Lộc ngày Giáp: Lộc ở Dần. Ất Lộc ở Mão. Bính Mậu Lộc ở Tỵ. Đinh Kỷ Lộc ở Ngọ Canh: Lộc ở Thân. Tân Lộc ở Dậu. Nhâm Lộc ở Hợi. Quý Lộc ở Tý. Phương Quý nhân Ngày Mậu Canh : Sửu dương QUÝ Mùi âm QUÝ - Ất : Thân - TÝ - - Kỷ : Tý - Thân - - Bính : Dậu - Hợi - - Đinh : Hợi - Dậu - - Nhâm : Mão - Tỵ - - QUÝ : Tỵ - Mão - - Tân : Dần - Ngọ - - Giáp : Mùi - Sửu - Sao Thiên Bồng Tụng đình tranh ngạnh gặp Bồng trời. Trận được tên vang muôn dặm khơi. Xuân với Hè dụng hay quá quá (rất hay) Thu và Đông dụng xấu hơi hơi (nửa xấu) Đi xa, dựng gả đều không lợi. Chôn cất dựng xây cũng hỏng toi. Ví được Sinh môn và Bính Ất. Trăm ngàn công việc hẳn hơn người. - Thiên Bồng gặp giờ Tý chủ có chó cắn, gà gáy, chim kêu náo động rừng, hoặc có đàn chim từ phương Bắc ganh nhau bay lại làm ứng, thì sau có người sứt môi tới, sau 60 ngày ứng việc gà đẻ ra trứng thịt. Chủ có cãi lộn, việc quan, kiện cáo, mất tiền của, hung. - Gặp giờ Sửu chủ cây gỗ đổ làm thương người, có sấm chớp vang trời và mưa gió làm ứng, thì sau 7 ngày gà nhà đẻ trứng ngan, chó lên phòng. Trong 100 ngày thương trẻ nhỏ. Ông già làm trung gian, rộng cho điền sản. Trong 10 năm vượng lắm, sau thì hư bại. - Gặp giờ Dần có đồng tử áo xanh cầm hoa lại. Phương Bắc có vị Hoà thượng mặc áo tới, lại chủ có cô gái làm ứng thì sau có giặc cướp tới cướp của. 60 ngày sau rắn vào nhà cắn người, trâu ngựa chết, làm thương miệng ăn. Ba năm sau thì nhà cửa tấn tới. Gặp giờ Mão, chủ mây vàng bốn phương bay lên, người đàn bà mặc đồ bằng sắt ở đằng trước đi lại, rắn lớn qua đường làm ứng, thì sau nửa tháng có người âm truỷ cho tiền và vật lại. Trong 60 ngày, người nữ bị giặc hại, phá của. Trong 100 ngày được hoạnh tài, phát lớn. - Gặp giờ Thìn, chủ cây ở phương Đông Bắc đổ làm thương người. Tiếng trống 4 mặt nổi lên. Người nữ mặc áo hồng đến làm ứng thì sau có chim khách, chim quạ kêu rối quanh nhà. Trộm giặc lấy trộm của tiền đồ vật. Trong 60 ngày có người bệnh ở chân lên nhà xin nhờ vả. Trong 3 năm sinh con quý, phát phúc. - Gặp giờ Tỵ, chủ có người trên lưng lạc đà, mặc áo lông, người gái mang rượu đến, và người thầy lại làm ứng thì sau 100 ngày hoạch tài phát lớn, nhân võ mà lên quan phát đạt. - Gặp giờ Ngọ chủ có người cầm dao lên núi, đàn bà dắt cậu bé áo xanh đến làm ứng, thì sau 40 ngày chủ nhà chết, 60 ngày chó cắn tiếng người vào nhà làm quái, người bệnh phong ở chân làm hung, phá của. ba năm phát vượng. - Gặp giờ Mùi chủ có cậu bé lùa trâu ngựa tới, chim có từ phương Bắc bay lại, người gái mặc áo hồng đến làm ứng thì sau 60 ngày giặc cướp đến nhà cướp của hung hại. - Gặp giờ Thân chủ có người đi lấy nước và cầm tán lọng đến. Bốn mặt trẻ em đập nước, đánh trống reo hò làm ứng thì sau 20 ngày trong ổ gà có rắn làm thương vật. trong một trăm ngày người đàn bà trẻ thắt cổ chết vì Biến giấc mơ thành hiện thực dục, việc quan tư dấy lên hung hại. - Gặp giờ Dậu chủ 4 phương có ngựa chạy lại, đàn quạ bay kêu làm ứng thì sau 100 ngày sinh con quý, thầy tăng làm giới đưa người âm thương đến. Tiền của sản nghiệp phát lớn. - Gặp giờ Tuất chủ người già chống gậy đến, người có râu ria cắp rổ rá đến. Phương tây sấm mưa đến làm ứng thì sau đó có cho trắng tự đến, 80 ngày nhặt được binh khí, được hoạch tài, phát giầu to. - Gặp giờ Hợi chủ trẻ con họp nhau thành bầy kéo tới, người gái mặc áo tang làm ứng thì sau 60 ngày nhân đuổi bắt giặc mà được tiền lúa. Trong ba năm bán thuốc và phù thủy phát tài. Sao Thiên nhuế (Ong trời) Thiên nhuế học đạo kết giao hay, Lỡ gặp nơi nào thực chẳng may, Dừng việc ra đi, lùi đỡ bận, Yên doanh, xây dựng họa đâu đây, Kinh hoàng, trộm cắp, lo con trẻ, Nên các việc quan bị quở lây, Ví được Kỳ môn vào chốn đó, Mặn nồng mong muốn cũng bằng hay. - Thiên Nhuế gặp giờ Tý, Thu Đông dùng thì cát, Xuân Hạ gặp thì hung. Có chim bay đánh chim cò. Trên phương Tây nam lửa đốt sáng, có hai người đuổi nhau làm ứng thì sau chủ mèo chó hủi cùi làm thương người, gây đến việc quan. Trong 60 ngày người gái thắt cổ chết. Mùa Thu Đông mà dùng có người âm Vũ cho tài sản, phát vượng. - Gặp giờ Sửu, có tiếng trống từ phương Tây Bắc đến, trong 7 ngày có rùa, ba ba từ trong rừng đến, 60 ngày chủ trộm cắp, quan phi, phá tài, hung. - Gặp giờ Dần đàn bà gầy có mang thai đến. Hạ Thu chủ có người mặc áo tơi đến, Xuân chủ có người mặc áo da lại làm ứng, ví được Kỳ Môn vượng tướng trong 60 ngày trâu vào nhà dâng huyết. Tài quan lộc đến. Con cháu hưng vượng phát lớn. - Gặp giờ Mão chủ có người gái mặc áo màu cho vật và người quý cưỡi ngựa lại, hai con chó cắn nhau, trâu rồng làm ứng thì sau 60 ngày được tài sản của người phương Đông, chó cắn cậu bé chảy máu. Trong 3 năm đàn bà đẻ khó, hung. -Gặp giờ Thìn có cây phương Đông đổ làm thương người. Có tiếng trống, tiếng nhạc, người gái mặc áo hồng đến làm ứng, thì đàn chim khách bay quay nhà vừa kêu vì tặc phá tài, làm ứng thì sau 60 ngày có người bệnh phong ở chân lên nhà nhờ vả. Sau hôn, sinh con quý. Phát vượng. - Gặp giờ Tị có đàn bà và gái trẻ cùng tới làm ứng, thì sau 10 ngày được điền khí của người tuyệt hộ nhân. Trong 1 năm vì nước mà đại phát tài. - Gặp giờ Ngọ có người sứt môi mặc áo trắng tới, người đàn bà chửa đi qua làm ứng thì sau 60 ngày mèo cắn người, nhân mua bán mà lại phát tài, được sản nghiệp của nhà hàng xóm bên Đông, phát lớn. - Gặp giờ Mùi có người đi săn tới, thầy tăng mặc áo trắng mang trà đi qua làm ứng thì sau 7 ngày chim khách bay quanh cây lớn vừa kêu nhộn. Trong 1 năm động ôn hoàng, lửa cháy nhà, dân hại. - Gặp giờ Thân chủ có người phương Đông mang lọng ô đi qua, thầy tăng, người râu tóc dài đi đến làm ứng thì chủ trâu ngựa làm thương người, chó cắn người làm ứng thì sau 200 ngày được sản nghiệp của người âm Vũ. Trong một năm trâu nước (thuỷ ngưu) vào nhà, chim đồng vào nhà, nhà chủ tật bệnh. - Gặp giờ Dậu chủ có ngựa phương Tây đi qua, đàn chim hay kêu làm ứng thì sau 100 ngày có sư sãi thu xếp để người âm Thương đem cho tài sản, sinh con quý, phát vượng. - Gặp giờ Tuất thì có ông già chống gậy đến. Phương Tây sấm mưa. Người râu tóc dài gánh vật lại, làm ứng thì sau có chó trắng tự đến, 60 ngày nhặt được vật dùng, ngựa của nhà binh, được hoạch tài, phát lớn. - Gặp giờ Hợi có trẻ nhỏ thành bầy, đàn bà mặc áo tang đến làm ứng thì sau 60 ngày nhân có giặc mà được tiền của. Ba năm sau nhân phù thủy, thuốc men mà phát tài. Thiên nhuế gặp 2 giờ Tuất Hợi cùng với Thiên Bồng gặp 2 giờ Tuất Hợi sự ứng nghiệm giống nhau, tra xem thêm vào thiếu xót. Sao Thiên Xung (xông trời) Dựng gả yên doanh, gái đẻ hờnRa đi, rời chốn, họa theo luôn,Cất chôn, xây dựng đều không lợi,Mọi việc khôn long cũng bị trờn. - Thiên Xung gặp giờ Tý, chủ hạc tiên kêu lảnh, tiếng chuông làm ứng thì sau có sinh khí (khí sống) vào nhà. Trong 1 năm ruộng tằm bội thu, vợ mới chết, sau nhân cãi cọ mà được tiền tài. - Gặp giờ Sửu chủ mây mù 4 mặt bốc lên, trẻ nhỏ thành đôi và đàn bà đến làm ứng thì sau mèo đen sinh con trắng, nhặt được kính cổ, phát tài. Trong 1 năm được ruộng nương của thầy tăng, sinh con quý. - Gặp giờ Dần chủ có người quý cưỡi kiệu ngựa và mang đồ vàng bạc đến làm ứng thì sau 60 ngày tăng tiến văn khế. Sáu giống nuôi và đồ lưu ly vào nhà, gà mái mẹ gáy, nhà chủ có tai nạn, nhân cãi cọ mà được tiền tài. Người sinh tuổi Ất Đinh Kỷ phát phú quý. - Gặp giờ mão chủ người gái mặc áo màu đen cho đồ vật và người quý cưỡi ngựa đến, hai chó cắn nhau dữ dội. Lại chủ trâu ruộng làm ứng thì sau 60 ngày được sản nghiệp của người phương Đông, nước sôi làm bỏng trẻ nhỏ, thêm tiền tài. Ba năm sau nghèo khó, hung. - Gặp giờ Thìn, có cá leo cây, hổ trắng trong rừng ra, thầy tăng thành nhóm đến làm ứng thì trong 40 ngày sau nhặt được vật vàng trắng, phát hoạch tài, trong 70 ngày nhà chủ bị nạn gẫy thương. - Gặp giờ Tị, chủ trâu dê tranh nhau đi, hai gái chửi nhau, phương Tây có tiếng trống làm ứng thì trong 60 ngày sau rắn cắn gà, trâu vào nhà, người gái đưa văn khế tới, trong 10 ngày sinh con Quý, phát lớn. - Gặp giờ Ngọ chủ việc nhà phương Đông bốc cháy, người áo trắng kêu gào, chim rừng kêu ầm ỹ làm ứng thì trong 60 ngày sau, nhặt được đồ vật cổ bằng đồng, phát tài sản. - Gặp giờ Mùi, có tiếng trống, trẻ nhỏ mặc áo tang, trâu ngựa thành đàn đi qua, người phương Tây Bắc kêu gào làm ứng thì trong 60 ngày sau dê trắng vào nhà, bốc phát tài, sáu giống nuôi hưng vượng. - Gặp giờ Thân, chủ người áo trắng từ phương Nam cưỡi ngựa qua, lính tráng tranh nhau làm ứng thì trong 100 ngày sau người gái làm môi giới thêm người, phát tài sản. - Gặp giờ Dậu: có thư tín từ phương xa tới, người nhà phương Đông nói chuyện Hồ ly, có người kêu gào, người đàn bà cầm lửa làm ứng thì trong 3 năm sau sinh con quý, phát phú quý chớp nhoáng. - Gặp giờ Tuất: có 3-5 người lại tìm vật, thầy tăng thầy đồng sánh nhau chạy làm ứng thì sau 60 ngày gà gáy trên cây. Tin xa đến. Được tiền của của người ngoài. Trong 1 năm trẻ nhỏ bị trâu xéo làm thương. - Gặp giờ Hợi: có người khập khiễng mặc áo xanh đến, nhà người phương Đông bốc cháy làm ứng thì trong 100 ngày sau thì mèo bắt chuột trắng. Trong 1 năm được tiền của, thêm người, thêm ruộng đất. Sao Thiên Phụ (Đỡ trời)Thiên Phụ đi xa gặp tốt lành.Xây dựng chôn cất, phúc dày thành.Lên quan, rời chốn, đều lành tốt.Mừng của Người thêm, trăm việc hanh. - Sao Thiên Phụ gặp giờ Tý: chủ người phương Tây mặc áo hồng kêu to đến trước làm ứng thì sau 60 ngày được thêm tiền vật của người âm Thương, khỉ hầu vào nhà, bình báu có tiếng kêu thì chủ thêm quan thăng chức, sinh con quý, 12 năm hưng vượng, cát. - Gặp giờ Sửu: chủ có người cầm dao giết người, kêu, đánh, nhiều chó cắn nhau thì sau có trai nhỏ, gà đồng vào nhà, 60 ngày có thầy tăng đến cho vật. Phương Đông Nam có người đưa văn khế tới. Tin xa lại. Trong 1 năm thêm người. Quan lộc lên, rất cát. - Gặp giờ Dần: có người công chức cầm vật bằng sắt đến và người thợ đem cho vật làm ứng thì trong 60 ngày thêm ruộng nương, 11 năm sinh con quý, đại phát. - Gặp giờ Mão có người nữ cầm dù đến, thầy đồng cốt thổi tiếng còi làm ứng thì trong 60 ngày phát tài, thêm đinh, có sinh khí nhà vật. Lúa thóc tiền vượng. Nhân người gái có việc công mà thêm ruộng đất, tài sản. - Gặp giờ Thìn: có dê trắng và cho vàng đánh nhau. Người bán lúa và người bán đấu gặp nhau, trẻ nhỏ áo trắng gào khóc, đàn bà có mang đến làm ứng thì trong 1 năm sinh con quý, tài sản phát lớn. - Gặp giờ Tị: có 2 người đánh nhau, người gái ôm áo vải gió 4 mặt bốc lên, trẻ nhỏ gào khóc, trong 60 ngày được thêm tài sản của người phương Đông, quỷ thần vận lại, phát lớn. - Gặp giờ Ngọ: thầy sư sãi cầm vật, người gái mặc áo hồng đi qua làm ứng thì 60 ngày có người quý cho vật lạ, thêm được vàng bạc từ 4 phương. Trong 1 năm được tài sản của bà góa. Phát lớn. - Gặp giờ Mùi: có 2 con súc húc nhau, có người cầm da lông tới, sư sãi thành bầy đi qua làm ứng thì sau có người phương Tây tranh tiền tài. Trong 100 ngày thêm tiền của văn khế. - Gặp giờ Thân: có người đau chân mang rượu tới, người mặc áo ba màu tới, có tiếng trống phương Tây Bắc làm ứng thì trong nửa năm sau rắn từ trong giếng ra. Người áo trắng cho trâu dê đến, được tiền của người đàn bà, phát. - Gặp giờ Dậu: chủ có thư văn từ phương xa đến. Người phương Đông nói chuyện Hồ ly hoặc có người kêu gào làm ứng thì có người gái đem lửa tới. Trong 3 năm sau sinh con quý phát lộc, tài sản. - Gặp giờ Tuất: chủ có 3-5 người tới tìm vật, thầy tăng thầy đồng đi song nhau làm ứng, 60 ngày gà lên cây gáy. Tin xa lại. Được tiền của đàn bà, trẻ nhỏ bị trâu làm thương, trong 1 năm nghiệm thấy. - Gặp giờ Hợi: chủ có người tập tễnh đi tới, người áo xanh lại, nhà người phương Đông Bắc lửa cháy làm ứng thì trong 100 ngày sau mèo bắt chuột trắng. Trong 1 năm thêm ruộng nương. Sao Thiên Cầm (chim trời)Thiên Cầm rời chốn với đi xaNgồi bán, đi buôn ý đậm đà,Cầu quý, dâng thơ, lòng hỷ hả,Cất chôn, xây dựng cỏ lên hoa. - Gặp giờ Tý: chủ có đàn bà mang thai lại, người áo tía đến làm ứng thì sau 60 ngày có văn nhân đến đem cho vật, trong 3 năm nhân võ mà được quan, ngoài 20 dặm tiền của lú thóc tràn trề, người nhà ngàn miệng ăn, tài vượng. - Gặp giờ Sửu: bà có tang mang đồ bằng thiếc đến, trẻ nhỏ vỗ tay, thổi sáo đánh trống reo hò làm ứng thì sau nhân đánh bạc được tiền, hoặc đào hầm mà được tiền, trong 3 năm được tiền của trộm cắp mà nên giầu - Gặp giờ Dần: chủ gà gáy, chó cắn, thầy đạo đội nón lá đến làm ứng thì sau thu văn khế ruộng đất của người âm Vũ, người nhà phát vượng. - Gặp giờ Mão: chủ có gió lớn thổi từ phương Đông, chim tróc kêu ở mạn Tây, đàn bà mang thai đến làm ứng thì trong nửa năm sau được tiền bốc phát. Khởi nghiệp nhà. - Gặp giờ Thìn: chủ người trong 9 giòng (cửu lưu nhân) đến tranh nhau, quạ đen kêu bên phương Đông làm ứng thì sau 60 ngày có thầy tăng và người cô độc đem cho vật đến. - Gặp giờ Tị: chủ có đàn quạ khoang bay lại và thầy đồng đánh nhau, người quý cưỡi ngựa qua làm ứng thì trong 70 ngày sau chủ đàn bà sinh con quý, thành nhà ruộng đất rất vượng. - Gặp giờ Ngọ: chủ có người áo trắng đến, chó ngậm hoa, gà rừng đánh nhau, gió mưa đến làm ứng thì sau có người tự lại, nhận đánh bạc, việc công mà được tiền, gà đen sinh con trắng, ruộng vườn phát vượng. - Gặp giờ Mùi: chủ có người già khập khễnh gãnh hoa qua, hoặc người áo xanh mang vật đến làm ứng thì trong 60 ngày sau được thêm đồ vật bằng sắt của người âm Vũ, phát vượng. - Gặp giờ Thân: chủ trên không có chim bay lên, thầy đồng mang vật bằng giấy lại làm ứng thì trong 100 ngày sau người gái đem ngọc thuý về, trong 1 năm sinh con quý, khởi nhà. - Gặp giờ Dậu: chủ lửa bốc cháy ở phương Tây, người kêu, trống đánh ầm ỹ, làm ứng thì trong 1 năm sau sinh con quý, phát vượng. - Gặp giờ Tuất: chủ phương Đông Bắc có tiếng chuông trống, có bé áo xanh mang giỏ đến làm ứng thì trong 60 ngày sau có chuột trắng lại, được tiền của của bà góa, phát đạt. - Gặp giờ Hợi: chủ có tiếng cười của bà bên Tây Bắc, gió cuồng thổi mạnh làm đổ nhà gãy cây, người kêu gào làm ứng thì trong 100 ngày sau được đồ vật của người thợ sắt và thầy tăng làm ra. Sao Thiên Tâm (Lòng trời)Thiên Tâm luyện thuốc với cầu tiênBuôn bán, đi xa, tốt lộc tiến,Chôn cất, rời ngôi, lành tốt cả.Muôn công ngàn việc, gặp đều nên. - Thiên Tâm gặp giờ Tý: chủ có người đánh nhau, tiếng trống khởi ở phương Tây Bắc làm ứng thì sau 90 ngày có người mặc áo đỏ thu xếp để người âm Thương đem cho trục xe cũ bằng đồng. 12 năm sau ruộng tằm phát mạnh. - Gặp giờ Sửu: có lửa cháy sáng ở phương Tây Nam, người chân khập khiễng mang vật đến cho, trong 6 ngày 2 con mèo tự lại làm ứng thì sau 40 ngày có người phương xa đem cho vật, thêm tài sản văn khế của người âm Thương. - Gặp giờ Dần: chủ có chim nước thúy Kiều đến, tiếng chuông trống nổi, cô gái áo xanh xách giỏ đến làm ứng thì sau lửa cháy người.....(tiêu khấu), 40 ngày có việc công, 100 ngày thêm vàng bạc, nhặt được đồ cổ, thêm người thêm sản nghiệp. 3 năm được tiền của và sinh con quý. - Gặp giờ Mão: chủ có bà chân khập khểnh đánh nhau, chó cắn và trống đánh, phương Bắc kiệu đến làm ứng thì trong 7 ngày sau thêm tiền của, trong 3 năm có trâu ngựa đến, tài lộc rất vượng. - Gặp giờ Thìn: chủ mây khởi từ Tây Bắc, người áo xanh xách cá đến, người gái và thầy tăng đạo cùng đi làm ứng thì sau trong giếng khí bốc lên như mây, trong 3 ngày sinh con quý, sau chủ đỗ đạt giàu sang - Gặp giờ Tị: chủ có người bế trẻ đến, người áo tía cưỡi ngựa đi qua, rùa leo lên cây làm ứng thì trong nửa tháng sau được thêm tiền của của người phương xa, người kiềng chân thu xếp để được thêm ruộng vườn, giống nuôi vượng. Người nữ trị nhà, bà góa ngồi trên nhà (tại đường). - Gặp giờ Ngọ: chủ có gió mưa đến gấp, đến ngang đường, người gái mặc quần hồng mang rượu đến là ứng thì trong 60 ngày sau có người kiềng chân đem cho vật sống, trong 6 năm phát bốc tài sản. - Gặp giờ Mùi: có người phép thuật cắp vật rỗng đi qua, ông già áo trắng đến làm ứng thì sau được văn khế đất nhà của người họ âm Thương: phát giầu. - Gặp giờ Thân: chủ có thầy tăng đạo lại, chuông trống 4 mặt nổi, trăm chim đến kêu, người gái quần hồng đem cho rượu làm ứng thì sau 3 năm bà góa trị nhà. - Gặp giờ Dậu: chủ có cô sư ni mang lửa từ Tây nam lại. Tiếng chuông trống phương Tây Bắc làm ứng thì trong 70 ngày sau được ngựa trâu, được tiền của quan phủ, tin xa đến. - Gặp giờ Tuất: chủ có tiếng kêu giặc cướp ở phương Tây Nam, trẻ nhỏ dắt trâu đến làm ứng thì trong 100 ngày sau sinh con quý, gà sống lên tảng đá gáy, không cớ gì mà chó cắn, sau 3 năm thi đậu. - Gặp giờ Hợi: chủ gà gáy chó cắn, ông già mặc áo mũ dạ đến tay cầm vật bằng sắt làm ứng thì trong 7 ngày sau có người ở xa lại nghỉ chân rồi để quên tiền vật mà đi. Sao Thiên Trụ (Cột trời) Thiên Trụ lánh mình giữ chẳng nên,Ra đi, dựng trại hẳn không yên.Bán buôn mọi việc đều không lợi,Giở việc bày ra nguy thấy liền. Sao thiên Trụ gặp giờ Tý, chủ có gió mưa lửa từ phương Đông dậy, người sứt môi đến làm ứng thì trong 60 ngày, rắn chó cắn người, dao nhọn đâm người, máu chảy, phá tài. Gặp giờ Sửu có người thợ Mộc phương Bắc mang búa lại, trên cây sinh hoa vàng (Kim hoa) là ứng thì sau 60 ngày có thêm đồ vàng bạc của người âm Vũ, trong 3 năm có nạn cháy nhà, sản nghiệp bại, người đi, rắn vờn chó. Gặp giờ Dần chủ chó sửa ngựa hí, thầy tăng đạo che dù tới, có mưa sấm, chim khách mừng kêu ầm ỹ làm ứng thì sau có giặc đến, luôn luôn kiện cáo phá tài, người gái đẻ non, chết. Gặp giờ Mão chủ có người chặt cây, người trai đánh trống, ông già áo vàng vác bừa liềm đi qua làm ứng thì trong 60 ngày sau, gà mái mẹ, chó lên nhà, trong một năm có bà thiếu phụ chết. Hung. Gặp giờ Thìn chủ có người từ phương Tây mang đồ vật bằng kim loại lại, làm ứng thì trong 7 ngày sau được thêm tiền vật của người âm, trong 3 năm phát lớn. Gặp giờ Tị chủ có trâu đên kéo xe lợn lên núi, tiếng chiêng trống nổi làm ứng thì trong 60 ngày sau thêm tiền vật của người có họ âm Thương, trong 60 ngày có người gái xuống nước (hạ thuỷ), vật ngoài đồng vào nhà, trong một năm sinh con quý, triệu phát lớn. Gặp giờ Ngọ chủ có người quý cưỡi ngựa đến, vào tháng Đông thì có tuyết, vào tháng Hạ Thu thì có quạ khoang bay kêu làm ứng, thì sau 5 ngày bà có thai mang tật làm lễ khóc lóc, trong 60 ngày được vật cổ bằng đồng ở bên nước, tiền hao hụt, miệng tiếng, Hung. Gặp giờ Mùi chủ có người gái và thầy tăng đạo cùng đi, người phương Đông bắc cưỡi