "Đã qua sông (ký tế) không quên lúc chưa qua sông (vị tế). Khổng Dĩnh Đạt nói: "Nước trên lửa, đó là tượng của việc đun nấu, đồ ăn thức uống nhờ đó mà thành, sinh mệnh nhờ đó mà được duy trì, vì vậy mới nói Thủy tại Hỏa thượng, Ký tế". Xét, Đại tượng nói: "tư hoạn dự phòng" (nghĩ đến hoạn nạn mà đề phòng trước), chính là đã phát triển thêm một bước ý nghĩa khuyên răn cảnh giác chứa đựng trong câu "sơ cát chung loạn" của Lời quẻ. Đại dịch tập thuyết - Vương Thân Tử nói: "Lúc việc đã thành, tuy không phải là lúc có hoạn nạn, nhưng hoạn nạn sẽ nảy sinh sau khi việc đã thành. Người quân tử bảo toàn được 'sơ cát' mà không có nỗi lo 'chung loạn' vậy". Lời hào Sơ cửu: Kéo bánh xe về phía sau không cho tiến về phía trước, con cáo nhỏ qua sông nhúng ướt đuôi để khỏi bơi nhanh, tất sẽ không có cữu hại. [Sơ cửu, Duệ kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cữu.] Giải: lời hào dụ ý nói hào Sơ là dương, ở vào ngôi vị mở đầu của quẻ Ký tế, trên ứng với hào Lục tứ, nhưng không vội cầu ứng, có tượng thận trọng giữ gìn thành quả đạt được, như níu kéo bánh xe không cho bon nhanh, như con cáo ướt đuôi thì không thể bơi nhanh. Công việc mới thành, nếu thận trọng giữ gìn như vậy, thì tất sẽ không có cữu hại, cho nên mới nói là 'vô cữu'. Chu Hi nói: "Bánh xe ở dưới, đuôi ở phía sau, đó là tượng của sự sơ khởi. Níu kéo bánh xe thì xe không bon nhanh về phía trước, đuôi ướt thì con cáo lội sông không thể nhanh. Lúc mới đầu lội sông mà thận trọng giữ gìn như vậy, thì đó chính là đạo lý 'vô cữu' vậy". Xét, hào Sơ cửu quẻ Ký tế ở ngôi vị mở đầu của 'việc đã thành', dương cương ở dưới, khiêm nhường thận trọng gìn giữ vững vàng, vì vậy mà có thể 'giữ được những thành quả đã đạt được'. Chu dịch tập chú - Lai Tri Đức nói: "Cương có được vị thế chính, không khinh xuất khi hành động, vì thế mà có tương 'níu kéo bánh xe', 'nhúng ướt đuôi', dựa vào đó để giữ gìn những thành quả đã đạt được, đó là đạo lý 'vô cữu' vậy". Hào Sơ và hào Thượng 'nhúng ướt đuôi', đều chỉ cáo nhỏ qua sông, đều khớp hợp với tượng 'cáo nhỏ qua sông thì nhúng ướt đuôi' trong Lời quẻ của quẻ Vị tế. Cáo qua sông tất dương đuôi cao quá mặt nước thì mới có thể nhanh được, vì vậy trong Chu dịch thiển thuật - Trần Mộng Lôi đã kế thừa thuyết 'loài vật lội nước tất dương cao đuôi'. Trình Di còn chỉ ra rằng: "Cáo tất dương cao đuôi, rồi sau mới qua sông, nhúng ướt đuôi thì không ve vẩy được, do đó không qua nhanh được". Tiểu tượng nói: "Níu kéo bánh xe về phía sau, không cho xe bon nhanh về phía trước", nêu rõ ý nghĩa của hào Sơ cửu hành động trung chính thích hợp, thận trọng giữ gìn thành quả đã đạt được, như vậy sẽ không mắc phải tai họa. [Tượng viết: "Duệ kỳ luân", nghĩa vô cữu dã.] Giải: Trình Di nói: "Lúc bắt đầu của Ký tế, nếu biết ngăn sự tiến lại, thì sẽ không tới chỗ cùng cực, như vậy tự nhiên sẽ được vô cữu" Lời hào Lục nhị: Người phụ nữ đánh mất chiếc rèm che xe (nên khó đi xa được), nhưng không cần phải tìm, không quá 7 ngày sẽ lấy lại được. [Lục nhị, phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.] Giải: 'phụ' chỉ hào Lục nhị, 'phất' là tấm rèm che xe, chỉ đồ trang sức của phụ nữ thời cổ, Khổng Dĩnh Đạt sớ "Phất là tấm rèm che xe, phụ nữ khi ngồi xe không muốn để người khác nhìn thấy mình, do vậy trước sau xe đều có rèm che kín, gọi là phất". 'Thất nhật' chỉ thời gian ngắn, giống hào Nhị quẻ Chấn. Lời hào nói về hào Nhị đang ở thời Ký tế, trên ứng với hào Cửu ngũ, như người vợ của hào Cửu ngũ, nhu thuận trung chính, tuy có 'mất tấm rèm che xe', nhưng cuối cùng vẫn đi được, không phải vội đi tìm mà chỉ cần yên tâm ở một chỗ chờ đợi tự nó sẽ quay trở lại. Lấy đó để xử vào thời Ký tế thì giữ được thành quả, chỉ trong 7 ngày sẽ lấy lại được rèm. Chu dịch học thuyết - Mã Trấn Bưu dẫn lời Lưu Nguyên nói: "Hào Lục nhị đức nhu trung đắc vị, trên ứng với hào Cửu ngũ trung chính là chủ, quang minh trung chính, không lo việc mất rèm, mà yên tâm chờ đợi. Đó là điểm rất tốt của hào nhu trung này". Thoán truyện quẻ Ký tế nói: "Sơ cát, nhu đắc trung dã", chính là nói ý nghĩa tốt đẹp của hào Lục nhị vậy. Ngũ ở ngôi tôn thời Ký tế không muốn tiến nữa. Sự lý khi ở cảnh vô sự mà thấy cần người, hay biết dụng người thì thật hãn hữu, trong hoàn cảnh này, thì cương trung ngôi tôn thường dẫn tới trung mãn (cương trung nghịch lại trở thành trung mãn), do vậy mà Khảm Ly hóa nghịch nhau. Đây là cái lẽ biết thời, biết biến khi phản ứng thích nghi về thời của Dịch. Mất cái màn che thì chẳng đi được, Nhị chẳng được Ngũ cầu dụng thì cũng chẳng đi được, nhưng Nhị có đạo trung chính đâu có dễ bỏ, lại thêm mất cái mình đã giữ, dẫu chẳng được trên dùng thì cũng không có lý bị bỏ rơi, cho nên quẻ có 6 hào mà nói 7 là nói biến vậy. Tiểu tượng nói: "Không quá bảy ngày mất rồi lại được", chứng tỏ hào Lục nhị trung chính không thiên lệch. [Tượng viết: "Thất nhật đắc, dĩ trung đạo dã.] Giải: Trình Di nói: "Đạo trung chính, tuy có lúc không vận dụng được đúng thời, nhưng không bao giờ lại có cái lý 'cuối cùng không được thi hành', vì thế mà 'mất sau 7 ngày lại thấy', ý muốn nói tự mình giữ vững đạo trung chính, thời tất có lúc sẽ được đem ra thi hành. Không làm mất trung đạo, đó là chính vậy". Xét, Trình Di nói 'táng phất' là chỉ hào Lục nhị không dùng đúng thời. Về nghĩa cũng thông. Lời hào Cửu tam: Vua Cao Tông nhà Ân đánh nước Quỷ Phương, liên tục 3 năm mới thắng; kẻ tiểu nhân không thể coi thường tùy tiện sử dụng. [Cửu tam, Cao Tông phạt Quỷ Phương, tam niên khắc chi; Tiểu nhân vật dụng.] Giải: Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Cao Tông là hiệu của vua Vũ Đinh nhà Ân", 'quỷ phương' là tên nước, là một trong các bộ lạc Hiểm Doãn ở vùng Tây Bắc TQ cổ đại. Đặng Cầu Bá cho biết thêm là Quỷ Phương là tên một bộ tộc thời cổ (cổ tộc danh), vào thời Ân Chu sinh hoạt ở khu vực tây bắc Thiểm Tây ngày nay, là cường địch của cả Ân lẫn Chu. Lời hào nói về hào Cửu tam dương cương, ở ngôi vị trên cùng của hạ quái quẻ Ký tế, có tượng sau khi 'việc đã thành' (sự thành), còn muốn trừ nốt các mối lo còn lại, ví như vua Cao Tông nhà Ân đang ở thời trị nước yên ổn, nhưng lại cất binh thảo phạt nước nhỏ Quỷ Phương. Gặp thời đó, tuy cần trừ khử các mối lo còn lại, nhưng phải lấy tinh thần 'tam niên khác chi' để bền bỉ nỗ lực, mới có thể bảo tồn được sự nghiệp. Nếu dùng bọn tiểu nhân nóng nảy vội vàng, tất sẽ dẫn tới nguy loạn, cho