Lai rai trong khi chờ đợi !

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi No MercY, 1/9/09.

  1. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    Thử xem cái phần mềm nầy chạy có ổn hay ko
    sao nó bắt cầu của ngày hôm nay cho mai mai ta
    :132::132:

    47-74
     
  2. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    89-98
    cặp nào ngon ta
    :115:mìnhkko chơi lô sao mà tính đây:115:

     
  3. phantulinh

    phantulinh Thần Tài Perennial member

    Quả thứ 3 rùi ACE mềnh ơi. 04. Chia vui cùng các H đệ.
    :banana::banana::banana:
     
  4. phantulinh

    phantulinh Thần Tài Perennial member

    Chủ quán ui... có cà phê đá hông? Đê en cưới seo đóng cửa zoàii dị?
     
  5. Miss Cool

    Miss Cool Thần Tài Perennial member

    choài ơ, mơ thấy Nô mặc áo sơ mi trắng đang đứng mần giấy tờ. Oánh AB mừ xao Nô nỡ lòng nào nhải vào lô vậy nà :137:
     
    Cà Rem thích bài này.
  6. Miss Cool

    Miss Cool Thần Tài Perennial member

    pó tai !!!

    [​IMG]
     
    Cà Rem and Trường Hải like this.
  7. Trường Hải

    Trường Hải Thần Tài Perennial member

    Vén màn bí ẩn quyền năng gỗ sưa từ phía Trung Quốc

    Cơn sốt gỗ sưa càn quét từ thành thị tới nông thôn. Những mẩu gỗ cũ kỹ được bán với cái giá giật mình khiến nhiều người sẵn sàng gỡ hoành phi câu đối, đồ thờ tự bằng gỗ sưa đỏ xuống để bán. Bí ẩn gì khiến loại gỗ này trở nên đắt đỏ đến như vây?




    Trung Quốc có cả bảo tàng cho gỗ sưa

    Đến nay ở Việt Nam, người dân bình thường cũng như giới buôn gỗ chỉ biết rằng gỗ sưa đỏ (người Trung Quốc gọi là gỗ Tử Đàn) đang có giá rất đắt, chỉ cần có sưa là có người Trung Quốc đến tận nơi mua gom. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đang rất mơ hồ về giá trị sử dụng của loại gỗ quý này, chúng ta vẫn chưa hiểu vì sao nó lại có giá cao đến như vậy.

    Và theo tìm hiểu của phóng viên thì trong khi ở Việt Nam, nhiều người sẵn sàng gỡ hoành phi câu đối, đồ thờ tự bằng gỗ sưa đỏ xuống để bán thì ở Trung Quốc đã có hẳn một bảo tàng quốc gia về loại gỗ này với diện tích 9.569m2, nằm ở số 23 đường Kiến Quốc (khu Triều Dương, TP.Bắc Kinh).

    Bảo tàng mở cửa từ tháng 9/1999, trưng bày hơn 1.000 vật dụng làm bằng gỗ sưa như tủ, bàn ghế, giường, kỷ án, đồ mỹ nghệ, chủ yếu từ đời Minh, Thanh. Như vậy, chưa bàn đến công dụng của gỗ sưa ra sao nhưng rõ ràng người Trung Quốc đã và đang hết sức coi trọng loại gỗ này.
    Qua thông tin giới thiệu từ trang mạng của bảo tàng nêu trên, gỗ sưa đỏ (Tử Đàn) được coi là một trong những loại gỗ quý nhất thế giới. Loại gỗ này chủ yếu sinh trưởng ở các nước Đông Nam Á. Ở Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) cũng có gỗ Tử Đàn nhưng số lượng tương đối ít. Gỗ sưa đỏ thuộc loại thực vật nhiệt đới, lá thường xanh, loại lá nhỏ là tốt nhất, cây cao 10-15m, gỗ chắc, nặng dị thường, cho xuống nước là lập tức chìm.
    [​IMG]
    Một chiếc vòng tay bằng gỗ sưa
    Người Trung Quốc phân loại gỗ sưa đỏ theo thời gian sinh trưởng của cây gỗ này. Theo đó, một cây gỗ sưa phải trải qua hàng trăm năm sinh trưởng thì mới trở thành một thứ gỗ quý và gỗ sưa lâu năm thường được gọi là gỗ cũ, có màu tím. Còn loại gỗ có thời gian sinh trưởng khoảng vài chục năm thường được gọi là gỗ mới, có màu đỏ.
    Cả hai loại gỗ này đều có vân theo hình càng cua nhưng không theo quy tắc hoặc giống kiểu lông bò (loại sưa ở Việt Nam).

    Tuy nhiên, gỗ sưa thường có tỷ lệ sử dụng được rất ít, chỉ khoảng 15-20%. Bởi cứ 10 cây gỗ sưa thì có đến 9 cây bị rỗng ruột. Vì vậy, người Trung Quốc có câu thành ngữ: “Một tấc gỗ sưa tương đương với một tấc vàng”.