ngựa che lọng đi qua, làm ứng thì sau nhận người gái hồ ly mà thua thiệt, hung lắm. Gặp giờ Thân chủ chim ưng bắt chim mà rơi xuống đất và người áo xanh mang lọng dù đến làm ứng, thì trong 3 năm sau, lửa trời đốt nhà cửa, nghiệp nhà đổ, hung. Gặp giờ Dậu chuủphương Đông có một đoàn xe lớn nhỏ hơn mười chiếc đi làm ứng thì trong 70 ngày sau được đồ trang sức trên đầu của con gái, phát tiến. Gặp giờ Tuất chủ có người con gái đem đồ bằng vải trắng đến, phương Tây Bắc có tiếng trống làm ứng thì sau về phương Đông bắc cây đổ vào người kêu la, sau 60 ngày rắn, bọ cạp cắn thương người, có bệnh ôn dịch, chết, lụn bại lớn, hung. Gặp giờ Hợi chủ phương Tây dưới núi người kêu la làm ứng thì trong 100 ngày sau, nhân cứu lửa mà được tiền tài, lợi lớn./. Sao Thiên Nhậm ( Gánh trời) Thiên Nhậm sao cát việc đều thông, Tế tự, cầu quan, giá thú đồng. Chém rắn, yêu, ma, rời chôn: tốt. Bán buôn, chôn cất, dựng xây: mừng Sao thiên Nhậm gặp giờ Tý chủ có mưa đêm, gà gáy bến nước, phương Đông Nam có người đeo dao đi qua, làm ứng, trong 100 ngày sau, chủ vợ ly dị, người có họ chấm thủy đến nhờ vả, ruộng nương hao hụt, sau rồi trai thì trộm cướp, gái hát xướng. Hung.Gặp giờ Sửu chủ có bà áo xanh mang rượu tới, phương Tây có tiếng trống làm ứng thì nửa năm sau thêm tiền của của người phương lạ, một năm sau chim anh vũ vào nhà, nhân cãi cọ mà được tiền, sau 9 năm, chó mèo cắn nhau, chủ đổ bác (cờ bạc). Cát Gặp giờ Dần, chủ người gái họp thành đội đến hoặc đem lửa lại, trẻ con vỗ tay cười lớn làm ứng thì trong 60 ngày sau, nồi đất có tiếng kêu, ông già chết, trong 100 ngày có thêm sáu giống nuôi, sau nhân người sứt môi tranh hôn nhân mà việc hỏng. Gặp giờ Mão, chủ có ông già chống gậy đến, chim khách mừng kêu nhộn làm ứng, thì trong 7 ngày sau, có người đem cho đồ bằng đồng bằng sắt, trong 60 ngày nhân người gái mà mà được thêm sáu giống nuôi, cờ bạc được quan lộc đến. Cát Gặp giờ Thìn, chủ có trai gái áo trắng cùng đi, hoặc bà mang thai bế bé nhỏ làm ứng thì sau có người đem cho vật sống. Rất cát. Gặp giờ Tị, chủ có 2 chó tranh nhau, người quê gánh củi, người công chức che dù qua làm ứng thì sau 60 ngày được tiền của người phương ngoài, người phương Nam đem cho cá, trong 1 năm sinh con quý, phát giàu sang. Cát. Gặp giờ Ngọ, chủ từ phương Tây có chim màu vàng bay lại, thầy tăng và nho sĩ cùng đi làm ứng thì sau 40 ngày được vật báu của người quý, người áo tía cho nhà ở, sinh con quý. Cát. Gặp giờ Mùi, chủ có chim trắng từ phương Tây Nam bay lại, phương Bắc có tiếng chuông trống làm ứng mưa gió đến thì sau 7 ngày có người gái đem cho vật áo trắng, hoặc vật giấy trắng lại, chủ 6 giống nuôi hưng vượng. Gặp giờ Thân, chủ gió mưa kéo đến, người đánh trống, thầy tăng mặc áo vàng làm ứng thì trong 7 ngày người gái đem lửa nấu thang. Hung. Gặp giờ Dậu chủ thầy tăng, ni cô mang lửa từ phương Tây Nam lại, phương Bắc có tiếng chuông trống làm ứng thì trong 70 ngày sau được của cải của quan viên, thêm trâu ngựa, được tin mừng đến, rất cát, tiền tài đầy đủ. Rất lợi. Gặp giờ Tuất, chủ có người gái ôm vải lại, Có tiếng trống phương Tây Bắc, cây phương Bắc làm thương người, làm ứng thì sau 60 ngày rắn cắn người. Hung. Nếu có người già và cậu bé con cùng đến thì giải họa thành phúc. Gặp giờ Hợi, chủ có tiếng khánh phương Tây, người mang lửa kêu, làm ứng thì trong 1 năm sau nhân cứu lửa được tiền, lợi lắm./. Sao Thiên Ương (Ương trời) Thiên ương dựng gả xấu nào tầy. Rời chôn, đi xa cũng chẳng hay. Buôn bán, thăng quan, phòng chết chóc. Cầu tiến, xây dựng trắng hai tay. Tại sao Thiên ương lại xấu vậy Ăn chơi, cùng trác táng thì lại haySao Thiên Ương gặp giờ Tý, chủ có tiếng chuông lắc từ phương Tây Bắc lại, 3-5 người cầm lúa chặt cây làm ứng thì trong 1 năm sau chủ có người tàn tật đến nhờ vả, nhà phá, 3 năm tự vẫn chết, trẻ nhỏ nước sôi làm chết. Gặp giờ Sửu chủ có thầy tăng, thầy đồng từ Đông Bắc đến, có tiếng thanh la đập làm ứng thì trong một tháng sau lửa cháy nhà cửa, trong 1 năm chó nói tiếng người, trăm quái đều hiện, chết toi, bại lớn. Hung. Gặp giờ Dần chủ có binh mã từ phương Đông lại và người bắt cá mang lưới qua làm ứng, thì sau người con gái nhặt được tiền của trên đường, sau 60 ngày thêm ruộng vườn của bà góa. Sét đánh vào nhà. Hung. Gặp giờ Mão chủ có người xách đèn lồng qua, hoặc mang gạo lại, sấm vang làm ứng thì trong 60 ngày sau được thêm vật báu của người gái. Phá nhà. Gặp giờ Thìn chủ có người gái phương Tây Bắc mang vật lại, gà lên cây, làm ứng thì sau 70 ngày vật ngoài đồng vào nhà, phát lớn tài sản. Gặp giờ Tị chủ có người ôm văn thư, che lọng dù đến, hoặc ôm vật bằng thiếc, phương Nam đem cho vật sống, trong một năm sinh con Quý, phát đạt. Gặp giờ Ngọ chủ có người ở hướng Nam lại, mặc áo hồng hoặc cưỡi ngựa mang văn thư đến làm ứng thì trong 60 ngày sau bị gỗ đá đánh chết, và có người thắt cổ chết, việc quan tư hung. Gặp giờ Mùi chủ có bà mang thai đi qua, phương tây bắc có tiếng trống làm ứng thì trong 60 ngày nhà chủ chết chìm, trong một năm ôn dịch, bại lớn. Gặp giờ Thân chủ có bà mang thai khóc lóc, phương Tây có tiếng chuông trống, thầy tăng mang một vật qua làm ứng thì trong 70 ngày sau hung lắm. Gặp giờ Dậu chủ phương Tây người làm ồn ào, chim khách kêu nhộn, người áo trắng đi qua làm ứng thì sau có bé gái nhỏ mắc tật ở chân. Trong 100 ngày nhân cãi cọ mà được tiền. Gặp giờ Tuất chủ có người gái đem đồ vật bằng sành hoặc bằng sắt giận dữ chửi bới làm ứng thì trong 100 ngày sau nhân kiện cáo mà phá tài. Gặp giờ hợi chủ có người gái cầm lửa lại làm ứng thì sau có người hủi cùi lên nhà nhờ vả, thân chết, phá tiền.
TỔNG MỤC 8 MÔN KHẮC ỨNG Cửa khai (cửa mở) khắc ứng Cửa Khai muốn biết chiêm làm sao? Đầy tớ, trâu, dê, trăm buổi vào. Đất cát, hôn nhân,tài lợi lắm. Cửa nhà rộng rãi, của đầy kho. Có thêm sản nghiệp người thường tiến. Tị-Dậu-Sửu năm thêm miệng chào: Con cháu ơn vua nhiều tập ấm Đai vàng áo tía gội ơn cao Hỏi rằng: Cửa Khai thuộc Kim, là lúc khí trời khô héo,là thời muôn vật tận cùng lấy gì bảo là cát? Cù tiên đáp rằng: Cửa Khai là kim, là lúc muôn vật héo hết. Sao không biết muôn vật héo hết mà có sống lại. Cửa Khai thuộc Kiền, trong Kiền có Hợi. Kiền nạp Giáp Nhâm (thu mầm ở Nhâm). Kim động thì thủy sinh, sinh mà sinh muôn vật, cho nên giúp sống cho muôn vật lúc mới đầu. Lại là Thiên Môn ( cửa Trời), cho nên cát. Nếu gặp được kỳ Ất (gọi là Thiên Độn = ẩn Trời) là được tinh Nhật che chở. Hợp với kỳ Bính, là được tinh nguyệt che chở. Hợp với kỳ Đinh là được Thái Âm ( âm cả) che chở, mọi việc mưu đều nên, danh chính ngôn thuận. Dùng việc công 100 cái thì được 100 thái. Dùng việc tư tất bị người khác làm tiết lộ thì lại gặp hung cừu. Ưa tới Kiền Đoài là được khí tướng (khí khá). Vào cung Khảm thủy, Kiền thủy sinh nhau như mẹ ngoảnh lại con. Vậy nên là cát. Ra đi 4 dặm hoặc 40 dặm, thấy lợn chuột các loài ấy, 60 dặm gặp quý nhân đi xe ngựa, có rượu thịt. Vào cung cấn là vào Mộ. Vào cung Chấn là Bách (bức bách), lại là 4 khí. Vào cung Tốn là phản ngâm. Vào cung Ly thì Kim bị Hỏa khắc, không lợi. Ra cửa Khai, 30 dặm, gặp quý nhân, cát. 40 dặm gặp lợn ngựa, có rượu thịt, cát. Có kỳ Ất tới thì thấy Quý nhân mặc áo hồng. Có kỳ Bính tới, thấy ông già chống gậy. Có kỳ Đinh tới, thấy người mang vật bằng tre gỗ thì ứng cát. Động ứng Cửa Khai tới Khai, 6 dặm, 16 dặm thấy quý nhân và đánh nhau làm ứng. Tới Hưu, 1 dặm, 11 dặm gặp con vật 4 chân đánh nhau, người đàn bà mặc áo thâm và văn nhân nói chuyện công danh. Tới Sinh gặp người âm với vật 4 chân, hoặc người dương nói chuyện tranh của cải. Tới Thương 3 dặm, 13 dặm gặp người đàn bà đi xe ngựa, người theo thổi lửa. Tới Đỗ 4 dặm, 14 dặm gặp người dương kêu gấp hoặc nhà sư làm ứng. Tới Cảnh 9 dặm, 19 dặm gặp quý nhân cưỡi ngựa hoặc ôm văn thư làm ứng. Tới Tử, 2 dặm, 12 dặm, gặp người già kêu khóc, hoặc đào đất chôn cất làm ứng. Tới Kinh, 7 dặm, 17 dặm gặp anh trai em gái cùng đi làm ứng. Tĩnh ứng Cửa Khai tới Khai, chủ có mừng về tiền và của báu của quý nhân. tới Hưu, chủ thấy mừng về tiền tài của quý nhân, lại chủ khai trương phố điếm, ăn mừng, đại lợi. Tới Sinh chủ gặp quý nhân, mong cầu vừa ý. Tới Thương chủ biến động, và việc thay đổi, đều không cát. Tới Đỗ, chủ mất mát, in bản thư khế có hung nhỏ. Tới Cảnh, chủ gặp quýnhân, nhân có việc văn thư, không lợi. Tới Tử, chủ có việc quan ngại về việc quan tư, trước lo sau mừng. Tới Kinh, chủ 100 việc đều không lợi. Mệnh xem thì Mệnh Kim Thuỷ được cát lợi. Mệnh Thổ bình ổn. Hai mệnh Hoả Mộc chủ quan tư, tật bệnh, phá tài, không lợi. Đoán rằng: - Cửa Khai trên Giáp, danh tiền đều được. - Trên Ất, món tiền nhỏ, có thể cầu. - Trên Bính, chủ quý nhân đeo ấn. - Trên Đinh, tin xa tất đến. - Trên Kỷ, công việc đầu mối không định. - Trên Canh, đường sá, kiện cáo, mưu làm giữa hai ngả. - Trên Tân, đường sá, người âm. - Trên Nhâm, đi xa có mất mát. - Trên Quý, người âm mất tiền, hung nhỏ. Lại có ca rằng Vào quan được lễ làm việc nên vui Kiếm người được gặp, nhậm chức hay rời Cầu tiền vừa ý, bệnh tật dễ lui Ra đi gặp bạn, người vắng tới nơi. Mở hàng trao đổi, lợi lộc mười mươi. Quý nhân cầu gặp vừa ý vui cười. Dựng xây muôn vật, đều được tốt tươi. Cửa Hưu (Cửa lành) khắc ứng Cửa Hưu rất thích tụ tiền nong, Trâu ngựa heo dê tự đến đông, Dựng gả phương Nam nơi xứng ý. Thăng quan tiến chức ngự đài cung. Lại thêm sản nghiệp người âm Vũ. Yên ổn trong nhà tai họa không. Hỏi rằng: Cửa Hưu thuộc Thuỷ, không vật gì không bị giết, nơi sương tuyết lạnh lẽo, chỉ toàn khí âm, là tinh của Huyền Vũ, ba sáng không chiếu tới, là cung quỷ tà náu hình, thì còn lấy gì làm cát? Cù Tiên đáp rằng: Nước cửa Hưu là nơi âm cùng, thực tại là cung Bình Báu. Vạn vật lấy nước làm nước sinh sát để phát khí dương ra ngoài, lấy nước làm khí chết, để thu gom về gốc mà dấu tinh ở trong. Tý là nơi 1 dương vừa trở lại, cỏ cây gặp đó mà nẩy mầm, là cửa lật gốc về nguồn nên lấy đó làm cát. Cửa Hưu hợp với Kỳ Đinh, dưới có Thái Âm là Nhân độn, được tinh hoa của sao che chở, trăm việc đều cát. Vượng ở cung chấn. Tướng ở cung Khảm, sinh ở Kiền Đoài đều cát cả. Ở cung Khôn, Cấn và giữa, bị Thổ khắc chế. Ở Tốn là vào Mộ, ở Ly là phản ngâm, đều không lợi. Nếu vào yết cửa quý, lấy hoà hợp thì trăm việc đều tốt. Ra đi 50 dặm gặp rắn chuột, vật đen trong nước làm ứng. Tĩnh ứng: - Cửa Hưu trên Hưu, cầu tài, đưa người, vào yết người quý đều cát, đến diện kiến quan trên thì rất lợi. - Trên Sinh, chủ được tiền của của người âm, và đến người quý mưu vọng, tuy chậm mà cát. - Trên Thương, chủ lên quan, vui mừng, cầu tài không được. Có người thân cũ chia tài sản. Biến động, không cát. - Trên Đỗ, chủ phá tài. Mất vật không tìm được. - Trên Cảnh, chủ cầu mong văn thư ấn tín, không tới, lại chiêu miệng tiếng. Hung nhỏ. - Trên Tử, chủ cầu văn thư ấn tín, việc quan tư, hoặc tăng đạo đi xa, không cát. Xem bệnh, hung. - Trên Kinh, chủ tổn tiền tài càng thêm và tật bệnh kinh sợ phá tài, không lợi. - Trên cửa Khai, chủ khai trương cửa hàng, vào cửa quý, cầu tiền, việc vui mừng, rất cát. Động ứng Cửa Hưu trên Khảm, 1 dặm, 11 dặm, gặp vợ chồng người áo xanh ca hát làm ứng. Trên Cấn, 8 dặm, 18 dặm, gặp bà mặc dưới đen trên vàng, hoặc người công lại áo thâm. Trên Chấn, 3 dặm, 13 dặm gặp người thợ vác cây côn gỗ, hoặc người công lại áo thâm. Trên Tốn, 4 dặm, 14 dặm, gặp bà áo xanh dắt trẻ nhỏ vừa đi vừa hát. Trên Ly, 9 dặm, 19 dặm gặp ông công lại áo thâm cưỡi lừa ngựa. Trên Khôn, 2 dặm, 12 dặm, gặp người mặc áo tang khóc lóc, có người áo xanh lục đi bên. Trên Đoài 7 ddặm, 17 dặm gặp người áo thâm đạp chân, đàn bà dẫn trẻ nhỏ. Trên Kiền, 6 dặm, 16 dặm, gặp người đánh…? Than thở, súc vật ganh nhau. Đoán rằng: - Cửa Hưu trên Giáp Mậu, tài vật hoà hợp - Trên Ất, cầu mưu lớn không được, cầu nhỏ thì được. - Trên Bính, Văn thư hoà hợp vui mừng. - Trên Đinh, trăm kiện đều cát. - Trên Kỷ, mờ ám không yên. - Trên Canh, văn thư kiện cáo sau giải hoà. - Trên Tân, tật bệnh chậm khỏi, mất vật không lấy lại được. - Trên Nhâm, Quý, người âm kiện cáo liên miên. Người xem mạng Thủy, mạng Mộc, lợi lắm. Mạng Kim thì bị hao thoát. Mạng Thổ, có tai tật. Mạng Hoả rất hung. Năm tháng ngày giờ Bính Đinh Mậu Kỷ Tị Ngọ Thìn Tuất Sửu Mùi thì không lợi Cửa Thương khắc ứngCửa Thương thôi khỏi nói, Trời chôn người chết uổng. Chồng vợ gặp tai ương. Năm ròng tháng bệnh vương. Nhọt sảy đi không được. Tin đợi chờ không có. Chân què gẫy máu loang. Ngoài ra xấu đủ đường. Hỏi rằng: Cửa Thương thuộc Mộc, chính gặp thời Xuân Phân, mầm non chồi ra, nên nói là cát mà lại bảo là hung, xin nói lại cho rõ. Cù Tiên đáp rằng: Mộc cửa Thương gặp đúng khí Xuân Phân, tinh dịch từ trong mà ra, phát dương ra ngoài, đến nỗi gốc rễ tiết ra quá nhiều. Đó gọi là ngoài Hoa, mà trong Hư, không thắng nổi khó khăn. Huống chi tháng 2, mầm non không đương nổi sương lạnh, do đó mà gọi là Thương, mà là hung. Cửa Thương được Kỳ thì chỉ có các việc đuổi bắt kẻ chạy trốn, trộm cắp, đi săn, đánh cá, đòi nợ, cờ bạc, vui đùa là cát. Nếu lên quan, ra đi, hôn nhân, buôn bán, xây dựng, chôn cất, đều không lợi. Rất hung. Tĩnh ứng: - Cửa Thương trên Chấn chủ biến động, đi xa bị gãy đau. - Trên Tốn, biến động, mất mát, quan tư, cùm kẹp, trăm việc đều hung. - Trên Ly, chủ văn thư ấn tín, miệng tiếng rên rỉ, bề bộn. - Trên Khôn, chủ quan tư hung, ra đi rất kỵ, xem bệnh, hung. - Trên Đoài, Chủ người than tật bệnh,lo sợ, làm người mối không lợi, hung. - Trên Kiền, chủ có quý nhân khai trương. Có trốn chạy mất, việc biến động, không lợi. - Trên Giáp Mậu, chủ mất mát, không được. - Trên Ất, chủ cầu mau không được, còn cần phòng kẻ trộm tiền nong. - Trên bính, chủ mất mát trên đường. - trên Đinh, chủ tin đến không đích (thật). - Trên Kỷ, chủ tiền tán, người bệnh. - Trên Canh, chủ kiện giam bị hình, hung. - Trên Tân, chủ vợ chồng riêng mang oán hận. - Trên Nhâm, chủ tù, trộm liên miên. - Trên Quý, tù ngục ngậm oan, có lý không thân ra được. Động ứng: Cửa Thương, ra 30 dặm gặp người tranh đấu, gặp người đánh cá hoặc súc vật đánh nhau, nên lánh đi, cát. Cửa Thương trên Chấn, 3 dặm, 13 dặm, gặp 2 xe tranh nhau tiến quãng đường tắc. Trên Tốn, 4 dặm, 14 dặm, gặp người công lại, và người chặy cây, và bà bế tiểu nhi đi qua. Trên Ly, 9 dặm, 19 dặmgặp người mặc áo mầu cưỡi lừa ngựa qua. Trên Khôn, 2 dặm, 12 dặm gặp đám tang và người con hiếu khóc lóc. Trên Đoài, 7 dặm, 17 dặm, gặp người đánh nhau, người lùa súc vật, có một bà và thiếu nữ cùng đi. Trên Kiền, 6 dặm, 16 dặm, gặp người phá đổ đường, dựng yên cửa, ghép ván, hoặc 2 con lợn cắn nhau. Trên Khảm, 1 dặm, 11 dặm gặp bà già và trai trẻ cùng đi. Trên Cấn, 8 dặm, 18 dặm gặp người đẳn cây hoặc đắp đất. Xem thân mệnh: Mệnh Thuỷ, Hoả, Mộc thì cát. Mệnh Kim chủ bệnh. Mệnh Thổ hung. Việc quan tư bị hình trượng (phạt roi). Cửa Đỗ khắc ứng (Cửa đóng) Cửa Đỗ nguyên là gỗ, động vào, họa tiếp liền. Tháng năm Hợi Mão Mùi, gặp phải, ngục tù kề bên. Sống chết tan rời đó. Giống nuôi chết dịch ôn. Sai xương, đòn vấy máu. Hại đến cả đàn con. Hỏi rằng: Cửa Đỗ là tượng Mộc, đến Hạ Đông là thời phồn thịnh, vốn là khí vượng, lấy gì mà bảo là hung? Cù tiên đáp rằng: Cửa Đỗ dương Mộc, gặp Hạ Đông phát sinh ra ngoài, tân dịch tiết đi, khí dương can cực, một âm đang đến. Tính Mộc đến đó thì sức chùn lại, muốn thu gom thì không đủ sức thu gom, muốn sinh vượng thì lực đã cạn, lại không tiết được sức để nuôi cháu con ( dĩ thực= kỳ tử tôn), mà phải nấp giấu con ở nơi rắn chắc (kiên mật chi xứ) sợ rằng con có thể bị thương, cho nên gọi là cửa Đỗ (cửa đóng). Có hung nhỏ. Cửa Đỗ là phương tàng hình, chỉ nên là nơi lánh tai nạn, lấp huyệt, đuổi bắt là cát. Các việc khác đều không lợi. Tĩnh ứng: - Cửa Đỗ trên Tốn chủ: nhân cha mẹ tật bệnh mà ruộng nương hao hụt. Hung. - Trên Ly, chủ văn thư ấn tín trở cách, người dương trẻ nhỏ tật bệnh. - Trên Khôn, chủ văn thư đất cát nhà cửa mất lạc, việc quan tư mất tài. Hung nhỏ. - Trên Đoài, chủ trong nhà cửa lo lắng, sợ hãi, và có việc kiện cáo. - Trên Kiền, chủ gặp quan trường quý nhân,. Mưu việc chủ trước phá tiền tài, sau cát. - Trên Khảm, chủ cầu tiền có ích. - Trên Cấn, chủ người dương trẻ nhỏ phá tài và ruộng nương, cầu tiền không thành. - Trên Chấn, chủ anh em tranh nhau điền sản, phá tài. - Trên Giáp Mậu, chủ mưu việc không thành. Cầu tiền ở nơi mất thì được. - Trên Ất, mưu cầu của cải của người dương thì được. Chủ không minh bạch mà sau thành kiện cáo. - Trên Bính, chủ mất văn khế. - Trên Đinh, người dương mắc kiện tụng, giam giữ. - Trên Kỷ, chủ riêng mưu hại người mà mắc lỗi (chiêu phi). - Trên Canh, chủ nhân người gái mà đến kiện tụng mắc bị phạt hình. - Trên Canh, chủ đánh người bị thương mà kiện cáo, người dương, trẻ nhỏ hung. - Trên Nhâm, chủ việc gian Biến giấc mơ thành hiện thực, trộm cắp, hung. - Trên Quý, chủ trăm việc đều trở ngại. Bệnh thì không ăn. Động ứng: Cửa Đỗ, ra 30 dặm, gặp cô gái, cùng đi, ca hát. 60 dặm gặp người ác. Kỳ Ất tới, gặp bà còn trẻ mặc áo mầu. Kỳ Bính tới thấy lửa bốc cháy nhà, hoặc vật có ngọn lửa nhỏ. Kỳ Đinh tới gặp người cỡi ngựa đeo cung nỏ. Cửa Đỗ trên Tốn, trong 4 dặm gặp người đàn bà dẫn cháu mặc áo mầu lục. Trên Ly, 9 dặm, 19 dặm gặp đàn bà chửa mặc áo mầu hoặc người công lại cưỡi ngựa đỏ. Trên Khôn, 2 dặm, 12 dặm gặp người có tang khóc lóc. Trên Đoài, 7 dặm, 17 dặm gặp hát xướng ầm ỹ (ca xướng là thanh), hoặc người nói chuyện về kiện cáo. Trên Kiền, 6 dặm, 16 dặm gặp hát xướng và chó cắn lợn. Trên Khảm, 1 dặm, 11 dặm, gặp hát xướng đùa nghịch, hoặc người áo thâm bế trẻ. Trên Cấn, 8 dặm, 18 dặm, gặp người gánh tiền, hoặc tay cầm thức ăn kêu lên. Trên Chấn, 3 dặm, 13 dặm gặp người thợ gỗ mang cây côn gỗ. Xem thân mệnh: Người mệnh Hoả phát quý, mệnh Thuỷ phát phú. Mệnh Mộc bình yên. Mệnh Kim tật bệnh. Mệnh Thổ việc quan tư, hung. Ví là năm tháng ngày giờ Kim hoặc là năm tháng ngày giờ Thổ thì không lợi. Như gặp năm tháng ngày giờ Thuỷ Hoả thì cát. Cửa Cảnh (Cửa Lớn) Khắc ứngCửa Cảnh nơi vương máu. Họa sinh nhiều lắm lắm. Ngoài hung và chết ác. Sống ly cùng chết biệt. Vào quan bán ruộng vườn. Con cháu khó tai ương. Giống nuôi thấy chịu thương. Xem được phải phòng phương. Hỏi rằng: Cửa Cảnh thuộc Hoả, phương Nam, lệnh mùa Hạ, gặp đúng vực Ly minh, lấy gì làm hung? Cù Tiên đáp rằng: Cửa Cảnh ở khí lệnh mùa Hạ, muôn vật lớn khoẻ, là thời sắp trở về già, gần cửa cung Khôn rồi. Lại là số thịnh của Dương, khí