nên lời hào mới răn là 'tiểu nhân vật dụng'. Hoài nam cửu sư đạo huấn nói: "Quỷ Phương, là nước nhỏ Man di, Cao Tông là vị vua sáng nhà Ân, Lấy thế mạnh thiên tử đánh một nước nhỏ Man di mà 3 năm mới thắng được, ý nói phải dè chừng không thể không thận trọng" (Mã Quốc Hàn - Ngọc hàm sơn phòng tập dật thư). Mã Kỳ Sưởng - Trùng dịch Chu dịch Phí thị học dẫn lời Phan Sỹ Tảo nói: "Có lẽ muốn nói tới cái khó của thời thịnh mà làm khó nhọc dân. Kẻ tiểu nhân ở vào thời thịnh không nghĩ đến lúc suy, lúc thành không biết lo khi khó, cho nên cảnh giác là 'không nên dùng". Hào Cửu tam quẻ Ký tế là hào dương ở vị dương, bẩm tính cương cường, do vậy lời hào xét từ hai mặt phản diện và chính diện để phân tích, đưa ra lời cảnh giới. Sở dĩ nói ' kẻ tiểu nhân không nên dùng, là vì sợ nó không có khả năng giữ được (thành quả) ban đầu sẽ dẫn đến 'cuối cùng nguy loạn'. Tiểu tượng nói: "Kéo dài tới 3 năm, cuối cùng đạt được thắng lợi", chứng tỏ hào Cửu tam muốn giữ vững thành quả cần phải nỗ lực kiên trì, cho tới mức độ mệt mỏi, cùng kiệt. [Tượng viết: "Tam niên khắc chi", bị dã.] Giải: Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Hầu Quả nói: "Triển khai công việc, huy động sức dân, đến thánh nhân còn mệt mỏi, thì đó chẳng phải là việc bọn tiểu nhân có thể làm được". Nói là mệt mỏi để thấy rõ việc khó nhọc. Lời hào Lục tứ: Áo đẹp váy hoa sắp biến thành rách rưới. Hãy nên suốt ngày răn giới, đề phòng tai họa. [Lục tứ, Nhu hữu y như, chung nhật giới.] Giải:Thuyết văn giải tự - Hứa Thận giải thích: "Nhu, là tơ lụa mầu"; Kinh truyện thích từ - Vương Dẫn Chi giải thích: "Hữu, là như chữ hoặc, trong câu này có nghĩa là sắp"; 'như' là 'bại như', chỉ quần áo rách rưới. Lời hào chỉ về hào Lục tứ ở vào thời Ký tế sắp chuyển hóa, như bộ quần áo đẹp đến lúc sắp rách (lập Tượng dĩ suy Giáp), nên nhấn mạnh điều quan trọng là suốt ngày phải răn giới đề phòng, giữ chính phòng nguy, thì mới tránh được tai họa. Nên nói 'nhu hữu y như, chung nhật giới'. Chu dịch hải toát tiết yếu - dẫn lời Khâu Hy Thanh nói: "Nhu bộ Mịch, còn viết là Nhu có bộ Y, chỉ sự trang sức rất đẹp. Như là rách. Lại dẫn lời Thạch giới: Quần áo đẹp rồi có lúc sẽ rách, như việc đang thời Ký tế, cũng sẽ tới lúc Vị tế. Vì vậy phải cả ngày đề phòng răn giới vì ngại đến lúc nó sẽ rách". Hào Lục tứ quẻ Ký tế ở vào ngôi vị "đa cụ" (nhiều lo sợ), quẻ Trên là Khảm hiểm, quá trung sẽ sinh biến, 'ký tế' sắp chuyển hóa thành 'vị tế', nên lời hào răn giới thật sâu rộng. Lại xét, Vương Bật cho rằng 'nhu' nên viết là Nhu có bộ chấm thủy, 'y như' là rẻ dùng để bịt thuyền thủng. Nghĩa là hào chỉ thuyền thủng nước rò vào, nên phải chuẩn bị 'y như' (rẻ rách) để bịt thuyền phòng ngừa. Về nghĩa cũng thông. Thời hào Tứ quẻ Ký tế lấy việc phòng nạn lo biến đặt lên hàng đầu, cũng chẳng nói là 'cát' vì ở thời Ký tế khỏi được hoạn nạn là đủ vậy. Tam lấy dương ở ngôi cương, dễ mất vì táo bạo, nên lấy tượng vua Cao Tông đánh Quỷ Phương làm răn. Tứ lấy ngu ở ngôi nhu, tự biết dự phòng mà lấy răn sợ làm tượng, sợ mà biết phòng bị hoạn nạn thì chẳng mất ở những lúc tầm thường, lúc nào cũng lo thì chẳng quên hoạn nạn phút chốc đến không ngờ tới. Đó là đạo sử thời Ký tế vậy. Tiểu tượng nói: "Nên suốt ngày cảnh giác đề phòng tai họa", chứng tỏ Lục tứ, lúc này cần phải lo toan đề phòng, thận trọng hành động, có sự nghi sợ. [Tượng viết: "Chung nhật giới", hữu sở nghi dã.] Giải: hào Tứ ở nơi 'sợ nhiều', ở thể trên quẻ Khảm hiểm, quá giữa sẽ sinh biến. Người ta ở vào lúc có việc, duy có chỗ ngờ ở trong lòng, thì sau mới nghĩ mà xử trí, đó là cách thức vậy. Lời hào Cửu ngũ: Hàng xóm bên đông giết trâu cử hành tế lễ quan trọng, không bằng hàng xóm bên tây làm lễ Dược giản dị đạm bạc. Họ thực nhận được sự giáng phúc ban ơn trạch của thần linh. [Cửu ngũ, Đông lân sát ngưu, bất như Tây lân chi dược tế, thực thụ kỳ phúc.] Giải: 'đông lân', 'tây lân' là từ giả thiết, cũng như chỉ 'nọ kia', đặt ra để răn giới hào Cửu ngũ. 'Sát ngưu' chỉ việc cử hành tế lễ to lớn long trọng. 'Dược tế' chỉ tế lễ đạm bạc. Lời hào chỉ rõ hào Cửu ngũ ở vào thời Ký tế, tôn cư quân vị, dương cương trung chính, sự việc đã thành, sản phẩm phong phú, thì càng nên thận trong tu đức, giữ gìn thành quả, không thể kiêu ngạo phóng dật xa xỉ. Chỉ cần đức tốt thuần hậu đốc thực, thuận lợi hành động, thì tuy chỉ như 'hàng xóm bên Tây' cử hành tế lễ đạm bạc cũng có thể dâng hiến thần linh, mà được hưởng phúc. Nếu không chịu tu đúc, khác nào 'hàng xóm bên Đông' tổ chức tế lớn linh đình, chẳng qua chỉ là sự khinh mạn vụ lợi đối với thần linh, chỉ có hại mà chẳng được ích gì. Cho nên nói 'Đông lân sát ngưu, bất như Tây lân chi dược tế, thực thụ kỳ phúc'. Chu dịch chiết trung - dẫn lời Phan Sĩ Tảo nói: "Hào Ngũ dương cương trung chính, ở vào thời của cải dồi dào thịnh vượng, cho nên lời hào mượn hình tượng 'hàng xóm bên đông' tế lễ để răn giới phải đề phòng lo sợ. Phàm việc tế lễ, chữ 'thời' là trọng. Nếu được thời thì đức sáng lòng thơm xôi nếp dâng tiến, cũng có thể thấu tới thần linh. Do vậy, 'đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi Dược tế', tức là vấn đề ở chỗ hợp thời, chứ không phải là lễ vật nhiều, đông tây cũng như nói nọ kia vậy". Xét, hào Ngũ ở vào thời thịnh của Ký tế, điều tối kỵ là kiêu ngạo xa xỉ, vì thế hào này lấy tượng 'đông lân tây lân' để răn giới, lại lấy dụ tượng 'tế Dược' cốt có đức sáng để khuyên nhủ. Chu Hi nói: "Đông là tượng của dương, Tây là tượng của âm, ý nói hào cửu ngũ tuy ở ngôi vị tôn quý, nhưng thời đã qua, không bằng hào Nhị tuy ở dưới, nhưng lại bắt đầu được thời", nghĩa này cũng thông. Ngũ thì trong thực là tin, Nhị thì trong hư là thành thực, cho nên lấy việc tế lễ làm nghĩa. Nhị ở dưới còn có thể tiến thì được phúc, Ngũ ở ngôi tôn là thời đã quá, ở nơi không chỗ tiến, vì tiến thì xuất mất ngôi, cho nên lấy chí thành trung chính mà giữ lấy. Lẽ tự nhiên không cực nào đến trót mà chẳng phản, cho nên Hào và Tượng nói là 'thời' vậy. Thời đã quá như Trăng đã quá Rằm là thời sắp tối, thời mới đến như Trăng mới mọc là thời sắp đến Rằm. Tiểu tượng viết: "Nước láng giềng phía đông giết trâu tổ chức tế lễ linh đình, chẳng bằng tế Dược của nước láng giềng phía Tấy", ý nói nước láng giềng phía tây tế lễ hợp thời, tế Dược đơn xơ vào mùa Hạ đúng lúc và chăm lo làm sáng đức tốt; "nước láng giềng phía tây sẽ thực sự được thần linh ban phúc", dụ chỉ sự