    Ở Trung Quốc, từ thời cổ đại người ta đã nhận thức được giá trị của gỗ sưa. Trong một cuốn sách cổ đời Tấn (thế kỷ III), gỗ sưa được gọi là Tử Đàn, “Tử” có nghĩa là tốt lành may mắn, “Đàn” trong tiếng Phạn là bố thí, mang ý nghĩa tâm linh.

    Do chất lượng gỗ vừa có tính rắn chắc vừa có tính dẻo dai, không dễ bị mối mọt và tương đối hiếm nên trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại đều rất quý trọng loại gỗ này và chỉ vua chúa, quan lại mới được sử dụng.

    Gỗ sưa Việt Nam thuộc loại đầu bảng

    Nói về gỗ sưa, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả người nước ngoài cũng hết sức coi trọng. Tương truyền, trước đây mộ của Napoleon có một cỗ quan tài mô hình bằng gỗ sưa dài 5 tấc, người tham quan rất lấy làm ngưỡng mộ. Vì vậy không ít người nước ngoài khi đến Bắc Kinh, thấy những vật dụng bằng gỗ sưa đã bỏ tiền, bỏ công thu mua. Do việc vận chuyển khó khăn nên họ chỉ mua những cánh cửa tủ, mặt hòm có hình hoa văn đẹp rồi đem về nước đóng khung làm đồ trưng bày.
    Trong cuốn “Trung Quốc cổ điển gia cụ dụng tài giám thưởng” có nói gỗ sưa sinh trưởng ở Việt Nam, Lào, phía tây Malaysia, Campuchia, Thái Lan nhưng gỗ sưa Việt Nam và Campuchia có chất lượng tốt nhất. Tài liệu sớm nhất nói đến gỗ sưa Việt Nam là cuốn “Cổ kim chú thảo mộc” từ thế kỷ 1 nêu rõ: “Tử Mai Mộc, xuất Phù Nam nhi sắc tử, tích viết Tử Đàn”. Phù Nam ngày xưa là địa danh người Trung Quốc dùng để gọi Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Như vậy, ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã nhận định rằng gỗ sưa Việt Nam và Campuchia là loại đầu bảng.

    Gỗ sưa Việt Nam có vân hình lông bò, gỗ có nhiều dầu, lá nhỏ dần lên trên. Màu sắc từ tím đến đỏ. Gân đen nhiều dễ nhìn thấy, phân giới rõ ràng, đường gân chạy rất ảo diệu huyền hoặc giống như màu sắc tán ra dưới lớp men sứ. Đây là loại gỗ có tính ổn định cực cao. Cảm quan rất đẹp, không rối mắt.

    Thông thường gỗ sưa đỏ (Tử Đàn) có màu nâu hoặc nâu tím, loại nâu tím có hàm lượng tinh dầu lớn hơn. Khi hai miếng gỗ đập vào nhau tạo nên tiếng kêu vang. Khi dùng làm điêu khắc, gỗ sưa có màu sắc đẹp, chịu va đập, cào xước tốt, đường vân như mây bay nước chảy, đại đa số có đường gân đen giống như vết phết mực trên tranh sơn thủy, đặc biệt giống với đá cẩm thạch Vân Nam.

    Từ những thông tin trên, có thể nhận định rằng, gỗ sưa ở Trung Quốc có giá cao ngất ngưởng thứ nhất là do đây là loại gỗ hiếm, được các triều đại vua chúa, quan lại sử dụng nên mang ý nghĩa cao quý. Ngoài ra loại gỗ này còn được ưa chuộng vì người ta tin rằng gỗ sưa có ý nghĩa may mắn, tốt lành, đem lại sự thành công trong sự nghiệp, quan trường cho chủ sở hữu....

    Niềm tin gỗ sưa chữa được nhiều bệnh tật

    Đem những thắc mắc về gỗ sưa hỏi một người Trung Quốc (tên phiên âm Hong Dan, người Chiết Giang) từng có nhiều năm buôn gỗ, anh này cho biết: "Quả thực gỗ sưa là một loại gỗ quý, có giá trị sưu tập rất cao. Những năm gần đây, tại Trung Quốc đang có trào lưu sưu tập đồ gia dụng cổ bằng gỗ sưa. Chắc chắn người sưu tập đều rõ như lòng bàn tay về giá trị vật chất ngoài thị trường của vật mình sưu tập. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết rằng ngoài giá trị về mặt sưu tập, gỗ sưa còn có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người".
    Theo người này, gỗ sưa có mùi thơm nhạt, nhưng dễ ngửi, là tượng trưng cho sự cao quý, vinh hoa. Những gia đình quan lại giàu có thời cổ đại thường chọn gỗ sưa làm nguyên liệu đóng tủ đựng quần áo. Càng lâu ngày, quần áo để trong đó càng có mùi thơm, khi mặc vào, người ta thấy tinh thần sảng khoái vô cùng, có thể nói là rất kỳ diệu.

    Ngoài ra, trước đời Thanh, trong hiệu thuốc, bột gỗ sưa là một loại dược liệu rất quý. Sau này, do nguyên liệu gỗ sưa khan hiếm nên thậm chí một số hiệu thuốc còn thu mua hoặc đem đồ gia dụng bằng gỗ sưa của nhà mình ra nghiền thành bột để bốc thuốc. Đây có thể cũng là một nguyên nhân khiến các đồ gia dụng ít có cơ hội được lưu truyền về sau.