Trời Đất đến đó sắp có tình giết chóc. Tuy là phương trên sáng dưới cang, cũng không cát cả được (diệc bất toàn cát). Duy có lợi về việc văn thư, nhân đó mà bảo là hơi cát (thứ cát). Dùng cửa Cảnh chỉ nên dâng thơ, hiến kế sách, tâu đối, tuyển đưa tướng sĩ là cát. Ngoài ra thì không lợi. Tới Khôn, Cấn, Trung thì cát. Cung 3, 4 thì lành. Cung 1 phản ngâm. Cung 6, 7 bị bách, đại hung. Nếu được 3 Kỳ, nên đặt mưu lừa, phá trận, công lửa, ra hiệu lệnh, phong công thưởng tước, các việc như thế thì cát. Tĩnh ứng: Cửa Cảnh trên Ly, tờ văn trạng chưa được động, mới được chú ý đến. Trong có trẻ nhỏ mắc lo âu. Trên Khôn, chủ việc quan, nhân kiện cáo vế việc tranh nhau ruộng nhà, nhiều than thở. Trên Đoài, chủ người dương trẻ nhỏ tật bệnh, hung. Trên Kiền, chủ người làm quan thăng chức, cát. Cầu văn thư ấn tín cũng cát. Trên Khảm, chủ văn thư mất mát, tranh kiện không dứt. Trên Cấn, chủ người âm sinh sản, mừng lớn. Lại cầu tiền rất vượng, lợi, người đi xa đều cát. Trên Chấn chủ lấy vợ là người thân, trẻ nhỏ miệng lưỡi ganh nhau, hoặc trình bày nhiễu loạn. Trên Tốn, chủ văn thư mất mát, tán tiền, sau bình. - Trên Giáp Mậu, chủ: nhân tài sản kiện cáo, đi xa thì cát. - Trên ất, chủ việc kiện không thành. - Trên Bính, chủ văn thư cấp bách, hoả tốc không lợi. - Trên Đinh, chủ nhân văn thư tờ trạng mà mắc lỗi. - Trên Kỷ, chủ việc quan dây dưa. - Trên Canh, chủ kiện người mà thành kiện mình (chủ tụng nhân tự tụng). - Trên Tân, chủ người âm kiện cáo. - Trên Nhâm, chủ giặc quấy luôn luôn (nhân tặc khiên liên) - Trên Quý, chủ: nhân tớ trai gái mà đến (nhân nô tỳ đáo). Xem thân mệnh: Mệnh Hoả có nạn lửa. Mạng Thủy thì rất hung. Mạng Kim tật bệnh. Mạng Mộc trung bình. Mạng Thổ thì giàu. Nếu gặp năm tháng ngày giờ Kim Thuỷ thì không lợi. Động ứng: Cửa Cảnh, đi ra 30 dặm gặp rắn lớn vằn đỏ. Ngoài 70 dặm, nhân nước lửa mà mất vật. nếu làm cưỡng thì chủ nhà bên Đông đụng đầu với trẻ nhỏ. Cửa Cảnh trên Ly, 9 dặm, 19 dặm gặp người ôm văn thư, lại có lửa cháy, kinh sợ. Trên Khôn, 2 dặm, 12 dặm gặp người tang khóc lóc, người mặc áo màu cưỡi ngựa. Trên Đoài 7 dặm, 17 dặm, gặp đánh nhau tranh kiện, nên lánh. Trên Kiền, 6 dặm, 16 dặm, gặp người trong thành đi lững thững, ông quan cưỡi ngựa. Trên Khảm, 1 dặm, 11 dặm, gặp người gái khóc lóc cùng đi với người bán cá. Trên Cấn, 8 dặm,18 dặm, gặp trẻ nhỏ lùa trâu, người vác tiền trong túi. Trên Chấn, 3 dặm,13 dặm, gặp người gái mặc áo màu ngồi trên kiệu, hoặc cưỡi lừa ngựa. Trên Tốn, 4 dặm,14 dặm, gặp bà già dắt cậu áo bé đen đi. Cửa Tử ( Cửa chết khắc ứng) Cửa tử nơi đây thật rất hung Mạng người gặp phải hoạ sau lưng Xoàng ra phải mất tiền hao của Còn phải phòng tang tóc chập chùng. Hỏi rằng: Cửa Tử thuộc Thổ, lại là phương của phần đêm sao hắc, khí Thu Đông, trời Đất tàn sát nặng nề. Từ đó mà đi, cửa hung. Sao hung, nên bỏ đi không dùng. Chả biết cửa này có còn dùng được việc gì không? Cù Tiên đáp rằng: Cái hung của Cửa Tử là lúc Trời Đất mặc lòng ra oai tàn sát, cỏ mất màu sắc, cây trút rụng lá, cho nên là tượng hung. Nếu được Kỳ đến trợ thì những việc như đánh tội chết, bắt bớ, săn bắn cũng được tốt, đó là thuận theo lẽ trời là thế không bỏ được. Tĩnh ứng: Cửa Tử trên Tử, việc quan dăng mắc, ấn tín không có khí, hung.Trên Kinh, nhân việc quan không lường mà lo ngại. Bệnh hoạn, hung.Trên Khai, chủ gặp quý nhân, cầu việc văn thư, ấn tín, lợi lắm.Trên Hưu, chủ việc cầu tài vật không cát. Nếu hỏi cầu ở nơi tăng đạo thì cát.Trên Sinh, chủ việc tang, cầu tiền được, xem bệnh thì chết rồi lại sống.Trên Thương, chủ mắc việc quan bị phạt đòn, hung.Trên Đỗ…Trên Cảnh, chủ nhân việc văn khế, ấn tín, tài sản, vào quan, trước quan giận, sau quan vui mừng, không hung. - Trên giáp Mậu, chủ làm của gian. Trên Ất chủ cầu việc không thành. Trên Bính, chủ tin tức lo ngại. Trên Đinh, chủ người dương già tật bệnh. Trên Kỷ, chủ kiện, bệnh liên miên không dứt, hung. Trên Canh, chủ người gái sinh đẻ, mẹ con cùng gặp hung. Trên Tân, chủ trộm cắp,mất mát, không tìm lại được. Trên Nhâm, chủ kiện người mà thành tự kiện mình, tự chiêu lấy lỗi (chủ tụng nhân tự tụng tự chiêu) Trên Quý, chủ giá thú, việc đàn bà, hung. Động ứng: Cửa Tử ra đi 20 dặm gặp người bệnh, 30 dặm gặp việc tang tóc, đổ máu. Tuy có ba Kỳ cũng không cát. Có Kỳ Bính, gặp người ôm văn thư. Có Kỳ Ất, thấy việc chết chôn, vật quý hoặc giấy tờ. Có Kỳ Đinh, gặp cô gái có tang khóc lóc. Cửa Tử trên Tử, 2 dặm, 12 dặm, gặp đàn bà khóc lóc, hung. Cửa Kinh, 7 dặm, 17 dặm, gặp đám tang khóc lóc, hoặc súc vật chết. Cửa Khai, 6 dặm, 16 dặm, gặp việc đào mã khóc lóc, hoặc súc vật đánh nhau gây thương. Cửa Hưu, 1 dặm, 11 dặm, gặp người đàn bà áo xanh khóc lóc. Cửa Sinh, 8 dặm, 18 dặm, gặp người con tang cha cầm con vật sống dẫy dụa. Cửa Thương, 3 dặm, 13 dặm, gặp người khiêng quan quách. Cửa Đỗ, 4 dặm, 14 dặm, gặp việc chôn cất, và giấy trát, vật màu sắc. Trên cảnh, 9 dặm, 19 dặm, gặp người cùng cha mẹ khóc lóc, lui cát tiến hung. Xem thân mệnh: chủ có hung, mặc tang, bệnh chết. Mệnh Thuỷ Mộc và năm tháng ngày giờ ấy thì rất hung. Còn ngoài ra thì bình.
Cửa Kinh khắc ứng Cửa Kinh chủ tranh kiện. Người chết bệnh dịch ôn. Năm Thìn, tháng Hỏa tới, thân mình hoạ đến bên. Duy giấy tờ tranh kiện, bắt bớ, cờ bạc: nên. Ngoài ra thì hung cả. Gặp Kinh là phải kiêng. Hỏi rằng: Cửa Kinh thuộc Kim, gặp tháng 8 lệnh Thu, muôn vật đều già, Trời Đất ra oai tàn sát muôn vật, cũng nên đó chăng? Cù tiên đáp rằng: Cửa Kinh, khí tàn sát, vật loại già cỗi, vốn không khí sống cho nên hung. Nhưng mà trời đất còn long ưa sống (hiền sinh chi tâm), không muốn giết hết mầm tỏi, mầm lúa đông, cũng chẳng đã mà giết. Cửa này tuy hung, mà những việc như trình thơ, dâng kế lừa, bắt bớ, đặt nghi, phục binh đều cát, cũng chẳng nên bỏ. Tĩnh ứng: Cửa Kinh trên Kinh, chủ tật bệnh, lo ngại, sợ sệt. Trên Khai, chủ lo ngại, quan tư, kinh khủng, lại chủ quan trên thấy thì vui mừng, không hung. Trên Hưu, chủ việc cầu tiền, nhân cãi cọ cầu tiền, việc chậm mà cát. Trên Sinh, chủ: nhân đàn bà sinh lo sợ, hoặc nhân cầu tiền sinh lo sợ, đều cát. Trên Thương, chủ bàn nhau cùng mưu hại người, việc tiết lộ kéo đến kiện cáo, hung. Trên Đỗ, chủ mất mát, phá tài, kinh sợ, không hung. Trên Cảnh, chủ kiện cáo không dứt, và trẻ nhỏ tật bệnh, hung. Trên Tử, chủ: nhân trong nhà có quái lạ mà sinh tai tiếng. - Cửa Kinh trên Giáp Mậu, chủ tốn tiền, tin có trở ngại. Trên Ất, chủ mưu tiền không được. Trên Bính, chủ văn thư, ấn tín. Sợ hãi. Trên Đinh, chủ kiện cáo liên miên. Trên Kỷ, chủ chó dữ làm thương người thành kiện. Trên Canh, chủ trên đường dập gẫy, trộm cướp, hung. Trên Tân, chủ người gái làm kiện, hung. Trên Nhâm, chủ quan tư, tù giam. Bệnh thì rất hung. Trên Quý, chủ bị trộm cướp, mất vật, không lấy lại được. Xem thân mệnh: chủ giấy tờ, kiện cáo, tai nạn, việc quan, cãi cọ, đổ máu. Các việc ấy, ví gặp năm tháng ngày giờ Bính Đinh Tị ngọ, người xem không lợi. Động ứng: Cửa Kinh đi ra 30 dặm gặp đàn chim khách kêu, giống nuôi đánh nhau. 40 dặm thấy người bán tranh thì cát. Nếu không thì 70 dặm tất có hung dập gẫy, không thể đi trước được. Cửa kinh trên Kinh 7 dặm, 17 dặm, gặp 2 gái thúc đẩy người bên bảo đánh. Quan tư. Trên Khai, 6 dặm, 16 dặm, gặp quan xửngười dưới tranh kiện nhau. Trên Hưu, 1 dặm, 11 dặm, gặp bà áo xanh nói chuyện về việc quan tư. Trên Sinh, 8 dặm, 18 dặm, gặp người gái dẫn đồng tử dắt trâu, đứa trẻ cầm vật ăn. Trên Thương, 3 dặm, 13 dặm, gặp trai gái la lối đánh thằng nhỏ. Nên quay về, nếu cưỡng đi thì xe gẫy ngựa chết, hung. Trên Đỗ, 4 dặm, 14 dặm, gặp tăng đạo cùng đi hay trai gái cùng bàn luận. Trên cảnh, 9 dặm, 19 dặm, gặp bà áo mầu nói chhuyện việc quan. Trên Tử, 2 dặm, 12 dặm, gặp người gái khóc lóc và việc tang
Đây là các quẻ Lục Nhâm tương ứng với quẻ Dịch : 1.Nguyên thủ :Càn 2.Trùng thẩm :Khôn 3.Tri nhất :Tùy 4.Thiệp hại :Khảm 5.Dao khắc :Khuê 6.Mảo tinh :Lý 7.Biệt trách :Hoán 8.Bát chuyên :Đồng nhân 9.Phục ngâm :Cấn- 10.Phản ngâm :Chấn 11.Tam quang :Bí 12.Tam dương :Tấn 13.Tam kỳ ự 14.Lục nghi :Đoài 15.Thời thái :Thái 16.Long đức :Tụy 17.Quan tước :Ích 18.Phú quý :Đại hửu 19.Hiên cái :Thăng 20.Chú ấn :Đỉnh 21.Trác luân i 22.Dẫn tòng :Hoán 23.Hanh thông :Tiệm 24.Phiền xương :Hàm 25.Vinh hoa ư 26.Đức khánh :Nhu 27.Hợp hoan :Tỉnh 28.Hoàn mỷhong 29.Trảm quan :Độn 30.Bế khẩu :Khiêm 31.Du tử :Quan 32.Tam giao :Cấu 33.Loạn thủ :Vô vọng 34.Chuế tế :Lử 35.Xung phá :Quải 36.Dâm dật :Ký tế 37.Vụ dâm :Tiểu xúc 38.Độ ách :Bác 39.Vô lộc-Tuyệt tự:Bỉ 40.Truân phước :Truân 41.Xâm hại :Tổn 42.Hình thương :Tụng 43.Nhị phiền :Minh di 44.Thiên họa :Đại quá 45.Thiên ngục hệ hạp 46.Thiên khấu :Kiển 47.Thiên vỏng :Mông 48.Phách hóa :Cổ 49.Tam âm :Trung phu 50.Long chiến :Ly 51.Tử kỳ :Vị tế 52.Tai ách :Quy muội 53.Ương cữu :Giãi 54.Cửu xú :Tiểu quá 55.Quỷ mộ :Khốn 56.Lệ đức :Tùy 57.Bàn châu :Đại tráng 58.Toàn cuộc :Đại xúc 59.Huyền thai :Gia nhân 60.Liên châu hục 61.Gián truyền :Tốn 62:Lục thuần khóa :Cách 63.Vật loại khóa :Tiết .
Quy ước có 12 điều : 1.GIỜ : Giờ là quân tiên phong ,khóa chưa thấy vì giờ chưa thấu,.Xem được khóa thể rồi thì biết được Cát Hung . *Giờ là Tài của Nhật can :nếu vượng khí và được cát thần tướng thì tài bạch hưng vượng *Giờ là Nhật mã :nếu gặp Thiên không hay Không vong thì ra ngoài không có lơi ,trái lại thì tốt *Giờ là Nhật Quý ,Nhật Đức ,Nhật Lộc ,tài tinh :chắc được quan ,phú quý hay nhờ người giúp thì được phúc .Nếu gặp Hình Sát thì xấu . *Giờ cùng Nhật can là Tam Lục hợp :chủ việc bên ngoài hòa hợp . Nếu có tài tinh hay được cát thần vượng tướng phù trợ thì chủ ngoại tài,vợ con hòa hợp . *Giờ cùng Nhật chi là Tam Lục hợp :chủ việc bên trong hòa hợp Nếu trong quẻ có hào tử tôn cùng cát thần vượng tướng thì được thêm người hay thêm con cháu ,hòa hợp Nếu cùng chi hợp mà thấy Tước -Trận,lại là quẻ Loạn thủ thì chủ trong thân thuộc thù hằn nhau hay có sự tranh dành .Nếu làm quan thì đồng sự bất hòa ,làm hại nhau . *Giờ hợp cả Nhật Can và Nhật chi :ứng trong ngoài hòa hợp *Giờ là Lục Hại của nhật can :có việc lo bên ngoài Giờ là Lục hại của Nhật chi :có việc lo bên trong. *Ngày gặp giờ Không vong :chủ việc lừa đảo ,dối trá. Nếu thấy trong quẻ có Tam lục hợp lại có Hậu - Long - Thường -Hợp thì trước dễ sau khó thành + Duy xem BỆNH -TỤNG mà gặpgiờ Không vong thì lại tốt ,nhưng bệnh mới phát thì hết ,bệnh cũ thì chết . *Giờ bị Nhật can xung :chủ động việc bên ngoài . Giờ bị Nhật chi xung :bên trong tranh với người *Giờ bị Nhật Hình hay Nhật Sát :chủ việc cấp tốc ,ra vào nhanh chóng *Giờ bị Nhật Phá :chủ phá tài ,trốn mất : *nhưng nếu có cát thần,lại có Vũ ,cùng Nhật can hợp và làm tài tinh:của mất lại tìm thấy .*Còn nếu có hung thần lại có Vũ ,mà Âm thần của Vũ lại khắc hào Tài :của mất khó tìm . *Nếu thần của Vũ ,cùng ngày lâm Nhật quý vượng tướng ,nhưng nếu bị Hình Hại :chủ việc trộm cướp ,hại người . *Nếu Câu trận bị Vũ khắc chế :người đi bắt trộm bị thương . *BAN NGÀY XEM mà gặp giờ đêm(Dậu-Tuất-hợi-Tý -Sửu-Dần),hay các cung Dậu -Tuất-Hợi-Tý-Sửu -Dần thiên bàn:có ám muội ,bệnh nặng ,kiện tụng ... *BAN ĐÊM XEM mà gặp giờ ngày (Mảo-Thìn-Tị-Ngọ -Mùi-Thân) ,hay các cung Mảo-Thìn -Tị -Ngọ-Mùi -Thân thiên bàn :chủ quang minh rong sáng . 2.NGUYỆT TƯỚNG : Nguyệt tướng làm việc giữ cửa.Vào Tam truyền thì phúc không phải là ít . *Nếu gặp cát thần thì thêm cát *Nếu gặp Hung thần thì giảm hung *Gặp Không vong cũng không hung . 3.NHẬT - THẦN (CAN -CHI): *nHẬT CAN :chủ việc ngoài cửa ,bên ngoài ,người ,ngừoi ngoài . *Nhật chi :chủ việc bên trong ,nhà cửa thịnh suy . Can thiên bàn là Mã :quan chức vinh thăng . Chi thiên bàn là Mãời đổi nhà cửa , Can thiên bàn là Lộc :người khác tiếng lẩy lừng . Chi thiên bàn là Lộc hục tùng người khác . Can Chi thiên bàn đều thấy Nhật đức ,lại gặp cát tướng :có việc mừng ở ngoài do ngừơi khác đem tới . Can thượng -chi thượng (can chi thiên bàn ):là Lục hợp :việc gì cũng tốt .Nhưng BỆNH -TỤNG :hung Can thượng Chi thượng đều Bại khí (mộc dục):khí huyết suy bại ,nhà cửa sụp đổ ,không vượng . Can thượng -Chi thượng đều là bại thần :làm việc nên theo lối cũ . Can thượng chi thượng đều thấy Tử thần -Tử khí :nên dưỡng sức chờ thời , Can thượng Chi thượng đều thấy Không vong :giả dối hư không . Can khóa không đủ :trong lòng không yên . Chi khóa không đủ :trong lòng không yên . Can Chi đều Mảo Dậu :việc không thông . Can Chi đều Khôi (tuất ) -Cương (thìn ):việc thương tích khó tránh khỏi . 4.TAM TRUYỀN : a.Sơ truyền (phát dụng ) : Là cửa phát ra manh mối ,đầu câu chuyện ,đầu mối của họa và phúc . *Sơ truyền cát :việc phát cát .*Sơ truyền hung :việc phát hung . *khóa 1 và 2 phát Sơ :chủ việc bên ngoài .*khóa 3 và 4 phát sơ :chủ việc bên trong . *khóa 1 và 2 phát Sơ mà Quý nhân đi thuận :việc bên ngoài ,cát hay hung ứng rất mau . Quý nhân đi nghịch :cát hung ứng châm . *khóa 3 và 4 phát Sơ mà Quý nhân đi thuận :việc bên trong cát hay hung ứng rất mau . Quý nhân đi nghịch :cát hay hung ứng chậm. *khóa 4 phát Sơ :hay gặp những may mắn bất ngờ . *khóa khắc phát Sơ (khóa khắc ) :việc bên ngoài đến ;lợi trai không lợi gái /lợi trước không lợi sau /lợi lớn không lợi nhỏ(lợi cho hàng tôn trưởng chứ bất lợi cho kẻ dưới ). *hạ khắc thượng phát Sơ (khóa tặc ) :việc từ bên trong ra ;lợi gái không lợi trai /lợi sau không lợi trước /lợi cho hàng ti hạ không lợi cho các bậc tôn trưởng . *khóa Tặc là Sơ ,lại gặp nội chiến (thần khắc tướng ) :việc sắp thành ,đếnnữa chừng bị chựng lại . *khóa Tặc là Sơ lại gặp ngoại chiến (tướng khắc thần ) :bị ràng buộc ,không được tự do . *khóa khắc phát Sơ gặp nội chiến (thần khắc tướng ) :việc trở ngại khó thành ,dù có thành cũng không được như ý . *khóa khắc phát Sơ gặp ngoại chiến (tướng khắc thần ):có việc lo ,tuy hung nhưng giải được . *Sơ là Tràng sinh của Nhật can :việc gì cũng được thuận lợi . là Mộ của Nhật can :việc bị nhưng trệ không tiến được ,nhiều ám muội ,việc cũ tái phát trở lại .Bệnh thì triền miên .Vật mất :tìm thấy .Người đi thì về ngay . là Bại hay Tử của Nhật can :việc bị hửy hoại không thành . là Tuyệt của Nhật can :mọi việc đều kết thúc ngay .Người đi thì có tin . *Sơ và Tứ khóa (1-2-3-4) đều gặp Hình Xung Phá Hại :việc bị trở ngại ,không thông . *Sơ mà gặp Không vong :việc tốt xấu hay mừng lo đều không có thực . *Sơ khắc Nhật can :tâm thần bất ổn, không yên . *Sơ khắc Nhật Chi :nhà cửa bối rối . *Sơ khắc giờ chiêm quẻ :chủ sinh ngoại ý . *Sơ khắc Mạt truyền :có trước nhưng không có sau . *Sơ khắc bản mệnh thượng :tài vận thoái . *Sơ khắc hành niên thượng :việc bị trể nải . *Sơ bị Hưu :đau ốm -Sơ bị Tù :bị hình phạt. *Sơ gặp cát tướng cùng 1 loại ngủ hành :mừng hêm . *Sơ gặp hung tướng cùng 1 loại ngủ hành :lo thêm . *Sơ là Thái tuế -còn Trung và Mạt là Nhật Nguyệt :là tượng đổi dời từ xa lại gần ,việc nên cấp tốc tiến hành . b.Trung truyền : Là đoạn giữa của sự việc . *Sơ cát -Trung hung : việc cát hóa hung *Sơ hung -Trung cát :việc hung hóa cát . -Trung là Quan quỷ :việc bại * là Mộ :việc bị đình chỉ *là Hại :việc trắc trở *Là Phá :việc bị bỏ rơi *là Không vong :việc bất thành c.Mạt truyền : Là cửa để kết thúc sự việc *Sơ -Trung :hung -Mạt :cát =việc kết cục thành . *Sơ-Trung :cát -Mạt hung =kết cục vỡ lở ,khó tránh được hung . *Sơ bị Tặc Khắc ,nhưng Mạt khắc chế được hản hung vi cát . *Mạt khắc Sơ :là tượng đi xa muôn dặm ,vào nước không chìm ,vào lửa không cháy ;bệnh khỏi ;tai ương hết . *Mạt khắc Sơ lại gặp Phá Hại :có sự ngăn trở nên cát hung không thành . *Mạt khắc Sơ mà gặp không vong :việc không có kết quả . *Sơ là trường sinh cho Nhật can mà Mạt là Mộ của Nhật can : việc có trước không có sau .Nếu trái lại thì tốt . *Sơ hung -Trung -Mạt cát :giải được hung . *Tam truyền hung -Hành niên cát =giải được hung . *tam truyền -hành niên đều hung thì khó mà tránh được hung họa. *Tam truyền đều là Tướng khắc Thần (ngoại chiến ) :việc lo nhẹ ,tuy hung nhưng giải được . *Tam truyền nôi chiến (Thần khắc tướng ) : việc lo nặn g,dù cát ,vẫn có lổi . *Tam truyền đều Không (thiên không -không vong ) : mọi việc đều không thật . *Giả như ơ-Mạt Không vong thì lấy Trung làm chủ . -Sơ -Trung Không vong thì lấy Mạt làm chủ . -Trung -Mạt Không vong thì lấy Sơ làm chủ . *Tam truyền mà từ Can thượng phát Sơ ,Trung Mạt là Chi thượng :mình cần đến người giúp ,nên bị lệ thuộc ,không được tự do . *Tam truyền mà từ Chi thượng phát Sơ ,Trung -Mạt là Can thượng :người cần ta nên nhờ cậy :nên hợp tác . *Tam truyền không lìa khỏi Can-Chi :cầu gì cũng được .Mưu việc thì nên .Người đi thì về .Giặc ra khỏi ổ thì trốn không thoát . *Tam truyền mà từ Can Chi hay hành niên bản mệnh :mọi việc đều được tiến ích và thịnh vượng . *Tam truyền sinh Nhật can :trăm việc đều hay . *Tam truyền khắc Nhật can :bá sự đều dỡ ,người thì lâm nạn .*khắc Nhật Chi :Nhà lâm nạn như Kiện ,tụng ... *CAN KHẮC SƠ ,SƠ KHẮC TRUNG ,TRUNG KHẮC MẠT :cầu tài được lớn . Tam tuyền và Can Chi đều là Tặc :không có hòa khí ./kiện tụng :bị hình ./bệnh:chết./trong nhà phép nhà không nghiêm ,tự chuốc lấy nhục . *Tam truyền và Nhật can :cùng thoát ,cùng sinh ,cùng quỷ ,cùng tài thì phải xem Thần -Tướng cát -hung ,hay ngủ hành chế khắc ra sao ? +Toàn Quỷ :là triệu hung .Nếu hành niên hay Can Chi có hào Tử tôn là có thể chế được quỷ . +Toàn thoát khí (hào tử tôn ) :thì nên thấy Phụ (phụ khắc tử tôn ). +Nếu toàn sinh (phụ mẫu ) :thì nên thấy Tài (tài khắc phụ ). *Tam truyền và Nhật-Thần trên dưới đều hợp thì không nên làm việc gì quá đáng .Nếu được Nhật Nguyệt Xung Phá thì mới nên làm việc khác .Nhưng phải xem tam truyền hung cát ra sao ?Nếu cát thì nên hợp tác ;Nếu hung mà gặp Xung Phá thì hung bị giãi . *Tam truyền đều gặp hung tướng :chủ việc tranh tài ,giành nhau của cải ,việc quan . Nếu thấy :Long -Hợp-Thường cùng Can Chi là tam lục hợp mà không thấy hìnhkhắc thì :cầu quan được quan ;thường dân thì thắng lý hay được quý nhân dẫn dắt . 