tốt lành nối tiếp nhau không dứt. [Tượng viết: "Đông lân sát ngưu", bất như tây lân chi thời Dược tế dã; "thực thụ kỳ phúc", cát đại lai dã. Giải: 'thời' có nghĩa là hợp thời, đúng lúc. Vương Bật nói: "Tế lễ cốt đúng lúc hợp thời chứ không cốt ở nhiều lễ vật". Khổng dĩnh Đạt nói: "Lời tượng nói 'bất như tây lân chi thời' có nghĩa là: thần minh chỉ thụ hưởng đức, nếu biết tu đức kính cẩn, tế lễ đúng thời, thì lễ vật tuy đơn sơ nhưng thần linh vẫn ban phước cho. Không chỉ bản thân mình được hưởng phúc, mà phúc còn lưu truyền đến đời sau nữa". Lời hào Thượng lục: Con cáo con lội qua sông, ướt đầu, có nguy hiểm. [Thượng lục, Nhu kỳ thủ, lệ.] Giải: 'ướt đầu' và 'ướt đuôi' của lời hào quẻ Ký tế đều lấy tượng cáo con lội sông. Đây nói về hào Thương lục là hào âm, ở ngôi cuối cùng quẻ Ký tế, không cố gắng tu đức mà thời thịnh thì đã qua, 'tế' ở nơi cực điểm thì sẽ loạn, chuyển thành Vị tế, cũng như cáo con lội sông, nước ướt hết đầu, sắp ngập đến đỉnh đầu, tình thế rất nguy hiểm, cho nên nói 'nhu kỳ thủ, lệ'. Vương Bật nói: "Ở vào ngôi cực điểm của Ký tế, đạo Ký tế đã cùng, tất tới Vị tế". Chu Hi nói: "Cực điểm của Ký tế, sự nguy hiểm đang ở trên, lại lấy đức âm nhu xử sự, ví như tượng cáo con lội sông để ướt hết đầu". Đại dịch tập thuyết - Vương Thân Tử nói: "Không nói 'hung' mà nói 'lệ', ý muốn người ta phải biết trước sự nguy hiểm đáng sợ, mà mau mau sửa đổi, thì mới có thể giữ vững được tế". Tiểu tượng nói:"Con cáo nhỏ qua sông bị ướt đầu", gặp nguy hiểm, nghĩa là sự việc đã thành, không dốc lòng tu đức, thì sao có thể giữ vững thành quả lâu dài được ! [Tượng viết: "Nhu kỳ thủ, lệ", hà khả cửu dã.] Giải: Khổng Dĩnh Đạt nói: "Đầu bị nhúng ướt, thân tất chìm, sao có thể lâu dài được". Sơ thì nói 'ướt đuôi' không lỗi, là vì ở thời khởi đầu của 'tế', Thượng thì nói 'ướt đầu' mà nguy, là vì đã đến trót của 'tế'. Lời nói không lâu dài được thì phải ngừng, đó là ngừng thì dẫn tới loạn vậy. Đầu ở trước, đuôi ở sau, đây là tượng 6 hào điên đảo của "Ký - Vị", đều có Khảm cho nên đầu đuôi đều ướt, Thân ở trong muốn cứu 'tế' thì phải biết rằng hiểm đang ở phía trước, đó là Ký tế vậy, điên đảo thì ra khỏi hiểm đó là Vị tế vậy. Thủy dữ Hỏa hay Hỏa dữ Thủy, đều lấy tương 'tế' hay bất tương 'tê' làm tượng, nhưng hiểm đến trót ở trước là Ký tế, thì sau trót nguy, còn đến trót ra khỏi hiểm là Vị tế, đó là đến trót có tín, là nghĩa cùng tắc biến vậy. LỜI BÀN Tôn chỉ chung của toàn quẻ Ký tế nêu lên đạo lý: "Giữ gìn thành quả là khó khăn vất vả" (thủ thành gian nan). Vua Đường Thái Tôn thường hỏi các cận thận rằng: "Về sự nghiệp của đế vương, việc sáng lập và giữ gìn thành quả, cái nào khó hơn ? Ngụy Trưng đáp: đế vương dấy nghiệp, tất thừa cơ lúc thời suy loạn, lật đổ bọn tàn ác hôn ám, trăm họ đều đồng lòng ủng hộ, bốn biển đều theo về, đó là lúc trời trao cho mệnh, do vậy việc đó không phải là khó. Nhưng sau khi đã được thiên hạ, chí thường kiêu ngạo phóng dật, trăm họ muốn được yên vui nhưng sưu thuế nạng nề, muôn dân khổ sở điêu tàn, mà phải phục dịch cho việc ăn chơi xa xỉ không ngớt. Đất nước suy vong đều từ đó mà ra. Cho nên nói, giữ vững thành quả là khó hơn nhiều" (Trinh quân chính yếu - Luận quân đạo). Đoạn văn này, tuy bàn về sự nghiệp đế vương, nhưng ý nghĩa rất hợp với quẻ Ký tế. Lời quẻ có lời văn tuy nói về thời của 'việc đã thành', bất kể là việc lớn hay việc nhỏ đều được hanh thông, nhưng vẫn nhấn mạnh ở hai chữ 'lợi trinh', không được coi nhẹ việc 'thủ chính' (giữ gìn đạo chính). Hơn nữa, câu 'sơ cát chung loạn' lại càng nhấn mạnh khuyên răn về việc ở vào thời Ký tế, chỉ hơi sơ xảy không thận trọng, tất sẽ trở lại loạn ngay. Trong 6 hào của quẻ, không có hào nào là không có hàm ý "đề phòng cảnh giới": hào Sơ răn giới 'kéo ngược bánh xe' không thể tiến tới; hào Nhị răn giới 'mất khăn chớ tìm', hào Tam răn giới 'kẻ tiểu nhân chớ dùng'; hào Tứ 'cả ngày răn giới'; hào Ngũ răn giới 'hàng xóm bên Đông giết trâu'; hào Thượng răn giới 'ướt đầu nguy'. Qua đó có thể thấy, ở vào thời Ký tế, tuy mọi việc đều đã thành tựu, nhưng phải biết bảo vệ cục diện 'đã thành', đó không phải là việc dễ. Đại tượng nói: "Bậc quân tử lấy việc lo toan hoạn nạn mà đề phòng", ý đó thực sâu sắc. Dịch đồng tử vấn - Âu Dương Tu nói: "Thói thường người ta khi gặp nguy thì nghĩ sâu, lúc an ổn thường nghĩ cạn, mà hoạn nạn thường sinh ra từ sự giải đãi, khinh suất. Do vậy, người quân tử ở vào thời Ký tế phải biết lo toan đề phòng hoạn nạn". Câu nói này đã khái quát được ý nghĩa sâu xa của quẻ Ký tế vậy.
C- PHỤC-HI TIÊN-THIÊN LỤC-THẬP-TỨ QUÁI PHƯƠNG-ĐỒ (64 quẻ trên đồ hình vuông của Phục-Hi) Trên đây là sự tóm lược của 64 quẻ kép, tức nhiên đều do tám quẻ gốc. Càn ☰, Đoài ☱, Ly ☲, Chấn ☳, Tốn ☴, Khảm ☵, Cấn ☶, Khôn ☷ rồi nhân đôi lên mà thành. Quẻ đơn là quẻ chỉ có 3 hào, quẻ kép là quẻ có 6 hào (tức là gấp đôi lên). Sau đây là Phương-pháp thực-hành: 1- Tám quẻ gọi là Bát Thuần Đầu tiên lấy một quẻ làm chuẩn, thí-dụ là quẻ Càn ☰, nếu Càn đặt chồng lên Càn ☰ nữa, thành ra Bát-Thuần Càn (biệt số là 11) Tại sao gọi là “Bát Thuần”? - Tức là tám cái tinh ròng, chỉ có tám quẻ này duy nhứt do chính quẻ ấy đặt chồng lên quẻ ấy mà thôi. Như trên đã thấy ở quẻ Bát-Thuần Càn. Tương-tự: còn lại 7 quẻ nữa là Bát-Thuần Đoài (22), Bát-Thuần Ly (33), Bát-Thuần Chấn (44), Bát-Thuần Tốn (55), Bát-Thuần Khảm (66), Bát-Thuần Cấn (77), Bát-Thuần Khôn (88). Với 8 quẻ thuần này thì được gọi bằng chính tên của nó (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn), quẻ kép này có được đặc-tính của hai quẻ đơn họp lại mà thành... Biệt số do đâu mà có? Bởi càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Đó là số của Bát-quái quẻ đơn. Khi tạo thành quẻ kép thì cũng lấy chính số quẻ ấy ghép liền với số của quẻ kế tiếp sẽ là biệt số của hai quẻ kết họp lại nhau Thí dụ: quẻ Càn số 1; mà Bát-Thuần Càn tức là Càn Càn, biệt số là 11; thuần Ly (Ly số 3) là 33. Nếu với hai quẻ khác nhau như: Càn vi Thiên số 1 họp với Đoài vi Trạch số 2, bấy giờ tên quẻ sẽ đọc là Thiên-Trạch Lý (cách đọc quẻ thì có phương-pháp chung, tên LÝ là do Thánh-nhân đặt, căn-cứ vào ý-nghĩa của hai quẻ họp lại. (Sẽ bàn sau) 2- Sự biến-hóa thành quẻ kép Tính-chất của mỗi quẻ là: * Càn ☰ vi Thiên (Càn là trời) tượng sự cao cả, là ngôi tôn quí, là Cha, Vua. * Đoài ☱ vi Trạch, tức là đầm, ao, hồ chứa nước. * Ly ☲ vi Hỏa, Ly là lửa. * Chấn ☳ vi