    Vậy tại sao trước đây các vua chúa và các gia đình quyền quý ở Trung Quốc thường dùng gỗ sưa làm đồ gia dụng và coi đó như một loại dược liệu thượng đẳng, một bảo vật khó kiếm? Người này cho biết, cây gỗ sưa quý là cây đã sinh trưởng qua hàng trăm năm, có cây có tuổi đời tới 800 năm, do đó đã tích tụ một năng lượng hết sức kỳ lạ. Khi con người tiếp xúc lâu và thường xuyên, nó có thể khiến người ta thay đổi khí huyết, trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

    Thậm chí, những người trước đây có hàm răng xỉn màu, khi tiếp xúc lâu với gỗ cũ (gỗ sưa từ 100 năm trở lên), răng có thể trắng trở lại. Không ít người cũng tin rằng dùng bột nghiền của gỗ sưa đun với nước để đắp vào chỗ bị đau bệnh có thể đả thông kinh lạc, hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn và giảm áp lực máu.

    Bột gỗ sưa còn có thể dùng để điều trị bệnh ngoài da, như bệnh chàm (eczema). Cách thức chữa bệnh được giới thiệu như sau: Dùng 1g bột gỗ sưa, 3g hùng hoàng, 1g axit salicylic, 10g nước dấp cá, 2g thất lý tán (hỗn hợp: Trân châu, tổ yến, hoàng liên, khổ hạnh nhân, bán hạ, mạch nha, phục linh, trần bì, thần khúc, cam thảo, hổ phách...) trộn đều bôi lên chỗ da bị chàm mỗi ngày một lần.

    Ngoài ra, gỗ sưa cũ thường tán phát ra ngoài một loại vật chất được gọi là “mộc dưỡng”. Loại vật chất này có tác dụng an thần, tỉnh táo, khi thường xuyên sử dụng có thể thúc đẩy việc tái tạo các tế bào, phòng chống các nếp nhăn và sự lão hóa của cơ thể, thậm chí góp phần giúp phục hồi các chức năng tạng phủ trong cơ thể.

    Sử dụng đồ gia dụng bằng gỗ sưa như giường tủ, bàn ghế, thời gian tiếp xúc lâu sẽ có hiệu quả điều hòa khí huyết, duy trì sắc đẹp, tránh lão hóa, phòng bệnh ung thư.
    [​IMG]
    Một cây sưa ở Hà Nội bị “sưa tặc” đốn hạ.
    Gỗ sưa không chỉ có tác dụng làm đẹp, nó còn có tác dụng chữa bệnh xương khớp. Dùng bột gỗ sưa hòa với dấm trắng, sau đó đắp vào chỗ khớp bị xưng, cứ 10 ngày một liệu trình chữa trị, khoảng 3 liệu trình như vậy xương khớp sẽ gần như hết đau nhức.

    Thực tế, gỗ sưa có tác dụng như vậy là do nó có thể điều hòa khí huyết. Các mạch máu lưu thông, chức năng thận tạng cải thiện. Thận lại được coi là “tiên thiên chi bản, bách bệnh chi nguyên”, tức là nguồn của bách bệnh, thận lại chủ về xương khớp, sinh ra tủy, thông với não nên thận khỏe thì mọi bệnh tật tiêu tán, trẻ lâu, trường thọ.

    Vì vậy, tiếp xúc một thời gian với gỗ sưa, khí sắc con người cũng sẽ tốt lên, da dẻ hồng hào, hai mắt có thần hơn, không bị ù tai, xương cốt chắc khỏe, tăng cường trí nhớ, trấn tĩnh, không sợ hãi, người này cho biết thêm. Gỗ sưa càng để lâu càng đẹp nên khi chế tác thành đồ mỹ nghệ, tác dụng tán phát các chất “mộc dưỡng” càng nhiều.

    Hiểu biết để bảo tồn

    Tiếp tục đi tìm lời giải về gỗ sưa, phóng viên đã liên lạc một người bạn là bác sĩ Trung y khá am hiểu về loại gỗ trên. Người này cho biết, gỗ sưa loại lâu năm quả thực có tác dụng chữa bệnh vì trong gỗ có rất nhiều chất như: Isoliquiritigenin, pterostilbene, pterocarpin,narrin, santalin, angiolensin, homopterocarpin, prunetin, formonoetin, p-hydroxyhydratropic acid, pterofuran, pterocarpol.

    Các chất này có tác dụng chữa bệnh phong, làm liền vết thương, hồi phục cảm giác nóng lạnh cho người bệnh, giảm đau cho phụ nữ đau bụng kinh, giảm đau và chữa trị bệnh xương khớp, điều tiết lượng đường trong máu của người tiểu đường và giảm các biến chứng như hồi phục chức năng sinh lý, cải thiện vấn đề tiền liệt tuyến, bài tiết sỏi thận và bàng quang.
    Các chất này cũng giúp ức chế u ung thư, ban đỏ, bệnh về huyết quản, chứng mất trí, bệnh nha chu, cơ tim, hen xuyễn. Đơn cử như chất Pterostilbene, có tác dụng kháng ô-xy hóa, kháng tăng sinh tế bào, giảm mỡ máu, giảm áp lực máu. Có giá trị lớn trong y học, ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư, cao huyết áp, mỡ máu cao. Homopterocarpin ứng dụng trong y học là tiêu sưng giảm đau. Pterocarpin có tác dụng chống nấm, hoạt tính kháng ung thư...

