Luyện Công ▂▃▅▆█KHUNG SỐ BẤT BẠI █▆▅▃▂

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi lamtrucnguyen, 3/12/14.

  1. lamtrucnguyen

    lamtrucnguyen Thần Tài Perennial member

    THIỀN TÔNG ĐẠT MA

    -Tiến Sĩ ÂU VĨNH HIỀN



    Thiền Tông Đạt Ma do ngài Bồ Đề Đạt Ma khai sáng và chuyển hóa từ Thiền Tông Ấn Độ (hay Thiền Tam Muội), cách truyền dạy dựa vào các kinh sách phật. Phật Tổ Thích Ca là vị đầu tiên thực hiện và chỉ dạy phép Thiền Tam Muội, cũng như những pháp môn khác của Phật giáo.

    Giai thoại “Niêm Hoa Vi Tiếu” trong lịch sử thiền học có giải thích: -Trong lúc thuyết pháp cho các đệ tử, Phật Tổ đưa cao lên một cành hoa sen (Niêm Hoa). Hầu hết, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu việc gì. Chỉ có ngài Ca Diếp là người duy nhất cảm nhận được thâm ý của Phật Tổ lúc bấy giờ, và lập tức, đáp lại Phật Tổ bằng một nụ cười thông cảm (Vi Tiếu).

    Từ đó, Thiền Tông Ấn Độ được Phật Tổ tâm truyền cho ngài Ca-Diếp. Ngài Ca-Diếp được nhận truyền y bát, kế thừa nhiệm vụ Tổ Sư Thiền Tông đời thứ hai. Dần dần, các kế tổ được truyền thừa y bát đến vị tổ thứ hai mươi tám (28) Bồ Đề Đạt Ma, cũng là vị tổ sau cùng của Thiền Tông Ấn Độ.

    1-NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH:

    Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ Sư Thiền Tông Ấn Độ đời thứ hai mươi tám, lúc bấy giờ, xã hội Ấn Độ đang bị ảnh hưởng lâu đời của Bà La Môn giáo, và tín ngưỡng của dân Ấn, hầu hết, thiên nhiều về siêu hình, thần bí học. Cho nên, Ấn Độ lúc bấy giờ rất thích hợp cho Phật Giáo Duy Thức Tông, Chân Như Tông, Hoa Nghiêm Tông, và Không Luận Tông.

    Trái lại, con đường trực chỉ quy nguyên của Thiền Tông rất khó khăn phát triển tại quê nhà. Do đó, Thiền Tông cần phải tìm đến một môi trường thích nghi như Trung Hoa.

    Đúng theo lời di huấn của Tổ thứ hai mươi bảy(27), Ngài Bát Nhã Đa La (Prajanatra) truyền lại cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sau: “Khi ta viên tịch, Sáu mươi năm sau, đệ tử nên du hành sang Trung Hoa truyền đạo, vì môi trường hướng Đông rất thích hợp với Thiền Tông.”

    Theo các học giả Đông Tây, Trung Hoa và các nước thuộc miền Đông Châu -Á là đất dụng võ, rất thích hợp phát triển Thiền Tông, vì phần lớn người dân bản xứ từng thấm nhuần, và áp dụng tinh thần hòa hợp các tư tưởng Lão Trang, trong cuộc sống hàng ngày.

    Đây là yếu tố thuận lợi, giúp cho tâm hồn con người dễ trở nên điềm đạm, hào sảng, chân thành, bình thản, quân bình, mẫn tiệp, hài hòa, an nhiên tự tại,…Những đức tính căn bản nầy rất cần thiết, như những viên gạch cốt tủy để xây dựng nền móng vững chắc cho Thiền Tông.

    Vào năm 520 đời vua Lương Võ Đế, những ngày đầu tiên mới đến Trung Hoa, Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma nhận thấy, hầu hết, những người học Phật chỉ hiểu theo danh số, hành theo sự tướng: “-Dĩ danh số vi giải, sự tướng vi hành.” (Theo Thiền Sư Khuê Phong, tác giả sách Thuyền Nguyên Chư Thuyên Tập). Cũng như Phụng trì giới hạnh, . . .

    Tất cả khuynh hướng nầy đều là lớp vỏ bên ngoài, như phương tiện để diễn tả chân lý, giống như ngón tay chỉ trăng của Phật. Do đó, với tư tưởng cách mạng, chặt bỏ ngón tay chỉ trăng, Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma chủ xướng một đường lối tu hành mới, đặt lại vấn đề “Giác Ngộ” cho người Trung Hoa.