5.NIÊN-MẠNG : là cửa biến thể của sự việc .Bản mệnh ứng vào thân mình .Hành niên để giúp việc cho dụng sự . *Truyền tác hào tài ,bản mệnh thấy Quỷ là hung (tài sinh quỷ ) .Nhưng nếu Hành niên thấy hào Tử tôn thì lại hóa cát .Thế cho nên gọi là biên thể . *Hành niên ,bản mệnh lâm Sinh Vuợng thì tốt *Lâm Tử Tuyệt thì hung . *Can -Chi là Sơ mà sinh hợp hay tỉ hòa với hành niên ,bản mệnh thì tốt . *Can -chi là Sơ mà hình khắc hành niên ,bản mệnh thì xấu *Sơ tốt ,nhưng bị hành niên ,bản mệnh thượng khắc hại lại hóa xấu . *Sơ xấu ,nhưng hành niên ,bản mệnh thượng khắc chế được Sơ thì lại hóa cát . *Nhật tài tác Tài phát Sơ :lợi về cầu tài .Nhưng đắc tài sinh quỷ gọi là thoát khí :chủ hao tổn .Nếu là phát dụng thì không lợi xem về bệnh tật .Nếu thần trên hành niên ,bản mệnh làm Tử tôn cho Nhật thì có thể chế được quỷ để không sinh họa được (tử khắc quỷ ) . *NIÊN ,MẠNG thấy : +nhật tài :nên cầu tài . +nhật quan :nên cầu quan +Nhật Nguyệt tướng thì rất tốt ,có thể tiêu tai, giáng phúc , trừ họa . +thấy 2 mã :thì làm quan phải đổi đi xa mới có lợi +thấy Thiên hỷ ,quý nhân :vạn sự đều tốt . +thấy nguyệt yểm,Tử khí :chủ có oán thù ,bị ngừơi bức bách . +thấy Huyết chi,huyết kị :chủ có sự lo sợ về xe cộ . +thấy Truyền tống (thân ) gặp hung tướng :bệnh tật . +thấy Đăng minh (hợi ) gặp hung tướng :có thương ách . +thấy Đằng xà :mọi việc ngưng trệ . +thấy Bạch hổ Tử khí lại khắc Nhật mà không có cứu trợ (có chử thiên bàn xung khắc với bản mệnh thượng ) :tất chết . +Bạch hổ -sinh khí khắc bản mệnh :chủ có bệnh lao . CHIÊM CÁ NHÂN TỐT XẤU CẦN PHẢI THAM HỢP VỚI HÀNH NIÊN ,BẢN MỆNH MỚI KHÔNG BỊ LẦM LẠC . 8.THẦN SÁT : Có 12 Thần sát : 1.kiếp sát -2.tai sát -3.tuế sát -4.thiên sát -5.nguyệt sát -6.địa sát -7.vong thần -8.tướng tinh -9.cấm cách -10.dịch mã -11.lục ách -12.hoa cái . TUẦN HOA CÁI : *GIÁP TÝ ẬU *GIÁP TUẤT : MÙI *GIÁP THÂN : TỊ *GIÁP NGỌ :MẢO * GIÁP THÌN : SỬU *GIÁP DẦN:HỢI . *ngày DẦN NGỌ TUẤT : DỊCH MÃ:THÂN .-THIÊN MÃ ẦN .-KIẾP SÁT :HỢI *ngày THÂN TÝ THÌN ịch mã ần -thiên mã :thân -kiếp sát :tị *ngày TỊ DẬU SỬU : dịch mã :Hợi -thiên mã :Tị -kiếp sát ần *ngày HỢI MẢO MÙI : dịch mã :Tị -thiên mã :Hợi -kiếp sát :Thân 9.ÂM THẦN : Thần có dương ,có âm .Dương thần thì hiện .Âm thần thì ẩn .Muốn xem xét mọi việc cho cùng thì phải xét âm thần . a.Quý nhân : *ban ngày lấy Dạ quý nhân làm âm thần .*Ban đêm lấy Trú quý nhân làm âm thần . (ban ngày là giờ Mảo -Thìn-Tị -Ngọ -Mùi -Thân /ban đêm là giờ Dậu Tuất -Hợi-Tý -Sửu-Dần ) =ngày GIÁP-MẬU :Trú QN ửu thiên bàn /Dạ QN :Mùi thiên bàn . Ất -Kỷ :Tý /Thân Canh-Tân ần /Ngọ Bính -Đinh : Hợi / Dậu Nhâm-Quý : Mảo / Tị b.Các tướng khác : Lấy thượng thần làm âm thần . TD : ngày Giáp tý ,giờ Sửu ,Dậu tướng thì Đằng xà ở Thân thiên bàn /Tý địa bàn .Xem cung Thân địa bàn có thượng thần là Thìn .Vậy Thìn là âm thần của Xà . -Xem về trộm cướp :thấy âm thần của Vũ thừa Đinh thần :bắt không được .Nếu xung khắc hào Quỷ thì bắt được . -Xem về bệnh tật :lấy âm thần Bạch hổ :nếu khắc Nhật can và niên mệnh :bệnh không cứu được .Nếu có hào Tử tôn là có cứu . -Xem về kiện tụng : lấy âm thần của Câu trận .Nếu là hung tướng khắc Nhật can ,ắt sẽ bị hình . 10.ĐỘN CAN : Trong Lục Nhâm rất chú trọng đến Độn can (can ẩn ) . Phép xem :trước hết phải xem Nhật Thần ở tuần giáp nào ,rồi mới suy ra ở Tam truyền . Thí dụ ,ngày Mậu thìn ,giờ Mảo ,Dần tướng . tứ khóa : Thìn / mậu -mảo/thìn -mảo /thìn -dần /mảo . tam truyền là :Mảo-Dần -Sửu Ngày Mậu thìn thuộc tuần giáp tý .Vậy Mảo thì độn can Đinh (đinhmảo ) -Dần thì độn can Bính (bính dần ) - Sửu thì độn can Ất (ất sửu ) Trong Lục nhâm :tam truyền ,tứ khóa ,các chi thần xuất hiện thường tĩnh mà không động .Còn độn can thì vận chuyển đi từ nơi này đến nơi khác ,biến động khắp nơi ,họa phúc tiềm ẩn ở bên trong . Thí dụ như phát dụng tuy không phải là Quỷ ,nhưng nếu nhật can khắc nhật thì phải lấy Quỷ mà luận .Phát dụng tuy không phải là Tài nhưng ,nhưng nếu độn can thấy bị Nhật khắc thì phải lấy tài mà luận . 11.KHẮC -ỨNG : Khóa thể cát hung đã định ,tất phải xem đến thời kỳ ứng nghiệm ,gọi là Khắc ứng . *Thái tuế phát dụng :ứng nội trong năm *Nguyệt kiến phát dụng :ứng nội trong tháng *Nguyệt tướng phát dụng :ứng nội trong tiết khí tương ứng .(thí dụ Hợi tướng thì ứng thời kỳ từ tiết Vũ thủy đến hết tiết Kinh trập ) :là tháng 1 . *Ngày đầu của tứ lập tiết :Lập xuân -lập hạ -lập thu- lập đông :thì sẽ ứng trong mùa đó *Nhị thập tứ khí phát dụng thì ứng vào trong bản khí đó . *tuần thủ phát dụng thì ứng vào tuần giáp đó . *Chi ngày phát dụng :ứng nội trong ngày . *Giờ chiêm phát dụng :ứng trong giờ .Nhưng nếu Thái tuế ở Trung -Mạt thì ứng sự việc kéo dài 2-3 năm . *Nếu như cái kể ở trên không có ở phát dụng ,thì phải theo Chi của bản nhật (như ngày Sửu thì dùng Dần ứng ở ngày thứ hai ,dùng Mảo ứng ở ngày thứ 3... *Phải nhìn địa bàn Thái tuế mà định tháng (như chiêm năm Tý ,mà thấy Tị gia Tý thì lấy tháng Tị là tháng 4 ứng sự .thấy Dậu gia Tý thì lấy tháng 8 ứng sự ) *Nếu Thái tuế tại Trung truyền là chuyển hết năm (năm ngoái ) . *Nếu Thái tuế tại Mạt là ứng 2-3 năm về trước .Nguyệt kiến ,nguyệt tướng tại Trung -Mạt cũng thế . *Vượng khí phát dụng là việc hiện tại ,việc mau chóng . Tướng khí phát dụng là việc vị lai . Hưu-Tù khí phát dụng là việc quá khứ ,việc chậm trể . *Phần lớn mà Sơ và Nhật can khắc là ứng kỳ của hung sự . *Nhật can và Sơ Sinh là ứng kỳ của chuyện tốt ..Có khi dùng Sơ hợp làm ứng kỳ của thành sự . *Mạt -Sơ xung làm ứng kỳ của thành sự .
Về câu hỏi thứ 2 liên quan đến An Sao Du-Lỗ, gởi đến Bạn bài ca sau đây : Giáp Kỷ SỬU Đại Cát vi tiên Ất Canh Thần Hậu TÝ cung tiền Bính Tân Công Tào DẦN mộc thượng Đinh nhâm Thái Ất TỴ xà thiên Mậu Quý Tuyền Tống cư THÂN vị Đích thị DU ĐÔ đối LỖ BIÊN (Nhớ An Theo Thiên Bàn) Ban ngày tính DU ĐÔ đêm tính LỖ ĐÔ VÍ DỤ : Ban ngày DU ĐÔ ở SỬU LỖ ĐÔ ở MÙI Ban đêm DU ĐÔ ở MÙI LỖ ĐÔ ở SỬU
Ca tìm ngôi Nguyệt tướng: Tháng giêng, tháng 9 tìm trâu (Sửu) Tháng 5 gà( Dậu) gáy ta mau quay về Tháng 4, tháng 6 chó lê (Tuất) Tháng 3, tháng 7 lơn chế cám hầm(Hợi) Tháng 2, tháng 8 chuột nằm(Tý) Tháng 10, tháng chạp hùm rừng hoang(Dần) Tháng 11 thì thỏ lạc đàn(Mão) Những ngôi Thiên Tướng phải thường nhớ ghi
mần với huynh 1 tách cà phê khỏe người nà đệ ui!sức khỏe trên hết nghen đệ!thâu đêm quá xá.huynh vì cv hàng ngày nên quen rồi.
Những chữ ngũ hành thuộc hỏa _Đinh : 2 nét , ưu tư , hay suy nghĩ , thân thể suy nhược , gặp nhiều tai họa , trung niên vất vả , già cát tường _nhật : 4 nét , khắc cha mẹ , vợ (chồng) hoặc con cái trí dũng song toàn , vinh hoa phú quý _Ngọ : 4 nét , phúc lộc , trung niên bôn ba , già cát tường _đại : 5 nét , thanh tú , lanh lợi , thông minh , đa tài , kết hôn muộn sẽ đại cát , xuất ngoại gặp quý nhân phù trợ , trên dưới ôn hòa _đán : 5 nét , quý nhân phù trợ , gia cảnh tốt , đa tài nhanh trí _đông : 5 nét , trung niên gặp tai ương , già hưởng phúc _lập : 5 nét , nhiều bệnh tật , đoản thọ , trẻ vất vả , trung niên phát tài , có 2 con sẽ may mắn , có thể bị tai nạn xe cộ _lực , 6 nét , cương nghị , quyết đoán , có quý nhân phù trợ , trung niên vất vả , già hưng vượng vinh hoa phú quý niên : 6 nét . khắc bố mẹ , đa tài , trung niên vất vả nhưng thành công _ toàn : 6net , đa tài , kheo léo , nhanh trí , thanh nhàn , phú quý , trung niên vất vả , thành công , phat tài lộc , danh lợi song toàn _đồng : 6 net , thanyh nhàn đa tài , ôn hòa hiền hậu , trung niên vất vả , già hưng thịnh _ trình : 7 nét , học thức uyên thâm , thanh nhàn phú quý , vận quan vượng _điền , 7 nét , phuc lộc song toàn , gia cảnh tốt , ôn hòa , hiền hậu , trung niên thành công , vinh hoa phú quý _điện : 7 nét , kết hôn muộn và sinh con muộn đại cát , cẩn thận trong chuyện tình cảm , trung niên thành công , có số xuất ngoại _ đậu : 7 nét , đa tài , danh lợi , thanh nhàn , phú quý , dựng nghiệp từ 2 bàn tay trắng , gia hưng thịnh , vinh hoa phú quý _ lý : 7 nét , đa tài , có quý nhân phù trợ , trọng tình nghĩa , trung niên vất vả , già hưng thịnh _ lợi : 7 nét , trẻ vất vả , trung niên bôn ba nhưng thành công phát tài , lộc , có danh lợi _lương : 7 nét , thật thà , thanh nhàn , phú quý , xuất ngoại sẽ đại cát , trung niên bình dị , già phát tài , lộc _linh : 7 nét , thanh nhàn , đa tài ôn hòa , trẻ vất vả , trung niên thành công , phát tài lộc , già vất vả _đỗ : 7 nét , khó hòa hợp với mọi người , khó có cuộc sống hạnh phúc _cầu : 7 nét , ôn hòa hiền hậu , trung niên thành công , phát tài , lộc , con cháu ăn nên , làm ra _trường : 8 nét , thật thà , trẻ gặp nhiều tai ương , trung niên cát tương , già thịnh vượng _định : 8 nét , đa tài , chất phác , ôn hòa , hiền lành , trung niên hưng thịnh , già vất vả , nhiều bệnh , khắc vợ ( chồng) , con cái _tuấn : 9 nét , anh tú đa tài , trên dưới hòa thuận , trung niên thành công , hưng vượng , xuất ngoại cát tường , danh lợi song hành _lượng : 9 nét , danh lợi phân minh , đa tài , cẩn thận gặp họa trong chuyện tình ái , thanh công hưng vượng , nữ , có có thể gặp nhiều bất hạnh _luật : 9 nét , thanh tú lanh lợi , thông minh , trung niên trắc trở trong tình duyên , già hưng vượng nam : 9 nét , ưu tư phiền muộn , trung niên vất vả , già cát tường , hưng vượng _ thái : 9 nét , đa tài nhanh trí , nthanh nhàn , phú quý , trung niên thành công hưng thịnh , già hưng vượng _đình : 9 nét , đa tài , nhanh trí , thanh nhàn , lanh lợi , căn thận gặp họa ái tình , trung niên cát tường, già hưng vượng _ huyền , 9 nét , thanh nhàn , phú quý , lanh lợi , cần kiệm dựng nghiệp , thanh công hưng vượng _ ánh: 9 nét , trí dũng song toàn , thông minh , trung niên thành công , thịnh vượng , 1 đời an lành _dục : 9 nét , thanh nhàn , phú quý , ôn hòa , hiền hậu , trung niên thành công hưng vượng , có số xuất ngoại , dùng cho tên nam tấn : 10 nét , thanh nhàn phú quý , đa tài , hiếm muộn con cái , thánh công hưng vượng _linh : 10 nét , thanh tú , linh hoạt , đa tài , trung niên thành công hưng vượng , cẩn thận gặp họa trong chuyện tình cảm , có số xuất ngoại _lưu : 10 nét , trọng tín nghĩa , siêng năng đức độ , trung niên cát tường , già phú quý _luân , 10 nét , học thúc uyên thâm , vận quan vượng , vinh ,hoa phú quý , có số xuất ngoại , thành công hưng vượng _hạ : 10 nét , xuất ngoại cát tường , họa trong chuyện tình cảm , trung niên vất vả , già cát tường _tùng : 11 nét , xa quê lập nghiệp sẽ thành công , thanh nhàn , đa tài , trung niên hưng vượng , gia cảnh tốt , phúc thọ vẹn toàn _phong : 11 nét , đa tài nhanh trí ôn hòa hiền hậu , trung niên bình dị , già hưng vượng _lê(quả lê) : 11 nét , thanh nhàn , đa tài , trung niên gặp tai họa , già hung vượng , gia cảnh tốt _lê(cái cày) : 11 nét ,, nhiều ưu tư , kỵ xe cộ , tránh sông nước , trung niên vất vả , già cát tương _linh(linh dương) : 11 nét , thanh nhàn phú quý , lanh lợi , học thúc phong phú , trung niên thành công , vận quan vượng , có số xuất ngoại _linh(lông chim) : 11 nét , học thúc uyên thâm , giữ gìn nề nếp , liêm chính , vận quan vượng , thanh nhàn , phú quý , có số xuất ngoại _linh(nghe) : 11 nét , thanh nhàn đa tài hiền hậu , trung niên tốt , già hưng vượng hạnh phúc _lộc : 11 nét , thanh tú đa tài , thanh nhàn phú quý , truyện tình cảm không suôn sẻ , trung niên vất vả , già cát tương na : 11 nét , lanh lợi phú quý , trung niên thành công hưng vượng , già nhiều sầu muộ
ayda!nick mới nữa hả!hihi!số đề cũng như trong ngành xây dựng hén!chúc đệ ngày mới tốt lành may mắn vui vẻ nà!đặc biệt là sức khỏe dồi dào để ngâm cú nghen!hihihi!
haha sở thích thôi huynh .... đệ nghiên cứu cho qua ngày thôi - đời người phải có tứ đổ tường mà tạm thời ko có em út - hút hít - rượu chè thì phải chơi cái này thôi haha .... Đời người sống dc bao lâu cứ vui là dc rồi
Khí thịnh như: - Mùa Xuân thì 2 quái Chấn, Tốn mộc - Mùa Hạ thì Ly hoả - Mùa Thu thì Càn, Đoài kim -Mùa Đông thì Khảm thủy - Bốn tháng tứ quý (tháng 3, 6, 9 và 12) thì Khôn, Cấn thổ Khí suy như: - Mùa Xuân thì Khôn, Cấn. - Mùa Hạ thì Càn, Đoài. - Mùa Thu thì Chấn, Tốn. - Mùa Đông thì Ly. - Bốn tháng tứ quý thì Khảm đều gọi là khí suy. Cần Xét Rõ Thời Lệnh Ứng ** Cần biết ngày tháng gặp phải, ngày tháng lập quẻ, xét khí suy vượng của Ngũ Hành. Khí vượng suy là : - Ngày tháng Dần Mẹo là Mộc vượng, thì Thổ suy. - Ngày tháng là Tỵ Ngọ là Hỏa vượng, thì Kim suy. - Ngày tháng là Thân Dậu là Kim vượng, thì Mộc suy. - Ngày tháng là Hợi Tý thì Thủy vượng, thì Hỏa suy. - Ngày tháng là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì Thổ vượng, thì Thủy suy.
NGŨ LINH ĐỘN SỐ PHÁP - CÁC VÍ DỤ Giờ Quý Mùi, ngày 21 (Canh Dần), tháng 10, năm Mậu Dần (1998). • Để lập quẻ Ngũ Linh, trước hết ta lấy quẻ Hậu thiên của quẻ Ngũ linh Tháng 1 tại Dần thuận đếm đến tháng 10 sẽ rơi vào cung Hợi, vậy coi Hợi là ngày mùng 1 thuận đếm đến ngày 21 sẽ rơi vào cung Mùi. Tại cung Mùi lại coi là giờ Tý thuận đếm đến giờ Mùi sẽ rơi vào cung Dần. Vậy cung Dần là cung Chủ thời lệnh cần tìm. Năm Dần Ngọ Tuất, Càn tại Ngọ thì cung Dần ra quẻ Chấn. Vậy giờ Quý Mùi, ngày 21, tháng 10, năm Mậu Dần ta có quẻ Hậu thiên là quẻ Chấn. • Tiếp theo để xác định quẻ Tiên thiên của quẻ Ngũ linh. Căn cứ vào giờ lấy quẻ là giờ Quý Mùi của ví dụ này để tìm Chủ tinh sa địa bàn. Tra bảng ở trên ta tìm được nạp âm Ngũ hành của giờ Quý Mùi là Hành Mộc âm. Hành Mộc âm của giờ Quý Mùi thuộc về sao Thiên phụ (số 4) của vòng Thập thiên tinh. Vậy sao Thiên phụ là Chủ tinh sa địa bàn. Lại lấy Chủ tinh sa địa bàn là sao Thiên phụ (số 4) đặt vào cung Tý của Thập nhị cung địa bàn rồi lần lượt thuận thứ an tiếp các sao còn lại đến cung Chủ thời lệnh (cung Dần), thì sao Thiên cầm ra cung Sửu, Thiên tâm ra cung Dần. Vậy sao Thiên tâm là Chủ thiên tinh cần tìm. Lại xét sao Thiên tâm là Kim tinh số 6 thuộc quẻ Khảm. Vậy ở ví dụ này quẻ đơn Tiên thiên lấy được là quẻ Khảm. Theo nguyên tắc ngày dương quẻ Tiên thiên nằm trên (quẻ Thượng), quẻ Hậu thiên nằm dưới (quẻ Hạ). Vậy chồng quẻ Tiên thiên - Khảm lên trên quẻ Hậu thiên - Chấn ta được quẻ Thuỷ lôi Truân là quẻ Ngũ linh cần tìm. • Xác định hào Nguyên đường và hào Động, quẻ Hỗ và quẻ Biến của quẻ Ngũ linh vừa lập được: Quẻ Thuỷ lôi Truân. Lấy tổng của số hiệu quẻ Hậu thiên (Chấn: 4) và số hiệu Thiên tinh ra quẻ Tiên thiên (Thiên tâm: 6) là: 4 + 6 = 10, rồi lấy tổng (10) chia cho 6 dư 4 lấy làm hào Nguyên đường. Vậy hào 4 của quẻ Truân là hào Nguyên đường. Lại lấy giờ Tý tại hào 4 (Nguyên đường) rồi cứ lần lượt thuận đếm đến Chi của giờ lập quẻ là giờ Mùi. Cụ thể Tý tại hào 4 thì Sửu tại hào 5, Dần tại hào 6, Mão lại vòng xuống tại hào sơ, Thìn tại hào 2, Tỵ tại hào 3, Ngọ tại hào 4, Mùi tại hào 5. Vậy hào 5 là hào Động của quẻ Truân. Hào Động thì biến, hào biến thì quẻ biến. Vậy quẻ Truân có hào 5 động biến thành quẻ Địa lôi Phục. Quẻ Phục gọi là quẻ Biến. Lại lấy quẻ Gốc là quẻ Truân bỏ đi hai hào là hào sơ và hào thượng còn lại 4 hào là hào 2, 3, 4, 5. Trong 4 hào này lấy hào 2, 3, 4 làm thành quẻ Hạ, lấy hào 3, 4, 5 làm thành quẻ Thượng, chồng hai quẻ lên nhau ta được quẻ Sơn địa Bác. Vậy quẻ Bác là quẻ Hỗ của quẻ Truân cần tìm. Quẻ Gốc: Thủy lôi Truân Quẻ Hỗ: Sơn địa Bác Quẻ Biến: Địa lôi Phục • Hoán thời pháp. Giờ Quý Mùi, ngày 21 (Canh Dần), tháng 10, năm Mậu Dần (1998). Dùng Ngũ linh độn số pháp lập được quẻ Thuỷ lôi Truân. Nguyên đường ngồi hào 4, động hào 5 biến thành quẻ Địa lôi Phục. Nếu vẫn trong giờ Quý Mùi này lại muốn xem tiếp một quẻ khác thì phải dụng Hoán thời pháp như sau: Hoán thời pháp lần 1 + Bước 1: Đổi Can Chi của giờ Chủ ra Can Chi của giờ Khách. Can Chi của giờ Chủ ở đây là Quý Mùi. • Đổi hàng Can: Can giờ Chủ Quý là Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả tức khắc Bính, Đinh nhưng vì Can Quý là âm Thuỷ nên lấy Bính. Vậy Bính là Can của giờ Khách cần tìm. • Đổi hàng Chi: Vì ngày 21 (Canh Dần) là ngày Dương mà Chi giờ Chủ lại là Mùi, Chi âm nên lấy từ Mùi tiến (thuận theo chiều kim đồng hồ) 6 vị (6 cung) sẽ ra Tý. Vậy Tý là Chi của giờ Khách. Ghép Can Bính với Chi Tý ta được Can Chi của giờ Khách cần tìm là Bính Tý. + Bước 2: Từ cung Chủ thời lệnh của quẻ Chủ tức là cung Dần (xem ví dụ 1a) coi là giờ Tý thuận số liên tiến đếm đến Chi giờ Khách vừa tìm được ở trên là Chi Tý, như vậy vẫn ra cung Dần là cung Khách thời lệnh cần tìm. Theo hình 15 ta được quẻ Hậu thiên của Khách thời lệnh là quẻ Chấn. + Bước 3: Căn cứ vào nạp âm Ngũ hành của Can Chi giờ Khách mà lấy Thiên tinh trong vòng Thiên bồng nguyệt lệnh, gọi là Chủ tinh trực thời. Can Chi của Khách thời lệnh ở đây là Bính Tý thuộc Hành Thuỷ dương, tương ứng với sao Thiên bồng. Đặt sao Thiên bồng này vào cung Tý trên Thập nhị cung địa bàn rồi liên tiến thuận đếm đến cung Khách thời lệnh (ở bước 2 trên, trong ví dụ này vẫn là cung Dần) ta được sao Khách thời lệnh ở đây cũng chính là sao Thiên xung, thuộc quẻ Ly. Vậy quẻ Ly là quẻ Tiên thiên cần tìm. Ngày 21 (Canh Dần) là ngày dương, ngày dương thì quẻ Hậu thiên nằm ở dưới, quẻ Tiên thiên nằm ở trên, vậy ta được quẻ Hoả lôi Phệ hạp là quẻ Ngũ linh lấy được theo Hoán thời pháp lần thứ nhất. Hoán thời pháp lần 2 Cũng thực hiện các bước như Hoán thời pháp lần thứ nhất. + Bước 1: Đổi Can Chi của giờ Chủ ra Can Chi của giờ Khách. Can Chi của giờ Chủ (là giờ Khách của Hoán thời pháp lần 1) ở đây bây giờ là Bính Tý. • Đổi hàng Can: Can giờ Chủ Bính là Hoả, Hoả khắc Kim tức khắc Canh, Tân nhưng vì Can Bính là Can Dương nên lấy Tân. Vậy Tân là Can của giờ Khách cần tìm. • Đổi hàng Chi: Vì ngày 21 (Canh Dần) là ngày dương mà Chi giờ Chủ lại là Tý, cũng là Chi dương nên từ Tý đếm lùi 4 vị (4 cung) sẽ rơi vào Dậu. Vậy Dậu là Chi của giờ Khách. Ghép Can Tân với Chi Dậu ta được Can Chi của giờ Khách cần tìm là Tân Dậu. + Bước 2: Từ cung Chủ thời lệnh của giờ Tý tức là cung Dần (Dần là cung Khách thời lệnh của Hoán thời pháp lần 1, bây giờ trở thành cung Chủ thời lệnh của Hoán thời pháp lần 2), coi là giờ Tý thuận số liên tiến đếm đến Chi giờ Khách vừa tìm được ở trên là Chi Dậu, ra cung Hợi, vậy cung Hợi chính là cung Khách thời lệnh cần tìm. Theo hình 15 ta được quẻ Hậu thiên của Khách thời lệnh lần 2 này là quẻ Cấn. + Bước 3: Căn cứ vào nạp âm Ngũ hành của Can Chi giờ Khách Tân Dậu để lấy Chủ tinh trực thời. Tân Dậu thuộc Hành Mộc âm tương ứng với sao Thiên phụ. Đặt sao Thiên phụ này vào cung Tý trên Thập nhị cung địa bàn rồi liên tiến thuận đếm đến cung Khách thời lệnh (ở bước 2 trên) là cung Hợi ta được sao Khách thời lệnh ở đây là sao Thiên xung, thuộc quẻ Ly. Vậy quẻ Ly là quẻ Tiên thiên cần tìm. Ngày 21 (Canh Dần) là ngày dương, ngày dương thì quẻ Hậu thiên nằm ở dưới, quẻ Tiên thiên nằm ở trên, vậy ta được quẻ Hoả sơn Lữ là quẻ Ngũ linh lấy được theo Hoán thời pháp lần thứ 2. Muốn lấy các quẻ kế tiếp (Hoán thời pháp lần thứ 3, thứ 4, thứ 5...) thời cũng cứ theo nguyên tắc này mà suy.