    Ngoài ra, gỗ sưa còn được coi là tuyệt phẩm trong các loại gỗ bởi tính rắn chắc, màu sắc hoa lệ, vân gỗ đẹp, bền, được vua chúa và vương công quý tộc sử dụng. Gỗ có mùi hương vĩnh hằng, bách độc không thể ngấm vào nên thường được dùng làm tràng hạt, có ý nghĩa tránh tà ma và tật bệnh. Từ đó, gỗ sưa còn được con người gán cho ý nghĩa tâm linh.

    Do ở ngoài tự nhiên gỗ sưa có tốc độ sinh trưởng rất chậm mà ở thời nào thì con người cũng ráo riết tìm cách đốn hạ chúng nên ngày nay gỗ sưa cũ (cây sưa lâu năm) đã không còn nhiều.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp người dân Việt Nam hiểu rõ hơn giá trị của những cây gỗ sưa cổ thụ hiếm hoi đang còn sót lại để từ đó có biện pháp bảo vệ, bảo tồn chúng hiệu quả trước sự săn lùng của “sưa tặc”, để một tài sản quý của quốc gia không “chảy máu” ra ngoài lãnh thổ, từ đó sau này thế hệ con cháu chúng ta còn có dịp tận mắt thưởng ngoạn loại “đệ nhất gỗ” này.

    Theo Bùi Duy Cường (PLVN)
     
    Cà Rem and Miss Cool like this.
  8. Trường Hải

    Trường Hải Thần Tài Perennial member

    Thú chơi… quan tài bạc tỷ của đại gia Sài Gòn

    Nhiều người có tiền luôn thích chơi đồ độc để thể hiện đẳng cấp của mình. Ngoài chuyện sống sao cho thiên hạ nể thì việc... chết như thế nào cũng được các đại gia chú trọng.
    [​IMG]
    Quan tài giá hơn 7 tỷ đồng của một đại gia Sài Gòn được lấy mẫu từ trang web nước ngoài. Ảnh: DA