Lôi, Chấn là sấm. * Tốn ☴ vi Phong, Tốn là gió. * Khảm ☵ vi Thủy, thủy là nước. * Cấn ☶ vi Sơn, sơn là núi. * Khôn ☷ vi Địa, Khôn là đất. Khi các quẻ được phối-hợp với nhau, thì: Thứ nhất không còn gọi chính danh của nó nữa, mà phải gọi “nghĩa” của nó. Thí-dụ: CÀN VI THIÊN ☰ THIÊN TRẠCH LÝ ĐOÀI VI TRẠCH ☱ 3- Cách đọc 64 quẻ trên đồ vuông của Phục-Hi CÁCH ĐỌC QUẺ KÉP Quẻ đơn 8 7 6 5 4 3 2 1 TRÊN KHÔN CẤN KHẢM TỐN CHẤN LY ĐOÀI CÀN DƯỚI CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 Biệt số 81 71 61 51 41 31 21 11 Tên quẻ Thái Đại Súc Nhu Tiểu Súc Đại Tráng Đại Hữu Quyết Thuần Càn Đây là cách đọc quẻ kép trên đồ hình: Dòng trên tức là dòng thứ nhất khởi từ Khôn 8 cho đến cuối là càn 1 (hàng ngang) Dòng dưới là dòng thứ hai, đều là càn 1, đến chữ cuối cùng. Hai quẻ này phối hợp nhau sẽ cho các quẻ ở hàng thứ ba. Như ở quẻ có biệt số 81: là do Khôn vi Địa số 8 hiệp với Càn vi Thiên số 1 sẽ thành quẻ kép là Địa Thiên Thái, biệt số là 81. Một biệt số nữa là 71 do quẻ Cấn vi Sơn số 7 hiệp với Càn vi Thiên số 1 sẽ thành quẻ kép có tên là Sơn Thiên Đại-Súc cứ thế tiếp-tục đến quẻ thứ 64 Vậy, nhìn chung cột đứng thứ nhất, tức là các quẻ khi phối hợp nhau sẽ đặt phía “dưới”. Cột nằm ngang, khi phối hợp thành quẻ kép sẽ đặt phía “trên”. Các hình-thức quẻ, xin nhìn ở bảng lập thành ở trên, còn bảng này là tên của quẻ có kèm theo biệt số. Thí-dụ: Cột đứng thứ nhất là khôn số 8, đặt chồng lên Khôn số 8 nữa, hợp số sẽ là 88, tên quẻ là Bát-Thuần Khôn. Cột ngang quẻ Cấn số 7 đặt chồng lên khôn số 8, biệt số là 78, (Cấn vi sơn, Khôn vi địa) tên quẻ là Sơn Địa Bác. Bác có nghĩa là vật sắp sụp đổ, như tượng quẻ chỉ có một hào dương treo lơ-lửng trên 5 hào âm, báo động cho một nguy-cơ khốn đốn không thể tránh khỏi. Với 64 quẻ như vậy là 64 trường-hợp khác nhau, để chỉ những biến-cố trong ngày, tháng, năm, hoặc một chu-kỳ dài hạn: một đời người, một thế kỷ, vận, hội… Bản-đồ tròn là vận ở ngoài, bản-đồ vuông thì vận ở trong là chỉ Trời ĐỘNG đất TỊNH. Một khí đi đi lại lại, lấy Kiền-Khôn làm bao la (bao-quát). Lấy lục thiếu (6 quẻ nhỏ) Chấn-Tốn, Khảm-Ly, Cấn-Đoài làm biến-hóa. Dương nghịch thì Âm sanh. Dương thuận thì Âm thoái. Tứ thời hành thì trăm vật sanh. Cái đạo Tiên-thiên tạo-hóa tới đây là rõ ràng rồi. Nhưng cái đạo trong vuông ngoài tròn, trời động, Đất tịnh lại còn ở chỗ bí-mật. Quẻ sấp làm hai bảng đồ vuông tròn mà thôi. Thiệu-Tử cũng không thể viết ra cho người thấy, chỉ lấy hai bản-đồ vuông tròn hiệp làm một bản-đồ trong vuông ngoài tròn mà thôi. Phục-Hi chẳng phải là không muốn dạy, nhưng dạy chẳng qua là vẽ các quẻ làm bản đồ, còn phần nào không thể vẽ quẻ làm bản-đồ thì không dạy được. Thiệu-Tử chẳng phải là không muốn viết ra, chẳng qua là làm bản-đồ trong vuông ngoài tròn, còn phần sở dĩ nhiên (lý-do làm sao mà ra vậy) không ở tròn vuông, không dính với tròn vuông thì không viết ra được. Nhưng có quẻ có bản-đồ, những chỗ không dạy không viết ra được, ta có thể suy tìm. D- HẬU-THIÊN BÁT-QUÁI của VĂN-VƯƠNG (Bát-Quái Hậu-Thiên của vua Văn-Vương) Bát-Quái Hậu-thiên của vua Văn-Vương cũng là quẻ của vua Phục-Hi đã vẽ ra, chớ chẳng phải là một Bát-quái khác. Khác là trong các quẻ đã thành lập mà lại nhận thấy một thứ đạo-lý riêng biệt cho nên đổi nghĩa quẻ và khí của quẻ mà phát-minh điều vua Phục-Hi chưa phát-minh chớ không phải cượng cầu bịa đặt. Như Càn ☰ là lão dương, tổ-tông của các khí dương, làm cha. Khôn ☷ là lão âm, chủ tể của các khí âm, làm mẹ. - Cha Mẹ phối nhau, âm dương hiệp nhau, tất nhiên sanh ra con trai con gái. Cho nên khi Kiền đi lại với Khôn, gặp được cái vạch dưới cùng (sơ hào) của khôn thì sanh ra Tốn ☴ làm trưởng nữ (con gái lớn). - Khi Khôn đi lại với Kiền, gặp được cái vạch dưới của (Càn) Kiền thì sanh ra Chấn ☳ làm trưởng nam (con trai lớn). - Khi Kiền đi lại với Khôn lần nữa, gặp được cái vạch giữa (trung hào) của Khôn thì sanh ra Ly ☲ làm trung nữ (con gái giữa). - Khi Khôn đi lại với Kiền nữa, gặp được cái vạch giữa của Kiền thì sanh ra Khảm ☵ làm trung nam (con trai giữa). - Khi Kiền đi lại với Khôn lần thứ ba, gặp được cái vạch trên (thượng hào) của Khôn thì sanh ra Đoài ☱ làm thiếu nữ (con gái út). - Khi Khôn đi lại với Kiền lần thứ ba, gặp được cái vạch trên của Kiền thì sanh ra Cấn ☶ làm thiếu nam (con trai út). Quẻ Kiền gặp được ba hào âm của Khôn, thì dương biến làm âm bèn sanh ba gái. Quẻ Khôn gặp được ba hào dương của Kiền, Âm biến làm dương bèn sanh ba trai. Trai gái đã sanh thì trai theo cha, gái theo mẹ. Kiền coi hết ba trai ở hướng Tây-Bắc. Khôn coi hết ba gái ở hướng Tây-Nam, Kiền là Lão phụ (cha gìa), ba hào khí chơn dương lọt về tay của ba con trai nên kiện đức thâu liễm phải ẩn núp cảnh Tây-Bắc là hướng rất lạnh. Khôn là lão mẫu (mẹ già), ba hào khí chân âm đã lọt về tay của ba gái nên thuận tánh thất thường phải dời qua cảnh Tây-Nam là nơi sát cơ. LY ☲ được cái vạch âm ở giữa của Khôn, âm nhốt trong dương, âm mượn sức dương mà phát ra sáng, cho nên ở chánh Nam là hướng hỏa vượng. KHẢM ☵ Được cái vạch dương ở giữa của Kiền, dương ra trong âm, dương lọt vào âm mà làm ra thủy-triều (nước lớn nước ròng) cho nên ở chánh Bắc là hướng thủy vượng. CHẤN ☳ được cái vạch dương ở dưới của Kiền, hào dương đầu, chủ về sanh trưởng cho nên ở chánh Đông là hướng cây cỏ vượng. ĐOÀI ☱ đặng cái vạch âm ở trên của Khôn, hào âm cuối cùng chủ về tiêu-hóa, cho nên ở chánh Tây là hướng Kim (là hướng thuộc các loài kim) vượng. CẤN ☶ được cái vạch dương ở trên của Kiền, hào dương cuối cùng chủ về tịnh-dưỡng nên ở Đông-Bắc là hướng khí dương yếu. TỐN ☴ đựơc caí vạch âm ở dưới của Khôn, âm hào là hào âm đầu chủ về tiệm tiến, cho nên ở Đông-Nam là hướng khí dương thạnh.. Kiền, Khảm, Cấn, Chấn thuộc về dương tạo sanh muôn vật. Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc về âm, dưỡng thành muôn vật. Cha mẹ, trai gái, tự nhiên phối hợp với nhau để vận-hành khí của các quẻ. 64 quẻ Hậu-thiên cũng sanh ra tại đây. 64 quẻ sanh ra rồi thì có tạo có hóa, có sanh có thành. Tạo rồi lại hóa, hóa rồi lại tạo; sanh rồi lại thành, thành rồi lại sanh. Khi lớn, khi mòn, khi đầy, khi vơi không có lúc nào ngừng nghỉ. Đây là nói lúc sanh ra rồi cho nên gọi là Hậu-thiên. E- HẬU-THIÊN thuận hành Tạo-hoá đồ. Hậu-thiên là Đạo thuận sanh mà đạo nghịch vận cũng ẩn trong đó Quẻ LY vốn thuộc dương mà trở lại là con gái là ý nói ngoài dương mà trong âm. Âm ở ngôi giữa tức là chơn âm. Quẻ KHẢM Vốn là âm mà trở lại làm con trai là ý nói ngoài âm mà trong dương. Dương ở ngôi giữa tức là chân dương. - Dương ở ngoài là dương hậu-thiên, dương ở trong là dương tiên-thiên. - Âm ở ngoài là âm hậu-thiên, âm ở trong là âm tiên-thiên. TIÊN-THIÊN là chủ. Hậu-thiên là khách. Khảm Ly qua lại, nước lửa trợ nhau, lạnh nóng có giờ cho nên đủ sức thay thế cho Kiền Khôn mà vận hành tạo hóa. QUẺ CHẤN ☳ âm nhiều dương ít, làm con trai là ý nói Chấn là khí dương vừa mới thay, mà khí dương thay thì đủ sức giúp-đỡ khí âm. Quẻ ĐOÀI ☱ dương nhiều âm ít, làm con gái là ý nói Đoài là khí âm hiện phía ngoài, mà khí âm hiện thì đủ sức diệt khí dương. Chấn là sanh cơ, Đoài thì sát cơ. Kim Mộc hiệp nhau có sanh sát thấy rõ ràng cho nên đủ sức thay thế cho Kiền-Khôn mà đoạt thành Tạo-Hóa. F- LẠC THƯ Việc trong trời đất, tất cả đều có duyên cớ. Lập lại lời giảng của Thầy: “Trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ-HƯ-VÔ bao-quát càn-khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung-Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi Thái-cực. Rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là Lưỡng-nghi. Lưỡng-nghi sanh ra Tứ-tượng. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế-giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là Tứ âm Tứ dương tác thành Bát-quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài”. Đây là hình ảnh Bát-quái Hậu-thiên có đủ Tứ dương, Tứ âm: là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Theo thứ tự quẻ mà Thầy đã dạy như vậy thì ngoài Bát-quái Đồ-thiên mà chúng ta đã nói ở trên ra, tức là Bát-quái Cao-Đài ngày nay, thì chỉ duy còn có Bát-quái Hậu-thiên, mà trước đây khoảng 6.000 năm các bậc tiền Thánh như Văn-Vương, Châu-Công, Khổng-Tử, đã lần lượt bổ-cứu thêm cho nhân-lọai hưởng nhờ đến ngày nay. Bát-quái Hậu-thiên duy khác Bát-quái Đồ-thiên ở điểm thứ nhất là khởi ở Càn nhưng quay thuận chiều kim đồng hồ. Trục đứng là Nam Bắc. Điểm kế là phương hướng: Chiều đứng Ly Khảm ở Nam Bắc và chiều ngang là Chấn Đoài ở Đông Tây. Thứ tự là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Theo Hậu-thiên Bát-quái với phương-vị của Ngũ-hành, thì đã có 4 quẻ giữa có 4 hành chính yếu: Ly ☲ thuộc hành Hỏa Khảm ☵ thuộc hành Thủy Chấn ☳ thuộc hành Mộc. Đoài ☱ thuộc hành Kim. Theo trục đứng Nam Bắc là Ly Khảm. Duy chỉ có hỏa là đơn hành chỉ có Ly thuộc Hỏa. Quẻ đối là quẻ Khảm thuộc Thủy là đơn hành thôi. Vì các đôi quẻ này tương-đối nhau. Bởi: Hai quẻ Ly Khảm cũng đồng loại mà khác giống: Ly ☲ tượng cho con gái giữa, gọi là trung-nữ. Khảm ☵ tượng cho con trai giữa, là trung-nam 1- Giải-thích lý-do của Ngũ-hành có mặt trên đồ Hậu-thiên như sau Theo đồ hình trên đây chia ra 2 phần dương và âm đó là đường thẳng xy đi qua giữa quẻ Chấn và Tốn, Đoài và Càn, tức là con đường giao nhau giữa âm dương. Bởi có sự giao-cảm của âm dương thì tất nhiên là sự cứng mềm giao nhau, tuy nhiên phải là đồng-loại mới có thể hòa với nhau được. Như dung-dịch nước hòa với nước chớ không hòa được với dầu… Theo đường xy làm ranh-giới cho sự giao hợp của âm dương thì cái thể của hai quẻ Chấn, Tốn phải cùng một loại mà khác giống. Chấn ☳ tượng cho con trai trưởng, là trưởng nam Tốn ☴ tượng cho con gái trưởng là trưởng-nữ. Như thế cả hai quẻ này cùng loại (cùng đứng vào hàng trưởng), khác giống tức là Chấn giống đực (Masculin), Tốn là giống cái (Féminin) Nhưng, trục ngang Đông Tây là Chấn Đoài. - Mộc không phải là đơn hành, vì Chấn thuộc mộc mà Tốn cũng thuộc mộc, mà Chấn ở vào vị dương tức là dương mộc, quẻ Tốn ở vào vị âm tức là âm mộc. - Kim thì quẻ Đoài và Càn cũng cùng một loài, thuộc hành Kim, mà Càn ở vị dương, cho nên Càn là dương kim, Đoài ở vào vị âm nên là âm kim. Bản-đồ trên cho biết Chấn thuộc hành Mộc và Đoài thuộc hành Kim. Vì vậy Chấn và Tốn thuộc hành Mộc mà Càn và Đoài thuộc hành Kim. Vì những lẽ trên cho nên mới thành Âm kim, dương kim; âm mộc dương mộc là vậy. Hỏi sao quẻ Khôn và Cấn thuộc Thổ? Hành thổ lại ở giữa Hà-đồ là nghĩa làm sao? - Giải về lý-do này lấy sự sinh khắc của Ngũ-hành mà giải: Hỏa ở hướng Nam sinh nó tức là Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Được Hỏa sinh mình, mình lại sinh người thì lại có sự trung chính, không chênh-lệch và hoà nhau. Như thế tức là nó còn nguyên-chất để phân chia cho hai quẻ Cấn và Khôn, hai quẻ tương-đối nhau và là hai quẻ chót chưa được tiêu-biểu bằng thể gì, cho nên lấy tượng của nó là Khôn tượng là trái đất, Cấn tượng núi tức là đều có cái thể của hành Thổ vậy. Đây là hành Thổ ở trung-ương phân-phát cho hai quẻ ấy. … Như vậy có một năng-lực đi phân cho Khôn thuộc về Âm gọi là âm thổ, một năng-lực thuộc dương đi phân cho Cấn, Cấn là dương thổ. Đây là nói sự phân chia của hành Thổ vậy. Ngoài ra quẻ Khôn xen vào giữa Ly (hỏa) và Đoài (kim) thì ta lấy lý Ngũ-hành sinh khắc ra mà giải thì trong âm-nghi có sự sinh khắc của Ngũ-hành đi từ Nam sang Tây tức là Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Trong dương-nghi thì sự khắc đi từ Đông sang Bắc tức là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Chấn, Cấn, Khảm ba quẻ khắc nhau ở thể dương. Ly, Khôn, Đoài ba quẻ sinh nhau ở thể âm. Nhờ vậy mới có sự tương-đối, tương đồng, hòa nhau mà muôn vật mới sinh ra được. Hóa cho nên về nguyên-lý của Dịch cho hành Thổ xen vào hai quẻ Cấn và Khôn rất thích-hợp với thiên-lý lắm”. Ngũ-hành có sinh, có khắc, nguyên-tố này chế lẫn nguyên-tố kia, gọi là quan-hệ chế hóa, hễ nguyên-tố nào mạnh hơn tất thắng. Có phân thắng bại tất có cơ hòa. Có cơ hòa tất có biến sanh. Sanh sanh, hóa hóa, rồi lại khắc. lại chế, lại hòa và trở lại biến sanh. Luật khắc chế, hòa, sanh ấy cứ luân luân chuyển-chuyển cũng lẽ thường, nó in khuôn rập với luật “thành, trụ, hoại, không” 成 住 壞 空 đi theo từng giai-đoạn một. Trong trời đất không có cái gì thừa cũng không có cái gì thiếu, không có gì mất đi cũng không có cái gì thêm, chỉ là những phẩm-vật có sẵn từ khi Thầy tạo càn-khôn, nhưng là những phẩm-vật càng ngày càng tăng-tiến thêm lên mãi mãi về phương-diện tâm-đức. Do càng ngày càng toàn năng, toàn tri, toàn thiện, toàn mỹ để hiệp một cùng Thầy. 2- Ngũ-hành qua hai lý tương-sanh tương-khắc * Luật tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Đấy là vòng luân-chuyển vậy. * Luật tương sanh: Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sanh Kim. Luật Ngũ-hành có sinh, có khắc. Hễ sanh thì an-bày, vững đạt; còn khắc thì đổ vỡ, hư hoại. Luật trời thoạt hiện, thoạt biến chuyển-luân. Thế đất chuyển di, lòng người thay đổi. Ngũ tạng, lục phủ luân-lưu. Vật-chất, thảo-mộc biến sanh, hủy-diệt cũng đều do lý Ngũ-hành. Nhưng hoặc lâu, hoặc mau là tùy ở hình chất của mỗi một thể hình. Lâu hay mau cũng đều có định-luật tất cả. Trong có có không, mà trong không có có. Vạn-vật thay màu đổi sắc mà tựu trung cũng vẫn những nguyên-tố ấy mà thôi. Thi văn dạy Đạo Khuya sớm tương dưa hết dục lòng, Lòng dầu toan kế, kế sao xong. Xong bề Nhơn-đạo tua gìn trước, Trước cửa Không rồi mối Đạo thông.