    2-TÔN CHỈ VÀ YẾU LÝ:

    Với chủ trương bất chấp phương tiện, và kinh sách, để đi thẳng vào tâm hồn con người, Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma đã sáng chế ra bốn tôn chỉ thiền như sau : “-Giáo Ngoại Biệt Truyền, -Bất Lập Văn Tự, -Trực Chỉ Nhân Tâm, -Kiến Tánh Thành Phật”. Xin tạm dịch nghĩa là: “Truyền Riêng Ngoài Giáo, Không Dùng Chữ Viết, Vào Thẳng Lòng Người, Thấy Tánh Thành Phật. “

    Do đó, yếu lý của Thiền là gì ? Theo Ngài chủ trương: “–Thiền là con đường đi thẳng vào tâm hồn con người, để đạt chân lý, chỉ thẳng vào bản chất, thể tánh của con người để giải thoát“. Cho nên, Thiền không thể nghiên cứu về mặt lý luận, mà phải là những kinh nghiệm sống thực, từ đó, để phát sinh ra những trực giác, đi thẳng vào đời sống tâm linh của con người.

    Vì vậy, Thiền cũng có thể hiểu là một Đạo Sống của con người. Mọi phương diện của cuộc sống đều nằm trong Đạo Sống. Thí dụ:

    -Tinh thần và thái độ cư xử hợp nhân bản đối với con người và mọi vật là Đạo (Nhân Đạo hay Đạo làm người).

    -Viết văn, đọc sách, làm thơ, ca ngâm, chơi nhạc, vẽ tranh,... để nâng cao tâm hồn văn học nghệ thuật, và giáo dục đời sống con người là Đạo (Văn Đạo như người xưa có câu: Văn Dĩ Tải Đạo).

    -Luyện tập võ thuật, thể dục, và chơi thể thao là Đạo (Võ Đạo).

    -Nghệ thuật uống trà có Trà Đạo. -Việc dùng ngày giờ để thưởng thức cảnh vật thiên nhiên, làm vườn, cắm hoa, trang trí sạch sẽ nhà ở, nấu thức ăn, cách sử dụng y phục, và tất cả những hoạt động thích hợp với thời tiết, sức khỏe cá nhân, đều là Đạo (Đạo Dưỡng Sinh).

    -Tập trung tinh thần và thưởng thức niềm vui thú trong các công việc làm hàng ngày, tại nhà hoặc nơi làm việc, cũng là Đạo.

    Sau cùng, yên lặng cũng là Đạo,....

    Danh từ Thiền là một tiếng giản dị, nhưng ý nghĩa cao cả của nó lại vượt lên trên tất cả hiểu biết ngoại tâm, sắc tướng của con người. Chân lý Thiền không phải là đối tượng, có thể mang ra để thảo luận suông, xuyên qua sự thông hiểu của hàng trăm kinh sách. Một người dốt nát, không hiểu biết chữ nghĩa, cũng có thể đạt được chân lý Thiền. Nếu tâm của người đó tự nhận biết được bản tánh thực chất của mình.

    Hiện nay, những sử sách ghi chép lại những lời thuyết giảng của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma gồm có: “Thiếu Thất Lục Môn”, các bài thuyết pháp, các bài kệ phú pháp,....“Thiếu Thất Lục Môn” còn gọi là “Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất” là sách ghi lại sáu pháp môn đi vào đạo pháp Đạt Ma Tổ Sư Thiền Tông như :

    1-Tâm Kinh Tụng (Bộ Kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật).

    2-Phá Tướng Luận (Luận về Pháp Phá Tướng).

    3-Nhị Chủng Nhập (Hai Nẻo Đường Đi Vào Đạo Pháp).

    4-An Tâm Pháp (Phép An Tâm).

    5-Ngộ Tánh Luận (PhépThấy Tánh Thành Phật).

    6-Đạt Ma Huyết Mạch Luận (Phép Luận Chính Yếu Của Đạo Phật).