    Để có một cỗ quan tài có thiết kế lạ, không đụng hàng cho người thân, các đại gia sẵn sàng chi ra vài tỷ đồng để chạm trổ, dát vàng...
    Những quan tài bạc tỷ
    Trong vai một người giàu có, đi tìm mua quan tài cho người nhà, chúng tôi ghé vào trại hòm T.L trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận (TP.HCM). Tỏ vẻ e dè nhưng khi biết chúng tôi muốn tìm mua một cỗ quan tài đặc biệt cho người thân chuẩn bị hậu sự, bà chủ trại hòm tỏ ra niềm nở và giới thiệu rất chi tiết. Theo lời bà và những gì chúng tôi quan sát được, tại trại hòm này chỉ bán những cái hòm có một không hai chủ yếu làm từ gỗ pơ mu, giáng hương, gụ, xà cừ. Giá mỗi chiếc hòm dao động từ 170 đến 250 triệu đồng tùy từng loại gỗ và hình chạm khắc trên đó. Chỉ vào chiếc hòm làm bằng gỗ giáng hương, bà cho biết loại hòm này giới có tiền rất ưa chuộng, giá là 170 triệu đồng nhưng nếu chúng tôi muốn chạm trổ thêm hình rồng thì giá sẽ được tăng thêm vài triệu cho đến vài chục triệu. Một chiếc hòm cầu kỳ thường có 2 nắp, phía dưới nắp gỗ là một nắp thủy tinh trong suốt cho mọi người khi viếng có thể nhìn mặt người thân mình. Vì vậy bà còn tư vấn cho chúng tôi, nếu muốn tạo ấn tượng với người đi viếng nên mua hoa hồng đen rải xung quanh người mất, rất đẹp và sang trọng. Bà ta sẽ cung cấp loại hoa hồng đen nhập từ nước ngoài về nên “cứ yên tâm về chất lượng”.
    Theo lời giới thiệu của một đại gia, chúng tôi tiếp tục đến trại hòm H.T trên đường Nguyễn Duy, quận 8. Người đàn ông tên T. niềm nở giới thiệu hàng với chúng tôi. Sau khi biết chúng tôi muốn tìm mua loại hòm đặc biệt, ông T. bảo: “Sao các chú không nói sớm, trại hòm của tôi có nhiều loại đặc biệt nhưng nếu khách hỏi và có ý mua mới mang về chứ không chưng ra vì sợ bị ăn cắp mất kiểu dáng?”. Thấy chúng tôi có vẻ không hiểu, ông T. giải thích thêm, chỗ ông thường được các đại gia lắm tiền lui tới và yêu cầu những cỗ quan tài lạ, độc nên phải thiết kế riêng cho các vị ấy. Nếu bày ra sẽ có nhiều người thấy đẹp mà muốn đặt giống như vậy hoặc ăn cắp kiểu dáng kinh doanh. Trại hòm của ông T. có rất nhiều mẫu quan tài dành cho đại gia và được chia làm hai dạng: Một là làm theo mẫu của cửa hàng có sẵn; Hai là khách hàng cung cấp mẫu, chất liệu gỗ, cơ sở của ông sẽ thuê thợ làm đúng theo yêu cầu của khách hàng. Các đại gia thường ưa chuộng hòm làm bằng gỗ vàng tâm, pơ mu và giáng hương, vì đây là những loại gỗ chống được mối mọt, có thớ gỗ đẹp và mùi thơm.
    Cũng theo ông T., chỉ tầm 25-30 triệu đồng là đã có thể mua được một quan tài bền và đẹp nhưng những người có tiền tìm đến trại hòm của ông đều không chuộng loại này. Thường thì họ chọn gỗ pơ mu, giáng hương và kích thước quan tài phải to, 4 thành quan tài dày 8 cm trở lên, nắp dày 11 cm, đáy từ 6-8 cm, quan tài phải được đục đẽo tinh xảo. Kiểu dáng ưa chuộng của các đại gia là rồng, cọp, đại bàng, đính vàng 24k, 18k hoặc đá quý. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng.
    Sau mấy ngày lân la trong giới quan tài, chúng tôi làm quen được với Sơn Đ., một trùm buôn đồ gỗ Bắc - Nam. Sơn Đ. cho chúng tôi biết, một số đại gia Sài thành không thích dùng đồ trong nước nên thường liên lạc đến anh để mua gỗ làm quan tài rồi gửi ra nước ngoài bằng đường hàng không để những người thợ tinh xảo bên ấy làm. Sau khi chế tác xong, các tấm gỗ lại được gửi về nước và ráp thành một quan tài hoàn chỉnh. Để làm được một quan tài, thường các đại gia phải bỏ ra khoảng 200-400 triệu đồng tiền mua gỗ. Sơn Đ. giới thiệu cho chúng tôi một ông chủ trại hòm ngoài Hà Nội. Khi chúng tôi gọi điện đến số máy này, ông ta cho biết: “Bên anh chuyên nhập khẩu và sản xuất các loại quan tài, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, hoa văn tinh xảo, muốn kiểu nào cũng có, tất cả đều hàng nhập khẩu cao cấp nên em cứ yên tâm”. Khi biết tôi muốn đặt mua quan tài chuyển vào miền Nam, ông cho biết có thể giao hàng toàn quốc, “đến Mỹ còn chuyển được thì từ Bắc vào Nam là chuyện bình thường”.
    Ông này hỏi chúng tôi người quá cố là ai, già hay trẻ vì kiểu hòm phương Tây rất đa dạng chứ không như hòm truyền thống của Việt Nam. Cụ thể, nếu người mất đã lớn tuổi, hòm sẽ được làm theo hình dáng sang trọng, chạm khắc nhiều. Nếu người mất còn trẻ hòm sẽ có dáng thanh mảnh và đường nét chạm khắc sẽ uyển chuyển hơn. Ông cũng giới thiệu những kiểu quan tài theo sở thích như hồi trẻ thích chơi đàn, chơi cá cảnh, chơi đá gà thì quan tài sẽ tạo dáng giống như vậy. Nhưng đối với loại quan tài làm theo sở thích này thì phải đặt hàng từ 6 tháng cho đến 1 năm vì nó rất công phu. Tất cả nguyên vật liệu đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Một quan tài như vậy sẽ có giá 6 tỷ trở lên. Đặt mua quan tài cũng như một cách để khẳng định vị thế của mình. Quan tài đặt ở nước ngoài thì kiểu dáng trong nước khó mà sánh được, rất độc đáo.
    Giàu có nhờ quan tài