Tôi từng đọc ở đâu đó rằng:http://i785.photobucket.com/albums/yy131/menthuong/BatquaiGiomat.jpg 8 quẻ đơn (Càn ba liền ☰, Khôn sáu đoạn ☷, Chấn cốc ngửa ☳, Cấn úp xuôi ☶, Ly giữa khuyết ☲, Khảm giữa đầy ☵, Đoài trên khuyết ☱, Tốn dưới rời ☴) xếp chồng lên nhau tổ hợp thành 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép đều có tượng quẻ tức là hình tượng của quẻ và chiêm của quẻ để người xem biết việc lành dữ ra sao. Mỗi quẻ (卦 guà) bao gồm 6 hào (爻 yáo) được biểu diễn dưới dạng các đoạn thẳng nằm ngang; mỗi hào này có thể là Dương (─ đường liền nét, được coi là thành phần sáng tạo, tích cực) hay Âm (-- đường đứt nét bao gồm hai đoạn thẳng cách nhau một khe nhỏ, là thành phần tiếp thụ, thụ động). Với sáu đoạn thẳng này được đặt lên nhau từ dưới lên trên trong mỗi quẻ suy ra có 26 hay 64 tổ hợp của hào và như vậy có 64 quẻ. Việc vận dụng nó trong chẩn đoán bệnh ra sao thì chưa thấy mấy người bàn chi tiết. Hình Bát Quái Tiên thiên được xác định như trên thì không thể hợp nhất với Hình Hà Đồ hay Lạc Thư theo yếu tố Âm Dương. Về 8 quẻ đơn thì nội dung nhận dạng các quẻ thì không vấn đề gì. Linh Khu cũng tự chỉnh lý và cho ra một vài cách nhận dạng Bát quái: Càn và Đoài là một cặp Âm Dương Kim Ly và Chấn là một cặp Âm Dương Hoả Tốn và Khảm là một cặp Âm Dương Thuỷ Cấn và Khôn là một cặp Âm Dương Mộc Đặc điểm của mỗi cặp (trong 4 cặp) là Thượng biến Sinh khí, Âm dương Đồng hành. Thượng biến sinh khí là hào trên cùng khác nhau, quan hệ sinh khí cũng được xác định là quan hệ tốt nhất trong các kiểu quan hệ (phúc đức, diên niên, phục vị...)
[FONT=Times New Roman, serif][/FONT] [FONT=Times New Roman, serif]2. Bát quái nạp giáp:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Phương pháp này dùng tam hào quái nạp giáp: càn nạp giáp khôn nạp ất cân nạp bính đoái nạp đinh chấn nạp canh tốn nạp tân li nạp nhâm khảm nạp quý .[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]4. Can chi quy quái:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Tứ dương quái: [/FONT][FONT=Times New Roman, serif] giáp quy về càn quái, canh hợi mùi mão quy về chấn quái, quý thân thìn tý quy về khảm quái bính quy về cấn quái [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]tứ âm quái:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] ất quy về khôn quái, tân quy về tốn quái, nhâm dần tuất ngọ quy về li quái, đinh tị sửu dậu quy về đoài quái [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Ngũ hành vượng khí[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]: Kim vượng đắc Hỏa[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương thành khí mãnh [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](thí dụ Canh Tân trong mùa Thu là vượng khí, cần có Hỏa mới được luyện thành đồ dùng, ý là thành danh)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Hỏa vượng đắc Thủy[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương thành tương tể [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Bính Đinh vượng cần có Thủy mới nên công nên việc, có nghĩa là cần được chế hãm bớt sức mạnh để không quá kiêu căng)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thủy vượng đắc Thổ[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương thành trì chiểu [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Nhâm Quý mùa đông cần có Thổ ngăn lại thành ao hồ, không thì trôi chảy không có bến bờ vô định)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thổ vượng đắc Mộc[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương năng sơ thông [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Mậu Kỷ cần Mộc chế bớt thì mới mong hiển đạt)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Mộc vượng đắc Kim[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương thành đống lương [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Giáp Ất cần có Kim bao bọc, tài năng phi thường) [/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Cường Kim đắc Thủy[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương tỏa kì phong [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](khí thế dữ dội, biến trá ghê gớm)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Cường Thủy đắc mộc[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương tiết kì thế [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](hành động, thế lực vô song)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Cường Mộc đắc Hỏa[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương hóa kì ngoan [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](làm càn bậy, tham lam, chơi đùa quá mức)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Cường Hỏa đắc Thổ[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương chỉ kì diễm [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](lửa cháy cao, khí thế nồng nàn)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Cường thổ đắc Kim[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]phương chế kì hại [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](gặp tai hại, bị ghen ghét)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Ngũ hành tương sanh[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Kim lại Thổ sanh[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]thổ đa kim mai [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Kim nhờ Thổ sinh cho nhưng Thổ nhiều quá thì Kim bị vùi lấp trở thành ngu muội)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thổ lại Hỏa sanh[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]hỏa đa thổ tiêu [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thổ là con của Hỏa, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị cháy khét)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Hỏa lại Mộc sanh[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]mộc đa hỏa sí [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Mộc nhiều thì hỏa càng cháy lớn; ý nói đạo tặc thêm mạnh)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Mộc lại Thủy sanh[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]thủy đa mộc phiêu [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Mộc là do Thủy sinh, nhưng thủy quá nhiều thì mộc trôi)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thủy lại Kim sanh[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]kim đa thủy trọc [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì nước không trong, thủy đục)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Kim năng sanh Thủy[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]thủy đa kim trầm [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thủy nhiều Kim chìm đắm sâu dưới nước)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thủy năng sanh mộc[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]mộc thịnh thủy súc [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Mộc quá thịnh thì thủy co rút lại, hình thể tiêu tàn)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Mộc năng sanh Hỏa[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]hỏa đa mộc phần [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Hỏa nhiều Mộc cháy khét)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Hỏa năng sanh Thổ[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]thổ đa hỏa mai [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thổ nhiều hỏa bị chôn vùi)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thổ năng sanh Kim[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]kim đa thổ biến [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Kim nhiều Thổ biến đổi hình dạng)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Ngũ hành tương khắc[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Kim năng khắc mộc[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]mộc kiên kim khuyết [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Kim khắc Mộc nhưng mộc cứng quá thì kim sứt mẻ)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Mộc năng khắc thổ[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]thổ trọng mộc chiết [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Mộc đi khắc Thổ nhưng thổ quá nặng thì mộc gẫy)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thổ năng khắc thủy[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]thủy đa thổ lưu [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thổ khắc Thủy nhưng nếu thủy lại quá nhiều thổ sẽ trôi giạt, như đất bùn)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thủy năng khắc Hỏa[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]hỏa đa thủy nhiệt [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thủy đi diệt Hỏa nhưng gặp hỏa mạnh thì thủy nóng sốt, ý nói mất cả bản chất lạnh của thủy)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Hỏa năng khắc Kim[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]kim đa hỏa tức [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Hỏa khắc Kim nhưng kim nhiều hơn thì hỏa tắt; ý nói mất tích hay bị tiêu mòn) [/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Kim suy ngộ Hỏa[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]tất kiến tiêu dong [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Kim đang suy mà gặp Hỏa sẽ bị tiêu tan)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Hỏa nhược phùng Thủy[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]tất vi tức diệt [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Hỏa yếu gặp thủy tất nhiên là tắt)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thủy nhược phùng thổ[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]tất vi ứ tắc [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thủy ít mà Thổ nhiều là bế tắc)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Thổ suy ngộ Mộc[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]tất tao khuynh hãm [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Thổ suy gặp mộc sẽ bị vùi lấp, hãm hại)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Mộc nhược phùng kim[/FONT][FONT=MS Mincho, MS 明朝, monospace],[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]tất vi khảm chiết [/FONT][FONT=Times New Roman, serif](Mộc đã yếu lại gặp kim thì gãy nát)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Sách "Tích Thiên Tủy" cũng nói đến sự cân bằng cần thiết của ngũ hành: - Thổ sinh Kim, nhưng trong mùa Hạ hành Thổ táo khô, cần phải có Thủy nhuận thì Thổ mới sinh Kim được. - Kim sinh Thủy, nhưng cuối Thu sang mùa Đông hàn lạnh, chi Kim thành đống băng nên không thể sinh Thủy được, cần phải có Hỏa ôn. - Mộc sinh Hỏa, mùa Xuân cường tráng, cũng cần có Thủy nhuận có căn là mộc hỏa vừa phải không phát tán khí lực quá sớm. - Thủy sinh Mộc, nếu hàn đóng băng thành đống, thủy chẳng sinh được cho Mộc, cần Hỏa cho Mộc được tiết khí thì mới phồn vinh. Tức là về thể chất mà nói thì Hạ lệnh không thể không có Thủy, Đông lệnh không thể không có Hỏa. Vì thế mới nói rằng, Sinh chẳng phải là Sinh, Khắc Tiết cũng là Sinh. Cần phải tỏ rõ sinh vượng khắc chế là nắm được cơ bản của sự vận động ngũ hành. [/FONT] [FONT=Times New Roman, serif]__________________[/FONT] [FONT=Times New Roman, serif]Từ những câu dạy về ngũ hành ở trên, chúng ta có thể tập trung một vấn đề để nhìn rõ hơn. Ngũ hành thái quá tức là một ngũ hành trong tứ trụ vừa vượng tướng vừa quá nhiều. Vượng tướng là sinh trong mùa mà ngũ hành đó chiếm lệnh tháng hoặc được sinh. Quá nhiều là tràn đầy trong các trụ, vừa chiếm vị trí của địa chi, lại thấu lộ trên can. Bản tính của ngũ hành sẽ thể hiện bởi nhật chủ rất dễ nhận ra, tùy theo thập thần mà định các môi trường ảnh hưởng. KIM - Canh Tân, Dậu Thân, Tỵ-Dậu-Sửu, Thân-Dậu-Tuất * Kim đa hỏa tức, thủy trọc, thổ biến Có nghĩa là khi hành Kim thái quá mà lại là nhật chủ (Tỉ Kiếp) thì các hành Hỏa (Quan Sát), Thủy (Thực Thương), Thổ (Kiêu Ấn) sẽ bị rút tiêu mòn. Thể hiện qua bản tính của một người có ngũ hành thái quá này thường là tự xem trọng bản thân là trên hết, các quan hệ khác là thứ yếu, rất cứng cỏi trong suy