BÀI 1: DẪN NHẬP Mục tiêu học tập: sau khi đã đọc qua bài học này, chúng ta cần phải đạt được mục tiêu sau: • hiểu định nghĩa lục nhâm là gì, và công dụng của môn lục nhâm • hiểu một cách tổng quát cấu trúc của môn lục nhâm • có thể lập được một quẻ nhâm sơ khởi (mà chưa giải đoán được) NỘI DUNG BÀI HỌC: 1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM 1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM 1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM 1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN 1.3.2 AN TỨ BẢN 1.3.3 AN THIÊN BÀN 1.3.4 LẬP TỨ KHÓA 1.3.5 AN THIÊN TƯỚNG 1.3.6 LẤY TAM TRUYỀN 1.4 PHẦN THỰC HÀNH 1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM Trong sách "Bí tàng đại lục, nhâm độn đại toàn" của ông Bùi Ngọc Quảng có nói về môn Lục nhâm như sau: "Lục nhâm là 6 chữ Nhâm trong lục thập hoa giáp, bao gồm Nhâm Dần, Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất. Môn Đại Lục Nhâm kết hợp âm dương ngũ hành, 10 can, 12 chi, 24 tiết khí trong năm để tìm ra nguyệt tướng, lấy giờ chiêm quẻ để lập ra thiên bàn và địa bàn, 12 thiên thần, 12 thiên tướng, sử dụng sự chế hóa sinh khắc của âm dương ngũ hành, vượng tướng hưu tù (nói về thiên thời), sinh - vượng - mộ - tuyệt (nói về vòng tràng sinh hay quy tắc vòng đời), hình - xung - phá - hại (nói về sự tương tác qua lại). Tất cả những cái đó dệt nên một tấm lưới của tại hóa... vô cùng rộng lớn, vô cùng sâu sắc" Lời bàn: môn Lục nhâm chính là một môn bói toán hiểu nôm na, hiểu một cách khác thì môn Lục nhâm chính là một hệ quy chiếu, hay là một hình thức "lập bản đồ" để miêu tả thế giới tự nhiên và các quy luật vận hành của nó. Lập quẻ lục nhâm chính là hành động vẽ bản đồ, giải quẻ lục nhâm chính là hành động xem bản đồ để hiểu vị trí của sự vật/sự việc ở đâu, qua đó mà người sử dụng có thể ra được quyết định. Đây chính là nghĩa của câu nói "tri thiên mệnh để tận nhân lực". 1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM Nhìn một cách giản dị nhất, một bản đồ lục nhâm được xây dựng từ các vật liệu sau: 1. Bảng lục thập hoa giáp: bao gồm 10 can, 12 Chi để thể hiện các đơn vị thời gian năm - tháng - ngày - giờ 2. Vòng Hoàng đạo được chi tiết hóa bằng quy tắc về Nguyệt tướng và 24 tiết khí, Nguyệt kiến (kiến trừ 12 thần) 3. Vòng Quý nhân: quy tắc căn bản nhất về khuynh hướng sự việc cát hung qua 12 thiên tướng (Quý nhân, Đằng xà, Chu tước, Thiên hợp, Câu trận, Thanh long, Bạch hổ, Thái thường, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hợp). 4. Các thần sát đủ loại 1. Bảng lục thập hoa giáp: là một chu kỳ thời gian 60 đơn vị cấu thành từ sự vận hành của 10 Can và 12 Chi. Bảng Lục thập hoa giáp này dùng để miêu tả sự vận hành của thời gian (Năm - Tháng - Ngày - Giờ). TUẦN THỦ Tuần Giáp Tý Tuần Giáp Tuất tuần Giáp Thân tuần Giáp Ngọ tuần Giáp Thìn tuần Giáp Dần TUẦN ẤT Ất Sửu Ất Hợi Ất Dậu Ất Mùi Ất Tị Ất Mão TUẦN BÍNH Bính Dần Bính Tý Bính Tuất Bính Thân Bính Ngọ Bính Thìn TUẦN ĐINH Đinh Mão Đinh Sửu Đinh Hợi Đinh Dậu Đinh Mùi Đinh Tị TUẦN MẬU Mậu Thìn Mậu Dần Mậu Tý Mậu Tuất Mậu Thân Mậu Ngọ TUẦN KỶ Kỷ Tỵ Kỷ Mão Kỷ Sửu Kỷ Hợi Kỷ Dậu Kỷ Mùi TUẦN CANH Canh Ngọ Canh Thìn Canh Dần Canh Tý Canh Tuất Canh Thân TUẦN TÂN Tân Mùi Tân Tị Tân Mão Tân Sửu Tân Hợi Tân Dậu TUẦN NHÂM Nhâm Thân Nhâm Ngọ Nhâm Thìn Nhâm Dần Nhâm Tý Nhâm Tuất TUẦN VĨ Quý Dậu Quý Mùi Quý Tị Quý Mão Quý Sửu Quý Hợi 2. Vòng Hoàng đạo: theo Amour hiểu thì vòng hoàng đạo (các bạn nào chưa biết về thuật ngữ vòng hoàng đạo thì vui lòng lên google tra cứu) chính là nơi phát xuất các khái niệm sau: • Nguyệt tướng: chỉ vị trí của trái đất so với mặt trời trong vòng hoàng đạo, vì vậy trong môn Lục nhâm Nguyệt tướng còn được gọi là "Thái dương". Nguyệt tướng có liên quan tới tiết khí của một năm • Nguyệt kiến: quy định về lệnh tháng, khi cán của chòm sao bắc đẩu chỉ vào cung nào của vòng hoàng đạo • 28 tinh tú (nhị thập bát tú): theo amour hiểu thì trong môn Lục nhâm dùng để tính ra một thần sát tên là "nguyệt tú" • Thái tuế: tên của năm, về bản chất của nó amour không hiểu quy tắc nào để lập ra Thái tuế, xin các cao thủ chỉ dạy. 3. Vòng Quý nhân: amour hoàn toàn không hiểu quy tắc nào lập thành, chỉ biết nó là thần sát cao nhất để đoán cát hung trong môn lục nhâm. 4. Các thần sát đủ loại: bao gồm các thần sát được lập thành theo năm (ví dụ như vòng Thái tuế), lập thành theo tháng, lập thành theo Can ngày, Chi ngày; thần sát lập thành theo giờ (Thân hậu, Đại cát, Công tào, Thái xung, Thiên cương, Thái ất, Thắng quang, Truyền tông, Tòng khôi, Hà khôi, Đăng minh). Các thần sát này được sử dụng tùy theo mục đích của người học Lục nhâm (ví dụ: muốn coi người ta có nói dối mình không thì đi tìm sao Man thần) 1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM C. CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM Trong mục "Khởi dụng thời tiết" của sách Lục nhâm dạy rằng, lập quẻ phải dùng Nguyệt tướng gia lên Nhật thời - có nghĩa là tháng này Nguyệt tướng là gì thì lấy nó làm thiên bàn đè lên giờ đang coi quẻ. Để lập quẻ lục nhâm đầy đủ cần phải trải qua các bước sau: Bước 1: lập địa bàn Bước 2: an tứ bản Bước 3: an thiên bàn Bước 4: lập tứ khóa Bước 5: an thiên tướng Bước 6: lấy tam truyền 1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN bước 1: lập địa bàn cố định bao gồm 12 cung (Tý - Sửu - Dần - Mão .. tới Hợi). Địa bàn này luôn cố định và không bao giờ thay đổi như sau: Uploaded with ImageShack.us 1.3.2 AN TỨ BẢN bước 2: xác định "tứ bản" tức là 1) Can ngày xem, 2) Chi ngày xem, 3) Bản mệnh của người muốn coi, 4) Hành niên của người muốn coi. • An Can ngày xem: can ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào Giáp chi Dần địa bàn Ất chi Thìn địa bàn Bính chi Tị địa bàn Đinh chi Mùi địa bàn Mậu chi Tị địa bàn Kỷ chi Mùi địa bàn Canh chi Thân địa bàn Tân chi Tuất địa bàn Nhâm chi Hợi địa bàn Quý chi Sửu địa bàn An chi ngày xem: tức là biên tên chi ngày xem khít ngay cạnh cung địa bàn tương ứng, ví dụ, ngày chi Tý thì biên chữ "chi Tý" ngay khít tại cung Tý địa bàn. Tên chi ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào Tý chi Tý địa bàn Sửu chi Sửu địa bàn Dần chi Dần địa bàn Mão chi Mão địa bàn Thìn chi Thìn địa bàn Tị chi Tị địa bàn Ngọ chi Ngọ địa bàn Mùi chi Mùi địa bàn Thân chi Thân địa bàn Dậu chi Dậu địa bàn Tuất chi Tuất địa bàn Hợi chi Hợi địa bàn An Bản Mệnh Vấn Nhân: biên tên năm sinh âm lịch của vấn nhân vào khít chi địa bàn tương ứng. Vd: sinh năm Thân thì biên chữ "Bản Mệnh = Thân" ngay cạnh chi Thân địa bàn. ũng giống như quy tắc an địa bàn, an thiên bàn cũng dùng 12 chi để đặt lên 12 cung thể hiện 12 cung của thiên bàn. Vì bầu trời luôn ở trên mặt đất nên cung thiên bàn luôn ở bên trên cung địa bàn. Cách an thiên bàn: AN TÊN CỦA NGUYỆT TƯỚNG LÊN TÊN CỦA GIỜ ĐANG XEM QUẺ ví dụ: trong tiết Mang Chủng, nguyệt tướng = Thân, xem vào giờ Dần thì lấy chi Thân viết lên trên cung địa bàn Dần: hư vậy, ô nào cũng có 2 chữ, chữ bên trên (màu xanh) là thiên bàn, chữ bên dưới (màu đen) là địa bàn. 1.3.4 LẬP TỨ KHÓA Tứ khóa là bốn điều kiện để đi vào xác định một quẻ. Trước khi an 4 khóa phải hoàn thành các việc sau: • lập địa bàn • an can • an chi • an thiên bàn Tứ khóa được lấy từ cung an Can ngày và cung an Chi ngày: khóa 1: tìm cung an Can ngày, lấy chữ Thiên bàn đè lên chữ Can ngày để tạo ra khóa 1 khóa 2: chữ Thiên bàn của cung an Can là gì, thì tìm về Địa bàn nào cùng tên, sau đó lấy Thiên bàn của cung này đè lên địa bàn cùng cung để tạo ra khóa 2 khóa 3: tìm cung an Chi ngày, lấy chữ Thiên bàn đè lên chữ Địa bàn để tạo ra khóa 3 khóa 4: chữ Thiên bàn của cung an Chi ngày là gì, thì tìm về Địa bàn nào cùng tên, sau đó lấy Thiên bàn của cung này đè lên địa bàn cùng cung để tạo ra khóa 4 tứ khóa lập thành để nơi nào trong bản đồ lục nhâm? hãy xem hình sau: Uploaded with ImageShack.us Ví dụ quẻ kiểu mẫu: • Ngày Ất Dậu • Nguyệt tướng Thìn • Giờ Dần Trong mục "An Tứ Bản", đã chỉ cách an Can + an Chi của ngày coi sau khi lập thành cung địa bàn. Như vậy, ngày Ất Dậu an can Ất vào cung địa bàn "Thìn", an chi ngày Dậu vào cung địa bàn "Dậu" Uploaded with ImageShack.us CÁCH AN KHÓA 1: xem trong 12 cung, cung nào có Can của ngày thì: • chữ thiên bàn = chữ trên khóa 1 • chữ địa bàn = chữ dưới khóa 1 ta thấy Can ngày Ất tại cung địa bàn = "Thìn", có chữ thiên bàn = "Ngọ". Vì vậy theo quy tắc này ta có được khóa 1 chữ trên = NGỌ, chữ dưới = THÌN Uploaded with ImageShack.us Đính chính: đoạn trên minh họa sai, đúng phải là: chữ trên là Ngọ, chữ dưới là Ất CÁCH AN KHÓA 2: Xem chữ trên của khóa 1 là gì thì tìm cung địa bàn trùng tên, trong cung này lại sẽ có cung thiên bàn và cung địa bàn: • lấy tên cung thiên bàn = chữ trên khóa 2 • lấy tên cung địa bàn = chữ dưới khóa 2 trong ví dụ này, ta thấy trong khóa 1 có chữ trên là 'NGỌ", vậy ta tìm trong cung địa bàn "NGỌ" và ta thấy: Địa bàn cung Ngọ có chữ thiên bàn = "THÂN", vì vậy: • khóa 2 có chữ trên = THÂN • khóa 2 có chữ dưới = NGỌ Uploaded with ImageShack.us CÁCH LẤY KHÓA 3: hai khóa trước sử dụng Can ngày xem để tìm ra, hai khóa sau dùng Chi ngày xem để tìm ra. Ta tìm xem chi ngày ứng với cung địa bàn nào, trong cung này có chữ thiên bàn gì, sau đó: • chữ thiên bàn = chữ trên khóa 3 • chữ địa bàn = chữ dưới khóa 3 trong ví dụ này chi ngày xem là Dậu, ta tìm cung địa bàn Dậu thấy chữ thiên bán là HỢI, vì vậy: • chữ trên khóa 3 = HỢI • chữ dưới khóa 3 = DẬU Uploaded with ImageShack.us CÁCH AN KHÓA 4: Xem chữ trên của khóa 3 là gì thì tìm cung địa bàn có tên tương ứng, rồi lấy chữ thiên bàn của cung này làm chữ trên, địa bàn làm chữ dưới. Trong ví dụ này khóa 3 có chữ trên là HỢI, ta có: • Cung địa bàn Hợi có thiên bàn là SỬU = chữ trên của khóa 4 • lấy tên cung địa bàn HỢI = chữ dưới khóa 4 Uploaded with ImageShack.us Công dụng của tứ khóa là gì? vì mỗi khóa có một chữ trên, một chữ dưới dùng để tính tương sinh, tương tặc, tỷ hòa về ngũ hành. Qua đây tìm được tam truyền (3 thời kỳ mở đầu, giữa và kết thúc quẻ): • khóa tặc: có chữ dưới tặc chữ trên (vì dưới mà dám tặc với trên, tức là tặc/giặc) • khóa khắc: có chữ trên khắc chữ dưới • khóa sinh: có chữ trên sinh chữ dưới hoặc chữ dưới sinh chữ trên • khóa tỷ: chữ trên và chữ dưới ngang hòa nhau. Uploaded with ImageShack.us 1.3.5 AN THIÊN TƯỚNG Bước đầu tiên ta phải an sao Quý Nhân, vì sao Quý Nhân đứng đầu 12 thiên tướng. Sau khi an sao Quý Nhân rồi sẽ lần lượt an các sao khác: 1Quý Nhân > 2 Đằng Xà > 3 Chu Tước > 4 Thiên Hợp > 5 Câu Trận > 6 Thanh Long > 7 Thiên Không > 8 Bạch Hổ > 9 Thái Thường > 10 Huyền Vũ > 11 Thái Âm > 12 Thiên Hậu Tùy thuộc vào ngày xem quẻ và giờ xem quẻ sẽ có quy tắc an sao Quý Nhân vào cung thiên bàn tương ứng: • Giáp, Mậu, Canh: Sửu/Mùi • Ất, Kỷ: Tý/Thân truy • Bính, Đinh: Hợi/Dậu thượng • Nhâm, Quý: Tị/Mão tùy • Tân nhật: Ngọ/Dần khởi giờ ban ngày quy định là: Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân (giờ ban ngày là Trú quý) giờ ban đêm quy định là: Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần (giờ ban đêm là Dạ quý) Uploaded with ImageShack.us Sau khi an được sao Quý Nhân vào thiên bàn nào đó theo quy tắc trong bảng bên trên, ta phải đi an 11 thiên tướng còn lại. Có hai cách an Quý Nhân là: • an Quý Nhân thuận tại các cung ĐỊA BÀN: Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn mỗi sao một cung • an Quý Nhân ngịch tại các cung ĐỊA BÀN: Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất mỗi sao một cung an Quý Nhân thuận hành có nghĩa là nếu cung có an sao Quý Nhân nhằm đúng các cung địa bàn hợi, tý, sửu, dần, mão thì an thuận chiều từ trái qua phải. An Quý Nhân nghịch hành có nghĩa là nếu cung có an sao Quý Nhân nhằm đúng các cung địa bàn: tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất thì an Quý Nhân nghịch từ phải qua trái. Ví dụ 1, thời tiết: ngày Bính Thân, Nguyệt Tướng Tý, giờ Mão, vì sao Quý Nhân đóng vào cung Hợi địa bàn nên an 11 sao còn lại theo chiều thuận kim đồng hồ từ trái qua phải: Uploaded with ImageShack.us Ví dụ 2, thời tiết: ngày Canh Thìn, nguyệt tướng Thân, giờ Hợi (ban đêm), sao Quý Nhân an vào cung địa bàn MÙI nên an theo chiều nghịch: Uploaded with ImageShack.us 1.3.6 LẤY TAM TRUYỀN Phần 6 này tương đối rắc rối, xin được trình bày ở phần 64 bài khóa 1.4 PHẦN THỰC HÀNH Trước tiên ta hãy làm quen với "bản đồ lục nhâm", và cách lập thành qua ví dụ sau: vào lúc 10h30 ngày 11 tháng 3 năm 2010 quy ra ngày âm lịch là Ngày Canh Thân, Nguyệt tướng Hợi, giờ Tỵ, có một người nam giới 36 tuổi hỏi quẻ về việc tranh chấp nhà cửa sẽ ra sao? Ta lập quẻ thành từng bước như sau: Bước 1: lập địa bàn cố định như sau Uploaded with ImageShack.us bước 2: lập thành tứ bản: 1) an can ngày, 2) an chi ngày, 3) an bản mệnh, 4) an hành niên. Theo quy tắc đã nói phần trên thì Can Canh của ngày sẽ an vào địa bàn Thân, và Chi ngày Thân cũng an vào địa bàn Thân; người nam này 36 tuổi tức sinh năm Mão, vì vậy an bản mệnh của y vào cung Mão địa bàn, vì y 36 tuổi nên đếm thuận từ cung Dần địa bàn tới ô thứ 36 ta có cung Sửu: Bước 3: An Thiên bàn: xem vào tháng 3 nguyệt tướng Hợi, vào lúc 10h30 tức là giờ Tị nên ta lấy Nguyệt tướng Hợi làm thiên bàn "đè" lên cung Tị: Uploaded with ImageShack.us Bước 4: lập ra tứ khóa • khóa 1: Xem tại cung an Can ngày Canh, ta thấy chữ thiên bàn là Dần, dưới có can Canh nên ta an khóa 1 là Dần/Canh • khóa 2: xem tại cung Dần địa bàn, ta thấy có chữ thiên bàn Thân: ta an khóa 2 = Thân/Dần • khóa 3: xem tại cung an chi ngày (trùng với cung an Can ngày) ta thấy thiên bàn Dần, địa bàn Thân: ta an khóa 3 là Dần/Thân • khóa 4: xem tại cung Dần địa ta có thiên bàn Thân, cũng y chang như khóa 2 ta có khóa 4 là: Thân/Dần Uploaded with ImageShack.us Bước 5: an thiên tướng theo quy tắc đã nói phần trên trên ta được bản đồ lục nhâm gần hoàn thiện như sau: Uploaded with ImageShack.us TỔNG KẾT như vậy là ta đã gần lập xong một quẻ nhâm, theo amour hiểu thì một quẻ nhâm hoàn thiện, ngoài các bước nói trên, còn phải an thêm các yếu tố sau: • An vòng 10 can để tìm ra tuần không • An vòng thái tuế • Tìm tam kỳ, lục nghi • Tìm ra Thái dương (nhật tú), Nguyệt tú, Tinh tú • An các thần sát khác tùy theo mục tiêu coi quẻ. theo amour thì quẻ sau có vẻ đã hoàn thiện: Ý nghĩa chữ "ĐỘN" theo cách hiểu của Người xưa trong thuật Lục Nhâm: 1. ĐỘN: hàm nghĩa "ẩn, theo". Khi sử dụng thuật toán của Lục Nhâm, thì Can - Chi ngày chiêm được coi là trọng yếu, đặc biệt là Can ngày chiêm. Mối quan hệ của Can ngày chiêm với những Tuần Can, căn cứ từ Ngũ hành sinh khắc tỷ hoà, để xác định được mối quan hệ của những Can trong từng Tuần can "ẩn theo" Can ngày chiêm quẻ. - Ví dụ: ngày Canh Thân thuộc trong tuần Giáp Dần. Xác định Ngũ hành khắc Can ngày chiêm: ngày chiêm Canh thuộc Kim, do vậy Ngũ hành khắc Kim sẽ là Hỏa. Trong tuần Giáp Dần, thấy chi Thìn gặp can Bính hợp thành Bính Thìn, chi Tị gặp can Đinh hợp thành Đinh Tị => Bính Đinh thuộc hoả khắc can ngày Canh kim. Ta hiểu rằng: Bính Đinh ẩn theo can Canh trong mối quan hệ "khắc", được gọi là Quan quỷ. Trong thuật toán Lục Nhâm, khi ta nói Can Quỷ, Can Phụ hay Can Tài... thì ta hiểu theo nghĩa: "độn" = "ẩn theo". Độn = ẩn theo: nhằm định mối quan hệ Ngũ hành, chỉ ra sự ảnh hưởng lẫn nhau trong những Tuần can - Ngũ hành của một Can nào đó trong Tuần khắc Can ngày thì gọi là Can Quỷ - Ngũ hành Can ngày chiêm khắc ngũ hành một Can nào đó trong Tuần, thì gọi là Can Tài - Ngũ hành của một Can nào đó sinh ra ngũ hành của Can ngày chiêm, thì gọi là Can Phụ BÀI 2: TỨ KHÓA VÀ TAM TRUYỀN........................................................................ ......................... 21 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHÁI NIỆM "LỤC XỨ" TRONG MÔN LỤC NHÂM........................... 21 2.2 CẤU TRÚC CỦA TAM TRUYỀN........................................................................ ..................... 23 2.3 CÔNG DỤNG CỦA TAM TRUYỀN........................................................................ ................. 23 2.4 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO TAM TRUYỀN............................................ 