    Sau đây là bài kệ phú pháp của Đạt Ma đọc trong lúc truyền y bát cho ngài Nhị Tổ Huệ Khả (Thần Quang):

    “-Ngộ Bản Lai Tư Thổ, -Thọ Pháp Cứu Mê Tình. –Nhất Hoa Khai Ngũ Diệp, -Kết Quả Tự Nhiên Thành.“

    Dịch nghĩa tạm là:

    “-Ta Vốn Qua Trung Thổ, -Trao Pháp Cứu Mê Tình. –Một Bông Trổ Năm Lá, -Trái Kết Tự Nhiên Thành.”

    Theo sách “Truyền Đăng Lục” (do Đạo Nguyên soạn năm 1101, đầu đời Tống), bài thuyết giảng đầu tiên cho triều đình Lương Võ Đế chính là phần cơ bản của "Đạt Ma Huyết Mạch Luận". Ngài đã đặt lại quan điểm: An Tâm, Kiến Tánh, Pháp thân, Phá Tướng, và các Nguyên Lý Thiền Đạo. Ngài rất thất vọng, vì triều đình Lương Võ Đế đại diện cho lớp người tầm thường về mặt tư tưởng, nệ cổ, thành kiến, và những phong tục tập quán, bảo thủ với những phước đức cầu danh nhỏ hẹp, không đủ căn cơ lãnh hộinhững tư tưởng mới lạ, cao thâm của ngài như sau đây:

    “.........Cả thế giới được nghĩ trong TÂM. Tất cả chư Phật, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đều được tạo thành ngay ở trong TÂM. Sự hiểu biết cũng được truyền bá từ TÂM sang TÂM nhờ vào lời nói. TÂM của mọi người đều đồng điệu, tương ứng trong thực tại muôn đời, với thực tế muôn đời. TÂM là PHẬT. Ngoài TÂM không có PHẬT. Sự giác ngộ nào ngoài TÂM linh động, ngoài thực tại của TÂM, tất cả đều là huyễn tượng. Duy chỉ có tư tưởng của TÂM, và sự an nghỉ của TÂM, mới chính là NIẾT BÀN thực sự. Cho nên, mình phải tự lắng nghe và tự nhìn thấy Phật tính ngay trong chính mình, mình chẳng cứu được ai cả.

    Cũng như, không có ai có thể cứu được mình, mình không cần phải van xin, nguyện cầu bất cứ ai, vì không có vị Phật nào hiểu được mình hơn chính mình tự hiểu. Vì vậy, mình không phải học hỏi những sự hiểu biết trong các kinh sách , hoặc của bất cứ ai.......Thân xác là phù du, trong cuộc đời trôi nhanh, với thời gian ngắn ngủi nầy. Vậy ta phải tự giải thoát, bằng cách tự khám phá lại bóng hình của mình,.....TÂM ơi ! hỡi TÂM ! Mi lớn đến nỗi bao trùm cả vũ trụ, mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua lọt. Hỡi TÂM của ta ơi ! Mi là PHẬT, và chính vì mi mà ta phải lao đao qua tận Trung Quốc để giảng truyền đạo lý......”

    3-VIỆC KẾ THỪA BỒ-ĐỀ ĐẠT–MA:

    Đạt Ma Tổ Sư Thiền hay là Thiền Tông Trung Hoa được chuyển hóa từ Thiền Tông Ấn Độ, do ngài Bồ Đề Đạt Ma khai sáng, trong chín năm “Diện Bích Tham Thiền” tại chùa Thiếu Lâm Tự (núi Tung Sơn). Sau đó, đúng theo lời tiên tri của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, trong bài kệ phú pháp truyền lại cho Nhị Tổ Huệ Khả là “Nhất Hoa Khai Ngũ Diệp, Kết Quả Tự Nhiên Thành.”

    Về sau lịch sử kế thừa Thiền Tông Trung Hoa chứng minh, lần lượt, qua năm vị kế tổ như sau : 1-Nhị Tổ Huệ Khả (486 - 593), 2-Tam Tổ Tăng Xán (606), 4-Tứ Tổ Đạo Tín (580 - 651), 5-Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601 - 674), và 6-Lục Tổ Huệ Năng (638 - 713).

    Trong khoảng hai trăm (200) năm, sáu vị tổ sư đã gia công hưng thịnh Thiền Tông Trung Hoa. Từ đó, Thiền Tông được bành trướng sâu rộng vào các nước thuộc miền Đông Châu Á, như các nước:Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông,.....