    Qua nhiều lần trò chuyện, PV báo GĐ&XH đã khám phá ra những câu chuyện bi hài chưa bao giờ “hé lộ” của những chiếc quan tài chỉ dành cho đại gia. Chúng tôi tìm xuống Thủ Dầu Một (Bình Dương) để gặp ông Ba X. - một nghệ nhân khắc gỗ có tiếng chuyên chạm khắc quan tài cho các đại gia ở Sài Gòn. Trước mặt chúng tôi là một cỗ quan tài đang làm dở, ông Ba X. tỉ mỉ phác thảo từng đường nét cho con đại bàng. Ông cho biết cỗ quan tài mà mình đang đóng là của một đại gia Sài Gòn đặt từ nửa năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành vì gỗ làm quan tài phải được sấy, để lâu khoảng 2 đến 3 tháng cho khô hẳn rồi mới tạo hình nét vẽ và khắc lên gỗ. Theo quan sát của chúng tôi, cỗ quan tài này nhìn rất bình thường nhưng đường nét chạm trổ vô cùng cầu kỳ, tinh xảo.
    Sau chén rượu khề khà, ông Ba X. hứng chí lên bèn kể cho chúng tôi nghe về những cỗ quan tài của các đại gia mà ông rất ấn tượng cũng như không tưởng tượng được về độ xa hoa, đắt đỏ. Đó là quan tài của ông P., kinh doanh vàng bạc đá quý ở Chợ Lớn (TP.HCM). Đại gia này sai nhân viên của mình xuống gặp ông Ba X. đưa trước 500 triệu tiền cọc để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, ông Ba X. sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng. Ông P. vốn là người làm kinh doanh nên rất mê tín. Khi ông đi xem bói thì được thầy phán, nếu chết xuống cõi âm mà muốn gia đình tiếp tục ăn nên làm ra thì phải chạm trên quan tài một đôi cá chép, thỏi vàng và 2 chữ Tài - Lộc. Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý bóng loáng như thế. Ông Ba X. cũng cho biết, một quan tài trung bình mà các đại gia đặt ở chỗ ông thường không dưới 3 tỷ đồng. Giá thành phụ thuộc vào họa tiết nhiều hay ít, nếu yêu cầu chạm khắc công phu thì loại gỗ làm quan tài đó phải thuộc loại tốt và dày trên 10cm. Tuy nhiên, đó mới là là tiền gỗ với tiền công của thợ mộc, các đại gia còn công phu đầu tư không ít tiền để đính thêm các loại chất liệu quý, dát vàng... Đó là chưa kể một số đại gia còn chưa yên tâm về chất lượng trong nước nên phải gửi qua nước ngoài để cỗ quan tài của mình hoàn chỉnh hơn.
    Theo như lời chị bán nước gần nhà ông Ba X. thì cơ ngơi của ông khang trang như vậy chính là nhờ ông đóng quan tài cho đại gia. Ông Ba X. cũng thừa nhận điều đó. Kể từ ngày ông nhận làm quan tài cho đại gia, ngoài số tiền công vài tỷ mỗi sản phẩm, họ còn biếu ông thêm tiền trà nước. Một năm ông chỉ cần bỏ ra 6 tháng để đóng một cỗ quan tài cho đại gia là cả nhà ông đã có tiền ăn cả năm mà không phải lo lắng gì.
    “Biệt thự” 6 tấm ván
    Lật cuốn sổ ghi chép của mình, ông T. cho chúng tôi xem danh sách các đại gia, địa chỉ giao hàng và những mẫu quan tài họ yêu cầu. Đưa cho chúng tôi xem hình cỗ quan tài của một đại gia vừa mất cách đây ít tháng, ông T. khoe: “Để gia đình ông ấy ưng ý, chúng tôi phải đánh gỗ từ Tây Nguyên về, mất mấy tháng mới rã được 6 tấm gỗ ưng ý, rồi phải xuống tận Thủ Dầu Một, Bình Dương để thuê thợ khắc gỗ có tiếng về chạm rồng, dát vàng 24k trên thân rồng và khắc chữ Tâm đính đá quý lên quan tài”. Số tiền mà vị đại gia ấy bỏ ra để người khác phải “lác mắt” khi đưa tiễn mình là 3,5 tỷ đồng.
    Sức hút kỳ diệu của chiếc quan tài độc nhất vô nhị
    Chúng tôi tìm về khu 7, theo cách nói mà người ta vẫn thường gọi 4 xã vùng biên của huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam): GaRi, Tr'Hy, Axan, Ch'ôm, nơi vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc sắt nhất của người Cơ Tu ở miền biên viễn. Anh C'lâu Hớp, chủ tịch UBND xã Tr'Hy cho biết: "100% dân cư của các xã vùng biên đều là người Cơ Tu. Đường xá xa xôi cách trở, còn nhiều khó khăn nên những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn". Để có thể đến được miền biên viễn đẹp như trong tranh, bạn phải trải qua hơn 50km đường bùn ngập bánh xe, những con dốc mà đồng bào vẫn hay gọi là dốc trời, nơi ta có thể với tay chạm vào mây.
    Gặp già làng Axiêng (65 tuổi, ngụ thôn Atiêng, xã GaRi) khi ông đang chuẩn bị lên rừng tìm một cây gỗ phù hợp để chọn làm quan tài cho người cha vợ mà ông hết mực yêu thương năm nay đã ngoài 80 tuổi. Axiêng cho biết, ước nguyện lúc cuối đời của ông bố vợ là khi chết được nằm trong một chiếc quan tài truyền thống của người Cơ Tu, chứ không phải là quan tài vuông như của người Kinh dưới xuôi. Hiểu được tâm nguyện của bố vợ nên Axiêng đã cất công đi tìm khắp các cánh rừng già nhưng vẫn chưa tìm được cây gỗ ưng ý để có thể chọn làm quan tài cho bố vợ. Chuyện chưa vãn, già làng Axiêng đã vội chia tay chúng tôi để kịp lên đường tìm cây gỗ ưng ý khi mặt trời lên bằng con sào.
    Kể những chuyện mà chúng tôi vừa chứng kiến cho anh Nguyễn Chí Toàn, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Tây Giang nghe. Bằng giọng bình thản của một người nhiều năm gắn bó với đồng bào, anh chia sẻ: "Quan tài theo tiếng của người Cơ Tu là Tr'ang. Chiếc quan tài truyền thống của đồng bào thường được làm từ các loại gỗ quý như lim, đinh hương... nhưng phổ biết nhất hiện nay là gỗ dổi. Dổi ở đây là dổi tô, dổi đỏ, dổi găng nhưng tuyệt đối không chọn dổi mô, tất cả đều phải có đường kính tối thiểu 50cm. Khi làm Tr'ang, người Cơ Tu thường xẻ thân cây làm hai phần, phần trên gồm một phần ba thân cây (nắp quan tài) được gọi là Tr'ang Aconh (quan tài bố), phần dưới được khoét rỗng bên trong được gọi là Tr'ang Acăn (quan tài mẹ). Quan tài của người Cơ Tu thường có hai loại hình tam giác cân hoặc hình tròn".