23 1 BÀI 2: TỨ KHÓA VÀ TAM TRUYỀN Sau khi đã học xong bài học thứ hai này, chúng ta phải đạt được những mục tiêu sau: · hiểu được một số những "thuật ngữ chuyên ngành" hay được dùng trong môn lục nhâm · nắm bắt được cơ cấu căn bản của môn lục nhâm, đó là tứ khóa và tam truyền, hiểu rõ được các thành phần cấu thành của chúng. · hiểu một cách căn bản (sơ khởi) quy luật vận hành của thời không, các môi quan hệ tương tác của vạn vật được môn lục nhâm miêu tả. 1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHÁI NIỆM "LỤC XỨ" TRONG MÔN LỤC NHÂM Theo amour, để nắm bắt được môn lục nhâm thì trước tiên phải nắm được quy tắc quan trọng số một của nó, đó là quy tắc về "lục xứ". Trong môn lục nhâm phân biệt ra 6 chỗ trong quẻ mà người xử dụng lục nhâm cần phải quan tâm trước tiên, đó là: 1. Can ngày 2. Chi ngày 3. Hành niên và Bản mệnh của người hỏi quẻ 4. Sơ truyền 5. Trung truyền 6. Mạt truyền Can ngày xem quẻ Can ngày chính là trọng điểm quan trọng nhất trong một quẻ lục nhâm. Bởi từ khí ngũ hành của can ngày ta mới phân ra được ngôi vị của lục hào (ví dụ: ngày Canh Thân thì chi ngày là Thân đóng ngôi vị của hào "huynh đệ", bởi vì Can Canh hành kim, mà chi Thân cũng là hành kim, chúng ngang vai với nhau nên gọi là "hào huynh đệ"). Ngoài ra, Can ngày trong môn lục nhâm là nơi để đoán định về bản thân của "vấn nhân", tức là người hỏi quẻ (Can là bản thân, Chi là gia trạch của ta). Chi ngày xem quẻ Đơn vị thời gian ngày được cấu thành từ hai thành phần: Can + Chi, và Chi trong môn lục nhâm đóng vai trò rất quan trọng trong luận đoán lục nhâm, nếu Can đại diện cho bản thân người hỏi bói, thì Chi thường đại diện cho những nhân vận thân cận với người hỏi bói (ví dụ, một vị tướng xem về việc xuất quân có lợi hay không, thì Can ngày chính là nơi xem cho bản thân ông ta, còn Chi ngày là nơi để xem cho binh sỹ của ông ta). Niên + Mệnh của người hỏi quẻ Bản mệnh: chính là cung địa bàn tương ứng với năm sinh của người hỏi quẻ, còn hành niên chính là thời điểm "tuổi đời" hiện tại của vấn nhân. Bởi vì một quẻ lục nhâm bao gồm trong nó các yếu tố thời gian như: tiết khí, năm - tháng - ngày - giờ, và các yếu tố này vận hành - tương tác lẫn nhau theo quy luật nhân quả, để diễn dịch sự thường hằng và vô thường. · Câu hỏi đặt ra: thời gian là gì? phải chăng thời gian là sự dịch chuyển của các "phần" trong vũ trụ? như trái đất quay vòng xung quanh nó 1 vòng thì tạo ra một ngày, vận hành quanh mặt trời 1 vòng thì tạo ra 1 năm? khi con người ta sinh ra vào một thời điểm nào đó, thì dĩ nhiên đã bẩm thụ các "lực" của vũ trụ, và ở tại một không gian nào đó. Khi thời - không vận hành, ắt hẳn sự biến dịch này phải tương tác lên y theo một cách nào đó, mà theo nhãn quang của chúng ta diễn dịch là "cát" hay "hung" Tìm hiểu thêm về Tứ khóa Khi lập một quẻ lục nhâm, ta an Can ngày và Chi ngày theo quy tắc đã định, từ các cung an Can và Chi ngày ta lập ra tứ khóa (đã nói trong bài 1). Tứ khóa này được lập ra như một công cụ để xét sự vận động nội tại của không gian và thời gian. Quay trở lại ví dụ "PHẦN THỰC HÀNH" bài 1, ta có bản đồ lục nhâm như sau: Uploaded with ImageShack.us Xem hình vẽ trên, ta thấy rằng tứ khóa được lập ra từ cặp Thiên bàn + Địa bàn của Can và Chi (quẻ này có Can và Chi đồng cung với nhau, nên tứ khóa chỉ được lập từ 1 cung). Đến đây, ta nên lưu ý các điểm sau của tứ khóa: Do có sự tương tác ngũ hành giữa Can ngày và chữ Thiên bàn của nó, ta có khóa 1 Chữ Thiên bàn của Can là Dần đã được "dẫn tới" cung địa bàn Dần, rồi tiếp tục xét sự tương tác của chữ Thiên bàn và Địa bàn của cung này nên ta có được khóa 2 Do có sự tương tác ngũ hành giữa Chi ngày và Thiên bàn của nó, ta có khóa 3 Chữ thiên bàn của Chi ngày là Dần đã được dẫn tới cung địa bàn Dần, rồi tiếp tục xét sự tương tác của chữ Thiên bàn và Địa bàn của cung này nên ta có được khóa 4 Đến đây, chúng ta đã rõ được một điều là do sự tương tác của thời không của Can mà ta lập ra khóa 1 và 2, do sự tương tác thời không của Chi mà ta lập ra được khóa 3, 4. Tại sao nói vậy? bởi vị Địa bàn (theo amour hiểu) chính là tượng trưng của mặt đất, còn Thiên bàn chính là tượng trưng cho vũ trụ xung quanh trái đất. Vị thế của thiên bàn và địa bàn so với nhau được sắp xếp theo quy luật "thời gian". Sơ truyền - Trung truyền - Mạt truyền Từ các khóa 1, 2, 3, 4 người dùng lục nhâm xét sự tương tác ngũ hành của các thành phần tứ khóa mà lập ra Tam truyền. Mà tam truyền đại diện cho cái gì? Amour không rành tiếng Hán, nhưng amour cho rằng chữ "truyền" ở đây mang nghĩa "vận hành", và Tam truyền chính là công cụ mà môn lục nhâm dùng để miêu tả sự vận hành của sự vật, sự việc trong bối cảnh thời không của quẻ. Xem trong một cung (trong 12 cung) của bản đồ lục nhâm, ta thấy 3 thành phần cấu thành đặc trưng nhất như sau: Thiên bàn, theo amour nghĩ chính là đại diện cho chữ "thiên" Thiên tướng đóng trong cung đó, chính là đại diện cho chữ "nhân" Địa bàn của cung, chính là đại diện cho chữ "địa". như vậy, quẻ lục nhâm thể hiện yếu tố "tam tài" của vũ trụ này. Và ở đây amour bỗng ngờ rằng chữ "Thiên Can" ẩn trong nó một ý nghĩa nào đó về không gian, hay một quan hệ, một lực tương tác nào đó của vũ trụ vào trái đất chăng? Còn Địa chi thể hiện một không gian, một quan hệ, một lực tương tác nào đó của trái đất vào vũ trụ xung quanh nó??? Quay trở lại vấn đề kỹ thuật, môn lục nhâm sử dụng quy tắc tương sinh, tương khắc của ngũ hành giữa giữa Thiên bàn và Can ngày đối với khóa 1, và tương sinh tương khắc giữa Thiên bàn và Địa bàn đối với khóa 2, 3, 4 để lập ra tam truyền. Và sách lục nhâm nói rằng: [*]Sơ truyền: chính là đại diện cho giai đoạn sơ khởi của sự vật, sự việc mà người xem quan tâm [*]Trung truyền: chính là đại diện cho giai đoạn giữa của sự vật, sự việc mà người xem quan tâm [*]Mạt truyền: chính là đại diện cho giai đoạn kết thúc của sự vật, sự việc mà người xem quan tâm Như vậy, môn lục nhâm đã miêu tả sự vận hành của sự vật/việc qua ba giai đoạn thời gian, qua tam truyền ta có thể xem xuyên xuốt sự vận hành của mọi sự qua ba thời quá khứ - hiện tại - tương lai. Theo tôi được biết, thuật ngữ thường dùng trong Lục Nhâm gồm: - Địa chi: trái đất được chia làm 12 phần, gọi là 12 cung, gồm: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Được gọi là cung Địa bàn. Đối với Lục Nhâm, giờ chiêm quẻ ứng với 1 trong 12 cung Địa bàn - Địa can: tại một cung Địa chi (Địa bàn), mà tính chất của Can tụ khí, có ảnh hưởng nhiều nhất, với thời gian lâu dài, làm chủ tình huống. Được gọi là "Bản gia". Trời sở ký tại Đất. Địa Can được quy định như sau: 1- Giáp bản gia tại địa chi Dần 2- Ất bản gia tại địa chi Thìn 3- Bính Mậu bản gia tại địa chi Tị 4- Đinh Kỷ bản gia tại địa chi Mùi 5- Canh bản gia tại địa chi Thân 6- Tân bản gia tại địa chi Tuất 7- Nhâm bản gia tại địa chi Hợi 8- Quý bản gia tại địa chi Sửu. - Thiên chi: cung Thiên bàn đồng một tên với cung Địa bàn - Thiên can: cung Thiên chi có Can sở ký ứng hợp tại cung Địa can rước tiên, chúng ta các định Nguyệt tướng cho một năm. Ví dụ: năm 2010 Nguyệt tướng 2010 1. Khí Vũ thủy tiết Kinh trập dùng Nguyệt tướng Hợi - Khí Vũ thủy: ngày 19/2/2010 dl, giờ Sửu ngày 6 thg M.Dần (đủ), ngày C. Tý - Tiết Kinh trập: ngày 6/3/2010 dl, giờ Tý ngày 21 thg Giêng, ngày Ấ.Mão 2. Khí Xuân phân - tiết Thanh minh dùng Nguyệt tướng Tuất - Khí Xuân phân ngày 21/3/2010 dl, giờ Sửu ngày 6 thg K.Mão (thiếu), ngày C.Ngọ - Tiết Thanh minh ngày 5/4/2010 dl, giờ Mão ngày 21 thg K.Mão, ngày Â.Dậu 3. Khí Cốc vũ - tiết Lập hạ dùng Nguyệt tướng Dậu - Khí Cốc vũ ngày 20/4/2010 dl, giờ Mùi, ngày 7 thg C.Thìn (đủ), ngày C.Tý - Tiết Lập hạ ngày 5/5/2010 dl, giờ Tý, ngày 22 thg C.Thìn, ngày Â.Mão 4. Khí Tiểu mãn - tiết Mang chủng dùng Nguyệt tướng Thân - Khí Tiểu mãn ngày 21/5/2010 dl, giờ Ngọ ngày 8 tháng T.Tị (thiếu), ngày T.Mùi - Tiết Mang chủng ngày 6/6/2010 dl, giờ Dần ngày 26 thg T.Tị, ngày Đ.Hợi 5. Khí Hạ chí - tiết Tiểu thử dùng Nguyệt tướng Mùi - Khí Hạ chí ngày 21/6/2010 dl, giờ Tuất ngày 10 thg N.Ngọ (đủ), ngày N. Dần - Tiết Tiểu thử ngày 7/7/2010 dl, giờ Mùi ngày 26 tháng N.Ngọ, ngày M.Ngọ 6. Khí Đại thử - tiết Lập thu dùng Nguyệt tướng Ngọ - Khí Đại thử ngày 23/7/2010 dl, giờ Thìn ngày 12 thg Q.Mùi (thiếu), ngày G.Tuất - Tiết Lập thu ngày 7/8/2010 dl, giờ Tý ngày 27 thg Q.Mùi, ngày K.Sửu 7. Khí Xử thử - tiết Bạch lộ dùng Nguyệt tướng Tị - Khí Xử thử ngày 23/8/2010 dl, giờ Mùi ngày 14 thg G.Thân (thiếu), ngày A.Tị - Tiết Bạch lộ ngày 8/9/2010 dl, giờ Sửu ngày 1 thg A.Dậu (đủ) ngày T.Dậu 8. Khí Thu phân - tiết Hàn lộ dùng Nguyệt tướng Thìn - Khí Thu phân ngày 23/9/2010 dl, giờ Ngọ ngày 16 thg A.Dậu (đủ), ngày B.Tý - Tiết Hàn lộ ngày 8/10/2010 dl, giờ Dậu ngày 1 thg B.Tuất (thiếu) ngày T.Mão 9. Khí Sương giáng - tiết Lập đông dùng Nguyệt tướng Mão - Khí Sương giáng ngày 23/10/2010 dl, giờ Tuất ngày 16 thg B.Tuất, ngày B.Ngọ - Tiết Lập đông ngày 7/11/2010 dl, giờ Hợi ngày 2 thg Đ.Hợi (đủ), ngày T.Dậu 10. Khí Tiểu tuyết - tiết Đại tuyết dùng Nguyệt tướng Dần - Khí Tiểu tuyết ngày 22/11/2010 dl, giờ Dậu ngày 17 thg Đ.Hợi, ngày B.Tý - Tiết Đại tuyết ngày 7/12/2010 dl, giờ Mùi ngày 2 thg M.Tý (thiếu) ngày T.Mão 11. Khí Đông chí - tiết Tiểu hàn dùng Nguyệt tướng Sửu - Khí Đông chí ngày 22/12/2010 dl, giờ Thìn ngày 17 thg M.Tý (thiếu), ngày B.Ngọ - Tiết Tiểu hàn ngày 6/1/2011 dl, giờ Tý ngày 3 thg K.Sửu (đủ) ngày T.Dậu 12. Khí Đại hàn - tiết Lập xuân dùng Nguyệt tướng Tý - Khí Đại hàn ngày 20/1/2011 dl, giờ Dậu ngày 17 thg K.Sửu ngày A.Hợi - Tiết Lập xuân ngày 4/2/2010 dl, giờ Ngọ ngày 2 thg C.Dần (đủ), ngày C.Dần Ta thấy, Nguyệt tướng Dần có chứa tháng Đinh Hợi và tháng Mậu Tý, hoặc Nguyệt tướng Sửu có chứa tháng Mậu Tý và tháng Kỷ Sửu...v.v..., Vấn đề này cho chúng ta nhận thức được điều gì đây ? Sau khi xác định được Nguyệt tướng, mỗi ngày ta có 12 quẻ, nghĩ tới Nhật - Thần mà ứng cho sự "tự học", điều này mang lại cho chúng ta thật nhiều giá trị. NHẬT – THẦN - Thiên can sinh Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) thì trăm việc đều tốt, quẻ ban ngày thì được người giúp đỡ, ban đêm thì được Thánh thần che trở. - Thiên can khắc Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) thì trăm việc đều chẳng có lợi, chiêm quẻ ban ngày tất có người làm hại, còn chiêm quẻ ban đêm thì có vụ ma quỷ ám hại. - Can ngày chiêm (Can ngày Sinh) sinh Thiên can: trăm điều hao phí, thoát xuất. Còn Can ngày chiêm khắc Thiên can thì gặp sự bế tắc, uất ức, chê bỏ. - Thiên Can sinh Chi ngày chiêm và Thiên chi sinh lại Can ngày chiêm, ấy là quẻ Can ngày chiêm và Chi ngày chiêm đều chịu cho thiên thần Sinh, điềm tương đối 2 bên đều được sự hợp thuận trong việc làm ăn. ........ ........ Chúng ta đang ở trong tuần Giáp Ngọ, bạn Amour có thể lập 120 quẻ cho 10 ngày này được không ? Khi lập quẻ, chưa cần xác định Tứ khóa. Mà chỉ xét tới mối quan giữa Can Chi ngày chiêm đối với Can địa, Chi địa, Can thiên, và Chi thiên (Địa can - Địa chi - Thiên can - Thiên chi). Mỗi ngày, gồm 6 quẻ lập theo giờ ban ngày và 6 quẻ lập theo giờ ban đêm - Sau đó phối với 12 Tướng. Tiếp đến phối hợp với 12 Thần.
2.3 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO TAM TRUYỀN Phần này amour tìm hiểu theo sự mò mẫm và với sự hiểu biết rất ư là nông cạn, nếu có gì sai lầm xin các cụ vào chỉ cho, để tránh các bạn đọc bài sau này gặp sai lầm nữa, xin đội ơn các cụ trước. LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG: Lý thuyết âm dương trước tiên được dùng vào việc thành lập các khóa thể qua việc phân biệt ngày âm và ngày dương: * ngày dương: Giáp - Bính - Mậu - Canh - Nhâm (Tý - Dần - Thìn - Ngọ - Thân - Tuất) * ngày âm: Ất - Đinh - Kỷ - Tân - Quý (Sửu - Mão - Tị - Mùi - Dậu - Hợi) Quy tắc âm dương được áp dụng trực tiếp vào cách thành lập các khóa thể sau: - bài 3: Tri nhất khóa (ngày dương trong tứ khóa có nhiều khóa khắc/tặc, thấy có 1 chữ khóa khắc/tặc là dương thì lấy làm sơ truyền, ngày âm trong tứ khóa có nhiều khóa khắc/tặc, thấy có 1 chữ khóa khắc/tặc là âm thì lấy chữ âm đó làm sơ truyền) - bài 4: Thiệp hại khóa - bài 6: Mão tinh khóa - bài 7: Biệt trách khóa - bài 8: Bát chuyên khóa - bài 64: Lục thuần khóa LÝ THUYẾT NGŨ HÀNH Môn lục nhâm xử dụng lý thuyết ngũ hành trong nhiều cấp độ khác nhau, tạm nêu ra một vài cấp độ như sau: 1. Phân biệt ngũ hành của Can ngày và Chi ngày, từ đây lập ra tứ khóa và: 2. Trong phạm vi tứ khóa, xét quan hệ sinh khắc ngũ hành của chữ trên và chữ dưới để lập ra tam truyền 3. Từ ngũ hành của 10 can và 12 chi, xét quan hệ của 12 thiên tướng, 12 thiên thần 4. Xây dựng quy tắc về "Lục hào", một lý thuyết nền tảng cực kỳ quan trọng trong việc giải đoán 5. Xây dựng quy tắc về quan hệ (trong phạm vi lý thuyết ngũ hành) giữa 10 can/12 chi và 4 mùa thời tiết Xuân Hạ Thu Đông: tức là quy tắc về "vượng, tướng, hưu, tù, tử". Đây là quy tắc rất quan trọng để 1 & 2. Xét ngũ hành của ngày coi quẻ để từ đó lập thành các khóa thể: * Giáp Ất - Dần Mão: hành mộc (Giáp, Dần là dương mộc; Ất, Mão là âm mộc) * Bính Đinh - Tị, Ngọ: hành hỏa (Bính, Ngọ là dương hỏa; Đinh, Tị là âm hỏa) * Mậu Kỷ - Thìn Tuất Sửu Mùi: hành thổ (Mậu, Thìn, Tuất là dương thổ; Kỷ, Sửu, Mùi là âm thổ) * Canh Tân - Thân Dậu: hành kim (Canh, Thân là dương kim; Tân, Dậu là âm kim) * Nhâm Quý - Tý Hợi: hành thủy (Nhâm, Tý là dương thủy; Quý, Hợi là âm thủy) Từ căn bản lý thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc, tương tỉ của 10 can và 12 chi, môn lục nhâm áp dụng vào "tứ khóa" trong tứ khóa nhằm phân biệt ra vấn đề "khắc" và "tặc" "tỉ" xảy ra giữa thiên bàn và địa bàn của mỗi khóa, do đó mà lập được thành "tam truyền": Khắc: là chữ trên khắc xuống chữ dưới (hay Thiên bàn khắc xuống Địa bàn hoặc Can ngày), sở dĩ dùng chữ "khắc" là bởi vì trên mà khắc dưới là thuận lý, cũng như kẻ trên mà dạy bảo/cai trị người dưới. Tặc: là chữ dưới khắc lên chữ trên (hay Địa bàn khắc lên Thiên bàn), sở dĩ dùng chữ "tặc" là bởi vì dưới mà chống lại trên là nghịch lý, cũng như kẻ dưới mà chống lại người trên. 3 & 5. Xét ngũ hành của các thiên thần, thiên tướng trong môn lục nhâm có các loại thần sát như sau: Vòng sao Quý nhân 12 Thiên thần: chính là 12 chi thiên bàn nhưng mang tên khác đi Thần sát được lập thành từ các quy tắc (nào đó) của các đơn vị thời gian - Thần sát lập từ Can ngày - Thần sát lập từ Chi ngày - Thần sát lập từ đơn vị Năm - Thần sát lập từ đơn vị Mùa (4 mùa) - Thần sát lập từ đơn vị Tháng - Thần sát lập từ đơn vị Ngày ta sẽ cùng nghiên cứu quy tắc lập thành và bản chất của các thần sát vào một dịp khác, ở đây ta xem xét quy tắc tương sinh, tương khắc của các thần sát này. Trong môn lục nhâm quy định đặc tính tốt hay xấu cho mỗi thần sát khác nhau, và dựa trên quy tắc sinh/khắc của ngũ hành ta cần chú ý các điểm sau: Đắc địa/Thất địa: một thần sát đắc địa là nó nằm đúng phương vị của nó thì gọi là đắc địa, phương vị của thần sát được quy định bởi địa bàn lục nhâm. Ví dụ: sao Quý nhân nằm tại Hợi địa bàn thì đắc địa, sao Câu trận nằm tại Tị địa bàn là đắc địa. Đối với cát tướng thì khi đắc địa thì tác phúc mạnh, còn đối với hung tướng đắc địa thì bớt hung. Tại sao lại có khái niệm "đắc địa" và "thất địa" trong môn lục nhâm? Khi dùng quy tắc ngũ hành sinh/khắc ta có thể hiểu được điều này, ví dụ: sao Câu trận mang hành thổ, khi đóng vào Dần/Mão địa bàn mang hành mộc nên bị khắc, vì vậy gọi là nó đóng nơi "Thất địa", còn khi Câu trận đóng nơi Tị địa bàn mang hành hỏa nên nó được địa bàn sinh, vì vậy gọi là "đắc địa". Vượng - tướng - hưu - tù - tử: là quy tắc miêu tả "khí lực" của các thần sát, vượng khí tức là khí lực của thần sát đó mạnh do nó gặp chính thời, tướng khí là khi thần sát được ngũ hành của mùa sinh ra nó, hưu khí là ngũ hành của thần sát đó sinh ra mùa xem quẻ, tù khí là khi ngũ hành của thần sát đó khắc ngũ hành của mùa xem quẻ (bởi thần sát khắc lại thời cũng như kẻ yếu chống lại người mạnh, tất sẽ thua), tử khí là khi ngũ hành của thần sát bị ngũ hành của mùa xem quẻ khắc (mạnh mà khắc yếu thì yếu tất chết). Ví dụ thần sát hành Mộc mà xem vào mùa Xuân thì vượng khí, xem vào mùa Hạ thì hưu khí, xem vào mùa thu thì tử khí, xem vào các tháng 3, 6, 9, 12 là các tháng hành thổ thì bị tù khí. Còn một trường hợp khác tính là "vượng khí" là khi có nhiều thần sát có cùng một hành gặp nhau tại 1 cung, ví dụ như sao Thiên hợp mà có Dần thiên bàn đóng thì gọi là Thiên hợp vượng khí. 4. quy tắc về lục hào: Một quẻ lục nhâm bao gồm 10 can, 12 chi được diễn ra thành vô vàn các thần sát khác nhau. Người học môn lục nhâm sẽ bị xa vào mê hồn trận và không thể giải đoán nếu không nắm vững hai quy tắc sau: a) quy tắc về lục hào quy tắc về "loại thần" lục hào được lập thành qua sự diễn giải quy tắc "tương sinh", "tương khắc", "tương tỉ" của 10 can và 12 chi như sau: Hào của bản thân ta: đó chính là Can ngày, cũng từ bản thân ta mới biết được các hào vị khác Hào huynh đệ: địa chi nào có ngũ hành tương đồng/tương tỉ với Can ngày thì gọi là "hào huynh đệ", ý là ngang bằng vai với ta chính là anh em/bạn bè. Hào tử tôn: Ta sinh ra ai thì đó là con ta, vì vậy ngũ hành của Can ngày mà sinh ra địa chi thì địa chi đó chính là hào tử tôn. Hào thê tài: theo quy tắc tự nhiên thì con mái phải phục tùng con trống, nói một cách khác là con trống phải chế ngự được con mái, chồng phải khắc chế được vợ. Do đó ngũ hành của địa chi nào bị Can ngày khắc thì gọi địa chi đó là hào thê tài. Hào Phụ mẫu: ai sinh ra ta thì đó là cha mẹ ta, vì vậy địa chi nào có ngũ hành sinh ra ngũ hành của Can ngày thì địa chi đó chính là hào Phụ mẫu. Hào Quan quỷ: Quan quỷ có nhiều ý nghĩa khác nhau như cấp trên, quan trên, thần thánh, quỷ thần. Đó là những nhân vật có thể khắc chế được ta. Vì vậy địa chi nào có ngũ hành khắc với ngũ hành thì địa chi đó gọi là hào Quan quỷ. Ở trên chỉ giải thích về lục hào đối với 12 địa chi (thiên bàn), đối với 10 Can cũng có thể diễn dịch theo quy tắc lục hào. Tuy nhiên, ta phải nhớ rằng 10 Can luôn đứng sau lưng của 12 địa chi, do đó ta gọi là "Độn Can". Và "hào vị" của Can luôn có chữ "Ám", ví dụ khi một độn can mà khắc với Can ngày thì đó gọi là "Hào ám quỷ". Bạn có thể hỏi là "tại sao lại phải quan tâm tới quy tắc lục hào?", câu trả lời là nếu bạn không biết phân biệt lục hào thì bạn sẽ không thể giải nổi một quẻ lục nhâm. Ví dụ: một người vợ muốn chiêm đoán về chồng mình, ắt phải tìm hào quan quỷ (tượng của người chồng" mà đoán, một người muốn hỏi về cha mẹ, ắt phải tìm hào "Phụ mẫu" mà đoán: giả sử vào ngày Ất mà một người cha chiêm đoán về con mình, ông ta phải tìm về thiên bàn Tị và Ngọ là nơi tác hào tử tôn để đoán. "Loại thần" là thuật ngữ của môn lục nhâm chỉ về các đối tượng mà các thần sát làm đại diện, ví dụ: sao Bạch hổ làm đại diện cho sự tàn sát, đường đi, tiền bạc; còn sao Thiêp hợp đại diện cho tính riêng tư, bạn bè, người mai mối. Người học lục nhâm phải nắm rõ về "loại thần" để có thể kết hợp với quy tắc lục hào nhằm giải đoán một cách uyển chuyển và chính xác việc mình quan tâm. LÝ THUYẾT VÒNG TRƯỜNG SINH Một quy tắc căn bản mang tính then chốt và không thể thiếu trong khi lập thành cũng như luận giải môn lục nhâm, đó là lý thuyết về "vòng trường sinh", ta có thể thấy vòng trường sinh miêu tả 12 giai đoạn diễn giải một cách cặn kẽ quy luật "thành - thịnh - suy - hủy" của vạn vật. Nói một cách nôm na thì nó được lập ra để miêu tả "vòng đời" của mọi sự vật/sự việc trên cõi đời: Sinh: giai đoạn được sinh ra Bại (Mộc dục): giai đoạn non nớt, như cây mới nảy chồi Đái (Quan đới): giai đoạn lớn hơn, như trẻ em đã biết mặc áo đội mũ, đi học hành Quan (Lâm quan): giai đoạn vào đời, thời kỳ biết lao động Vượng (Đế vượng): giai đoạn trưởng thành hoàn toàn, xung mãn nhất Suy: giai đoạn bắt đầu ở phía bên kia của đỉnh dốc, đang trên đà đi xuống Bệnh: giai đoạn đi xuống dốc, như người đã suy kiệt tới bệnh hoạn Tử: giai đoạn lìa bỏ, chết, đối nghịch với nghĩa được sinh ra Mộ: giai đoạn phân hủy, có thể tạm hiểu như khái niệm "cõi trung ấm" của đạo Phật, sau cái chết mà chưa đầu thai lại. Tuyệt: giai đoạn lìa bỏ giai đoạn "trung ấm", cuộc sống cũ hoàn toàn chấm dứt để đi vào một cuộc sống mới Thai: giai đoạn "đầu thai", cũng như thân trung ấm nhập thai để bắt đầu cơ thể mới Dưỡng: giai đoạn thai nghén trưởng thành, cũng như một bào thai được nuôi dưỡng Trong một quẻ lục nhâm, chỉ cần nhìn thấy trong lục xứ, nhất là tam truyền ở giai đoạn nào của vòng đời đã cho phép người xem quẻ có một khái niệm khá rõ rệt về một thời kỳ của vật/việc mà họ quan tâm, ví dụ: nhìn thấy chữ "Mộ" đóng nơi Can ngày đủ thấy một vòng sinh tử đã kết thúc, và hiện sự vật/sự việc mà Can ngày đại diện đang mơ mơ màng màng, hốt hốt hoảng hoảng tựa như linh thức của người chết trong cõi trung ấm. LÝ THUYẾT VỀ VÒNG THÁI TUẾNgười xưa chỉ dùng 10 can và 12 chi mà miêu tả được a) không gian (thiên bàn), thời gian (địa bàn, c) vạn vật (loại thần) một cách cực kỳ sâu rộng và chi tiết. Trong đó, đơn vị thời gian của năm và vòng tuần hoàn của nó được thể hiện trong "Vòng thái tuế". Amour không hiểu rõ về quy tắc lập thành của vòng thái tuế, nhưng trong phạm vi của môn lục nhâm, ta biết rằng vòng thái tuế được lập thành để miêu tả cái gọi là "thần sát" theo đơn vị thời gian năm như sau: 1. Thái Tuế 2. Thiếu Dương 3. Tang Môn 4. Thiếu Âm 5.Quan Phù 6.Tử Phù 7. Tuế Xung 8.Long Đức 9. Tuế Hổ 10.Phúc Đức 11.