    Trong thời kỳ sơ khởi nầy, cách truyền dạy Thiền qua lời truyền khẩu (không có chữ viết), những lời dạy giản dị, dễ hiểu, và thực tiễn. Việc tu tập chủ yếu vẫn theo lối Ấn Độ. Đó là kỹ thuật “Quán Tâm Trong Tĩnh Lặng“. Hay nói theo danh từ nhà Thiền là “ Mặc Chiếu”.

    Vào khoảng đầu thế kỷ thứ tám, Lục Tổ Huệ Năng có một số đệ tử xuất sắc, trong đó có hai người là Hoài Nhượng (?-788) và Hành Tư (? -775) có ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Mỗi vị lại có một số đệ tử xuất sắc như Mã Tổ ( ? - 788) và Thạch Đầu (700 - 790).

    Hai vị nầy lại có một số đệ tử phi thường, trực tiếp hoặc gián tiếp, đã sáng lập ra năm (5) phái thiền chính, vào thời đó như: -Phái Lâm Tế, -Phái Tào Động, -Phái Qui Ngưỡng, -Phái Vân Môn, và -Phái Pháp Nhãn.

    Theo thời gian, ba phái Qui Ngưỡng, Vân Môn, và Pháp Nhãn không còn tồn tại, đều bị đồng hóa vào hai phái Lâm Tế hoặc Tào Động. Về sau, hai phái thiền độc nhất là Lâm Tế và Tào Động vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

    Trải qua nhiều thế hệ, hai phái nầy thường hay đối địch với nhau, Tào Động vẫn giữ việc tu tập “Mặc Chiếu”, theo truyền thống Ấn Độ. Còn Lâm Tế theo kiểu tu tập của Trung Hoa và Nhật Bản, có nghĩa là tham khảo Công Án (Thoại Đầu), cách nầy tập rất là rắc rối và khó Khăn.

    -Tiến Sĩ Âu Vĩnh Hiền.
     
  2. lamtrucnguyen

    lamtrucnguyen Thần Tài Perennial member

    BỒ ĐỀ ĐẠT MA,

    Tổ Sư Thiền Tông Và Võ Thuật​


    -Tiến Sĩ ÂU VĨNH HIỀN

    Nhiều sử sách đã ghi chép cuộc đời Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, với nhiều huyền thoại kỳ bí. Xuyên qua những tài liệu “Cao Tăng Truyện” của Nam Sơn Đạo Tuyên, “Truyền Đăng Lục” của Thiền Sư Đạo Nguyên, và “Bích Nham Lục” của Phật Quả Viên Ngộ, những huyền thoại về ngài được ghi nhận như sau:

    " Đạt Ma vượt sóng biển qua Đông Độ, Đạt Ma cởi bè lau qua sông Dương Tử, Đạt Ma xách dép phi hành trên ngọn núi Thống Lãnh, Đạt Ma ngồi thiền ngủ gục, cắt mí mắt rơi xuống thành cây trà đầu tiên (từ đó xuất xứ Trà Đạo) . . . "

    Tất cả những huyền thoại kỳ bí nầy nhằm để thi vị hóa sự tôn kính tối cao của người đời, đối với cuộc đời ngang dọc của Bồ Đề Đạt Ma, một nhân vật siêu phàm, xuất chúng về đường tư tưởng và học thuật, một tâm hồn phóng khoáng, siêu thoát , phá chấp và nghịch đời. Ngài đã hiên ngang chủ trương chống lại các triết thuyết theo danh số, giáo điều lúc bấy giờ.

    Đó là những nét độc đáo của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma. Ngài đã đi vào lịch sử nhân loại trong suốt mười lăm (15) thế kỷ qua, bằng nhiều nghi án lịch sử quan trọng, bên cạnh những huyền thoại kỳ bí, đã khiến cho một số học giả Đông Tây đặt thành nghi vấn và phủ nhận về nhân vật, cuộc đời của ngài, như các học giả : Phùng Hữu Lan (Trung Hoa), P.Peliot, Conze, . ..

    Trái lại, sự hiện hữu của ngài đã được chấp nhận qua nhiều sử sách, đại diện gồm có các học giả: Hồ Thích (Trung Hoa), Praboth Chandra Bagchi (Ấn Độ), Suzuki (Nhật Bản), Watts, Hebert, Sasaki, Watanabe, Dumoulin, . . . và các sách “Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa”, sách “Võ Thuật Tùng Thư” do tác giả Quảng Từ Lão Ni tức Tường Bình Công Chúa.