nghĩ, không nhân nhượng và thực hiện ý đồ của mình rất tập trung. Nếu là tòng cường cách thành công thì rất dễ nổi tiếng vì ý chí mạnh và cương quyết. Tuy nhiên không tránh khỏi những ảnh hưởng khác trong xã hội và gia đình, mức độ nặng nhẹ tùy theo vị trí của 12 cung trường sinh và các sao đa hợp khác. Nếu nhật chủ vượng hay xung đột với mọi người, cho dù có nhiều bạn bè hoặc anh chị em trong nhà. Nếu tài tinh không thấu hoặc là khí thừa, sinh trong gia cảnh nghèo, kết hôn rất muộn. Nếu nhật chủ nhược vì Kiêu Ấn không thấu can, lại tọa Tử, Tuyệt, sức khỏe kém, hay tranh luận, không dễ thân cận với tha nhân. Các hành khác theo đó mà luận. THỦY - Nhâm Quý Tý Hợi, Thân-Tý-Thìn, Hợi-Tý-Sửu * Thủy đa kim trầm, thổ lưu, mộc phiêu MỘC - Giáp Ất Dần Mão, Hợi-Mão-Mùi, Dần-Mão-Thìn * Mộc đa hỏa sí, kim khuyết, thủy súc HỎA - Bính Đinh Tỵ Ngọ, Dần-Ngọ-Tuất, Tỵ-Ngọ-Mùi * Hỏa đa thủy nhiệt, thổ tiêu, mộc phần THỔ - Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi * Thổ đa kim mai, hỏa vùi, mộc chiết[/FONT] [FONT=Times New Roman, serif]hi kimcuong xin giải thích rõ thêm về nghĩa các từ hán việt như: 1/chiết? 2/tiêu? 3/phần? 4/súc? 5/sí? 6/lưu? rất cám ơn[/FONT] [FONT=Times New Roman, serif]a là nhiều 1/chiết > gẫy, bị phán đoán, ngờ vực, thiếu thốn 2/tiêu > bị trói buộc, suy, mất mát 3/phần > thiêu đốt, phẫn nộ 4/súc > co rút lại, thụt lùi 5/sí > lửa cháy mạnh, hăng hái quá độ 6/lưu > đình trệ, chờ đợi lâu Toàn là ý nói vị trí yếu, bị đè nén bởi thứ khác mạnh hơn, về hình tượng là như thế, về chất thì đơn giản là "thua thiệt", "không có lực", "vô khí"... [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Tính qua 3 bước:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Tiên thiên quái, tức là khí, là bản thể, không như hậu thiên quái nói cụ thể về sự vật. Hậu thiên quái là hình tượng toàn thể sự vật, có hình tượng tương sinh tương khắc, có tuần hoàn nguyên lý. Tiên thiên bát quái đi hai đường một vòng tức càn 1, đoài 2, li 3, chấn 4, tốn 6, khảm 7, cấn 8, khôn 9. Đấy là tiên thiên bát quái hình thành diễn số, là thể. Dụng thì phối với lạc thư, tức dùng phương vị số. Tức khôn 1, tốn 2, li 3, đoài 4, cấn 6, khảm 7, chấn 8, càn 9. [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Tiên thiên bàn thức diễn số:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Đoài 2----Càn 1----Tốn 6 Ly 3------Trung-----Khảm 7 Chấn 4---Khôn 9----Cấn 8 [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Tiên thiên bàn thức nhập hậu thiên số:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Đoài 4-----Càn 9-----Tốn 2 Ly 3-------Trung------Khảm 7 Chấn 8----Khôn 1----Cấn 6 [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Bước 1: định vận lập cực(lấy ví dụ vận 1 Khôn chủ quản)[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Tiên thiên khôn vận 1, do khôn đương lệnh, tức thời khí vận 1 do khôn. [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Khôn 1 lập cực:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Tiên thiên bát quái chủ sơn xuyên hình khí, tiên thiên càn quái với đương vận khôn giao cấu, biến càn quái sơ, trung, thượng hào, thành khôn quái. Tức hình khí, thời khí giao cấu thâm ý. Các cung còn lại biến như càn: Càn biến sơ trung thượng 3 hào thành khôn Đoài biến sơ trung thượng 3 hào thành Cấn Li biến sơ trung thượng 3 hào thành Khảm Chấn biến sơ trung thượng 3 hào thành Tốn Tốn biến sơ trung thượng 3 hào thành Chấn Khảm biến sơ trung thượng 3 hào thành Ly Cấn biến sơ trung thượng 3 hào thành Đoài Khôn biến sơ trung thượng 3 hào thành Càn [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Lập cực:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Cấn------Khôn---Chấn Khảm---Trung---Ly Tốn-----Càn------Đoài Tương tự như vậy các cung lập cực: [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Đoài 2 lập cực:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Khôn---Cấn-----Ly Tốn-----Trung---Chấn Khảm--Đoài---Càn [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Ly 3 lập cực:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Tốn------Khảm-----Đoài Khôn----Trung-----Càn Cấn------Ly---------Chấn ……. [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Bước 2: Chồng quái tiên thiên:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Bàn lập cực làm thượng quái, tiên thiên bát quái làm hạ quái: [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Khôn 1 cung:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Cấn/Đoài--------Khôn/Càn------Chấn/Tốn Khảm/Ly--------Trung-----------Ly/Khảm Tốn/Chấn-------Càn/Khôn-------Đoài/Cấn [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Đoài 2 cung:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Khôn/Đoài-----Cấn/Càn------Ly/Tốn Tốn/Ly---------Trung---------Chấn/Khảm Khảm/Chấn----Đoài/Khôn---Càn/Cấn [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Ly 3 cung:[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Tốn/Đoài-------Khảm/Càn-----Đoài/Tốn Khôn/Ly--------Trung----------Càn/Khảm Cấn/Chấn------Ly/Khôn-------Chấn/Cấn ……. [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Bước thứ 3: Bày 64 quái[/FONT][FONT=Times New Roman, serif] Như Khôn 1 cung bày tại Ly hậu thiên, Ly gồm Bính Ngọ Đinh 3 sơn, 45 độ chia làm 8, từ giữa bày qua hai bên, phia tay trái(Bính và nửa Ngọ) bày theo số tự tiên thiên quái: 4-3-2-1, phía tay phải(nửa Ngọ và Đinh) bày theo số thứ tự tiên thiên quái: 6-7-8-9, tức từ Bính Ngọ Đinh xếp qua sẽ là: Tốn/Chấn , Khảm/Ly , Cấn/Đoài, Khôn/Càn, Chấn/Tốn, Ly/Khảm, Đoài/Cấn, Càn/Khôn Đoài 2 cung bày tại Tốn hậu thiên, theo thứ tự Thìn Tốn Tị: Khảm/Chấn , Tốn/Ly , Khôn/Đoài, Cấn/Càn, Ly/Tốn, Chấn/Khảm, Càn/Cấn, Đoài/Khôn Ly 3 cung bày tại Chấn hậu thiên, theo thứ tự Giáp Mão Ất: Cấn/Chấn , Khôn/Ly , Tốn/Đoài, Khảm/Càn, Đoài/Tốn, Càn/Khảm, Chấn/Cấn, Ly/Khôn ……. Đi hết 8 cung sẽ đủ 64 quái cho vận 1, các vận còn lại cũng bài tương tự. [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Như vậy mỗi vận qua đi 64 quái sẽ bày khác nhau trên từng cung vị, mỗi quái chiếm khoảng 5,6 độ, cát hung mỗi quái khác nhau, do đó theo từng vận cát hung của từng độ trên cung vị sẽ khác nhau. Nếu chỉ lấy 64 quái trên La kinh để luận thì chỉ đúng được 1 vận, còn lại các vận khác đều sai. Nam Phong đã gặp người dùng sai kiểu này nên trình bày cách tính hết 64 quái của các vận.[/FONT]