Điếu Khách 12.Bệnh Phù Trong đó ta quan tâm nhiều hơn hết là Thái tuế - Tang môn - Tuế hổ - Điếu khách - Bệnh phù. Trong các sách nói rằng Thái tuế là đơn vị địa chi thống lĩnh khí huyết của một năm, đóng vai trò như một vị vua năm (Tuế quân) oai quyền. Vì vậy chỉ nên "tọa vào" (cùng hướng) chứ không nên "hướng vào" (đối kháng). Còn các vị thần sát còn lại mỗi vị lại mang một vai trò và ý nghĩa cụ thể. LÝ THUYẾT VỀ VÒNG SAO QUÝ NHÂN Amour chưa hiểu được về quy tắc lập thành và lý thuyết của vòng sao Quý nhân. Tuy nhiên, để nắm được một vài quy tắc kỹ thuật về vòng sao quý nhân thì có các điểm sau cần lưu ý: ngũ hành của Thiên tướng: môn lục nhâm có sử dụng 12 thiên tướng làm thần sát quan trọng bậc nhất, thể hiện rõ ràng nhất về sự may rủi cần dự đoán, trong đó: Quý nhân = Sửu (âm thổ); Đằng xà = Tị (âm hỏa), Chu tước = Ngọ (dương hỏa), Thiên hợp = Mão (âm mộc), Câu trận = Thìn (dương thổ), Thanh long = Dần (dương mộc), Thiên không = Tuất (dương thổ), Bạch hổ = Thân (dương kim), Thái thường = Mùi (âm thổ), Huyền vũ = Hợi (âm thủy), Thái âm = Dậu (âm kim), Thiên hậu = Tý (dương thổ). Trong tam truyền, nếu có Thiên tướng nào khắc ngược lên Thiên bàn thừa thần của nó thì gọi là "Thiên tướng ngoại chiến", còn chữ Thiên bàn thừa thần của nó khắc xuống Thiên tướng cùng cung thì gọi là "Thiên tướng nội chiến". Trong môn lục nhâm có câu 86 trong phần "Tất pháp tập" nói rằng "Tướng phùng nội chiến sở mưu nguy", tức là khi nào trong một cung ta đang xem xét thấy có chữ địa bàn khắc lên chữ thiên bàn, rồi chữ thiên bàn đó khắc xuống thiên tướng thì gọi là "Tướng phùng nội chiến", ứng với điềm có nội loạn đối với vấn đề mình đang muốn hỏi bói. Còn Thiên tướng ngoại chiến thì ứng với sự khắc ít nghiêm trọng hơn. LÝ THUYẾT VỀ CÁC LOẠI HÌNH QUAN HỆ CỦA 12 ĐỊA CHI Giữa 12 địa chi với nhau, ta có được các loại hình về loại hình quan hệ của chúng như sau: 1. Quan hệ ngũ hành: Giữa 12 địa chi có các mối quan hệ về được hình thành từ quy tắc tương sinh tương khắc ngũ hành của chúng ( "sinh", "khắc", "tỉ hòa"). 2. Quan hệ "Hình": giữa 10 can và 12 chi có tồn tại một loại quan hệ gọi là "hình", có nghĩa là "hình phạt". Đó là khi một đơn vị này công phạt, làm thương tổn một đơn vị khác. 3. Quan hệ "Hại": giữa 10 can và 12 có tồn tại một loại quan hệ gọi là "hại", có nghĩa là không hòa thuận, ngấm ngầm làm hại nhau. 4. Quan hệ "Xung": là loại quan hệ chỉ sử "đối kháng và hóa giải" giữa 12 địa chi với nhau, quan hệ đối kháng này có thể tốt, có thể xấu bởi vì khi sự tốt bị hóa giải mất thì không hay, còn việc xấu bị hóa giải lại là chuyện lành. 5. Quan hệ "Phá": là loại quan hệ mang ý nghĩa "làm cho mất đi', "chia lìa, tán nhỏ', "di chuyển, di dời, chuyển đi", "đổi bỏ, dời đổi". 6. Quan hệ "Hợp": là loại quan hệ mang ý nghĩa "hài hòa", "kết hợp", "hòa hợp". Quan hệ hợp này được chia ra làm hai loại nhỏ hơn: a) tam hợp, lục hợp. Loại quan hệ này được áp dụng vào cả 10 can lẫn 12 chi. Sáu loại quan hệ này tạo nên một mối tương tác vô cùng, vô tận của quẻ lục nhâm, cái lợi của chúng là ta có thể tiến hành "vi phân tích" sự việc tới những chi tiết rất nhỏ, cái khó của chúng là nó tạo nên một mạng lước các mối quan hệ chằng chịt và rối rắm. Tuy nhiên, nếu ta biết áp dụng quy tắc loại thần và lục hào, tập trung vào "lục xứ" thì có thể áp dụng các loại quan hệ này một cách thuận lợi trong việc giải đoán. LÝ THUYẾT VỀ "CHỦ" VÀ "KHÁCH" TRONG LỤC NHÂM Trong một quẻ lục nhâm, nơi Can ngày đại diện cho bên "Chủ" và nơi Chi ngày đại diện cho bên "Khách". Khi giải đoán quẻ lục nhâm, nếu không thông về lý thuyết "Chủ" và "Khách" thì người giải quẻ sẽ có thể gặp nhiều sai lầm, cho dù anh ta có thông thuộc tất cả các quy tắc và lý thuyết đã nói phần trên. Để giải thích cho ý này, trước tiên ta tìm hiểu thế nào là "chủ", thế nào là "khách": ta không nên hiểu rằng "chủ" có nghĩa là người sở hữu, hay người làm chủ, còn "khách" có nghĩa là người mà ta tiếp đón (theo nghĩa "khách khứa") chữ "Chủ" trong môn lục nhâm (theo amour hiểu) có nghĩa là: trong một bối cảnh câu chuyện/sự vật/sự việc mà bên nào chịu thụ động, tĩnh, ra tay sau thì gọi là "Chủ", tức là bên mang vị thế ứng phó trong bối cảnh đó (hậu phát chế nhân còn bên nào chủ động ra tay trước thì gọi là "khách", mang tính cách động, phát trước (tiên phát chế nhân) Bởi nếu không phân biệt được "chủ" hay "khách" thì lắm khi người giải quẻ sẽ lâm vào tình trạng "râu ông nọ cắm cằm bà kia", cho dù anh ta có nắm được vững các quy tắc khác. Tuy nhiên, riêng phần "Chủ/khách" này chỉ là sự hiểu mang tính chủ quan của amour, các bạn nên tự mình tìm hiểu thêm, và rất mong được các tiền bối chỉ dạy thêm. BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP LẤY TAM TRUYỀN 3.1 LẤY TAM TRUYỀN TỪ 10 BÀI KHÓA CĂN BẢN NHẤT 3.2 GIỚI THIỆU CÁCH SỬ DỤNG TAM TRUYỀN 3.3 LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐOÁN Mục tiêu của bài học số 3: • Hiểu rõ và thành thục về phương pháp lấy tam truyền • Làm quen với các mối quan hệ trong nội bộ của từng truyền, cũng như các mối quan hệ của từng truyền với các truyền khác với nhau • Giới thiệu sơ qua về phương pháp giải đoán quẻ lục nhâm. Sau khi học xong bài này rồi, chúng ta nên luyện thành khả năng lập tam truyền và giải quẻ một cách căn bản để làm nền tảng phát triển tiếp cho việc giải đoán lục nhâm sau này. 3.1 LẤY TAM TRUYỀN TỪ 10 BÀI KHÓA CĂN BẢN NHẤT Trong môn Đại Lục Nhâm tất cả các kỹ thuật giải đoán hầu hết tập trung vào tứ khóa và tam truyền, nếu có sai lầm trong việc lấy tam truyền thì tất cả các giải đoán kể như sẽ sai lầm hết. Trong phần "Tất pháp tập" có câu "Võng dụng tam truyền tai phúc dị", có nghĩa là nếu dùng nhầm tam truyền thì việc cát hung đoán ra sẽ chẳng được chính xác như thực tế, vì vậy người học môn lục nhâm này tất phải nắm rất vững cách lấy tam truyền. Cả môn Đại lục nhâm này có tổng cộng 65 bài khóa, nhưng may mắn thay là kỹ thuật lấy tam truyền chỉ nằm vỏn vẹn trong 10 bài khóa đầu tiên. Trong phần 3.1 này chúng ta sẽ học cách lấy tam truyền dựa vào việc quan sát tứ khóa, can chi. Để hiểu được một cách dễ dàng phương pháp lấy tam truyền, ta cần nhớ rằng "quy trình lấy tam truyền" được tiến hành như sau: bước 1: an Can, Chi bước 2: từ cung an Can ngày và cung an Chi ngày lập thành tứ khóa bước 3: lấy tam truyền, bằng cách đi xem xét 3 loại quan hệ cơ bản nhất (tương tác ngũ hành bao gồm: tương sinh, tương khắc, tương tỷ) giữa chữ trên và chữ dưới của từng khóa một. Lưu ý trong tam truyền sẽ chia ra hai trường hợp tổng quát nhất, đó là: • trường hợp 1: trong tứ khóa có loại quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa • trường hợp 2: trong tứ khóa không có quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa Uploaded with ImageShack.us Xem trong hình minh họa dưới đây, ta có thể thấy rằng 2 trường hợp lấy tam truyền đó sẽ bao gồm các bài khóa liên quan: • trường hợp 1: trong tứ khóa có loại quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa + bài khóa 1: Nguyên thủ khóa + bài khóa 2: Trùng thẩm khóa + bài khóa 3: Tri nhất khóa + bài khóa 4: Thiệp hại khóa • trường hợp 2: trong tứ khóa không có quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của một khóa hay nhiều hơn 1 khóa: + bài 5: Dao khắc khóa + bài 6: Mão tinh khóa + bài 7: Biệt trách khóa + bài 8: Bát chuyên khóa + bài 9: Phục ngậm khóa + bài 10: Phản ngậm khóa Resized to 93% (was 800 x 468) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Uploaded with ImageShack.us KHÓA TẶC VÀ KHÓA KHẮC Dùng công thức lập quẻ trong bài 1, chúng ta đã có thể lập ra được tứ khóa. Trong mỗi một khóa của bốn khóa của quẻ lục nhâm sẽ bao gồm một chữ trên và một chữ dưới. TRONG MỖI KHÓA, nếu có quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của khóa đó ta sẽ có một trong hai trường hợp sau: • Chữ trên khắc xuôi xuống chữ dưới: thì gọi là khóa khắc • Chữ dưới khắc ngược lên chữ trên: thì gọi là khóa tặc Ngoài ra, nếu thấy chữ dưới và chữ trên không khắc cũng không sinh ra nhau thì gọi là quan hệ " khóa tỷ hòa", còn sinh ra thì gọi là "khóa sinh" Tại sao cùng là tương khắc mà lại chia ra làm 2 tên (một gọi là khóa tặc, một gọi là khóa khắc)? bởi vì chữ trên của mỗi khóa được lấy ở chữ Thiên bàn, còn chữ dưới của mỗi khóa được lấy từ chữ Địa bàn (hoặc lấy ở Can ký, đối với khóa 1). Mà trong kinh dịch thì quan niệm rằng: "Thiên tôn địa ty. Càn Khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hĩ. Động tĩnh hữu thường, Cương nhu đoán hĩ. Phương dĩ loại tụ; vật dĩ quần phân, cát sinh sinh hĩ. Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hóa kiến hĩ." Nghĩa là "Trời cao Đất thấp. Càn khôn ổn định. Cao thấp tỏ bày, sang hèn định vị. Động tĩnh luôn thường, cương nhu phán đoán. Cùng loại thì tụ, vật chia nhóm bày, cát hung nảy sinh. Ở trời là tượng, ở đất là hình, biến hóa định rõ" Vì quan niệm như vậy, nên khi trong một khóa có chữ trên khắc xuống chữ dưới cũng như trên cai trị dưới, nên gọi là "khóa khắc". Còn đất mà dám chống trời, dưới mà dám chống trên thì tức là làm phản, vì vậy gọi khóa có chữ dưới khắc ngược lên chữ trên là "khóa tặc". KHÓA TẶC - KHÓA KHẮC và 4 BÀI KHÓA NỀN TẢNG Khi quan sát trong tứ khóa để lấy tam truyền, việc đầu tiên mà chúng ta đi tìm là phải xem trong từng khóa một có những quan hệ tương khắc hay không. Nếu trong tứ khóa có trường hợp tương khắc, thì việc lấy tam truyền sẽ rơi vào 1 trong 4 bài khóa sau đây: • trường hợp có 1 khóa khắc (trong tứ khóa chỉ có một khóa có chữ trên khắc chữ dưới, 3 khóa còn lại là khóa sinh, khóa tỷ): trường hợp này được gọi là "Nguyên thủ khóa", nghĩa là khóa đứng đầu. Tại sao có tên này? Bởi vì trong 4 khóa bao gồm 8 chữ cả trên cả dưới, mà chỉ có một chữ có khả năng khắc xuống, đó chính là tượng của một người đứng đầu, có khả năng cai trị tất cả thần dân còn lại. • trường hợp có 1 khóa tặc (trong tứ khóa chỉ có 1 chữ dưới khắc lên chữ trên, 3 khóa còn lại là các khóa sinh, khóa tỷ hoặc cả khóa khắc): trường hợp này được gọi là "Trùng thẩm khóa", nghĩa là "suy đi tính lại nhiều lần". Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trong cả 4 khóa bao gồm 8 chữ chỉ có 1 chữ dưới dám "khắc lên" khóa trên, đây là hình tượng của một người rắp tâm làm phản, chống lại người trên. Mà làm phản thì nguy hiểm lắm, bởi vậy phải cân đi nhắc lại xem có làm được không, vì vậy gọi là Trùng thẩm khóa. • trường hợp có nhiều khóa tặc hay khóa khắc, nhưng chỉ có 1 chữ trên của của các khóa tặc/khắc đó là cùng vị âm dương với ngày: trường hợp này gọi là "Tri nhất khóa". Tri nhất có nghĩa là biết một, nghĩa là chỉ dùng 1 khóa đồng vị âm/dương với ngày coi quẻ để lập tam truyền thôi. Lý do là quy tắc của "dịch" là cái gì ít thì làm chủ, nay trong đám khóa khắc hay khóa tặc đó chỉ có 1 chữ trên đồng vị âm dương với ngày coi quẻ thì đương nhiên nó sẽ làm chủ mà phát dụng thành Sơ truyền, vì vậy gọi là khóa "Tri nhất". • Trường hợp có nhiều khóa tặc/khắc: được gọi là "Thiệp hại khóa", "thiệp" có nghĩa là lướt qua, "hại" ám chỉ các quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới. Sở dĩ gọi như vậy là trong tứ khóa có nhiều hơn 1 khóa bị tặc hoặc bị khắc, lại không thể theo quy tắc đồng vị âm dương ngày để chọn ra Sơ truyền nên phải tính xem từ chỗ tặc/khắc đó "lướt" về bản gia của nó, chữ thiên bàn nào xảy ra nhiều lần tặc/khắc nhất sẽ được chọn để phát dụng làm Sơ truyền. Ở đây ta lại chia ra nhiều cách lấy tam truyền, tùy thuộc vào các yếu tố sau: - tứ khóa nhiều khóa khắc, mà không có khóa tặc: thì gọi là quẻ Thiệp khắc - tứ khóa có nhiều khóa tặc, có hoặc không có khóa khắc: thì gọi là quẻ Thiệp tặc - gặp quẻ Thiệp tặc, mà trong các chữ trên của khóa "Tặc" đó có chữ sinh ra Can ngày: thì gọi là quẻ "Tỷ dụng cách" - tứ khóa có nhiều khóa tặc, khắc mà các lần tặc khắc tính được của các khóa tặc/khắc đó bằng nhau, có nghĩa là không thể tìm ra Sơ truyền bằng cách tính số lượng thần của các chữ trên mỗi khóa đó tương khắc với chữ dưới của nó. Trong trường hợp này thì hễ chữ trên (Thiên bàn) gia lên Mạnh địa bàn (nghĩa là các chữ địa bàn Dần - Thân - Tị - Hợi) thì lấy chữ trên đó làm Sơ truyền. Cách này được gọi là "Kiến cơ cách", "Kiến cơ" có nghĩa là nhìn thấy cơ hội, bởi vì các chữ trên của bốn khóa bất phân thắng phụ, nay có một chữ gia lên Mạnh địa bàn là đất của trường sinh, đó chính là nơi phát xuất của mọi chuyện, vì vậy chọn nó làm Sơ truyền nên gọi là Kiến cơ cách. - cũng như Kiến cơ cách, nhưng lại không tìm ra được chữ trên nào của các khóa tặc/khắc đó nằm trên Mạnh địa bàn, thì ta tiếp tục xét các chữ nằm trên Trọng địa bàn (tức các địa bàn mang tên Tý - Ngọ - Mão - Dậu), gọi là "Sát vi cách", "Sát vi" có nghĩa là xét cái nhỏ, bởi lớn không có nên phải xét cái nhỏ nên gọi là sát vi cách. - cách cuối cùng của "Thiệp hại khóa" chính là "Xuyết hà cách": với các điều kiện như sau: Resized to 97% (was 763 x 539) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Uploaded with ImageShack.us Xuyết hà có nghĩa là gắn ngọc, ngày xưa việc gắn ngọc lên mũ thì phải chọn nơi cao để gắn ngọc vào. Sở dĩ gọi tên quẻ như vậy là vì Quẻ Xuyết hà lấy sơ truyền theo ngày Âm/Dương, còn Trung truyền, Mạt truyền lấy theo nguyên thủ khoá. Xuyết hà có nghĩa là kết ngọc, ví như gắn ngọc lên mũ, tất phải chọn phía trước hoặc phía sau, hoặc chỗ cao hơn để gắn vào. Nhìn cách lấy sơ truyền của xuyết hà cách sẽ thấy. CÁC KHÓA TƯƠNG SINH, TƯƠNG TỶ VÀ 6 BÀI KHÓA NỀN TẢNG Theo phương pháp loại suy, hễ trong tứ khóa có khóa nào xảy ra mối quan hệ tương khắc, ta sẽ phải lấy tam truyền theo công thức đã nói phần trên. Còn nếu cả trong 4 khóa không hề có mối quan hệ tương khắc nào thì chúng ta sẽ có công thức lấy tam truyền theo 6 bài khóa căn bản sau: ------------------------------------------------------------ 1. DAO KHẮC KHÓA: Trong tứ khóa không hề có khóa khắc hay khóa tặc (tức không phát sinh quan hệ tương khắc giữa chữ trên và chữ dưới của mỗi khóa", nhưng trong 4 chữ trên của 4 khóa lại có 1 chữ tương khắc với CAN NGÀY. "Dao khắc" có nghĩa là khắc từ xa, gọi như vậy bởi vì giữa Can ngày và các chữ trên của khóa 2, 3, 4 có xảy ra loại quan hệ tương khắc (vì nếu xảy ra tại khóa 1 nơi có Can ngày ký vào chữ địa bàn thì đã trở thành khóa tặc hoặc khóa tỷ). Dao khắc khóa cũng chia làm 2 cách: Cao thỉ cách: là 1 chữ trên trong khóa 2, 3, 4 khắc Can ngày Đạn xạ cách: là Can ngày khắc 1 chữ trên trong khóa 2, 3, 4 Cách lấy tam truyền là chữ trên nào tác tương khắc với Can ngày thì lấy chữ đó phát dụng làm Sơ truyền. ------------------------------------------------------------ 2. MÃO TINH KHÓA Quẻ Mão Tinh thì trong tứ khóa không có khóa tặc, không có khóa khắc, không có khóa dao khắc, 4 khóa lấy từ 4 cung khác nhau. Gọi là "Mão tinh khóa" vì bởi vì quẻ này phải sử dụng chữ địa chi "Dậu" để lấy tam truyền. Một quẻ lục nhâm mà trong tứ khóa không hề có điểm nào tương khắc, cũng không hề có tứ khóa nào chung đụng với nhau nên cũng chẳng phát sinh xung đột gì, đó chính là hình tượng của một vũ trụ đã vào trạng thái quy tàng bởi vạn vật không còn tương tác với nhau nữa. Quẻ này dùng phương vị tại ngôi sao Mão tinh là ngôi sao Mão Nhật Kê để phát dụng làm Sơ truyền, ngôi sao Mão là sao thứ 18 trong nhị thập bát tú. Ngôi sao này nằm chính giữa cung Dậu của vòng hoàng đạo, lúc này thời gian tại trái đất đã tới kỳ ngưng kết theo thiên đạo, Dậu là tháng 8 khoảng tiết Bạch Lộ, khí thu phân lúc khí âm đang thịnh, sương mù kéo tới, lá vàng cỏ cây khô héo, đây là thời kỳ vạn vật tiềm ẩn sự sống vào bên trong và lộ sự chết ra bên ngoài. Quẻ này cũng phân ra làm 2 cách: Xem vào ngày Dương thì gọi là "Mão tinh dương nhật", vì ngày Dương nên miêu tả khí dương vươn lên, nên từ địa bàn cung Dậu (Dậu địa bàn) ngó lên, lấy chữ Thiên bàn làm sơ truyền. Xem vào ngày Âm thì gọi là "Mão tinh âm nhật", vì ngày Âm nên miêu tả khí âm chìm xuống, nên từ Dậu thiên bàn ngó xuống, thấy địa bàn của Dậu thiên bàn tên gì thì lấy Thiên bàn nào cùng tên với địa bàn của Dậu thiên bàn làm Sơ truyền. Cách lấy tam truyền của quẻ "Mão tinh dương nhật" Xem quẻ vào ngày dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), mà trong tứ khóa không có khóa tặc/khắc, cũng không có khóa dao khắc nhưng bốn khóa ở bốn cung khác nhau thì gọi là quẻ Mão Dương Tinh Nhật hay Hồ Thỉ Chuyên Bồng. Uploaded with ImageShack.us Cách lấy tam truyền như sau: tìm tới Dậu địa bàn, lấy chữ Thiên bàn trong cung Dậu địa bàn làm Sơ truyền. Dùng chi thượng thần làm trung truyền. Dùng can thượng thần làm mạt truyền. giải thích: Dậu thượng thần: là chữ thiên bàn nằm trên cung Dậu địa bàn Chi thượng thần: là chữ thiên bàn nằm trên cung có an chi Can thượng thần: là chữ thiên bàn nằm trên cung có an can. Cách lấy tam truyền của quẻ "Mão tinh âm nhật" gày xem quẻ là ngày âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) mà trong tứ khóa không có khóa tặc/khắc, khóa dao khắc. Bốn khóa ở khác cung nhau thì gọi là Mão Tinh Âm Nhật hay Đông Xà Yếm Mục. Uploaded with ImageShack.us Lấy tam truyền như sau: Sơ truyền: tìm tới cung có Dậu thiên bàn đóng, lấy chữ địa bàn dưới cung Dậu thiên bàn làm sơ truyền. Trung truyền: lấy Can thượng thần làm trung truyền Mạt truyền: lấy Chi thượng thần làm mạt truyền ------------------------------------------------------------ 3. BIỆT TRÁCH KHÓA Trong tứ khóa không có khóa tặc, không có khóa khắc, cũng không có khóa giao khắc, nhưng có 2 khóa trong tổng số 4 khóa được lấy từ 1 cung khác nhau thì gọi là "Biệt trách khóa". Khóa Biệt trách chia ra làm 2 trường hợp: Xem vào ngày Dương: thì gọi là "Biệt trách dương nhật" Xem vào ngày Âm: thì gọi là "Biệt trách âm nhật" Cách lấy tam truyền của "Biệt trách dương nhật" Xem quẻ vào ngày dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm): trong tứ khóa không có khóa tặc, khóa khắc, không có khóa dao khắc, nhưng có: HAI KHÓA CÙNG Ở MỘT CUNG ĐỊA BÀN LÀM RA thì gọi là Biệt Trách Dương Nhật. Cách lấy tam truyền là: Sơ truyền: lấy "Can hợp thượng thần" làm Sơ truyền Trung truyền: lấy "Can thượng thần" làm Trung truyền Mạt truyền: lấy "Can thượng thần" làm Mạt truyền Trong 5 ngày dương thì chỉ có 2 ngày là có quẻ Biệt trách dương nhật, đó là ngày Bính và ngày Mậu. Ngày Bính thì can hợp là can Tân, mà can Tân thì ký tại Tuất địa bàn, vì vậy lấy chữ Thiên bàn nào đóng trên cung Tuất địa bàn làm Sơ truyền. Ngày Mậu thì can hợp là can Quý, mà can Quý thì ký tại Sửu địa bàn, vì vậy lấy chữ thiên bàn nào đóng trên cung Sửu địa bàn làm Sơ truyền. Trung truyền và Mạt truyền thì lấy Can thượng thần, tức là chữ thiên bàn nào đóng bên trên Can. Cách lấy tam truyền của "Biệt trách âm nhật" Ngày xem quẻ là ngày âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) mà trong tứ khóa thấy: không có khóa tặc/khắc, khóa dao khắc, đồng thời: Có hai khóa cùng lấy tại một cung địa bàn thì gọi là "Biệt Trách Âm Nhật". Cách lấy tam truyền Sơ truyền: lấy "tiền chi tam hợp" làm Sơ truyền Trung truyền: lấy "Can thượng thần" làm trung truyền Mạt truyền: lấy "Can thượng thần" làm mạt truyền Ngày âm thì có 2 bộ tam hợp là "Tị - Dậu - Sửu" và "Hợi - Mão - Mùi". "Tiền chi tam hợp" chính là chữ nào cùng thuộc trong bộ tam hợp với Chi ngày xem và đứng trước Chi ngày. ------------------------------------------------------------ . 