    Già làng Cơ'Lâu Nâm (ngụ thôn Pơr'ning, xã Lăng) năm nay đã 75 tuổi, nhưng trí nhớ minh mẫn còn ghi nhớ được rất nhiều truyền thuyết của dân tộc mình, được coi là kho báu văn hóa sống của người Cơ Tu. Nói về phong tục tang ma của dân tộc mình Cơ'Lâu Nâm cho biết: “Trong lễ tang ngoài các lễ nghi thì quan trọng nhất là chiếc quan tài dành cho người chết. Ai chết muốn nằm trong chiếc quan tài được mọi người không tiếc lời khen ngợi, phải tự mình đi vào những khu rừng già lựa cho mình nhưng thân cây vừa ý nhất để làm. Nếu không tự mình đi chọn được thì phải nhờ con rể lớn đi chọn thay cho mình. Khi chọn được thân cây ưng ý, phải nhờ già làng gọi những trai làng khỏe mạnh nhất để có thể đưa được thân cây đã chọn về chế tác. Trước khi cưa hạ thân cây thì gia đình của người chọn thân cây phải chuẩn bị một con gà trắng, phải là gà trống trắng chứ không được lấy màu khác để làm lễ, thầy cúng làm thủ tục xin Yàng, đất trời thần linh để đốn cây. Yàng đồng ý rồi thì mới giết gà bôi máu vào thân cây rồi cho thanh niên đốn hạ. Nếu không làm lễ mà cứ đốn hạ thì Yàng xấu sẽ theo cây về phá hoại trâu bò gia súc trong làng”.
    Tặng quan tài trong những dịp quan trọngChị Bh'ríu Thị Hoa, bí thư đoàn huyện Tây Giang chia sẻ: "Trong những dịp lễ quan trọng như hội mừng lúa mới, cưới hỏi người Cơ Tu thường tặng nhau chiếc quan tài truyền thống của mình. Đây không phải thể hiện hàm ý mong cho người nhận quan tài sớm trở về với Yàng, mà thể hiện tình cảm cao quý để nhường cho người khác hưởng lại những gì mình cần nhất trong cuộc đời. Đó là nét văn hóa, thể hiện tình cảm lối sống của người Cơ Tu. Bất kể người Cơ Tu nào cũng luôn biết đây là văn hóa truyền thống có từ ngàn đời. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể biếu nhau bằng quan tài mà phải tùy trong từng hoàn cảnh cụ thể".
    Chia tay già làng Cơ'Lâu Nâm chúng tôi tìm về bản Asor, xã AvRông, nằm sát biên giới Việt - Lào. Trong căn nhà sàn truyền thống làm từ các loại gỗ quý, được nhiều thương lái dưới xuôi không ngại đường sá xa xôi cách trở lên đây ngã giá cả tỷ đồng nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu của già làng Nghên (60 tuổi). Già làng Nghên cũng đã chuẩn bị cho mình một chiếc quan tài dù ông còn rất khỏe. Nói về chiếc quan tài của dân tộc mình, ông cho biết: "Chiếc quan tài mà những người già thường ao ước được nằm vào bên trong khi chết là chiếc quan tài truyền thống hình tròn hoặc tam giác cân được chạm khắc tinh tế bằng những họa tiết truyền thống của người Cơ Tu. Trước đây để có thể được chôn bằng loại quan tài này, thì gia đình người chết phải là gia đình giàu có ở trong buôn, có địa vị và được mọi người tôn trọng".
    Khi đã chọn được thân cây ưng ý, gia đình có người chết phải mời được nghệ nhân làm quan tài về. Người chế tác, điêu khắc loại quan tài này là những nghệ nhân có tay nghề cao, hoàn thiện một chiếc quan tài như vậy, 3 - 4 người thợ phải làm cả năm trời mới xong. Những người thợ này cũng được gia chủ đối đãi tử tế. Suốt thời gian làm quan tài họ được ăn ở với gia chủ, được đãi rượu thịt. Khi hoàn thành chiếc quan tài, nếu vừa ý, ngoài công chủ nhà trả cho là trâu bò thì những người thợ này còn được thưởng thêm.
    Chiếc quan tài đẹp nhất theo quan niệm của người Cơ Tu là những chiếc quan tài mà những người thợ điêu khắc thể hiện hai chiếc đầu trâu (bắt buộc phải là hai) vô cùng sinh động, có hồn. Người Cơ Tu cho rằng trâu là tài sản lớn nhất, nhà có trâu thì có thể trọn nhà gái. Trâu không chỉ là tài sản, trâu còn là người bạn gắn bó với họ không chỉ trong đời sống sản xuất mà còn trong cả các hoạt động tâm linh. Còn theo Bh'ríu Pố, một trong số những nghệ nhân điêu khắc cuối cùng thì, người Cơ Tu họ rất thích đầu trâu vì họ thấy bề thế, hoành tráng, thể hiện được sự hùng dũng mạnh mẽ của người chết.
    Cũng theo Bh'ríu Pố, người Cơ Tu dù sinh sống ở huyện Tây Giang hay ở tỉnh Quảng Trị thì ngoài những chi tiết hoa văn trang trí truyền thống tùy theo từng địa bàn, hai con vật không thể thiếu đó là trâu và gà, mà phải là gà trống. Trong một đàn gà thì chú gà trống vừa thể hiện được sự uy nghiêm vai trò đầu đàn của mình với các thành viên còn lại trong đàn. Người Cơ Tu cho rằng khi chết tức là sang một thế giới khác. Khi sang thế giới đó, chiếc quan tài, nhà mồ là những thứ thể hiện giá trị của họ với những thành viên khác ở thế giới đó. Sở hữu một chiếc quan tài truyền thống độc đáo là ước mơ của những già làng ở nơi xa xôi phía tây dãy Trường Sơn hùng vĩ. Một khát vọng riêng của người Cơ Tu về cái đẹp, cái hoàn mỹ. Nét đẹp văn hóa đặc sắc, giá trị truyền thống được người Cơ Tu vô cùng coi trọng, và được thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau qua những câu chuyện bên bếp lửa.
    Sưu Tầm