    Bồ Đề Đạt Ma tên thật là Bồ Đề Đa La (Bodhi Tara), con thứ ba của vua Chí Vương, thuộc dòng Sát Đế Ly, nước Quốc Hương, Nam Thiên Trúc (vùng cao nguyên Dekkan), thuộc phía Nam Ấn Độ. Bồ Đề Đạt Ma là pháp hiệu, được đặt khi bái sư với ngài Bát Nhã Đa La (Prajanatra), một Tổ Sư Thiền Tông đời thứ hai mươi bảy (27) của Ấn Độ.

    Một hôm, Tổ gọi Bồ Đề Đạt Ma đến truyền pháp và dạy rằng: “Sáu mươi (60) năm sau khi ta viên tịch, đệ tử nên du hành sang Đông Độ Trung Hoa truyền đạo, vì môi trường hướng Đông rất thích hợp với Thiền tông”.

    Tiếp đó, Bồ Đề Đạt Ma được sư phụ truyền thụ y bát, để kế thừa nhiệm vụ Tổ Thiền Tông Ấn Độ đời thứ hai mươi tám (28). Tại Ấn Độ, Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma nhận thấy niềm tin của phật tử đã bị xáo trộn, vì sự phân hóa Phật giáo, gây nên bởi sáu (6) đại môn đồ của ngài Phật Đà Tiên, trở thành sáu (6) tông phái khác nhau, với tư tưởng xa dần nguyên ý Phật giáo như : Hữu Tướng Tông, Vô Tướng Tông, Định Huệ Tông, Giới Hạnh Tông, Vô Đắc Tông, và Tịch Tịch Tông.

    Do đó, ngài đã ra công thuyết phục được sáu vị lãnh đạo sáu tông phái nầy, trở về nguồn chánh pháp đạo Phật. Cũng như, ngài đã cảm hóa được vua Dị Kiến tỉnh ngộ, vì vua tin vào các tà thuyết xúi giục, ngăn cấm sự bành trướng của Phật giáo Ấn Độ, lúc bấy giờ.

    Để thực hiện lời di huấn của thầy mình, vào năm 517, Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma từ giã Ấn Độ, dùng thuyền vượt biển, trong ba năm, đến Quảng Châu, Trung Hoa, vào ngày 21 tháng 9 năm 520 (Canh Tý), triều Lương Võ Đế, niên hiệu Phổ Thông thứ bảy.

    Đến ngày mồng 01 tháng 10 năm 520 (Canh Tý), ngài được vua Lương Võ Đế triệu vào cung Kim Lăng giảng đạo. Sau mười chín (19) ngày thuyết giảng tại triều đình, ngài thất vọng, vì căn cơ của nhà vua và các triều thần không thể lãnh hội được những tư tưởng Thiền của ngài, trong đề tài Đạt Ma Huyết Mạch Luận gồm có: Phật Tâm, Phật Tánh, và Pháp Thân, . . . Ngài tự thán với bài kệ như sau :

    ” -Nhất tiễn tầm thường, lạc nhất điêu,
    -Cánh gia nhất tiễn, dĩ tương thiêu.
    -Trực quy thiếu thất, phong tiền tọa,
    -Lương chúa hưu ngôn, cánh khứ chiêu.”
    Tạm dịch nghĩa như sau:
    “ –Mỗi mũi tầm thường, lạc chim điêu,
    -Mũi tiếp dồn thêm, đốt cháy tiêu.
    -Trực chỉ Thiếu Lâm, ngồi vách đá,
    -Vua Lương thôi chớ, thỉnh cùng kêu.”

    Sau đó, ngài cô đơn từ giã cung Kim Lăng, vượt sông Dương Tử, qua vùng Giang Bắc, nhập cảnh nước Ngụy, đến Lạc Dương, dừng chân tại chùa Thiếu Lâm Tự, thuộc núi Tung Sơn, vào ngày 23 tháng 11 năm 520 (Canh Tý), đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh Đế, niên hiệu Cánh Quang Nguyên.
    Tại Thiếu Lâm Tự, ngài ngồi im lặng, mặt hướng vào vách đá để tham thiền nhập định. Người đời lúc bấy giờ gọi ngài là Bích Quán Bà La Môn, nghĩa là thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách đá (theo Cao Tăng Truyện).
    Trong chín (9) năm “Diện Bích Tham Thiền”, ngài đã tiếp độ và truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả (tức Thần Quang). Sau đó, lần lượt được kế thừa đến vị Lục Tổ thứ sáu (6).

    Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma viên tịch trong lúc ngồi tham thiền nhập định, vào ngày mồng 05 tháng 10 năm 529. Nhục thân được an táng tại chùa Đinh Lâm, núi Hùng Nhỉ, sau đó, bài vị được thờ tại chùa Thiếu Lâm Tự (theo sách Bích Nham Lục).

    Sau đây là bia văn của vua Lương Võ Đế tưởng niệm ngài: “-Thấy như chẳng thấy, -Gặp như chẳng gặp. –Đối mặt như chẳng đối mặt, -Xưa đâu ? Nay đâu ? Oán bấy ! Hận bấy ! “ , và bài tán :
    “ –Tâm có chăng ? Khoáng kiếp uổng trệ phàm phu. –Tâm không chăng ? Sát-Na sớm lên diệu giác.”

    Để nhận diện hình tướng của ngài, sử có ghi rằng: “ . . . Sau khi vua Hiếu Trang (con vua Hiếu Minh Đế, Hậu Ngụy) nghe Tống Vân thuật lại việc gặp mặt tổ, tại núi Thống Lãnh, vua liền chỉ thị Tống Vân, hợp cùng một số Đại Sư Thiếu Lâm Tự, để diễn tả lại các chi tiết về hình ảnh diện mạo của tổ, cho mười tám (18) nhà danh họa chân dung vẽ lại.

    Theo sự diễn tả nầy, tổ có một thân hình cao lớn, vạm vỡ, tướng đi đứng khoan thai, lẹ làng. Lần đầu tiên, xuất hiện ở bờ biển Trung Hoa, tổ mặc y phục màu vàng, theo lối Ấn Độ. Về sau, tổ hay dùng áo tràng kiểu Trung Hoa, đặc biệt, đầu thường phủ đội một chiếc khăn để che sương gió.

    Râu, tóc, lông ngực, lông tay của tổ mọc tự do, dầy đặc dị thường. Chân trái có đeo vòng bạc, được gắn với bốn (4) chiếc chuông vàng nhỏ, tạo nên tiếng ngân vang, trong mỗi bước chân. Hai tay luôn đeo chiếc vòng từ ngọc, lớn rộng như chiếc miệng chén. Mũi của tổ to lớn như chiếc mũi sư tử, miệng hay miếm chặt, tạo thành một đường cong, ẩn sau vùng râu rậm. Tổ bị gãy mất hai chiếc răng cửa. Đặc biệt nhất là đôi mắt với tròng màu nâu hoặc đen, bên trong có hình xoắn ốc, trái lại, mắt tổ có màu xanh lơ, to và có vẽ sâu thẳm như hư vô, không đáy. Đôi mắt đó thường nhìn trừng trừng như đứng tròng bất động. Nhìn ai như có một mãnh lực vô hình, khiến người ta xao xuyến, khiếp sợ.

    Sau nửa tháng, mười tám (18) bức chân dung đặc biệt về tổ được hoàn thành rất đẹp, trong nhiều tư thế khác nhau như đi, đứng hoặc ngồi. Mỗi họa sĩ tùy theo sở thích và khám phá của mình mà vẽ nên : Tổ vẫn vác chiếc gậy, có treo một chiếc dép, vai mang túi bụi đời, như lần cuối cùng Tống Vân gặp trên núi Thống Lãnh, nhưng với chân không đạp trên cành lau, vượt sông Dương Tử, vào một chiều vắng bóng đò ngang độ khách.

    Có bức vẽ tổ đứng sừng sững, trên hòn đá bên một gốc lão tùng cằn cỗi. Có bức vẽ tổ ngồi nhìn vách đá Trấn Võ Động, theo tích “Cửu Niên Diện Bích Tham Thiền”. Có bức vẽ tổ nhìn thẳng trực diện, đôi mắt trợn trừng, nhìn thẳng vào người đối diện, dù đứng ở góc cạnh nào xem, đều thấy tổ nhìn theo. Có bức hình thấy tổ chìm trong mưa tuyết, đôi mắt nhìn vào hư vô.

    Mỗi bức chân dung là một tuyệt tác danh họa, . . . Nhưng Tống Vân cảm thấy không phải là Bồ Đề Đạt Ma. Không ai có thể vẽ tổ được trên giấy mực, . . Nếu có chăng? Bóng dáng của tổ chỉ thành hình được theo tâm hồn tưởng tượng của mỗi người. Mười tám (18) danh họa nầy được xếp vào kho tàng quốc gia.”

    Sau khi hưởng thọ được tám mươi chín (89) tuổi, ngài viên tịch vào năm 529, và để lại cho hậu thế hai công trình khai sáng: Thiền Tông và Võ Học, tại chùa Thiếu Lâm Tự.

    Về sau, nhờ vào các vị Tổ kế thừa, những thiên tài Trung Hoa, đã gia công phát huy đưa Thiền Tông Đạt Ma lên ngôi vị độc đáo, trong các tông phái Phật Giáo Đại Thừa. Cũng như, môn võ học Thiếu Lâm Tự đã trở nên một quốc kỷ của Trung Hoa, một đại môn phái danh trấn giang hồ, mọi người nghiên cứu và học tập, tại các quốc gia trên thế giới.

    Nếu muốn nói: Thiền Tông là tâm hồn, võ học là thể xác của Đạt Ma. Do đó, sự xuất hiện của hai nền tư tưởng và học thuật nầy, chính là hiện tượng siêu hóa nghệ thuật thật sự của con người Đạt Ma, tại Thiếu Lâm Tự. Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, để sống mãi với sự tôn kính cao cả, trong tâm tưởng của người đời ./.
    -Tiến Sĩ Âu Vĩnh Hiền
     
  3. Lệ Kiếm Sầu

    Lệ Kiếm Sầu Thần Tài Perennial member

    Các vị Tồ sư Thiền tông có nhắc lại lời của Đức Phật dạy như sau: “Người tu theo đạo của Ta mà muốn giác ngộ và giải thoát, thật tình rất khó”.
    Đức Phật có dạy: 1.000 người tu đạo của Ta, có:
    – 900 người sử dụng đạo của Ta kiếm tiền nuôi thân.
    – 30 người muốn đến cảnh đẹp.
    – 30 người mơ tưởng linh thiêng.
    – 20 người muốn có thần thông và huyề bí.
    – 10 người đi lừa người để kiếm tiền và danh.
    – 8 người muốn đi lý luận trên trời dưới đất.
    – 1 người muốn giác ngộ.
    – 1- người muốn giải thoát.
    :132::132::132::132::132:
     
    cubin1234567 and lamtrucnguyen like this.
  4. lamtrucnguyen

    lamtrucnguyen Thần Tài Perennial member

    Nhưng 1 người muốn giải thoát này, trong 1.000 người như vậy mới có 1 người đạt được mà thôi!
    Trưởng ban nói tiếp:
    – Ngày xưa, khi Như Lai tuyên dạy pháp môn giải thoát này. Nơi hội của Như Lai có trên 7.000 người tham dự, nhưng bỏ đi trên 5.000 người, chỉ còn lại có 1.250 vị; trong 1.250 vị này, duy nhất chỉ có 2 vị nhận được mà thôi!
    Vì chỗ đặc biệt khó này, nên Đức Phật có dạy rõ như sau:
    – Vào các đời sau, ai nhận được pháp môn giải thoát này. Chỉ nói cho vài người biết là phải lẩn tránh ngay!
    Vì sao phải lẩn tránh ?
    – Vì tánh loài người có đến 16 thứ chấp của vật lý. Mười sáu thứ của tánh người, nó lại bị bao phủ bởi 8 muôn 4 ngàn những thứ của ảo giác nữa. Nên vị nào hiểu được pháp môn này không nói chỗ đông người được. Nếu ai cố nói, sẽ bị hại ngay!
    Vì sao vậy?
    – Vì 999 người nói trên, không thể để cho người này nói lên sự chân thật được?
    Vì sao vậy?
    – Vì 999 người này họ sống bằng vật lý của tánh người, nên họ không thể nào chịu nổi pháp môn giải thoát này.
    Vì sao họ không chịu nổi?
    – Vì họ đang sống bao quanh bởi vật chất, trong vật chất là do âm dương quyện lấy, kéo họ đi trong luân hồi, đó là nói về vật chất.
    – Còn nói về tinh thần, không ai biết tinh thần là cái gì. Vì không biết đó, nên họ tưởng tượng ra đủ thứ tên, vì là sản phẩm của tưởng tượng nên phương Đông nói khác với người phương Tây, nhưng ai cũng cho mình là đúng cả.
    Vì chỗ chấp chặt mà lại bảo thủ đó, không ai chịu nghe ai, nên sanh ra chống chọi với nhau, đây là căn bản của tánh người nói riêng, còn tánh của các động vật cũng bị qui luật này.
    Trưởng ban lại nói tiếp:
    – Anh muốn hiểu rõ chỗ khó này, nên tìm đọc trong Huyền ký của Đức Phật tự nhiên anh sẽ biết rõ.​
     