4. BÁT CHUYÊN KHÓA Gọi là quẻ "Bát chuyên" là bởi vì thấy có Can ngày và Chi ngày đóng chung vào một cung. Quẻ này chỉ có vào 5 ngày sau: Giáp Dần Đinh Mùi Kỷ Mùi Canh Thân Quý Sửu Quẻ bát chuyên có tất cả 5 cách như sau: • Bát chuyên hữu khắc • Bát chuyên tiến • Bát chuyên thoái • Bát chuyên duy bạc bất tu • Bát chuyên độc túc Riêng cách "Bát chuyên hữu khắc" đã thuộc vào trường hợp có khóa khắc trong tứ khóa nên cách lấy tam truyền quay lại phần các bài: + bài khóa 1: Nguyên thủ khóa + bài khóa 2: Trùng thẩm khóa + bài khóa 3: Tri nhất khóa + bài khóa 4: Thiệp hại khóa Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên tiến" Xem quẻ vào ngày dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), mà trong tứ khóa: • không có khóa tặc, khóa khắc. Đồng thời: • Can + Chi ở cùng một cung thì gọi là quẻ Bát Chuyên Tiến. Cách lấy tam truyền: xem quẻ vào ngày Dương (nói chính xác ra là vào hai ngày Giáp Dần và Canh Thân) mà thấy quẻ không có tặc, khắc lại thấy Can, Chi đồng cung thì ta lấy tam truyền như sau: • Sơ truyền: tính từ cung an Can ngày xem là 1, đếm thuận (từ trái qua phải) tới cung thứ 3 và lấy chữ Thiên bàn cung đó làm Sơ truyền. • Trung truyền: lấy Can thượng thần làm Trung truyền Mạt truyền: lấy Can thượng thần làm Mạt truyền Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên thoái" Xem quẻ vào ngày âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) mà thấy: • can và chi ở cùng một cung • trong tứ khóa không có: a) khóa tặc, khóa khắc thì gọi là quẻ "Bát Chuyên Thoái". Cách lấy tam truyền: • Sơ truyền: gọi chữ trên của khoá 4 (Chi âm thần) là 1, đếm lùi tới 3 rồi lấy chữ thiên bàn cung thứ 3 đó làm Sơ truyền • Trung truyền: dùng Can thượng thần làm Trung truyền • Mạt truyền: dùng Can thượng thần làm Mạt truyền Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên duy bạc bất tu" Trong quẻ bát chuyên tiến hay bát chuyên thoái mà thấy tam truyền có một hay hai thiên tướng sau đây: • Thiên hợp • Huyền vũ • Thái âm • Thiên hậu thì gọi là quẻ Bát chuyên duy bạc bất tu. CÁCH LẤY TAM TRUYỀN Vì quẻ này có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp bát chuyên tiến và bát chuyên thoái. Vì vậy: • nếu là quẻ thuộc bát chuyên tiến thì tam truyền lấy theo bát chuyên tiến • nếu quẻ thuộc bát chuyên thoái thì tam chuyền lấy theo bát chuyên thoái Cách lấy tam truyền của "Bát chuyên độc túc" Vào ngày Kỷ Mùi, thấy Tý thiên bàn gia Tuất địa bàn thì chính đây là quẻ Bát Chuyên Độc Túc. Quẻ này đặc điểm là quẻ bát chuyên mà thấy tam truyền có 3 chữ giống hệt nhau (cùng ở một cung địa bàn). Do lấy quẻ vào ngày Kỷ Mùi là ngày âm, can và chi được an tại cùng một cung Mùi địa bàn, trong tứ khóa không có khóa tặc, khóa khắc. CÁCH LẤY TAM TRUYỀN: • Giống như cách lấy tam truyền của quẻ "Bát chuyên thoái" ------------------------------------------------------------ . 5. PHỤC NGẬM KHÓA Khóa này có bốn cách như sau: • A. Phục ngâm tương khắc • B. Phục ngậm tự ngậm • C. Phục ngậm tự tín • D. Phục ngậm đô truyền A. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm tương khắc" Lấy quẻ mà thấy: • 12 cung thiên bàn chữ nào cũng gia trên bản vị của nó (ví dụ: Tý thiên bàn gia Tý địa bàn; Sửu thiên bàn gia Sửu địa bàn...) • trong tứ khóa, thấy có khóa khắc Gọi là quẻ Phục Ngậm Tương Khắc. CÁCH LẤY TAM TRUYỀN • Cách lấy sơ truyền: dùng chữ trên của khóa tương khắc để làm sơ truyền • Cách lấy trung truyền: sơ truyền hình chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm trung truyền (tức là dùng chữ thiên bàn bị sơ truyền hình). • Cách lấy mạt truyền: trung truyền hình chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm mạt truyền Chú ý: khoá khắc là khoá có chữ trên khắc chữ dưới. Ngoài ra phải chú ý, nếu thấy chữ Sơ truyền là chữ tự hình (hoặc cả 3 truyền đều là chữ tự hình) thì là khoá "Phục ngậm đô truyền" chứ không phải là khoá "Phục ngậm tương khắc". B. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm tự ngậm" NHẬN DẠNG Xem quẻ vào các ngày dương (Giáp - Bính - Mậu - Canh - Nhâm) mà: • trong quẻ thấy 12 chữ thiên bàn đều gia trên bản vị của nó • trong quẻ không thấy có khóa khắc gọi là phục ngâm tự ngậm. CÁCH LẤY TAM TRUYỀN • Sơ truyền: lấy chữ thiên bàn trong cung chứa can để làm sơ truyền • Trung truyền: sơ truyền hình chữ nào thì dùng chữ thiên bàn đó làm trung truyền (tức là chữ thiên bàn bị sơ truyền hình) Mạt truyền: Trung truyền hình chữ nào thì dùng chữ thiên bàn đó làm mạt truyền C. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm tự tín" NHẬN DẠNG Xem qủe vào các ngày âm Ất - Đinh - Kỷ - Tân - Quý, mà: • thấy 12 chữ thiên bàn gia trên bản vị của chính chúng • trong tứ khóa không có khóa khắc thì gọi là "Phục ngậm tự tín". Sở dĩ có tên này là do quẻ Phục ngậm ngày âm không có khoá khắc nên phải lấy sơ truyền tại Chi, mà Can là mình, Chi là tay chân hay hoặc là gia trạch của mình, sơ truyền là nơi động chuyện mà lấy tại Chi thì phải tự tin nơi bản thân mình. CÁCH LẤY TAM TRUYỀN • Sơ truyền: dùng chữ thiên bàn trên cung chi làm sơ truyền • Trung truyền: sơ truyền hình chữ nào, lấy chữ thiên bàn đó làm trung truyền Mạt truyền: trung truyền hình chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm mạt truyền. D. Cách lấy tam truyền của "Phục ngậm đô truyền" Khi gặp các quẻ phục ngâm mà thấy sơ truyền là chữ tự hình (tức là các chữ Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi) thì chính là quẻ phục ngâm đô truyền. Quẻ này khác với 3 quẻ trước ở chỗ là tam truyền có tự hình. Chú ý là: • nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại Can thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Chi. • nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại chi thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Can. Không bao giờ có mạt truyền là chữ tự hình. Nếu gặp phải quẻ: • phục ngâm đô truyền là phục ngâm tương khắc • phục ngâm đô truyền là phục ngâm tự ngậm sẽ xử lý như sau: 1. Nếu chữ sơ truyền là chữ tự hình: thì lấy chữ thiên bàn trên cung Chi mà làm trung truyền 2. Nếu chữ trung truyền cũng là chữ tự hình nữa, thì trung truyền xung với chữ nào thì lấy chữ thiên bàn đó làm mạt truyền Chú ý là: • nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại Can thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Chi. • nếu sơ truyền là chữ tự hình ở tại chi thì trung truyền phải là chữ thiên bàn trên cung Can. Sơ truyền: • phục ngậm tương khắc: chữ trên khóa khắc • phục ngậm tự ngậm: can thượng thần • phục ngậm tự tín: chi thượng thần Trung truyền: • nếu sơ truyền là Can thượng thần thì lấy chi thượng thần làm trung truyền.. • nếu sơ truyền là Chi thượng thần thì lấy Can thượng thần làm trung truyền. Mạt truyền: • nếu trung truyền là chữ tự hình: tìm chữ nào bị trung truyền xung làm mạt truyền. nếu trung truyền không phải chữ tự hình, tìm chữ nào bị trung truyền hình làm mạt truyền. ------------------------------------------------------------ . 6. PHẢN NGẬM KHÓA Khóa này mỗi chữ Thiên bàn đều gia lên cung địa bàn đối xung với bản địa của chúng. Khóa chia ra làm 2 cách: • Phản ngâm hữu khắc: là quẻ phản ngậm mà trong đó có tương khắc ở nơi tứ khóa. • Phản ngậm vô khắc: là quẻ phản ngậm mà không có quan hệ tương khắc nơi tứ khóa đối với "Phản ngậm hữu khắc" thì cách lấy tam truyền giống như: Nguyên Thủ, Trùng Thẩm, Tri Nhất, Thiệp Hại. Còn "Phản ngậm vô khắc" có cách lấy tam truyền như sau: Cách lấy tam truyền của "Phản ngậm vô khắc" • Sơ truyền: tìm cung có an chi và lấy cung ấy là số 1, đếm thuận tới cung thứ 5 thì lấy cung đó làm sơ truyền • Dùng chi thượng thần (là chữ thiên bàn của cung có an chi) làm trung truyền • Dùng can thượng thần (là chữ thiên bàn của cung an can) làm mạt truyền. Chỉ có hai ngày Sửu - Mùi là có quẻ phục ngâm vô khắc mà thôi, vì vậy ngày Sửu lấy chữ thiên bàn trên cung Tị địa bàn làm sơ truyền, bởi vì từ Sửu đếm thuận tới cung thứ 5 đúng là cung Tị. Ngày Mùi thì dùng chữ thiên bàn trên cung Hợi địa bàn làm sơ truyền, bởi vì từ Mùi đếm thuận tới 5 là đúng cung Hợi.
Về vòng sao Quý nhân, theo Hiệp kỷ biện phương thư ta có thông tin như sau: KHỞI NGUYÊN: CẶP CAN HỢP HÓA THÀNH NGŨ HÀNH Giáp + Kỷ hợp hóa = Thổ Ất + Canh hợp hóa = Kim Bính + Tân hợp hóa = Thủy Đinh + Nhâm hợp hóa = Mộc Mậu + Quý hợp hóa = Hỏa Ngũ hợp hóa khí tổng cộng có 5 tổ hợp như trên, theo "Tinh lịch khởi nguyên" nói: "chỗ gọi là ngũ hợp tức là 10 thiên can tạo thành từng cặp hợp hóa với nhau mà sinh hóa ra ngũ hành, chúng gốc sinh ra từ Hà đồ". CÁCH THÀNH LẬP SAO QUÝ NHÂN Hợp khí của Can đức thì gọi là "Thiên ất quý nhân", hay gọi tắt là sao "Quý nhân" trong môn lục nhâm. Người xưa lấy Tiên tiên bát quái phối với Can Chi (hình tay trái) để lập thành Dương Quý, lấy Hậu thiên bát quái phối Can Chi để lập thành Âm Quý (hình tay phải). Resized to 68% (was 1100 x 493) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Uploaded with ImageShack.us Cách lập thành Dương quý: Tiên thiên bát quái thì quẻ Khôn nằm ở Chính Bắc tức cung Tý, đem phối Giáp vào cung Tý (thiên bàn), tiếp tục thuận hành phối Ất vào Sửu, Bính vào Dần, Đinh vào Mão. Thìn là tượng của sao Thiên la nên Quý nhân không phối vào, tiếp tục phối Mậu vào Tị, Ngọ là đối xung của Tý là nơi Quý nhân khởi nên gọi là Thiên không. Tiếp tới lấy Kỷ phối với Mùi, Canh phối với Thân, Tân phối với Dậu, Tuất là tượng của Địa võng nên Quý nhân không phối vào. Tiếp tới lấy Nhâm phối với Hợi, cung Tý thiên bàn là cung khởi nguyên nên không tính, tiếp tục lấy Quý phối với Sửu. Như vậy ta đã có 10 Can và 12 Chi phối với Tiên thiên bát quái, giờ muốn khởi sao Quý nhân thì chỉ cần tìm xem Can hợp của ngày đó là gì rồi tìm vào cung nào Can hợp đóng thì biết Thiên bàn đó là sao Quý nhân: Ngày Giáp thì Kỷ là Can hợp, trong hình bên tay trái ta thấy Mùi thiên bàn phối can Kỷ, vậy Mùi là Dương quý của ngày Giáp Ngày Ất thì Canh là Can hợp, Canh phối với Thân thiên bàn, vì vậy ngày Ất dương Quý là Thân thiên bàn Ngày Bính thì Tân là Can hợp, Tân phối với Dậu thiên bàn, vì vậy ngày Bính khởi dương Quý tại Dậu thiên bàn Ngày Đinh thì Nhâm là Can hợp, Nhâm phối với Hợi thiên bàn, vì vậy ngày Đinh khởi dương Quý tại Hợi thiên bàn Ngày Mậu thì Quý là Can hợp, Quý phối với Sửu thiên bàn, vì vậy ngày Mậu khởi dương Quý tại Sửu thiên bàn Ngày Kỷ thì Giáp là Can hợp, Giáp phối với Tý thiên bàn, vì vậy ngày Kỷ khởi dương Quý tại Tý thiên bàn Ngày Canh thì Ất là Can hợp, Ất phối với Sửu thiên bàn, nên ngày Canh khởi dương Quý tại Sửu thiên bàn Ngày Tân thì Bính là Can hợp, Bính phối Dần, nên ngày Tân khởi dương Quý tại Dần thiên bàn. Ngày Nhâm thì Đinh là Can hợp, Đinh phối với Mão, nên ngày Nhâm khởi dương Quý tại Mão thiên bàn Ngày Quý thì Mậu là Can hợp, Mậu phối với Tị, nên ngày Quý khởi dương Quý tại Tị thiên bàn Cách khởi Âm Quý Bát quái hậu thiên thì quẻ Khôn tại phía Tây Nam cung Thân. Đem phối Giáp vào Thân, rồi nghịch hành phối Ất vào Mùi, phối Bính vào Ngọ, phối Đinh vào Tị, Thìn thiên bàn là Thiên la nên Quý nhân không phối, phối Mậu vào Mão. Dần thiên bàn đối xung với Thân là đất khởi Quý nhân nên gọi là Thiên không. Tiếp tục phối Kỷ vào Sửu, phối Canh vào Tý, phối Tân vào Hợi. Tuất là Địa võng nên Quý nhân không phối. Tiếp tục phối Nhâm vào Dậu, Thân là nơi khởi nguyên của Âm quý nên không có số. Tiếp tục phối Quý vào Mùi. Như vậy ta đã có 12 Chi và 10 Can phối với Hậu thiên bát quái. Giờ muốn khởi Âm quý của ngày thì tìm Can hợp với Can ngày phối với Thiên bàn nào: Ngày Giáp thì Kỷ là Can hợp, trong bảng bên tay phải ta thấy Kỷ phối Sửu thiên bàn, nên ngày Giáp khởi âm Quý tại Sửu. Ngày Ất thì Canh là Can hợp, Canh phối Tý, nên ngày Ất khởi âm Quý tại Tý thiên bàn Ngày Bính thì Tân là Can hợp, Tân phối Hợi, ngày Bính khởi âm Quý tại Hợi thiên bàn Ngày Đinh thì Nhâm là Can hợp, Nhâm phối Dậu, ngày Đinh khởi âm Quý tại Dậu thiên bàn Ngày Mậu thì Quý là Can hợp, Quý phối Mùi, ngày Mậu khởi âm Quý tại Mùi thiên bàn Ngày Kỷ thì Giáp là Can hợp, Giáp phối Thân, ngày Kỷ khởi âm Quý tại Thân thiên bàn Ngày Canh thì Ất là Can hợp, Ất phối Mùi, ngày Canh khởi âm Quý tại Mùi thiên bàn Ngày Nhâm thì Đinh là Can hợp, Đinh phối Tị, ngày Nhâm khởi âm Quý tại Tị thiên bàn Ngày Quý thì Mậu là Can hợp, Mậu phối Mão, ngày Quý khởi âm Quý tại Mão thiên bàn. Như vậy ta thấy Thìn Tuất thiên bàn là nơi không phối sao Quý nhân không đóng, Dương quý không đóng nơi Ngọ thiên bàn (là nơi đối xung với Khôn tiên thiên, gọi là Thiên không quý nhân, hay gọi là Quý nhân vô đối), Âm quý không đóng nơi Dần thiên bàn (là những nơi đối xung với nơi khôn hậu thiên, được gọi là Thiên không quý nhân). Nay lại
Lục Nhâm là một trong ba môn Tam thức, bao gồm Thái ất - Lục Giáp - Lục Nhâm. Lục Nhâm là một môn có giá trị ứng dụng rất lớn trong đời sống, chủ toàn vẹn pháp thức về "NHÂN". Đối với Thái Ất thì chủ toàn vẹn về "THIÊN", sự phối hợp của những chu kỳ hành tinh với Trái đất và con người định cư trên trái Đất. Còn đối với Lục Giáp Kỳ môn thì chủ vẹn toàn pháp thức về "ĐỊA". Điều lệ mà Lục Nhâm quy định: Đất và Trời được phân thành 12 cung, đối ứng với Đất được gọi là Địa bàn, đối ứng với Trời được gọi là Thiên bàn. Tên gọi được sử dụng cho từng cung của Thiên bàn và Địa bàn giống nhau: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Lục Nhâm căn cứ vào cung của mặt Trời và cung của trái Đất đối xung nhau, hình thành nên pháp thức Lục Nhâm. Cung của mặt Trời được định Danh là Nguyệt tướng. Đối với trái Đất khi đối xung với mặt Trời, thì căn cứ vào Giờ đương chiêm nghiệm hay là giờ sinh của Vận Nhân - do bởi trái Đất tự xoay quanh 12 giờ làm một ngày. Nguyệt Tướng - cung của mặt Trời, thông qua Nguyệt kiến, được xác định: NGUYỆT KIẾN Tháng Giêng: kiến Dần, --> Lập xuân - Vũ thủy Tháng Hai kiến Mão: --> Kinh chập - Xuân phân Tháng Ba kiến Thìn: --> Thanh minh - Cốc vũ Tháng Tư kiến Tỵ: --> Lập hạ - Tiểu mãn Tháng Năm kiến Ngọ: Mang chủng - Hạ chí Tháng Sáu kiến Mùi: --> Tiểu thử - Đại thử Tháng Bảy kiến Thân: Lập thu - Xử thử Tháng Tám kiến Dậu: --> Bạch lộ - Thu phân Tháng Chín kiến Tuất: --> Hàn lộ - Sương giáng Tháng Mười kiến Hợi: --> Lập đông - Tiểu tuyết Tháng Một kiến Tý: --> Đại tuyết - Đông chí Tháng Chạp kiến Sửu: Tiểu hàn - Đại hàn NGUYỆT TƯỚNG - Vũ thủy - Kinh chập: --> nguyệt tướng Hợi - Đăng minh - Xuân phân - Thanh minh: nguyệt tướng Tuất - Hà khôi - Cốc vũ - Lập hạ: --> nguyệt tướng Dậu - Tòng khôi. - Tiểu mãn - Mang chủng: --> nguyệt tướng Thân - Truyền tống. - Hạ chí - Tiểu thử: --> nguyệt tướng Mùi - Tiểu cát - Đại thử - Lập thu: --> nguyệt tướng Ngọ - Thắng quang. - Xử thử - Bạch lộ: --> nguyệt tướng Tỵ - Thái ất - Thu phân - Hàn lộ: nguyệt tướng Thìn = Thiên cương. - Sương giáng - Lập đông: --> nguyệt tướng Mão - Thái Xung. - Tiểu tuyết - Đại tuyết: --> nguyệt tướng Dần - Công tào. - Đông chí - Tiểu hàn: --> nguyệt tướng Sửu - Đại cát. - Đại hàn - Lập xuân: nguyệt tướng Tý - Thần hậu. Trong khoảng Thời gian mà Trái đất trải qua 1 cung của mặt Trời, thì được định là 1 Nguyệt tướng, tương ứng với một Khí và một Tiết. Do bởi Trái Đất chuyển động theo chiều nghịch của mặt Trời, nên trải qua hết cung Hợi , sau đó Nguyệt tướng tiếp đến cung Tuất, Dậu, Thân, ...vv...mỗi cung được phối với một Khí và một Tiết. Lục Nhâm căn cứ vào Nguyệt tướng và Giờ chiêm quẻ (giờ sinh Vận nhân), khi an Nguyệt tướng vào giờ chiêm quẻ - lấy đây làm điểm khởi nguyên giữa Thiên và Địa, giữa Trời và Đất.