     
    Miss Cool thích bài này.
  9. Trường Hải

    Trường Hải Thần Tài Perennial member

    :132:cứ lên hôm trước hôm sau mới ra:132:

    :115:
    [​IMG]
     
    Cà Rem and Miss Cool like this.
  10. Trường Hải

    Trường Hải Thần Tài Perennial member

    09163
    67401
    65245
    60852
    20486
    36994
    20197
    87256
    42575
    24397
    2774
    7641
    9068
    0094
    5037
    1558
    0288
    3522
    8628
    5442
    894
    184
    233
    54
    04
    12
    73
    :128:
     
    Cà Rem and Miss Cool like this.
  11. Trường Hải

    Trường Hải Thần Tài Perennial member

    67401
    65245
    60852
    20486
    36994
    20197
    87256
    42575
    24397
    2774
    7641
    9068
    0094
    5037
    1558
    0288
    3522
    8628
    5442
    894
    184
    233
    54
    04
    12
    73
    _______
    67401
    65245
    60852
    20486
    36994
    20197
    87256
    42575
    24397
    2774
    7641
    9068
    0094
    5037
    1558
    0288
    3522
    _________
    67401
    65245
    60852
    20486
    36994
    20197
    87256
    42575
    24397
    2774
    7641
    9068
    0094
    5037
    1558
    0288
    3522
    8628
    :126:kào lao:125:
     
  12. Dấu Chấm ?

    Dấu Chấm ? Thần Tài

    Đây là Admin_01 trả lời trong topic cafe trà đá sau khi dấu ? thắc mắc bát mất tiêu
    Còn cái bát là do lúc đó ai online thì mở thôi,ko fai là dành???
    Ko có phạm qui nha bạn.đã có người mở bát ACE cứ chốt số,mọi thắc mắc xin pm hỏi smod nhé Thân:tea::tea:
     
    Cà Rem and Miss Cool like this.
  13. Miss Cool

    Miss Cool Thần Tài Perennial member

    Nằm mơ bị ma nhát...... giựt mình tỉnh giấc mới bít lờ mơ. hết hồn:137:
     
    Cà Rem and chaubathong like this.
  14. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    :126::126::126:
     
    Cà Rem thích bài này.
  15. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    :126:cùi bắp:125:A GÓC PHẢI 52 RA 53
    MÔNG 68 RA 69:125::137:
    THUA NHÌU NGHĨ THÔI:115:
     
    Cà Rem, No MercY and trucmaimai like this.
  16. Dương Chí Tôn

    Dương Chí Tôn Thần Tài

    helu bakon ui
    :tea::banana::tea:
     
  17. trucmaimai

    trucmaimai Thần Tài

    mới ngủ dậy mơ thấy xc sao nhảy giữ dậy bạn:140:
     
  18. cỏ may

    cỏ may Thần Tài Perennial member

    Nay đi khò trễ hơn mọi ngày hả Huynh?win nên thấy vui vui trong người khó ngủ phải hem?thức 1 chút nữa là helo ngày mới rồi.
     
  19. Dương Chí Tôn

    Dương Chí Tôn Thần Tài

    :140::140:
    mới giặt đống QA xong mệt đứt hơi luôn nè chứ mừng gì:120:
     
  20. No MercY

    No MercY Thần Tài Perennial member

    nay AB 77 - 977 đệ quánh MN nóa ga MB đao quớ anh wơ...mơi quất típ 77.97 - 797 đảo xũi kão nà
    chúc mừng huynh dzô 77 nghen :cheer2::wins::cheer2: