Một trong những lí do mà Nhạc vàng lại gần gũi với mọi người, sống mãi với thời gian đó chính là giai điệu mộc mạc, trầm lắng, những ca từ đầy ý thơ như những bài ca dao, bài thơ vậy. Và một thực tế là có rất nhiều bài hát Nhạc vàng được phổ, hoặc lấy ý từ những bài thơ hay, từ những câu chuyện có thực trong cuộc sống, hoặc đó chính là câu chuyện của các tác giả. Bài thơ "Đồi hoa sim tím" của nhà thơ quân đội Hữu Loan đã được phổ thành 3 tác phẩm rất nổi tiếng: Chuyện hoa sim - Anh Bằng, Màu tím hoa sim - Phạm Duy, Đồi tím hoa sim - DZũng Chinh. Bài thơ "Áo trắng thôi cài áo tím" của nhà thơ Kiên Giang cũng được phổ thành 2 bài: "Hồi chuông xóm đạo" và "Áo trắng thôi cài áo tím" Nhà thơ Nguyễn Bính là người có nhiều bài hát được phổ nhạc nhất, nhưng đa số đó là được các nhạc sĩ viết nhạc đỏ, truyền thống phổ. Còn trong nhạc vàng thì có lẽ là hai bài nổi tiếng nhất là Chân Quê và Cô hàng xóm (Bướm trắng). Còn có một bài thơ nữa của Nguyễn Bính được phổ nhạc đó là bài: Người con gái ở lầu hoa (Chuyện nàng hàng xóm 2) Nhà thơ Xuân Diệu tuy không có bài thơ nào được phổ trọn vẹn nhưng ý thơ của ông thì chắc ai cũng biết: Yêu là chết ở trong lòng một ít Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng được bao nhiêu (Đừng nói xa nhau) hay: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời mất vui khi đã vẹn câu thề (Tình chỉ đẹp) Nhà thơ Nguyên Sa với bài thơ nổi tiếng: Áo lụa Hà Đông Nhà thơ Thái Khang với bài thơ: Anh biết em đi chẳng trở về Nhà thơ NTKH với bài thơ nổi tiếng: Hai sắc hoa tigon cũng được phổ nhạc và rất hay Nhà thơ Vũ Cao với bài thơ: Núi đôi gắn suốt cuộc đời và sự nghiệp thăng trầm của mình. Bài thơ Lá diêu bông - Hoàng Cầm có lẽ là bài hát mà được nhiều tác giả lấy ý thơ, cốt truyện để viết thành nhiều bài hát nhất: Lời ru buồn, lá diêu bông, chuyện lá diêu bông,... Có một điều nữa là hầu hết các nhạc sĩ viết nhạc vàng đều là những nhà thơ. Bởi ngay trong ca khúc của các nhạc sĩ những lời hát nghe rất vần, đầy ý thơ. Có những bài hát thì lời là cả một bài thơ Chuyện ba người - Quốc Dũng Trúc Đào - Anh Bằng Tình dại khờ - Ngọc Sơn