    cubin1234567 thích bài này.
  5. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Hôm nay có đc gì ko ông anh... những cái phật dạy đều chí lý cả!!!!
    Nguyển nhân sẽ có kết quả.... bù trừ qua lại...
    Như bin đây... đen tình đỏ số!!!!
     
    DuaNhi and siêu nhọ like this.
  6. DuaNhi

    DuaNhi Thần Tài Perennial member

    đỏ số cho ôm eo đe núp lùm wai :125::125:
     
    cubin1234567 thích bài này.
  7. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Nhi e có eo ôm rồi.... ôm eo bin lm gì nữa... đang mong kiếm eo một người để oomm để ấp đây:drunk::132:
     
    DuaNhi thích bài này.
  8. DuaNhi

    DuaNhi Thần Tài Perennial member

    :126::126::126:tương tư rồi :112::112::112:
     
    cubin1234567 thích bài này.
  9. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Đời biết đâu mà lần....
    Vẫn dặn lòng cố quên không thèm nhớ
    Vậy mà lòng vẫn nhớ mãi không quên!!!;
    Tình ... tình ... và tình:drunk::132:
     
    lamtrucnguyen and DuaNhi like this.
  10. DuaNhi

    DuaNhi Thần Tài Perennial member

    ko có e nì mình tìm e khác :125::125:
     
    lamtrucnguyen and cubin1234567 like this.
  11. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Tiền mất không tiếc.... mình làm lại đc... tình mất rồi có làm lại đc đâu... :132:
    Bin buồn lắm đang rất buồn... ăn lô cũng không vui:drunk::137:
     
    lamtrucnguyen, GOINHO and DuaNhi like this.
  12. GOINHO

    GOINHO Thần Tài Perennial member

    Nay theo bin 04 mb duoc 1 ki thanks bin :140::140:
     
    cubin1234567 and DuaNhi like this.
  13. DuaNhi

    DuaNhi Thần Tài Perennial member

    :133::133::133:ấy thế thì bít mần sao bi giờ... chờ thời gian sẽ wen thâu :fencing::fencing: cố nhên ngừ ơi :banana::banana:
     
    lamtrucnguyen and cubin1234567 like this.
  14. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Cám ơn gợi nhớ.... chữ ký bạn rất hay
    Tình là gian bạn là dối:drunk:
     
    lamtrucnguyen, DuaNhi and GOINHO like this.
  15. GOINHO

    GOINHO Thần Tài Perennial member

    Hihi da trai qua tham thia nhieu nen ngam duoc nhu the moi em :drunk::drunk:
     
  16. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Nhi đã từng trãi qua nhi mới hiểu đc.... tình yêu cay đắng lắm
    Đành tìm cảm giác đỏ đen quên đi hết nỗi phiền muộn của cs này :drunk::132:
     
    lamtrucnguyen, DuaNhi and GOINHO like this.
  17. DuaNhi

    DuaNhi Thần Tài Perennial member

    :126::126: iu 1 lần và iu suốt đời...........ngừ ck hiện tại :112::112:
     
  18. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Người có tiền ko có tình
    Người ko tình có đc chút tiền
    Kẻ ko tiền tình cũng ko
    .... cs dễ gì cho ta đc mãn nguyện và hoàn hảo:138::132::drunk:
     
    lamtrucnguyen, GOINHO and DuaNhi like this.
  19. cubin1234567

    cubin1234567 Thần Tài Perennial member

    Vậy là nhi sướng nhất rồi đó:132:
    Có sức khỏe hạnh phúc là may mắn luôn rồi!!!!:drunk:
     
    lamtrucnguyen and DuaNhi like this.
  20. DuaNhi

    DuaNhi Thần Tài Perennial member

    đánh đề thua wai :138::138::138:
    giải hạn sao bi chừ :115::115:
     
    lamtrucnguyen and cubin1234567 like this.